– Hằng! Con làm cái gì thế này?!
Mẹ Hằng quát lớn rồi cô chạy tới tát vào mặt Hằng một cái đau điếng, sau đó cô giật lất cái lưỡi lam khỏi tay Hằng. Mẹ Hằng vơ cả hộp dao lam trên bồn rửa mặt vứt thẳng vào thùng rác, sau đó vớ cái khắn mặt buộc chặt vào cổ tay Hằng Rồi đưa Hằng xuống dưới nhà. Mẹ Hằng mở hộp sơ cứu ra, nhẹ nhàng chấm thuốc đỏ lên chỗ cổ tay mà Hằng rạch, mẹ cô nhẹ nhàng quấn một lớp vải trắng quanh cô tay Hằng, vừa quấn cô vừa thở dài nhẹ nhàng nói:
– Con à, tình yêu đâu phải là tất cả cơ chứ. Nếu thằng Hải nó đã như thế thì con cần gì phải đâu buồn cho nó chứ. Mẹ tin rằng rồi sau này con sẽ gặp được một người khác tốt hơn nó mà thôi.
Hằng vẫn ngồi im mặt vô cảm, cô im lặng nhìn mẹ mình đang băng bó cổ tay cho mình. Đây không phải là lần đầu tiên mà mẹ cô bắt gặp lúc Hằng đang cắt tay tự tử. Mặc dù đã nhiều lần mắng mỏ con mình, nhưng mẹ Hằng nghĩ rằng con gái mình đang ở tuổi lớn, có lẽ đánh đập và mắng mỏ sẽ không hàn gắn được vết thương lòng cho Hằng, nên chỉ còn cách nói lý lẽ với Hằng mà thôi. Mẹ Hằng băng bó xong cho Hằng, lúc này, Hằng mới nói:
– Mẹ ơi, có phải tất cả lũ con trai trên đời đều đểu cáng đến như thế không ạ? Tất cả lũ đàn ông trên đời, trong đầu chúng nó chỉ có hai chữ “tiền” và “sắc” thôi đúng không?
Mẹ Hằng nhìn cô con gái mình buồn bã, cô thở dài nói:
– Còn à, đừng nói thế chứ. Trên đời này còn có người này người kia, đâu phải ai cũng như nhau đâu.
Hằng nhìn mẹ mình rưng rưng nước mắt mà nói:
– Có đúng là khác không hả mẹ? có đúng là khác không khi mà cả thằng Vương với thằng Hải hai đứa khác nhau hoàn toàn mà tại sao hai đứa nó đều cư sử như nhau vậy? cả bố nữa, bố cũng cư xử y như hai thằng đó? vậy chả là giống nhau thì là gì?
Nói đên đây thì Hằng òa khóc, cô gục đầu vào lòng mẹ mình mà khóc, khóc những giọt nước mặt tủi thân cây đắng, khóc cho cái đường tình éo le của mình. Chuyện gì đã xảy ra với Hằng? tại sao nhỏ lại có thành kiến với đàn ông con trái đến như thế này?
Câu chuyện này kể ra thì thật là dài dòng, nhưng phải nói đến cái ngày mà bố mẹ Hằng chính thức li dị nhau. Cả hai người nói đúng ra đều là người Hà Nội gốc, mẹ Hằng là giáo viên dạy môn văn giỏi cấp quận, còn bố Hằng lúc đó thì đang làm việc tại ngân hàng. Hai người tình cờ gặp được nhau tại hội chợ tết, nhớ lúc đó mẹ Hằng mua nhiều đồ quá không cẩm nổi, chính bố hằng đã giúp một tay sách hộ đồ. Nhìn mặt bố Hằng cũng là người tử tế, nên mẹ Hằng chịu để cho bố Hằng giúp đỡ. Hai người trò chuyện với nhau, và dần tìm tìm hiểu. Người xưa có nói “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, quả nhiên là hai người đã phải lòng nhau, rồi cuối cùng cả hai cũng tiến tới hôn nhân và đẻ ra được Hằng. Nhớ cái năm đó Việt Nam đang trong thời kì mở cửa, lúc đó Hằng cũng đang học cuối năm cấp 1 và chuẩn bị thi vào cấp 2. Sau ngày đi lấy điểm thi về, Hằng vô cùng mừng rỡ khi biết mình đủ điểm để vào một trường chuyên của thành phố Hà Nội, nhỏ mừng rỡ cầm tờ kết quả về báo cho bố mẹ. Nhưng có lẽ, Hằng không thể ngờ được rằng chính cái cảnh tượng ngày hôm đó đã giết chết đi phần nào trong con người nhỏ. Hằng vừa bước vô nhà, cảnh tượng đập ngay vào mắt cô là mẹ mình đang ngồi khóc ở phòng khách, còn bố Hằng thì đang kéo hai cái vali thẳng tiến về phía cô. Mẹ Hằng nói trong nước mắt:
– Anh cút đi! Cút đi và đừng bao giờ quay lại cái nhà này nữa!
