Ma Đĩ 25
Bà vừa xoay người thì bên trong vọng ra tiếng gọi :
– Không bảo bà đâu, đi vào đi.
Bà ngoại Lệ vui mừng, rảo bước đi nhanh, thoắt cái đã đến ngưỡng cửa. Căn nhà gỗ rêu phong, có phần cũ kỹ nhưng vẫn còn rất chắc chắn. Bên ngoài treo một chiếc chuông gió kêu leng keng, những dây tua dua, những lá bùa dài, tấm gỗ nhỏ nhỏ hình vuông ghi chữ cổ treo khắp xung quanh. Mùi nhang khói xộc vào mũi, trong nhà có một người phụ nữ đang ngồi, quay mặt vào trong bàn thờ . Trên đầu đội một chiếc khăn chùm đầu màu đỏ. Chiếc lưng còng xuống, không nhìn thấy mặt nhưng chắc cũng già lắm rồi. Chưa có ai nhìn thấy gương mặt của cô đồng Hương. Người ta chỉ biết tên gọi của cô là vậy, cô không phải người làng mà từ đâu dạt đến.
Lúc nào cô cũng đội chiếc khăn trùm đầu màu đỏ, chưa thấy gỡ xuống bao giờ ở nhà hay có việc ra ngoài sắm lễ, cúng bái hay xem đất làm các việc khác cô đều đội khăn. Mà kì lạ, ra ngoài gió có to hay thổi tạt thế nào cũng chưa thấy chiếc khăn đó bay lên dù chỉ một chút. Nhiều người tò mò, tuy biết hầu đồng thì có lúc sẽ đội khăn trùm đầu như khi lễ hay lên đồng…Nhưng mà đâu phải nhất thiết lúc nào cũng phải đội như vậy. Có vài người đánh bạo hỏi thì cô đồng Hương chỉ cười không đáp.
Mấy gã thợ mộc ngồi túm năm tụm ba trên chiếu chiếu cói. Được thắp sáng bởi mấy cái đèn dầu, trên chiếu đầy những chén đũa, đồ ăn bốc khói nghi ngút. Nào sườn non xào chua ngọt, thịt vịt quay, thịt lợn rán, lợn luộc, tiết canh, bún… tiếng cười nói lạch cạch bát đũa vang lên không ngớt. Buổi trưa trời nóng như đổ lửa, tầm giờ chiều tối thì gió rít từng cơn, thổi thốc vào trong nhà, se se lạnh. Đầu thì đau, cổ mỏi, thắt lưng với bả vai cũng đau nhức quá. Khí trời kiểu này độc lắm, dễ mắc bệnh. Ngoài trời mưa rơi tí tách, những hạt nước theo gió cuốn bay vào trong lất phất rơi trên vai áo.
– Úi! Mưa rồi
Không biết ai lên tiếng, chủ nhà là ông Kha một người đàn ông thô kệch đen đúa mái tóc muối tiêu vội lật đật đi ra đóng kín cửa lại. Gã mới ngoài bốn mươi, nhưng công việc vất vả bụi bặm lại làm ngoài trời nhiều bắt nắng da đen sì, người còn hom hem hốc hác tóc trắng trắng nữa. Nhìn như ông cụ.
– Thế chứ, chưa gì đã mưa rồi. Tí về kiểu gì, đêm hôm còn mưa gió.
Một người trong mâm lên tiếng, mâm cỗ thoáng chốc dừng lại không còn rôm rả ầm ĩ như ban nãy. Mọi người ngó nghiêng nhìn ra ngoài xem mưa to không. Ông Kha trở lại mâm tươi cười: “Mọi người chớ lo nghĩ nhiều, cứ ở đây ăn uống no say cho thoải mái đi đã. Mấy khi, mưa rét này uống rượu nó mới đúng bài, không về được thì trải chiếu ngủ tạm đêm nay ở nhà tôi, mai về cũng được.”
Nói rồi gắp một miếng vịt quay nâu cánh gián cho vô miệng nhai tóp tép. Lớp da ngoài giòn rụm, thịt bên trong mềm ngọt không bị dai. Miếng thịt mềm, cắn một miếng thôi mà chảy nước, vị ngọt thơm quện lại trên đầu lưỡi. Nuốt xuống rồi mà vị ngọt nó vẫn còn đọng lại trên đầu lưỡi. Thấy chủ nhà tiếp tục mấy người xung quanh nuốt nước bọt nhem nhép tranh nhau gắp, tranh nhau uống, cười nói rung nhà.
