Chương 1: Quê tôi nạn đói
( dựa trên tư liệu lịch sử và lời kể của một bác sống qua thời đói, mọi địa điểm đều đúng mốc lịch sử, những chi tiết trong truyện vừa thật vừa hư cấu, tên nhân vật cũng đã thay đổi cho phù hợp với cốt truyện)
Tôi vốn sinh ra và lớn lên tại một xã nghèo của huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình. Nhà tôi vốn có rất đông anh chị em, cha mẹ của tôi sinh ra mười một người con, trong đó có 6 chị gái và bốn anh trai, tôi là thằng út chót nhất trong nhà, và được ông bà cha mẹ ưu ái đặt cho cái tên vô cùng trìu mến, tôi tên là Lê Văn Đói. Có lẽ khi nghe cái tên của tôi các bạn sẽ cười chê cha mẹ tôi rằng tại sao cái tên của con cái, nó đi theo suốt cuộc đời mà lại đặt tên như vậy, tôi sẽ kể cho các bạn rằng cái này này của tôi chính là gắn liền với một cái cuộc cách mạng, mà phải nói đúng hơn là cuộc sống còn của mấy tỉnh thành phía bắc thời kỳ nạn đói năm 1945. Nói đến nạn đói năm 1945 chúng ta chắc cũng chẳng ai hiểu ra rằng nó ghê gớm đến cỡ nào đúng không, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về cái thời đói đó, tôi chính là được sinh ra trước nạn đói một năm.
*****
Năm 1944 – 1945 nạn đói xảy ra với các tỉnh phía bắc, đặc biệt là Thái Bình và Nam Định là hai tỉnh có số lượng người chết vì đói nhiều nhất, nhà nhà chết đói, xã xã chết đói, đi đâu cũng thấy người đói ăn nằm la liệt ở đường, nhà tôi năm đó mẹ tôi đang vác cái bụng bầu mà nhìn vào thì chỉ thấy cái bụng nhô lên có chút xíu, thời đó nạn đói đã bắt đầu hoành hành khắp nói, làng tôi cũng đang lâm vào cảnh đói khốn cùng, nhà tôi khi đó bà nội còn sống kể cả cha mẹ và anh chị tôi thì là mười hai người, khi nạn đói xảy ra được một tháng thì bà tôi sức yếu, tuổi cao chịu không được nên đã mất, còn lại gia đình tôi mười một người, mẹ tôi vác cái bụng bầu hơn bảy tháng vẫn phải ngày ngày ra ngoài đồng khô cỏ cháy đi mót rau, mót củ về cứu đói.
Anh chị tôi khi đó lớn nhất cũng đã mười lăm tuổi và bé nhất là chị Mười mới có hai tuổi, sau này tôi nghe kể lại rằng các anh chị của tôi ở nhà chăm sóc nhau, đói quá cứ ra giếng múc một cái gàu nước to rồi đem vào nhà chia nhau ra mà uống, uống khi nào bụng ễnh to lên rồi thôi, bố tôi thuở đó thì hay đi rừng tìm củ mài, mà rừng không phải gần phải đi xa, có khi đi hai ba ngày mới về đem được một vài cân củ mài cứu đối cho gia đình, tưởng rằng nạn đói nó cũng chỉ một hai tháng nhưng không, nó kéo dài mãi, nhà tôi thiếu ăn trầm trọng, các anh chị tôi cứ khóc đòi ăn, mẹ tôi thì đói ăn người gầy rạc đi, hai cái má hóp vào giống như một bộ xương di động vậy, không có chất dinh dưỡng nuôi cái bụng bầu, sau này mẹ tôi kể gần tới ngày sinh mà không thấy tôi đạp gì cả bà cứ tưởng tôi thiếu dinh dưỡng nên mất trong bụng bà rồi, rất may là tôi vẫn còn sống.