Bố Hằng mặt có vẻ buồn bã, ông ta đứng lại trước mặt Hằng, Hằng nhìn bố mình với đôi mắt ngơ ngác. Thế rồi bố Hằng đưa tay lên xoa đầu Hằng rồi ông ta nói nhỏ:
– Tam biệt con gái yêu quý của bố nhé.
Thế rồi bố Hằng nhảy lên một chiếc xe taxi đi thẳng, bỏ lại mẹ Hằng vẫn đang ngồi khóc và Hằng Thì đứng đó ngước mắt nhìn theo chiếc xe taxi đi xa dần.
Mãi sau này khi Hằng đã học đến cuối năm cấp hai, mẹ Hằng mới kể cho Hằng nghe rõ về lý do tại sao mẹ cô và bố cô li dị. Chả là bố cô mới chuyển công ty, nên chỉ làm một chức nhân viên quèn. Mẹ Hằng do có nhiều phụ huynh nhở vả kèm cặp con mình, nên mẹ cô có nhiều mối quan hệ, và may mắn thay có một số phụ huynh đang làm chức cao tại công ty mà bố Hằng đang làm bây giờ. Thấy chồng mình gặp khó khắn trong việc tiến thân, chính mẹ Hằng đã mở lời nhờ những phụ huynh làm cùng cơ quan của chồng mình để giúp bố của Hằng tiến thân trên con đường công danh sự nghiệp. Thấy rõ rằng mẹ Hằng là người tốt, luôn hết lòng hết dạ vì học sinh của mình cùng với việc nhận thấy rằng bố của Hằng trong công ty cũng là một người thực thà. Những phụ huynh được mẹ Hằng nhờ vả đã giúp đỡ hết lòng để bố Hằng có thể tiến thân. Không lâu sau, quả nhiên bố Hằng đã thăng chức, và ông ta đã tiến tới mức gần như tột đỉnh, phó giám đốc của công ty. Những cũng kể từ cái ngày mà bố của Hằng chính thức làm phó giám đốc công ty, ông ta cũng đã thay đổi hẳn hoàn toàn tính cách. Đó cũng chẳng có gì là lạ khi mà một con người bị thay đổi hoàn toàn về tính cách chỉ vì hai chữ “đồng tiền”. Và cũng có lẽ, cả Hằng và mẹ cô cũng không nhìn nhận ra được cái sự việc đó ngay từ đầu, có lẽ cái bản chất dần thay đổi đó của bố Hằng không hiện ngay ngoài mặt, mà nó từ từ thay đổi, từ từ này nở trong sâu thẳm thâm tâm của ông.
