Cứ mỗi mùa mứt từ đầu tháng 11 âm lịch đến cuối tháng 12 âm lịch hằng năm người dân ở Bến Tre lại háo hức chuẩn bị sên mứt dừa để có đủ mứt phục vụ cho người dân Việt đón Tết cổ truyền, mứt dừa là một loại mứt làm từ cơm dừa được cắt mỏng thành sợi và đường cát trắng. Thế nhưng ẩn sau bên trong món mứt dừa thơm ngon dễ ăn này lại trở thành một nỗi ám ảnh đối với nhiều người dân của xã Thạnh Trị thuộc huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre vào năm Tân Dậu của Tết Nguyên Đán 1981. Câu chuyện diễn ra như thế nào xin mời bạn đọc cùng tôi bước vào tập truyện ma ngắn với tựa đề Mứt Dừa Oan Kiêng…
Thời bấy giờ người dân ở Bình Đại ngoài việc theo cái nghề truyền thống đánh cá, đóng ghe tàu thì cái nghề sên mứt dừa cũng phát triển không kém, một trong những gia đình có truyền thống sên mứt dừa ngon nhất ở xã Thạnh Trị lúc ấy là gia đinh của ông Mạnh, ông năm nay đã ngoài 50 có một vợ và một đứa con trai, vợ ông là bà Dương năm nay độ 40 tính cách có phần cay nghiệt, khó chịu, mỗi khi người giúp việc mà làm gì không vừa mắt thì liền bị bà nói nặng nói nhẹ sách nhiễu đủ điều bởi bà vốn xuất thân từ trong gia đình giàu có, từ nhỏ đã được cha mẹ chiều chuộng, ăn trắng mặc trơn, ngoài việc học chữ ra bà chả phải làm việc gì đụng đến cái móng tay cho đến khi lớn lên lấy chồng, bà vẫn giữ nguyên cái tính cách con nhà quyền quý của mình nhưng trái ngược hoàn toàn với bà, ông Mạnh thì được nhiều người trong xã kính nể vì một phần gia đình của ông trước kia có công với Cách Mạng, sau khi giải phóng gia đình ông được nhà nước cấp cho một căn nhà ở tại đây để sinh sống, cho đến đời của ông thì từ chối làm cán bộ lui về sống một cuộc sống bình thường như bao gia đình khác, ông Mạnh chọn lấy cái nghề sên mứt dừa làm kế sinh nhai cho gia đình mình, ban đầu ông chi buôn bán mứt dừa tại nhà vào những dịp cận Tết nhưng dần dà mứt dừa của ông ngày càng được nhiều người biết đến, chẳng mấy chốc từ một tiệm làm mứt nhỏ cho đến tận bây giờ ông Mạnh phát triển thêm hai lò sản xuất mứt dừa nhãn hiệu có đề tên của vợ chồng ông, cả hai vợ chồng sống với nhau hơn 15 năm, bà Dương sinh cho ông một người con trai đặt tên là Toàn, gã năm nay độ ngoài 20 tính cách có phần bộc trực giống như mẹ của mình, sau khi học được nửa đường thì gã nghỉ, lao vào những cuộc vui chơi, nhậu nhẹt cùng bạn bè, có lúc gã đi chơi đến tận 2 ngày sau mới mò đầu quay trở về, ông Mạnh nhiều lần răn dạy mà gã nào có nghe, mỗi lần ông nói đến gã là bà liền đỡ lời cho con bảo gã tránh qua chỗ khác, tuy vậy bà Dương lại không mấy quan tâm đến cuộc sống bên ngoài của gã, có lần ông Mạnh thấy vợ hờ hững với đứa con trai như vậy thì liền nói
—- “Bà đó nghen, suốt ngày nuông chiều nó, muốn gì là được nấy, kẻo rồi có ngày nó mang hoạ vào cái nhà này thì bà với nó tự lo mà gánh lấy đi nghen”
Bà Dương tay đang phe phẩy cây quạt, nghe chồng mình nói như vậy thì nhếch miệng cười rồi nói
—- “Ông khéo lo xa, con nó lớn rồi, ông phải để cho nó thoải mái ra ngoài cho biết đây biết đó với người ta chứ, chẳng lẽ ông suốt ngày bắt nó phải ru rú ở trong nhà hay sao? À, hay tui tính như thế này, mình chủ động cưới vợ cho nó, để cho nó có thể lo làm ăn phụ giúp cho ông, ông thấy sao?”
