Chap 6
Gia đình thứ 3:
Cụ Linh 93 tuổi, tuy tuổi đã cao nhưng cụ được trời phú cho sức khoẻ, sự minh mẫn và một đôi mắt tinh anh, nhìn thấy cụ ngày ngày vui vẻ chơi đùa cùng cháu chắt mà tất cả mọi người đều ao ước sau này về già mình được như cụ. Nhiều người nói vui “Cụ Linh ơi, nhất cụ rồi đấy ạ. Chúng con chắc phải tu hết kiếp này để mong kiếp sau được sống lâu và khoẻ mạnh giống cụ bây giờ”. Nhưng có ai biết được hàng đêm đôi mắt ấy không thể nào nhắm lại vì một nỗi ân hận mà có lẽ đến khi nằm xuống cũng không nguôi
Cụ Linh sinh năm 1926, được sinh ra trong một gia đình gia giáo khá giả nên cuộc sống không mấy khó khăn, từ nhỏ tới lớn chưa một lần cụ làm phiền lòng các bậc thân sinh và cũng chưa một lần làm điều gì ảnh hưởng tới làng xóm láng giềng chính vì vậy mà cụ được mọi người yêu mến. Năm 17 tuổi cũng giống như các thanh niên khác cụ Linh sớm nhập ngũ đi bộ đội trong sự ủng hộ của cả gia đình, 16 năm công tác dài đằng đẵng, đầu năm 1956 cụ trở về nhà và lập gia đình khi ấy cụ Linh đã 30 tuổi. Thanh niên thời các cụ 30 tuổi mới lấy vợ là bị xếp vào hàng ế ẩm nhưng 1 phần vì gia đình có của ăn của để nên chuyện lấy vợ của cụ Linh lại là chuyện dễ dàng và nhanh chóng. Thế là cụ Linh đã có 1 tổ ấm riêng cho mình, cưới vợ đầu năm thì cuối năm, 1 cô công chúa đã trào đời và 3 năm sau (năm 1959) gia đình cụ Linh lại chào đón thêm 1 thiên thần nhỏ là con trai, cụ đặt cho con cái tên Đức với ý nghĩa mong con trở thành người có tình có nghĩa. Vì là người của Đảng nên cụ Linh chỉ được phép sinh 2 con chính vì thế mà bao nhiêu hi vọng, bao nhiêu ước mơ hoài bão của tuổi trẻ cụ đều dồn hết vào cậu con trai vàng bạc ấy.
Thế nhưng ông trời chẳng chiều lòng ai, cụ Linh ngoan ngoãn giỏi giang bao nhiêu thì cậu con trai của cụ lớn lên lại nghịch ngợm phá phách bấy nhiêu, 24 tuổi – ở cái tuổi mà người ta đã phải lo cho vợ con thì ông Đức lại vẫn lông bông chơi bời, bao nhiêu lần cụ đã khuyên con lấy vợ để tu chí làm ăn
– Đức ơi là Đức, mày định sống như thế đến bao giờ hả Đức. Mày định để ông già này phải chết vì mày thì mày mới chịu nghe tao phải không. Mày mở to mắt mà nhìn con nhà người ta kia kìa. Thằng Tuấn nó kém mày những 2 tuổi mà nó lo được cho vợ cho con nó rồi kia kìa. Khụ…khụ…tao…tao nói mày bao nhiêu lần rồi mày có chịu nghe bố không Đức, mày có thương tao với u mày không Đức ơi…
Ông Đức bị bố phàn nàn nhiều cũng thấy chán
– Thôi thôi được rồi con biết rồi, bố nói nhiều quá. Đang yên đang lành đi hỏi thương bố thương u không?? Chẳng lẽ lại trả lời không cho bố vừa lòng. Nói thật con cũng muốn lấy vợ nhưng có đứa nào nó chịu lấy đâu. Con thích cái Yến con nhà bà Tâm ý, mà tán mãi nó có chịu yêu con đâu mà cứ bắt con lấy vợ
– Tại mày chứ tại ai. Mày chơi bời lêu lỏng không chịu làm ăn như thế thì đến con Nhàn hâm nó cũng không thèm lấy chứ đừng mơ đến cái đứa xinh đẹp tháo vát như con Yến.