Cái cú sốc đầu tiên mà mẹ Hặng đón nhận khi dần dần phát hiện ra rằng chồng mình đã thay đổi một trăm tám mưới độ khi mà có một người phụ huynh làm cùng công ty của chồng cô gọi điện thoại và tâm sự rằng có người trong công ty đang tà lưa chồng cô. Cũng như mẹ Hằng, bố hằng đang ở cái độ tuổi ba mươi, có thể nói ở đàn ông, cái độ tuổi này là độ tuổi chín muồi, không quá già dặn, cũng không quá non nớt. Mẹ Hằng nghe xong điều đó thì cô nghĩ rằng chồng mình luôn hết lòng hết dạ vì vợ vì con, nên chẳng có chuyện chồng cô sẽ đi lăng nhăng với mấy con nhóc ở trong công ty cả. Những đáng thương thay cho mẹ của Hằng, khi mà cái ý nghĩ đó nó chết dần chết mòn theo thời gian, chồng cô thường xuyên không ăn cơm nhà và về rất muộn, lúc mẹ Hằng hỏi thì chồng cô bảo rằng phải đi tiếp khách. Nhưng những câu trả lời đó khiến cho mẹ Hằng thêm nghi ngờ vì trước đây thường thường mới phải đi họp, hay như tiếp khách, cùng lắm là hai lần một tuần. Vậy mà giờ đây, gần như ngày nào cũng về muộn, không ăn cơm, cũng không đoái hoài gì tới ai, cứ về đến nhà là lăn đùng lên giường. Chính những điều đó đã làm mẹ của Hằng nhớ đến lời nói của một người phụ huynh hôm nào, không lẽ quả thật bố Hằng đang lăng nhăng với một con nhỏ nào đó trong công ty.
Mẹ Hằng đã nhiều lần nói chuyện với chồng mình, cố thám thính thử coi có việc gì đang thực sự xảy ra, nhưng chồng cô quả là một người kín miệng. Mỗi khi mẹ Hằng đề cập đến việc bố Hằng thường xuyên về muộn, hay như là đang cố giấu giếm mình một chuyện gì đó, chồng cô thường nói rằng công ty dạo này nhiều việc bận rộn, hoặc không thì giả vờ ngủ, hoặc nói lái qua chuyện khác. Trong thâm tâm mẹ Hằng giờ đây dường như đang có hai thế lực mạnh chống lại nhau, một bên thì khăng khăng rằng chồng mình đúng là đang đi lăng nhăng, cần phải làm to chuyện lên, cần phải dằn mặt con đĩ kia. Phần còn lại thì lại khác, cô và chồng cô đã có con với nhau rồi, chắc chắn là dạo này công ty nhiều việc, chứ một người tốt như chồng cô không thể nào đi ngoại tình được. Và cứ như thế, mẹ hằng dần dần chết mòn đi trong thâm tâm, không biết phải làm gì. Nhưng cũng không lâu sau, cái kim trong bọc cuối cùng cũng đã lòi ra. Bố của Hằng của nhiên là đang lăng nhăng với con gái của tổng giám đốc, nhưng điều đáng đâu buồn hơn nữa, tổng giám đốc hứa sẽ thăng chức cho bố của Hằng với một điều kiện, đó là li dị mẹ của Hằng và cưới con gái ông ý. Cứ ngỡ rằng một người như bố của Hằng sẽ không đời nào làm cái chuyện mất nhân nghĩa như thế, nhưng có lẽ mẹ cô đã đặt niềm tin vào nhầm người rồi. Cái hôm mà Hằng cầm điểm thi về cũng là cái ngày mà mẹ Hằng phải đối mặt với cú sốc lớn nhất đời mình, bố Hằng đặt tờ đơn li dị lên bàn trước mặt mẹ Hằng và nói rằng cho dù mẹ Hằng có kí hay không thì ông ta vẫn sẽ dọn ra khỏi căn nhà này để về sống chung với con gái của ông tổng giám đốc. Mẹ Hằng đã khóc rất nhiều, nhưng bố Hằng thì không, cho dù đã có Hằng, nhưng bố Hằng vẫn tin rằng lựa chọn li dị của mình là đúng, vì sao thế? Như bố Hằng đã nói với mẹ Hằng, hay đúng hơn là giải thích cho mẹ Hằng nghe, đối với một người đàn ông Việt Nam, con đường công danh sự nghiệp là trên hết, vợ con gia đình chỉ là phụ mà thôi. Cho nên cái việc mà ông chọn lấy con đường công danh là điểu dễ hiểu, hơn nữa, bố Hằng hứa là hàng tháng vẫn sẽ gửi một khoản tiền đều đặn về để giúp mẹ Hằng nuôi Hằng ăn học nên người, cho nên mẹ Hằng không cần phải lo nghĩ nhiều về việc một mình bản thân sẽ phải nuôi dưỡng Hằng. Thật là nực cười, những lời mà bố Hằng nói với mẹ Hằng chỉnh là cái giọng lưỡi của những thằng đàn ông hủ lậu, u mê của Việt Nam, cái lũ mà lúc nào cũng nghĩ mình là người truyền thống, con nhà gia giáo… Gia giáo cái con mẹ chúng nó ý chứ, chúng mày cứ chạy theo đồng tiền đi, rồi chúng mày sẽ phải trả một cái giá khi mà chúng mày chọn tiền bạc là trên hết, trên cả tình cảm giữa con người và còn người.