Mặc kệ bên ngoài có mưa to gió lớn như nào, trong này cứ đánh chén cho no say đã. Bao mệt nhọc vất vả đều tan đi hết. Lão Việt chộp lấy đĩa tiết canh vịt gạt gạt vào bát, vắt miếng chanh, nhặt thêm mấy cọng rau thơm mặt lão hăm hở, ăn xì xụp:” Ngon… Ngon…” Tiết đặc sệt, lộm cộm mấy miếng cổ lòng mề gan đã được băm nhỏ. Tiết đông sắn như thạch, nhân giòn mềm, ngọt hơi tanh vị máu. Tự rót cho mình một chén, “khà” một hơi dài mắt lão lim dim. Như nhớ đến chuyện gì lão Việt vỗ đùi cái đét :
– Ê này?
– Gì?- Một người đàn ông trung niên ngồi cạnh lão gương mặt đỏ ửng ngà ngà say đáp.
Lão Việt trầm ngâm : “ Chúng mày có thấy lạ không? Từ lúc được thuê làm nhà cho cái con đồng Hương, chưa lúc nào là tao thấy nó bỏ cái khăn che mặt xuống cả.”
Mấy người xung quanh nghe vậy thấy cũng ngờ ngợ : “ Ờ đúng nhỉ! Chưa thấy nó bỏ xuống bao giờ, chả biết mặt ngang mũi dọc nó ra sao. “
– Hay tại xấu không dám cho người ta thấy.
Một người lên tiếng, lão Việt vặc lại:” Vớ vẩn, xấu là xấu thế nào được. Không nhìn mông nó à, cặp mông cong vút căng bóng lấp ló dưới chiếc quần lụa. Ngực thì tròn trịa đẫy đà, nhìn thôi mà thích cảm giác cắn nhẹ cái là chảy nước.”
Mấy người nghe vậy gật gù :” Cũng có lý”
Lão Việt nuốt nước bọt cái “ực” :
– Chả bù cho con mái già ở nhà, da thì đen sạm còn nhăn nheo ngực thì chảy xệ. Mồm lúc nào cũng ngoạc ra kêu “ tiền “, “ tiền”. Chả lẽ ông đây lại đổi mái cho mày biết tay.
Nghe lão Việt nói vậy mấy người kia cười phá lên :” Ối giời! Có mà dám, con vợ nó quát cái sun hết dái vào. “
Lão ta thẹn quá hoá giận :” Có gì mà không dám, moẹ ông đây đang muốn đổi mái đấy. Sợ chó gì”
Người đàn ông trung niên bên cạnh gật gù, súc một miếng óc lợn cho vào miệng, miếng óc béo ngậy, mềm như đậu hũ tan ra trong miệng. Lão ta vừa ăn vừa tiếp lời lão Việt phun cả thức ăn ra ngoài:
– Thôi, lại rượu nói chứ gì. Ông có mà dám, vớ vẩn đến tai vợ nó lại cho ngủ ngoài đường.
Lão Việt trợn mắt bặm môi :” Có gì mà không dám, đã thế ông đổi vợ lấy luôn cô đồng Hương về chống mắt lên mà xem. “
Thấy mọi chuyện có vẻ căng thẳng sắp cãi chửi nhau đến nơi ông Kha cười cười bưng chén rượu đến vỗ vỗ vai hai người :
– Bác Việt cứ từ từ đừng nóng, đổi vợ có phải muốn, nói đổi là được đâu. Mới lại đã biết mặt mũi họ như thế nào đâu có khi chả bằng bà quạ già nhà bác ở nhà ý. Nào uống với em một chén. Dĩ hoà vi quý.
Lão Việt nghe vậy thôi không cãi nhau nữa nhưng vẫn còn ấm ức không yên:” Để tôi vén mặt nó lên xem mặt nó như nào, được đổi luôn. Ông chán ngấy con quạ già ở nhà rồi. “
Mấy người xung quanh hùa theo lần lượt chúc rượu :” Đúng… đúng, bác vén lên xem mặt nó như nào. Thần thần bí bí, tôi muốn thấy mặt nó lâu rồi mà chưa dám. Mặt nó mà nhìn được, bác đổi mái chúng tôi cứ đãi bác năm chầu rượu như hôm nay”
Ông Kha vội lắc đầu khuyên ngăn :
– Mọi người đừng hùa theo thế, bác cũng đừng có mà làm bậy. Mỗi một đạo họ có những cái nó cấm kỵ , điều luật riêng phải tuân thủ. Đừng động chạm gì đến kẻo mang vạ vào thân.