Mở đầu cho ngày tháng đau thương của nạn đó đến với gia đình tôi đó là chị 4, anh năm, anh sáu, và anh bảy mất cùng một ngày vì đói, thời đó nhà đông con nên cha mẹ tôi cứ lòi ra được đứa nào là đặt tên theo thứ tự cho dễ nhớ. Một lúc mất bốn đứa con, cha mẹ tôi khóc không còn một giọt nước mắt nào, khóc đến nỗi mà khạc cả ra máu, nhưng nạn đói quá ác liệt không tránh khỏi được, trong làng tôi người chết cũng như rạ, có nhà bác Nhất đầu làng nhà có hơn chín miệng ăn mà qua một đêm chết tuốt còn có hai mạng nheo nhóc, bốn anh chị của tôi mất đi, cha mẹ tôi cũng chẳng có gì mà đùm lại để chôn cả, đất trong nhà cuối vườn còn rậm, cha tôi sách cây cuốc rồi ra sau vườn đào bốn cái hố không sâu lắm rồi đùm bốn anh chị em tôi vào trong mấy tàu là chuối, rồi lấp đất lại, không có nỗi đau nào bằng nỗi đau người đầu bạc tiễn người đầu xanh, nhưng rồi cũng chẳng ai biết trước được hôm nay sống mai chết đói thì sao, bỗng dưng nhà thiếu đi bốn đứa con nhưng tình hình ăn uống cũng không khấm khá lên được, vẫn cứ đói, đúng cuối năm 1944 thì mẹ tôi trở dạ sinh ra tôi.
Ngày tôi sinh ra cũng là ngày chị Tám và chị mười mất, không phải hai chị chết vì đói mà hai chị chết vì ngộ độc, chẳng biết ai mách mà anh ba dẫn theo chị Tám và Chị Mười đi dọc cái con suối cạn khô gần nhà tôi đi lật mấy cục đá tìm cóc, tìm cả buổi trời không có con nào, nhưng không hiểu vì sao lúc gần quay về thì chị Mười khi đó cũng nói bập bẹ được rồi chỉ.
— Anh ba ơi kia kia….
Anh ba tôi bé chị Mười, tay dắt chị Tám chuẩn bị về thì nghe chị Mười cứ chỉ kia kia, anh ba tôi nhìn lại hóa ra có một con cóc cũng khá là to nằm giữa kẽ hai viên đá. Vội đặt chị Mười xuống anh lấy cái cây thọc con cóc ra ngoài, vì quá đói nên anh ba tôi chẳng đem về mà lột da con cóc rồi nướng lên cho hai em ăn luôn, con cóc sau khi lột da chỉ còn lại chút xíu, anh Ba vì thương hai em nên không dám ăn, sau khi cóc chín thì nhường cho chị Mười và chị Tám ăn, cuối cùng anh chỉ gặm mấy cái chân còn dư, ăn xong ba anh em đi về, khi về vừa gần đến nhà thì chị Tám và chị Mười mặt mày bỗng tím tái rồi lăn đùng ra đất, miệng sùi cả bọt mép ra ngoài, anh ba tôi thấy vậy sợ quá, hai tay kéo hai đứa em về nhà, vừa đi vừa la to
— Bố mẹ ơi cứu em với, bố mẹ ơi cứu em với em bị sao rồi bố mẹ ơi
Mẹ tôi khi đó vừa sinh tôi xong, đang nằm trong nhà, nhờ bà hàng xóm cắt dây rốn cho tôi, bố tôi nghe anh ba la thì chạy ra, vừa ra ông thấy hay đứa con mặt tím tái, miệng sùi bọt mép thì ông hỏi anh ba.
— Em bị làm sao vậy ba, bị lâu chưa, trời ơi con tôi, con ơi con.