Mẹ Hằng thì bị bố Hằng ruồng bỏ như vậy, thế còn Hằng thì sao? Việc gì đã khiến cho Hằng phải nhiều lần đòi cắt tay tự vẫn, khiến Hằng muốn vứt bỏ cuộc sống này đến như vậy? Chắc chắn không cần nói gì thêm, thì bạn đọc cũng biết rằng đa phần các bạn nữ đòi cắt tay tự tử đều là vì lí do tình cảm, và nếu chỉ vì cái lí do đó mà các bạn nữ đòi cắt tay tự vẫn thì quả thật là ngu ngốc, nhưng đối với Hằng, tôi tin rằng bạn đọc có thể hiểu và thông cảm được cho nhỏ đó khi mà bạn hiểu ra được ngọn ngành sự việc. Cái năm bước vô cấp ba đó, có lẽ Hằng là một con người nhút nhát, hầu như Hằng không hề chơi với một bạn trai nào trong lớp, cũng có thể là sau khi cô biết được cái sự thật mà bố cô đã bỏ mẹ cô, Hằng sợ rằng nếu mình chơi với lũ con trai, và phải lòng chúng nó, rồi sẽ có ngày lũ chúng nó bỏ rơi mình khi chán mình mà thôi. Nhưng ông trời quả là thích trêu ngươi người ta khi mà ông ta đã sắp đặt cho Hằng phải lòng với một người con trai trong lớp, đó là Vương. Thực ra thì Hằng và Vương cũng không hẳn là phải lòng nhau ngay, mà phải mất một thời gian dài, có lẽ là nửa năm. Vương lớn lên trong một gia đình không khá giả gì mấy, chỉ gọi là gia đình trung lưu mà thôi. Tính Vương trong lớp thì nhút nhát vô cùng, nhưng được cái là Vương dễ nhìn và tính tình cũng hiền lành ít nói. Không biết từ bao giờ mà Vương đã để mắt đến Hằng, nhưng Vương không hề nói ra chỉ lầm lụi và nhìn Hằng từ xa. Người ta nói con gái rất là tinh tế, quả nhiên là đúng như vậy, Hằng nhận ra rằng Vương ngày nào cũng nhìn mình đắm đuối, và nhỏ đã biết ngay là cu cậu có tình cảm dành cho mình, nhưng tại thời điểm này, tấm lòng của Hằng vẫn còn quá sắt đá và rất khó có thể mà đáp lại tình cảm của Vương. Thế rồi vào ngày lễ tình nhân, Vương cũng đã can đảm tặng cho Hằng một hộp kẹo chocolate hình trái tim rất ngộ nghĩnh và đàng yêu. Hằng vốn không phải là còn nhà không có giáo dục, nên trước mặt thì cô đón nhận lấy hộp kẹo đó, thế nhưng rồi ngay khi Vương quay đi, Hằng đưa hộp kẹo đó cho đám bạn thân của mình ăn và cô không thèm ăn một miếng nào. Chứng kiến cái sư việc đó từ xa, Vương hết sức đâu lòng, nhưng cùng đành âm thầm chịu đựng mà thôi, vì cái tính của Vương nhút nhát mà. Cứ tưởng rằng Vương sẽ không bao giờ có cơ hội để có được trái tim của Hằng, nhưng mọi sự đã đổi thay vào một buổi chiều tập thể dục. Cả lớp đứng dưới sân chạy nhảy đủa vui, riêng chỉ có một mình Vương ngồi một góc nhìn về phía Hằng lặng lẽ và âm thầm.