Bà Yến sinh năm 1964 kém ông Đức 5 tuổi (2 người này chỉ hơn bố tui có mấy tuổi nhưng do vai vế họ hàng nên vẫn phải gọi là ông, bà) tức lúc đó bà Yến là một cô gái 19 tuổi vô cùng xinh đẹp, phải nói là đẹp nhất làng lại nhanh nhẹn và giỏi việc và được rất nhiều thanh niên ở làng để ý, nhưng do chưa chọn được người phù hợp nên vẫn chưa chịu xuất giá, bà cũng có để mắt đến ông Đức vì 1 phần đẹp trai lại là con nhà giàu chỉ chê ông Đức ham chơi không lo làm ăn nên bà chưa đồng ý. Nói về gia cảnh của bà Yến thì lại trái ngược hoàn toàn với ông Đức, bà Yến là con gái út trong nhà bố mất từ khi bà mới lên 2, 1 mình mẹ nuôi 6 người con khôn lớn, 1 người phụ nữ phải tần tảo kiếm ăn nuôi con từng ngày, miếng cơm chẳng đủ ăn thì lấy đâu ra mà khấm khá. Thương mẹ thương cho hoàn cảnh của gia đình, bà Yến cũng mong muốn mình kiếm được người chồng tử tế mà lại khá giả thì còn gì hơn nữa…
Thấy con trai đã có đối tượng thì cụ Linh mừng lắm, sẽ nghĩ mọi cách để cưới vợ cho con, mà nói thật thì trong lòng cụ Linh cũng đã nhắm bà Yến làm con dâu từ lâu rồi, nay thấy con trai lại cùng ý nghĩ nên cụ vui ra mặt
– Con Yến nhà bà Tâm đúng không? Được rồi để bố đi hỏi vợ cho mày
Nói là làm, ngay ngày hôm sau cụ Linh cùng con trai mang lễ vật sang nhà gái hỏi cưới bao gồm (1 con gà, 1 mâm sôi, 1 thủ lợn, cùng 1 chai rượu) ở những năm 50 cuộc sống người nông dân còn đói khát lắm, ấy thế nhưng mới chỉ là sang nói chuyện thôi mà nhà cụ Linh đã sắm những thứ cao sang ấy thì đủ biết nhà cụ có của ăn của để dư giả như thế nào.
– Bà Tâm ơi! Cô Yến ơi! Có ai ở nhà không?
Nghe ai gọi tên mình bà Tâm lật đật chạy ra cổng. “Quá khổ thành tàn” cũng ngang tuổi vợ cụ Linh mà nhìn bà Tâm khác quá, mới chưa đầy 50 mà trông bà chẳng khác các cụ 70 là bao, dáng đi lom khom, làn da đồi mồi cháy nắng với hàng trăm vết chân chim trên khuôn mặt khắc khổ
– Ai đấy?. Ô ông Linh đấy ạ, cả cháu Đức nữa. Hai bố con ông có việc gì, sao hôm nay lại đến nhà tôi, mà…mà ông cho người mang theo nhiều lễ như vậy là sao ạ.