Ông Mạnh ban đầu nghe vợ nói những lời vừa rồi thì không mấy quan tâm nhưng đến khi nghe vợ nói muốn cưới vợ cho con trai thì gương mặt liền giãn ra hài lòng rồi mới nhìn bà nói
—- “Ờ, bà tính vậy tui chịu đó, để nó suốt ngày tụ tập cùng với đám bạn không ra gì coi sao được, bây giờ cưới vợ cho nó rồi hi vọng nó sẽ thay đổi mà chú tâm vào làm ăn lo tuong lai, được rồi chuyện đó tui để cho bà lo đấy. Thui bên lò mứt còn việc nhiều lắm, tui phải qua đó kiểm tra xem sao, Tết cũng đã gần kề rồi”
Nói xong ông liền đưa ly trà lên uống cạn rồi đứng lên đi ra ngoài, còn lại bà Dương đang ngồi suy nghĩ chuyện gì đó thì đứa con trai quý tử của bà cũng vừa về tới, vừa đi hai tay gã thọc vào túi quần, ăn mặc loè loẹt, tóc tai chải chuốt bóng loáng ấy thế mà nhìn vẻ ngoài có phần bảnh bao ấy đổi lại cái gương mặt thì nước da đen ngòm, hai mắt ti hí như là mắt lươn cùng với cái hàm răng vẩu trông như cái mái ngói nhìn mà ngứa cả cái mồm, đoạn gã bước xăm xăm vào nhà lại ghế ngồi xuống tự tay rót liên tục nước trà vào cái ly rồi uống ừng ực, bà Dương thấy con trai trở về người ngợm nhễ nhại mồ hôi bà liền đứng lên bước lại phe phẩy cho con rồi nhẹ nhàng nói
—- “Bây đi đâu từ sáng đến giờ mới về dậy, nhìn kìa người toàn mồ hôi hông”
Nói đoạn bà liền hẵng giọng gọi ra sau nhà bảo con Vi giúp việc lấy cái khăn ướt lên cho bà, vài phút sau thì con Vi chạy lên hai tay cẩn thận giữ lấy cái khăn thấm nước đưa lại cho bà, Toàn thấy cái khăn liền giựt lấy tự lau mặt mình khắp lượt rồi vứt lại cho con Vi, quay sang nhìn mẹ mình gã nói với giọng ngọng ngẹo
—- “Má ơi, con hết tiền rồi, má cho con tiền đi, một lát con có việc cần đó”
Bà Dương nghe con xin tiền thì liền nhíu mày than
—- “Tổ cha mày, xin cái gì mà xin quài dậy? Hôm qua tao mới cho bây xong chưa đủ xài hay sao, mà hôm nay lại xin nữa. Thui, đừng đi chơi nữa con ơi, ngoan ngoãn ở nhà đi, tao với tía của bây lúc nãy mới bàn chuyện định cưới vợ cho bây đó. Ý bây thấy sao?”
Gã nghe đến hai từ cưới vợ thì bất giác vui mừng nhảy cẫng lên, lếch qua sau lưng bà đưa hai tay bóp bóp vai rồi nói
—- “Thiệt hả má? Có phải má muốn cưới cô Nguyệt cho con phải hông?”