Lão Việt bỏ ngoài tai những lời khuyên đó, lật đật ra về đội nón lá phăm phăm đi về hướng nhà cô đồng Hương. Ông Kha thở dài lắc đầu không ngăn cản nữa vì biết có cản cũng cản không được. Ngoài trời vẫn còn mưa lâm thâm, cái lạnh man mác khiến lão cảm thấy rõ rệt lắm. Hơi men tan đi phần nào, đầu óc lão tỉnh táo lại có phần hơi hối hận. Nhưng đâm lao thì phải theo lao, với lại đã đến tận đây rồi còn sợ cái gì nữa.
Xung quanh yên ắng không một tiếng động, chỉ có tiếng mưa rơi tí tách với tiếng tim lão ta đập thình thịch. Cắn nhẹ môi, lão ta định quay về nhưng bây giờ mà về thảo nào bọn nó cũng cười vào mặt mình mất. Lão tặc lưỡi cho qua rồi tiến lên gõ cửa, dù không đổi mái cũng phải biết mặt mũi người ta ra làm sao chứ. Về còn có cái mà kể, không đến nỗi mất mặt quá.
– Ai đấy? Trong nhà vọng ra tiếng đáp nhẹ nhàng dịu dàng.
Lão Việt nghe vậy mở cờ trong bụng, hắng giọng :
– Tôi Việt đây, Việt dựng nhà cho cô đây.
Trong nhà vang lên tiếng lách cách mở cửa:
– Đêm hôn khuya khoắt bác đến có chuyện gì vậy?
Trước mắt lão Việt xuất hiện một bóng người, trên đầu cô đội một chiếc khăn đỏ dưới ánh sáng lập loè của chiếc đèn dầu nhìn có phần ma mị. Không biết sao, lão Việt có cảm giác là lạ kiểu gì ấy người trước mắt lão nhìn giống người thật nhưng mà cứ có cảm giác không phải người thật. Bóng người cứng ngắc bước vào trong, lão ta tặc lưỡi rồi cũng bước theo sau. Đột nhiên lão rùng mình, trán toát mồ hôi lạnh. Người trước mắt này như người giấy, ngựa giấy lão vẫn hay làm cúng tổ vậy. Cử
động bước đi cứng ngắc giống gió thổi bay hay người cầm di chuyển nhấc lên đặt xuống đất.
Lão Việt bắt đầu hoảng rồi, mồ hôi vã ra như tắm lắp bắp mãi mới phun ra được mấy từ :
– Cô… cô… cô là người hả ???
Bóng người lắc lư lung lay như bị gió thổi, cười ngặt nghẽo :
– Thế không là người thì là cái gì, không là người sao đứng đây nói chuyện với bác được. Bác cứ đùa dai, hay tại say quá hoa mắt nhìn nhầm tôi thành cái gì rồi.
Lão Việt thở phào nhẹ nhõm nhưng vẫn chưa tin lắm đưa tay ra sờ sờ tay. Bàn tay mịn trơn nhưng cảm giác nó lạ lắm cứ như sờ giấy bồi vậy. Bóng người kia mặc kệ để lão ta sờ nắn, không có ý định rụt tay lại. Sờ mó mân mê một lúc lão ngẩn ngơ, ngờ ngợ nhưng không chỉ ra được sai ở đâu. Tay này là tay người mà, mịn màng mềm mềm, sờ một lúc thấy có hơi ấm nữa. Nghếch mặt lên lão cười hề hề , nhìn chằm chằm vào bầu ngực hận không thể xé toạc lớp áo, mà bóp mà véo nắn cho thích tay.
Bóng người kia vẫn dửng dưng vô cảm như là không có chuyện gì, khẽ cười nhạt:
– Sờ thế đủ chưa? Tôi là người đúng chứ ? Đêm hôm thế này bác đến đây có chuyện gì?