Cụ Linh cười khà khà rồi nói
– Thì bà cứ mời tôi vào nhà đã, chứ để bố con tôi ở ngoài cổng thế này à
– À vâng, xin lỗi ông. Mời ông với cháu vào nhà uống nước. Yến ơi pha chè cho u
Yến trong nhà chạy ra thấy cụ Linh với ông Đức lại còn mang theo lễ thì có chút hiểu ra vấn đề, có chút sửng sốt nhưng cũng nhanh lấy lại vẻ bẽn lẽn thẹn thùng chào hỏi mọi người
– Cháu chào bác Linh, chào anh Đức
Rồi nhanh chân chạy đi pha ấm chè tiếp khách
– May quá hôm nay đến lại vừa lúc gặp 2 mẹ con ở nhà, thôi thì không lãng phí thời gian của 2 mẹ con, tôi vào thẳng vấn đề luôn nhé (cụ Linh mở lời phá vỡ bầu không khí có đôi chút căng thẳng)
– Dạ vâng, dạ vâng. Mời ông trình bày ạ (bà Tâm nhanh nhẹn tiếp lời)
– Hôm nay, tôi cùng thằng Đức tới đây trước là để hỏi thăm gia đình, sau là muốn trình bày với bà về chuyện của thằng Đức với cái Yến. Thật ra thì thằng Đức nhà tôi nó thầm thương cái Yến nhà bà nhưng nó cũng nhận ra khuyết điểm của nó là còn ham chơi nên chưa dám thổ lộ tình cảm với cái Yến. Như bà cũng biết là gia đình tôi cũng không phải nghèo khó, cũng có cái ăn cái mặc bằng người. Thằng Đức nó cũng còn trẻ nên có mải chơi 1 chút nhưng tính tình nó hiền lành lại sống tình cảm, nó thương cái Yến rồi là không có thương ai khác nữa. Nay tôi dẫn nó sang đây để nói chuyện và cũng mong bà cùng cái Yến chấp nhận thằng Đức nhà tôi
Nghe cụ Linh nói bà Tâm có chút vui mừng trong lòng vì bà nghĩ con gái mình cuối cùng cũng có nơi tử tế để nương nhờ. Bà quay sang nhìn con gái rồi lại tiếp lời ông Linh
– Quý hoá quá, quý hoá quá. Gia đình tôi nghèo khó, ông bà Linh và cháu Đức không chê đúng thật là phúc đức cho nhà tôi quá. Nhưng chuyện này là chuyện cả đời của con gái tôi nên tôi muốn để cháu tự quyết định ạ.
Nói rồi bà quay sang hỏi con
– Yến! Con thấy sao, con có thương anh Đức không? Con trả lời bác Linh và anh Đức đi
Yến khẽ liếc nhìn Đức rồi ngượng ngùng đỏ mặt
– Nếu mẹ ưng thì con cũng chịu ạ!
Thế là mọi chuyện đã giải quyết xong, 2 gia đình quyết định ngày cưới rồi tổ chức cho đôi uyên ương 1 đám cưới linh đình với hàng ngàn lời chúc phúc của mọi người. Trong đám cỗ dân làng rủ rỉ nói chuyện với nhau “Đấy cái Yến số sướng thế, trời phú cho tất cả, đẹp người đẹp nết giờ lại vớ được chồng giàu. Đúng là sướng nhất trên đời rồi còn gì nữa”. Các bà “con buôn” ở làng vẫn như thế, nhà ai có chuyện gì có khi người nhà chưa biết hết thì cả làng đã rõ như tờ rồi (trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường) ở quê là vậy đấy.