Vừa nói bố tôi vừa bế sốc hai chị lên rồi chạy đi ra sau cái lu nước múc nước đổ vào miệng cho hai chị, nhưng đổ tới đâu nước trào ra đến đó, hai chị tôi chết trên tay bố tôi, còn anh ba tôi vừa khóc vừa nói
— Con bắt cóc nướng cho hai em ăn, con không biết vì sao em lại bị như vậy, con xin lỗi bố huhu, em oi, em ơi
Tiếng khóc ai oán của anh ba, kèm theo tiếng than trời của bố tôi, mẹ tôi vừa sinh xong nằm ở trong nhà, nghe tiếng khóc biết chuyện chẳng lành nên hỏi vọng ra.
— Anh ơi các con bị làm sao à, sao mà thằng ba khóc dữ vậy.
Bố tôi nín khóc vội nói
— À không sao bà nó cứ nghĩ đi
Bố tôi cố dấu mẹ tôi tránh cho bà khỏi bị đột quỵ, vì bà vừa sinh xong còn yếu, chưa biết làm thế nào với hai đứa con trên tay, nỗi đau chồng chất thì anh ba tôi lăn đùng ra đất, miệng cũng sùi bọt mép, mặt tím tái ra, bố tôi đặt hai cái xác đứa con xuống, vác anh ba chyaj đi qua nhà bác lớn tuổi trong làng xem có cứu được anh ba tôi không, tuy nhiên cũng đã quá muộn màng, hóa ra con cóc mà anh chị tôi ăn đó chính là cóc tía, loại cóc cực độc, anh tôi không biết cách làm cho nên để độc của nó dính hết vào thịt, và vì hai chị tôi ăn nhiều nên chết nhanh, còn anh tôi thì ăn có ít nên chết sau cùng.
Bảy đứa con chết không có nỗi đau nào bằng cái nỗi đau này, bố tôi khụy gối xuống đất mà khóc nức nở, bốn đứa con chết chưa xanh cỏ mà bây giờ lại mất ba đứa liên tiếp bố tôi than khóc
— Trời ơi là trời ai thấu nỗi đau này của tôi không, tại sao, tại sao vậy hả trời, con tôi nó có tội tình gì đâu mà nỡ cướp nó đi.
Hàng xóm ai cũng khóc thương thay cho bố tôi, nhưng mà nhà họ cũng vậy thì cũng chẳng giúp gì được, không phải riêng mình nhà tôi có người chết đói, trong làng tôi người chết đói nhiều vô kể, không có chỗ mà chôn, người ta đào hố chôn tập thể rồi ném xuống, bìa ruộng, bìa suối, đâu đâu cũng có người chết, đâu đâu cũng có người kiếm ăn vì đói. Người chết không kịp chôn thì cứ nằm phơi nắng, phơi mưa, đến lúc bốc mùi hôi thối thì ai còn khỏe thì họ ra họ lấp đất không thì cứ để đó, mấy con chó hoang cứ lâu lâu tru lên từng hồi như chó sói vậy, chúng đói quá rồi đào mấy cái xác người chết lên ăn.
Bố tôi lại tự tay đào lỗ chôn cất ba anh chị em của tôi thêm lần nữa, tối đó mẹ tôi không thấy ba anh chị nên có hỏi bố tôi
— Mình này, thằng ba con Tám với con Mười đâu mà sáng giờ em không thấy nó
Bố tôi phải nói dối rằng
— Mình sinh em bé nên tôi gửi chúng ngoài nhà bác Tần đầu làng chơi rồi, khi nào mình khỏe thì rước bọn nó về khỏi về nhà làm ồn nũng mẹ, ở nhà có con nhất với con Nhị giúp đỡ được rồi.
Không biết nói dối đối phó với mẹ tôi được bao lâu nhưng bố tôi bây giờ không biết phải ăn nói làm sao. Nếu nói ra bà bị vấn đề gì thì không biết phải làm như thế nào. Thời gian trôi qua thêm mấy ngày nữa, mẹ tôi đi xuống giường đi lại được rồi, đọt này bố tôi đi qua tận xã khác mót đâu được đến nửa ông bơ là lúa, về ông giã ra thổi hết vỏ đi rồi nấu một nồi cháo loãng chó cả nhà ăn, trong nhà giờ chỉ còn bốn người kể cả tôi là năm, lúc đang ăn mẹ tôi mới hỏi bố tôi
— Kìa mình sao không rước ba đứa kia về cho bọn nó ăn với, tôi nay khỏe rồi đừng gửi con nữa mà tội, không biết con Mười nó có khóc không nữa.