Lão Việt buông tay ra cười ngượng hai tay xoa xoa vào nhau : “Ấy chả là thế này, tôi thấy cô trẻ đẹp mà sống cô độc một mình thế này uổng quá. Cô đơn lẻ loi buồn biết mấy, tôi muốn gửi cô đứa con. Về già có người chăm sóc. Hí hí.” Gã cười đê tiện
Bóng người trầm mặc một lúc lâu rồi đáp :
– Cảm ơn bác đã lo lắng cho tôi, nhưng số tôi định sẵn mệnh thiên sát cô tinh. Cả đời này phải cô độc, cảm ơn ý tốt của bác. Còn nữa bác đã thấy mặt tôi đâu mà biết tôi xinh đẹp.
Lão Việt suýt xoa :
– Người thế kia mà mặt không đẹp thì người nào mới đẹp, đẹp hay không nhìn một cái là biết ngay mà.
Nói rồi đưa tay toan lôi chiếc khăn xuống, nhưng bóng người kia đã lùi lại thật nhanh như gió thổi tạt. Lão ta ngạc nhiên nhìn chằm chằm vào cô ta. Một tiếng cười lanh lảnh vang lên nghe mà rợn gáy : “ Hi hi… ha ha… hí hí… hi hi… Muốn nhìn mặt sao, sợ rằng ông không gánh nổi, không biết sống chết. Bây giờ rời đi, ta sẽ coi như không có chuyện gì, không thì…”
Bóng người dừng lại không nói tiếp, lão Việt cắt ngang :” Không thì làm sao?” Cảm thấy mình bị xúc phạm máu nóng dồn lên não, lại đang còn có hơi men lão Việt cáu gắt :” Mẹ nó! Để mắt tới cô là phúc phần cho cô rồi đó, sướng không biết đường sướng. Có tin với vài cây đinh không thôi tôi sẽ để cho cô phải khốn khổ, ốm đau quặt quẹo, sống không bằng chết. Mà một khi tôi ra tay, đừng có nghĩ là dễ giải. Sợ cũng không có mấy người dám giải bùa tôi yểm đâu. “
Không khí bỗng chốc lạnh băng, nhiệt độ giảm hẳn xuống, lão Việt run run nhưng vẫn hườm hè kiểu không ăn được thì đạp đổ cho bõ ghét. Bóng người rung rung :
– Đã muốn đi tìm chết thì ta giúp ông.
Một cơn gió lạnh thổi thốc từ sau lưng lão Việt, buốt lạnh cắt vào da thịt ngọt sớt như từng nhát dao khứa từng phát một lên thớ thịt trên người , lẫn trong gió một cái mùi hôi thối tanh tưởi kinh khủng. Ngọn đèn dầu vụt tắt, tối om, không khí ngột ngạt tĩnh lặng đến đáng sợ. Lão há to miệng khó nhọc hít từng ngụm khí, thở hổn hển. Hít phải thứ mùi hôi tanh kia, lão lợm giọng buồn nôn. Lão Việt loay hoay dò dẫm cẩn thận bước từng bước một. Lúc này lão sợ rồi, từ khi bước vào lão đã cứ có cái cảm giác rợn rợn người. Bất an không yên mà. Lần mò trong bóng tối một lúc lâu lão vẫn chưa thấy bậc thềm cửa. Bước vào có mấy bước chân, mà đi dễ đến chăm bước rồi vẫn chưa thấy. Lão ta hoảng hốt quờ quạng linh tinh thì sờ phải cái gì đó mềm mềm, nhơn nhớt mủn mục…
Ánh đèn vừa nãy vụt tắt, tự nhiên bốc cháy phừng phừng, nhưng không phải ngọn lửa màu vàng như bình thường mà xanh lét, xám xịt. Mặt lão Việt xám như gan heo, tấm khăn đỏ che đầu đã được vén lên. Một gương mặt già nua nhăn nheo nứt nẻ như vỏ cây máu tươi chảy đầm đìa. Hai hốc mắt sâu hoắm đen sì như hai hắc động.
Lão ta hét ầm ĩ ôm chặt lấy đầu lảo đảo, loạng choạng chạy trối chết. Lão cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng chỉ hận cha mẹ sao không sinh thêm hai cái chân nữa chạy cho nhanh. Kinh hoàng tột độ, lão chạy về nhà đập cửa rầm rầm. Trong nhà vọng ra một giọng nói ngái ngủ, bực bội khó chịu :
– Ông có để yên cho làng xóm láng giềng người ta ngủ yên không hả. Đi uống giờ mới mò về còn đập phá ầm ầm ĩ.