Ai cũng cho rằng bà Yến lấy được ông Đức như “chuột sa chĩnh gạo” ừ thì bà Yến cũng sướng thật vì từ ngày lấy ông Đức bà chẳng phải làm gì, còn ông Đức lại đổi tính đổi nết chăm chỉ lạ thường, thấy con trai thay đổi bố mẹ chồng lại càng yêu quý cô con dâu mới, có hôm bà Yến đi cắt cỏ bò vừa về đến cổng đã thấy ông Đức đứng chờ sẵn để dắt xe vào cho vợ. Nhìn thấy như thế thì đến bà Yến cũng nghĩ mình sướng chứ nói gì người ngoài. Bao nhiêu năm cứ yên bình trôi qua, bà Yến sinh cho ông Đức 3 người con 2 người con gái và 1 người con trai, các con của ông bà cứ lớn dần trong tình yêu thương của đại gia đình, rồi lần lượt từng người một cũng có gia đình riêng, ông Đức và bà Yến rồi cũng lên chức ông bà, rồi cụ Linh cũng có chắt, cụ vui lắm người như trẻ ra cả chục tuổi, cụ yêu thương các con các cháu hết mực. Tưởng chừng như thế là mãn nguyện là an ủi cho tuổi già, thế nhưng tai hoạ lại giáng xuống chính gia đình của cụ khi cụ biết con dâu của cụ – đứa con dâu mà bao năm qua cụ quý mến, yêu thương lại là đứa lăng loàn, nó phản bội con trai của cụ – phản bội ông Đức để lăng nhăng với 1 người đàn ông khác gần nhà…Từ trước đến nay gia đình cụ Linh có tiếng là gia đình gia giáo chưa bao giờ làm 1 việc gì trái với luân thường đạo lý vì thế chuyện con dâu cụ ngoại tình là 1 vết nhơ mà cụ nghĩ sẽ không bao giờ gột sạch ở trong cái gia đình này, cụ Linh bắt ông Tuấn gọi hết con cháu về để họp gia đình rồi cụ quyết định mua 1 mảnh đất dựng 1 cái nhà nhỏ rồi đuổi bà Yến ra khỏi nhà, con cháu trong nhà hết lời van xin thay cho mẹ nhưng vẫn không tài nào lay chuyển được quyết định của cụ Linh và chính sự quyết định trong lúc tức giận đã khiến cụ ân hận suốt quãng đời còn lại của mình…
Mảnh đất được mua, ngôi nhà nhỏ cũng được dựng lên nhanh chóng, ngôi nhà ấy nằm sát bên con sông đầu làng cách nhà tôi khoảng chừng 20m, từ ngày chuyển ra đây ở bà Yến hay sang nhà tôi chơi, có lẽ vì hợp tuổi với mẹ và lại là họ hàng nên mẹ tôi quý bà Yến lắm, bà cũng thế có chuyện gì bà đều tâm sự với mẹ. Có nhiều khi bố mẹ cãi nhau, mẹ giận bố bỏ sang nhà bà Yến để ngủ, hay những khi đi học về không thấy mẹ thì chắc chắn chạy sang nhà bà Yến, mẹ sẽ ở đấy. Nói như vậy là đủ để hình dung mẹ tôi và bà Yến thân nhau như thế nào rồi đấy ạ.
Là con người sống ở trên đời kẻ thương người ghét là chuyện thường tình, làm sao mà sống cho vừa lòng hết tất cả, bà Yến cũng không ngoại lệ, người thương thì an ủi động viên còn người ghét thì họ tìm đủ mọi chuyện để bàn tán về bà. Nhưng ngược lại bà Yến vẫn lạc quan lắm, chẳng thấy bà buồn bao giờ, được tiếp xúc nhiều với bà Yến tôi mới thấy con người của bà thật dễ mến: hiền lành, dịu dàng lúc nào cũng nhỏ nhẹ, tôi không nghĩ một người như thế lại có thể phản bội người chồng mà mình đã đầu ấp tay gối bao nhiêu năm qua. Có những kẻ ác mồm họ vẫn bàn tán về chuyện thỉnh thoảng đêm muộn họ vẫn thấy 1 người đàn ông đi vào ngôi nhà nhỏ nơi bà Yến ở bằng cửa sau. Mẹ tôi nghe thấy chuyện đó thì lại về kể với bà Yến
– Thím Yến, hôm qua cháu thấy mấy người trong làng họ đồn thấy ông T đi vào nhà thím bằng cửa sau đấy (xin phép giấu tên người này ạ)
Mỗi lần nghe người ta bàn tán như vậy thì bà Yến lại cười trừ
– Hì hì, kệ họ. Họ muốn nói gì là do miệng họ, tớ chẳng cấm được (bà Yến chỉ hơn mẹ tôi mấy tuổi nên toàn xưng cậu tớ với mẹ)
– Nhưng mà thím không nói người ta lại nghĩ là đúng. Thím hiền quá đấy, như cháu là cháu không chịu để yên đâu
– Tớ biết nói gì, tớ bảo không phải thì họ nghĩ là lẽ đương nhiên rồi, có ai đi cặp bồ mà bảo mình đi không? Hay là tớ nhận cho cả làng vui nhỉ hì hì. Mà có khi không phải người đâu là ma đấy :))). Câu nói bâng quơ của bà Yến khiến tôi và mẹ phải rùng mình, đúng liên thiên mà.