Bố tôi đang cầm chén cháo nước nhiều hơn gạo đưa vào mồm, nghe mẹ tôi nói như vậy thì cái ông đặt cái chén xuống khóc huhu như một đứa trẻ con rồi nói
— Tôi tôi xin lỗi mình, tôi vô năng, tôi có lỗi với mình với con
Mẹ tôi nhìn thấy bố tôi bỗng nhiên thay đổi cách ăn nói như vậy, bản tính của người mẹ bà nhận ra điều gì đó bất ổn nên bà gặng hỏi
— Có chuyện gì, ông dấu tôi chuyện gì đúng không
Lúc này hai đứa con gái mới khóc lóc nói
— Em ba, em Tám với em Mười ăn phải cóc độc chết hôm mẹ sinh em Đói rồi huhu
chẳng cần bố tôi lên tiếng trả lời hai chị của tôi cũng đã trả lời thay cho bố tôi, mẹ tôi nghe thấy như vậy thì gào khóc thảm thiết, cứ đưa tay lên bứt tóc phừn phựt như người động kinh vậy, bố tôi và hai chị vừa khóc vừa giữ mẹ tôi lại, bà hét lên
— Bỏ ra, bỏ tôi ra, bỏ tôi ra để tôi đi tìm con của tôi, bỏ tôi ra, tôi nói bỏ tôi ra.
Bố tôi không dám giữ mẹ tôi lại, ông thả bà ra thì bà chạy đi, bà cứ chạy owr ngoài đường, vừa chạy vừa la
— Ba ơi, Tám ơi, Mười ơi về với mẹ nào các con ơi, các con ơi các con đi đâu rồi về với mẹ đi
Mẹ tôi cứ chạy khắp xung quanh làng vừa chạy vừa kêu, gặp ai cũng hỏi
— Bác có thấy con tôi đâu không, bác có thấy con tôi đâu không. Ai thấy con tôi đâu không làm ơn chỉ cho tôi với
Ngày hôm đó mẹ tôi như một người điên vậy bà cứ gào thét khắp làng như vậy, chẳng có nỗi đau nào lớn như nỗi đau này, bốn anh chị trước mất mẹ tôi đã dồn nén đau thương tránh cho tôi bị ảnh hưởng, nhưng ba anh chị sau này mẹ tôi đã không còn kìm nén được nữa. Kể từ ngày ba anh chị mất mẹ tôi nhu bị phát điên vậy, nhiều khi đang nằm ôm tôi thì vứt tôi cái đùng ở giường rồi chạy ra ngoài la hét
— Thằng ba dẫn con Tám với con mười về rồi mình ơi, các con nó về rồi mình ơi
Có một dạo tôi lên một tháng người cứ còi cọc như cái con búp bê ấy, đói ăn nên mẹ tôi chẳng có sữa cho tôi bú, lâu lâu tỉnh thì vạch vú cho tôi ngậm đến khi chán thì nhả ra rồi khóc oe oe lên. Mẹ tôi thì lúc tỉnh cũng hay để tôi ở nhà cho chị Nhất và chị NHị coi tôi, còn bà thì đi ra đồng hay đi loanh quanh kiếm mớ rau, cái gì ăn được thì đem về ăn qua cơn đói, còn lúc nào lên cơn thì như một người điên, kể từ khi ba anh chị mất thì mẹ tôi cứ hai ba ngày lại phát bệnh một lần, lần nào cũng chạy loanh quanh trong làng vừa chạy vừa kêu tên ba anh chị em của tôi, nhiều đêm đang nằm trong nhà cũng bật dậy chạy đi, khiến cho bố tôi phải thức tới sáng để mà canh chừng.