Tiếp đập cửa gấp gáp vẫn vang lên không dứt còn kèm theo tiếng thúc giục rối rít:” Mở cửa, mau mở cửa, mở cửa, mở cửa…”
– Ông có thôi đi ngay không hả, còn đập phá ầm ĩ nữa tôi cho ngủ ngoài đường.
Tiếng đập cửa dần dịu lại, nhưng vẫn rất gấp gáp kèm theo sự van xin rối rít. Cửa vừa mở, lão Việt vội nhảy vọt lên giường, trùm kín chăn, run lẩy bẩy. Chưa bao giờ lão kinh hoàng như hôm nay. Vợ lão Việt toan mắng chửi nhưng thấy thế lại thôi, gặng hỏi lão cũng không đáp chỉ chùm kín chăn mà run. Cơn buồn ngủ ập đến, bà tặc lưỡi mặc kệ không nhiều lời dù sao lão ta cũng không đáp. Bà lăn ra ngủ ngon lành, có gì sáng mai nói chuyện sau.
Lão Việt suy nghĩ sợ hãi hoang mang một lúc lâu thì mệt mỏi quá ngủ thiếp đi, tự nhiên nghe tiếng chó sủa dồn dập. Lão vẫn mặc kệ, nhắm tịt mắt lại lão co rúm người lại, rét buốt . “Lạnh quá tự nhiên sao lại lạnh thế không biết.” – Lão thắc mắc rồi đưa tay quờ chăn cho kín người, quơ quơ không thấy gì cả. Lão hốt hoảng mở mắt nhìn quanh. Sương mù dày đặc, thấp thoáng thấy mấy bụi tre đung đưa trong gió. Không phải lão đang nằm yên lành trên giường sao, nhìn quanh thì lão thấy lão đang nằm co rúm bên cửa nhà.
Vừa mới mở mắt lão thấy đầu đau như búa bổ, lão Việt vội vàng ngồi dậy hai tay ôm đầu day day thái dương cho bớt đau.
– Cái quái gì thế này sao mình lại ở ngoài.
Những kí ức mới mẻ vừa nãy hiện ra, lão rùng mình, chân tay bủn rụt, mồ hôi lạnh vã ra. Nhưng rồi gãi gãi mặt cười tươi : “ Say mèm không biết gì, ngủ mơ linh tinh gặp ác mộng. Về ngủ cái đã, ma quỷ gì thần hồn nát thần tính.”
Vừa đứng dậy, một cơn gió lạnh buốt thổi đến, kèm theo mùi hôi tanh tưởi của xác chết. Cơ thể lão Việt cứng đờ, không nghe theo sự chỉ huy của lão nữa. Muốn nhúc nhích cựa quậy mà không tài nào cử động được. Xa xa thấp thoáng có bóng người từ từ tiến lại gần, trên đầu đội một chiếc khăn đỏ. Trên tay còn bồng bế một đứa trẻ đỏ hỏn, khóc oe oe. Nó càng tiến đến gần mùi hôi thối lại càng bốc lên nồng nặc.
Lão Việt miệng méo xệch, muốn hét ầm lên kêu cứu mà không ra hơi. Âm thanh kẹt lại ở cổ họng rên ư ử. Một giọng nói rên rỉ như vọng lại từ cõi xa xăm xoắn vào trong tâm trí lão :
– Anh Việt ơi…
Giọng nói này gần lắm rồi, lão Việt sợ run như cầy sấy. Trống ngực đập thình thịch, thình thịch…
– Anh Việt ơi, anh muốn gửi em đứa con . Con chúng mình đây này. Hé hé… hi hi…
Tiêng cười ghê rợn vang lên, văng vẳng trong đêm tối. Lão Việt sợ quá ngã bệp xuống đất, ú ớ không thành câu. Bóng người kia đặt đứa nhỏ vào trong lòng lão Việt. Nhìn xuống đất lão trợn mắt há hốc mồm, dưới đất chỉ in hình lão ta không có ai cả. Nhìn trên tay thì thấy một cục thịt đỏ hỏn đẫm máu dây rốn lòng thòng như xác của một đứa trẻ.
Sáng hôm sau người ta thấy lão Việt co rúm ró chết cứng đờ bên cạnh nhà. Gương mặt méo mó, đôi mắt trắng dã trợn trừng.
Trong tay còn ôm một cục thịt thối rữa có hình hài của một đứa trẻ… Làng xóm láng giềng một phen xôn xao hú hồn. Nhưng tuyệt nhiên không ai biết có chuyện gì đã xảy ra cả.