– À tớ kể cho mà nghe. Hôm qua tớ dậy đi vệ sinh vừa mở cửa sau thì tớ thấy có 1 bóng người chạy vụt vào chuồng gà, tưởng ăn trộm nên tớ chạy lại bật đèn kiểm tra thì chẳng thấy ai, rồi nhiều đêm đang ngủ thì gà nhà tớ cứ kêu loạn lên như có ai đuổi ý đến lúc xuống kiểm tra thì lại chẳng thấy gì, gà cũng không bị sao. Trong chuồng gà lại đang có 1 đàn gà con mới nở sợ chuột vào ăn nên hôm sau tớ phải đặt bẫy luôn
– Thím ở 1 mình nên đêm ngủ thì khoá cửa vào, cẩn thận hơn thì xin bùa về trôn ở 4 góc nhà cho yên tâm
– Thôi tin gì mấy cái đấy. Nhiều đêm tớ ngủ còn nghe thấy ai gọi tên xong gõ cửa nữa, nhưng tớ mặc kệ. Hay là anh T gọi nhỉ hí hí…
Đấy chuyện như vậy mà vẫn cười đùa, vẫn lạc quan. Bà Yến như thế khiến những người ở vị trí giữa như gia đình tôi quả thật không biết nghĩ sao, thôi thì người ta tốt với mình thì mình sống tốt lại với người ta sẽ không hổ thẹn với lương tâm – bố mẹ vẫn nói với tôi như thế
Chiều hôm nay mẹ lại sang nhà bà Yến chơi, mẹ cùng bà Yến và 4 người nữa lập thành 1 hội chị em chơi với nhau nên đi đâu làm gì hay ai có món gì ngon là không bao giờ thiếu mặt những người khác, hôm nay cũng thế 6 bà rủ nhau rán bánh khoai ở nhà bà Yến, cái gì chứ đồ ăn thì tôi đánh hơi nhanh lắm, thấy mấy bà đi với nhau là đoán ngay có cái gì ăn rồi thế là bỏ bạn bỏ bè lững thững theo đuôi :))))
– Công nhận tiếng đồn xưa quả không sai, bà Yến vừa xinh đẹp lại khéo tay nữa, bà rán bánh ngon quá (tôi đưa miếng bánh đầu tiên vào miệng nhai mà không kiềm được cảm xúc. Ngon lắm luôn)
Nghe tôi nói thì cả hội bạn của mẹ cười vẻ khoái chí
– Ơ cháu khen thật mà (tôi ngượng ngùng trước tràng cười dài cả cây số của mọi người. Người ta khen thật mà các cô chẳng có tí thiện trí nào)
Tôi phụng phịu, mặc kệ mọi người và tiếp tục thưởng thức
Bà Yến thấy tôi như vậy thì xoa xoa đầu tôi
– Bà cảm ơn nhé. Hì hì… ăn ngon thì mai bà lại làm, mai đi học về thì sang ăn nhé
– Vâng ạ hí hí (tôi khoái chí lắm luôn, mai lại có bánh ăn hihi)
– Các cậu ơi tớ sắp đi Nam rồi (bà Yến quay sang nói với mọi người)
Thấy bà Yến nói thì mẹ tôi hết sức ngạc nhiên vì bấy lâu nay có thấy bà nhắc gì đến chuyện đi Nam đâu
– Thím đi Nam làm gì vậy. Sao chưa nghe thím kể (mẹ tôi hỏi)