Ấy thế mà cái nạn đói dần dần qua đi khi mà làng chúng tôi được tiếp tế một chút lương thực, tôi vẫn sống vẫn còi cọc như que củi nhưng có một sức sống mãnh liệt vô cùng. Nạn đói qua đi, trong làng tôi người sống bây giờ chắc chỉ đếm được trên đầu ngón chân và đầu ngón tay. Nhà tôi còn may mắn hơn nhiều nhà khác, nhà tôi vẫn còn bốn chị em chúng tôi. Nạn đói qua đi được sau năm. Năm 1951 khi tôi lên sáu tuổi, trong làng tôi bây giờ cũng khá là đông dân từ nơi khác đi lang thang rồi ở lại luôn.
Cha mẹ tôi không muốn ở lại ngôi làng nhiều đau thương này, nên bàn bạc với nhau rồi dìu dắt mấy chị em chúng tôi đi nơi khác sinh sống. Nhà tôi cứ đi bộ theo đường mòn, đi đến đâu mệt thì nghỉ, cả nhà nheo nhóc, không biết qua bao lâu, nhà tôi dừng lại bố tôi xin được một miếng đất hoang trong khu làng mớ. Nói là đất hoang chứ thật ra chủ cũ của mảnh đất này đã chết vì nạn đói từ lâu, ngôi làng này dân cũng từ nơi khác đến rất nhiều, Nơi nhà tôi đặt chân đến là một xã Thuộc Huyện Kiến Xương Thái Bình. Khi mới đến thì rất là loani, không có ai quản lý, mạnh nhà ai nhà đó sống, rồi tình hình cỡ đâu được một năm qua đi Xã mới này có một tên bá hộ tên là Tuất, không biết hắn từ đâu về làng, nhưng hắn rất giàu, chiếm mấy mảnh đất ngay đầu làng làm nhà, ngôi nhà của hắn vô cùng bề thế, có mấy tên gia đinh mặt rất là hung dữ.
Hắn lúc đầu về làng đều dỗ ngon ngọt người dân, sau đó chiếm hết ruộng đất của họ, bắt đầu đánh tô thuế rất nặng. Cha mẹ tôi khi về làng Cũng nhận ít sào ruộng canh tác kiếm ít gạo cho chị em chúng tôi, không biết vì trời ban ơn hay là công lao chăm sóc tận tình, những năm qua đi nhà tôi đều không bị mất mùa, còn dư giả chút ít lúa để mà ăn, tôi cũng lớn lên nhờ những hạt lúa đó. Nhưng những hộ dân trong làng của tôi thì lại không được may mắn như nhà tôi.
Tôi nhớ có nhà bác Hoạt cách nhà tôi mấy nhà, không biết bác ấy từ đâu đến nhưng cũng ở đây được mấy năm, nhà bác ấy có một đứa con gái bằng tuổi chị Nhất nhà tôi, năm vừa rồi nhà bác ấy mất mùa nên không đủ lúa nộp tô thuế, bác đành phải cho con gái đi ở đợ nhà lão bá hộ Tuất, tưởng chừng khi con bé đi ở đợ thì nhà bác yên ổn nhưng tai ương lại ập đến, con bé đi ở đợ được hai tháng thì nhà bác Hoạt nhận được hung tin con gái đã chết, lão Tuất cho người gói con bé vào cái chiếu rồi vác xác về ném trước cổng vào nhà bác Hoạt chẳng nói năng gì rồi bỏ đi. Hai vợ chồng bác không biết chuyện gì, đến khi chạy ra vạch cái chiếu thì nhận ra xác của con mình, người con bé khắp nơi đầu là máu, tay chân hằn lên những vết roi thâm tím, có cũ có mới, và nơi cái quần bà ba rách nát vá chằng vá đụp thì máu chảy ướt đẫm cả chân nó ra. Sau này lớn lên tôi mới biết con bé đó bị lão Tuất hiếp dâm rồi đánh chết.