Mấy lão thợ mộc chè chén hôm đó không biết ai bảo ai mà mồm miệng kín như bưng. Hỏi gì cũng không nói, im như thóc đổ bồ gặng hỏi thì cũng chỉ nói đại loại là uống say rồi ai về nhà đó, lão Việt đi đâu rồi tại sao chết còn ôm xác đứa nhỏ về chết trước nhà thì không biết được. Thật ra sau khi lão Việt chết mấy người thợ mộc khi biết tin đều lờ mờ đoán được là có người ra tay hại chết lão Việt, còn là người trong giới huyền thuật. Đích danh ai thì trong lòng ai lấy đều biết cả, nhưng mà không dám nói ra sợ gây thù, chết lúc nào không hay.
Sau khi lão Việt chết mọi người đã họp
lại, xem có lên trả thù hay không. Vì mấy người đều là thợ mộc có học theo phép Lỗ Ban. Họ mà ra tay yểm thôi thì chỉ cần vài ba chiếc đinh là cả nhà người ta ốm quặt quẹo, thậm chí chết tiệt cả nhà. Nhưng ngẫm nghĩ lại không thấy đơn giản như vậy, vì những gì họ làm được lão Việt cũng có thể mà có khi còn làm tốt hơn nữa. Ra tay chưa chắc đã được mà sợ có khi còn bị phá phép, quật ngược lại. Hậu quả rất nghiêm trọng, không chỉ mình gánh chịu mà còn con cái vợ con. Chết ngay có khi còn tốt, nó mà để điên điên dại dại hành cho khổ cả một đời, sống không được chết cũng không song sống lay lắt lúc đấy mới gọi là khổ.
Thấy sự nghiêm trọng của vấn đề mọi người mới quyết định về xin trợ giúp của thầy tổ. Nhưng sau khi nghe kể lại đầu đuôi thì thầy chỉ nhắm mắt lắc đầu:” Tự tạo nghiệt không thể sống mà, đang yên đang lành sống tốt thì không muốn. Ăn no rửng mỡ chọc người ta làm gì. Ta cấm các người không được báo thù, cũng không được nhắc lại truyện này hay nói ra nữa. Nếu không thì tự chịu trách nhiệm, ta không giúp, lúc đó đừng có nói tình nghĩa thầy trò . Noi gương thằng Việt đấy. Việc này cũng có một phần trách nhiệm các người, lo hậu sự, cố gắng chiếu cố
giúp đỡ gia đình nó, giúp được gì thì giúp giúp việc trong tầm tay ý. Việc này kết thúc ở đây. “
Sau đó gia đình lão Việt cũng chuyển đi nơi khác, không biết là đi đâu. Bà ngoại Lệ trầm ngâm suy nghĩ vẩn vơ. Người ta còn đồn rằng có lão lý trưởng mê mẩn cô đồng Hương, muốn xem mặt cô cho bằng được. Nhưng lão ta không tài nào nhìn thấy được kể cả có cố vén khăn chùm đầu lên rồi,
lúc thì bị bụi bay vào mắt, nhoè nhoẹt hết cả, lúc thì mắt tự nhiên đau như kim châm không thấy gì…
Lão ức lắm muốn cưới cô về làm vợ lẽ lão ta cho bõ tức cho người uy hiếp đập phá hăm he doạ nạt đủ cả. Bị ép quá cô đồng Hương chỉ cười nhạt, hẹn sính lễ ba ngày sau mang đến, sẽ đồng ý làm vợ và cho xem mặt. Nhưng ba ngày sau người ta đã thấy lão ta chết nổi lềnh bà lềnh phềnh dưới ao. Những ai cố gắng vén tấm khăn đó lên, đều gặp tai hoạ, không có ý xấu chỉ đơn thuần là tò mò thì ngã gẫy tay. Nặng thì mù con mắt, rồ dại. Vẫn không ai có thể biết được gương mặt của cô đồng Hương. Những người nhìn thấy rồi có gặng hỏi mãi cũng không dám nói như e ngại điều gì đó kinh khủng lắm. Nhiều lời đồn đoán li kỳ, độc địa cũng có nhưng càng vậy thì cô lại càng đông. Khách cứ đến nườm nượp không ngớt, mà cô xem đúng lắm nhìn mặt là nói vanh vách không sai tí nào