Bà Dương nghe nhắc đến cô Nguyệt thì liền trầm mặt xuống, khẽ quay lại nhìn con trai rồi hạ giọng nói
—- “Sao? Bộ bây để ý đến nó à? Bây nên nhớ nó là con nhà nghèo thì làm sao mà xứng với nhà mình được? Thui, tao hông đồng ý nó làm con dâu của tao đâu nghen, bây tìm đứa khác đi”
Thấy mẹ từ chối gã liền xụ mặt xuống ra vẻ giận dỗi. Không phải vì gã không biết gia cảnh nhà của cô mà nói đúng hơn là gã mê mẩn bởi cái nhan sắc xinh đẹp của cô, người con gái hiền lành, giỏi việc nhà cửa bếp núc, cô Nguyệt từ khi mới sinh ra đã mồ côi cha, bà mẹ từ đó ở goá phải buơng chải mưu sinh để lo cho con, đến khi cô trưởng thành được 18 tuổi, độ tuổi đẹp nhất của người con gái cùng với nhan sắc làn da bánh it, tóc dài suông mượt, đôi má lúm đồng tiền mỗi khi cô cười làm cho bất kỳ chàng trai nào lần đầu tiếp xúc với cô cũng đều như bị hớp hồn, gã Toàn cũng không ngoại lệ, có một dạo nọ khi gã cùng với đám bạn di bộ trên đường làng trở về thì vô tình bắt gặp cô Nguyệt cũng quay về di phía trước hai tay đỡ lấy cái đòn gánh đựng trái cây trên vai, gã cùng với đám bạn nhìn theo cái dáng lưng thon thả cùng với tà áo bà ba trắng tung bay theo gió bất giác làm cho cả đám say mê rảo bước theo sau, lúc này gã Toàn đưa cái răng vẩu như máng xói cất giọng ngọng ngịu gọi
—- “Em gì đó ơi, em đi đâu dậy? Đứng lại cho tụi anh bắt chuyện tí đi”
Cô Nguyệt nghe đám con trai phía sau vẫy gọi cười lên hô hố thì im lặng không trả lời bước đi thật nhanh, gã thấy vậy thì mặt mũi hầm hầm chạy lên phía trước chặn đầu cô lại vừa lúc đó gã nhìn thấy nhan sắc của cô bỗng dưng như người bi hớp hồn nhất thời chưa biết nói gì, cô khó chịu lườm gã một cái rồi lách người qua chạy đi thật nhanh, 2,3 đứa thanh niên thấy gã đứng chết trân thì cả đám cười khẩy đi nhanh lại gã, một đứa khoác tay lên vai gã rồi nói
—- “Sao mậy? Thấy em nó đẹp lắm hay sao nhìn mầy như người mất hồn dậy? Nó tên là Nguyệt, con bà 4 bán trái cây trong khu chợ của xã mình nè, phải chi nhà em nó kha khá một tí là tao lấy em nó rồi nhưng thui lấy đứa nào nhà giàu cũng có lợi hơn mày à?”
Toàn lúc này mới chợt hoàng hồn im lặng không trả lời bạn mình bèn quay ngoắc lại nhìn theo con đường mà hướng cô vừa chạy, trong lòng bỗng có chút bồi hồi khó tả. Sau khi thuyết phục mẹ mình nhiều lần thì khi này bà Dương vì chiều con nên mới đồng ý, qua ngày hôm sau bà cho người làm mối đi qua nhà cô Nguyệt để dạm hỏi xin cưới cô cho con trai mình, lễ vật nào là tiền bạc, vàng vòng, trang sức có đủ cả, bà mai luôn miệng khen gã Toàn hết lời hòng để cho bà 4 thấy vui mà đồng ý nhưng khi cả hai đang trò chuyện thì cô Nguyệt chen vào quay sang nói với mẹ
—- “Má ơi. Thui con hông muốn lấy chồng đâu, con muốn ở dậy với má thui à, mình từ chối trả lễ vật về đi má”
Bà 4 se se ly nước trên tay thấy con mình nói vậy thì bà cũng có chút phân vân chưa quyết nhưng để suy nghĩ chắc chắn cho cái hôn nhân này thì bà liền nói với bà mai rằng để cho hai mẹ con bà suy nghĩ kỹ lại nay mai sẽ có câu trả lời cho ông bà Dương, bà mai nghe đến đây thì cũng có chút không hài lòng muốn sớm kết thúc cho nhanh, nhưng vì đã nhận tiền của bà Dương rồi thì dù muốn dù không bà cũng phải làm cho xong, đoạn bà mai ra điều vui vẻ nói thêm một hai câu nữa rồi bà đứng lên xin phép ra về. Cả hai mẹ con cũng đứng lên tiễn bà mai ra về rồi quay vào trong căn nhà lá lụp xụp của mình, bà 4 bất giác nhìn đứa con gái của mình mà trong lòng bỗng nặng trĩu khôn nguôi…