– Cái Hạnh nó mới gọi về trưa nay. Bảo tớ vào bế con cho nó (Hạnh là cô con gái lớn của bà Yến lấy chồng Bắc Giang nhưng cưới xong 2 vợ chồng vào Nam lập nghiệp đến nay đã gần chục năm)
– Ô thế thì đi thôi, bà vào đấy có khi lại sướng, ở nhà làm gì cho khổ. Đi đi nhà cửa để bọn này trông cho (các cô nghe bà Yến nói thì nhất trí, vui vẻ khuyên bà nên đi)
– Nhưng mà tớ đi tớ thấy chưa yên tâm, gà vịt ở nhà chắc tớ gửi Hoà nhé vì nhà hoà cũng nuôi thì dễ hơn, còn con chó tớ nhờ Bảy mang về nuôi hộ. Nhà thì chẳng phải trông đâu đồ đạc có giá trị tớ mang gửi nhà mẹ đẻ rồi. À mà các cậu ở nhà phải cẩn thận nhé, nhất là nhà Hoà ấy vì mấy đêm nay tớ thấy có mấy thằng ngồi trên bờ sông kia nhìn vào nhà Hoà đấy. Bọn này chắc trộm chó, nên tối đến thì xích chó vào
– Thế á. Bà nhìn thấy từ hôm nào rồi, có nhìn ra dáng chúng nó không? Vì mấy hôm nay làng mình có mấy nhà mất chó đấy (cô Hoà nghe bà Yến dặn thì có chút lo lắng)
– Tớ không nhìn rõ, hình như có 2 hay 3 thằng ý, mắt tớ kém lại là ban đêm nên nhìn mờ mờ chẳng biết chính xác có mấy thằng. Bọn này là thanh niên mặc áo trắng sơ vin
– Bà này hâm ai đi trộm chó mà mặc áo trắng sơ vin :))) (1người trong nhóm lên tiếng, rồi cả nhóm lại cười hố hố ?)
– Mà bà vớ vẩn có khi lại bị ma trêu đấy nhé. Hôm lâu rồi tôi nghe người ta nói là nhìn thấy 1 người đàn ông mặc áo trắng đi vào nhà bà bằng cửa sau đấy
Lời của cô Bảy làm ngắt mạch cười của mọi người. Tất cả nhìn nhau như hiểu ra điều gì rồi im lặng ăn bánh
Bà Yến thấy im ắng lại pha trò
– Ôi giời sợ gì, tớ cũng kể với mẹ cái Nga rồi giờ kể lại cho các cậu nghe. Đêm hôm nọ tớ dậy đi vệ sinh cũng thấy có bóng người chạy vào chuồng gà, tưởng bọn trộm gà tớ bật đèn kiểm tra lại chẳng thấy gì. Đấy ma quỷ gì toàn tự mình hù mình thôi
Vẻ mặt của tất cả mọi người đều thể hiện ý không muốn nhắc đến chuyện này nên mẹ tôi lên tiếng đánh lảng sang chuyện khác
– Thế bao giờ thím đi
– Chắc ăn thanh minh xong tớ đi, còn 1 tuần nữa để chuẩn bị, lần này tớ đi lâu nhé các cậu, ở nhà đừng nhớ tớ đấy nhé hihi
– Gớm bà làm như lần đầu đi xa ấy mà dặn kĩ thế. Hay là định đi không về :)))) (cô Bảy cười nói trêu bà Yến)
– Phỉ phui cái mồm nhà bà nói liên thiên
Nghe câu nói đùa vô duyên mẹ tôi lập tức ngắt lời cô Bảy
………………………………………
CÒN TIẾP…