Vương cứ ngồi đó rồi chợt cậu ta đứng bật dậy, lao về phía Hằng. Trước sự chứng kiến của bao nhiêu bạn cùng lớp, Vương đẩy Hằng lùi lại mấy bước cậu hét lớn:
– Hằng cẩn thận!
Hằng bất ngờ bị Vương đẩy lùi lại mấy bước thì nhỏ nói:
– Cậu làm cái trò gì thế?!
Nhưng ngay khi Hằng vừa dứt lời thì một trái bóng nhựa đập mạnh vào đầu Vương khiến cậu ngã xõng xoài xuống đất. Tất cả các bạn nữ khác vội ùa lại phía Vương đỡ cậu ta dậy và hỏi han. Riêng chỉ có mình Hằng là vẫn đứng đó lặng thinh, vì lúc này nhỏ nghĩ rằng, người đáng lẽ phải ăn trái bóng nhựa đó vào đầu là cô chứ không phải là Vương. Hằng lặng lẽ ngồi cạnh Vương dưới phòng y tế, cũng ngay lúc đó, Vương đang được cô y tá dùng cồn tẩy trùng vết xước. Hằng lặng lẽ nhìn Vương, và dường như Vương cũng cảm nhận được điều đó. Hai người cùng nhau quay lại lên lớp học. Dọc đường đi, Hằng hỏi Vương:
– Sao Vương lại đẩy Hằng ra lúc ở dưới sân? Chả lẽ việc Hằng từ chối tình cảm của Vương không khiến cho Vương ghét Hằng hay sao?
Vương nghe xong cầu hỏi đó thì cậu biết rằng Hằng đã biết cậu ta nhìn Hằng lúc Hằng đưa hộp chocolate cho các bạn khác. Vương gãi đầu rồi rụt rè đáp:
– Hằng à, mỗi người đều có một sự lựa chọn riêng, cho dù Hằng có từ trối tình cảm mà mình dành cho Hằng đi nữa. Nhưng ít ra, mình với Hằng vẫn là bạn của nhau, chả lẽ bạn bè nỡ đứng nhìn nhau gặp nạn mà không cứu hay sao?
Chính câu nói đó của Vương dường như đã làm cho con người trong Hằng tỉnh ngộ, nhỏ dường như nhận ra rằng, còn người trên đời này luôn khác biệt, và mội người có một lối suy nghĩ khác nhau. Nhỏ bấy lâu nay chỉ vì cái hành động của bố mình mà đã “vơ đũa cả nắm” coi như tất cả lũ đàn ông trên đời này đều chó má, và đểu cáng như nhau. Hằng bối rối đỏ mặt, thế rồi như một phản xạ tự nhiên, Hằng cầm lấy tay Vương khiên cho Vương hơi giật mình. Hai người dắt tay nhau về lớp, thế rồi ngay trước khi gần đến cửa lớp, Hằng ôm nhẹ lấy Vương, hôn lên má Vương khiến cho cậu ta đỏ ửng mặt. Thế rồi Hằng nói nhỏ vào tai cậu ta:
– Tí tan học đợi em về cùng với nhé.
Thế rồi Hằng buông tay tiến tới trước lớp bỏ mặc lại Vương đứng đó lặng người vì bất ngờ, mà cũng có thể là vì quá sung sướng:
– Em đưa bạn Vương về rồi ạ, cô cho em vào lớp.
Và cũng kể từ cái buổi chiều hôm đó, mà Hằng và Vương đã trở thành một đôi. Từ ngày Hằng yêu Vương, cô nhận ra rằng tuy Vương có hơi rụt rè nhút nhát, nhưng thực chất con người bên trong Vương lại vô cùng ngọt ngào, có lẽ cùng vì cái lí do đó, mà Hằng đã cởi mở hơn với những bạn trai khác trong lớp. Còn về phần Vương, từ ngày làm người yêu Hằng, có thể coi là một cô gái cũng khá dễ thương trong lớp, tính tình cu cậu cũng từ đó mà trở nên cởi mở hơn hẳn. Tình Yêu của hai người cứ thế trôi qua êm đẹp, cho đến một ngày, ông trời quyết định chia lìa hai người, hay nói đúng hơn là ép đặt Hằng phải nếm cái mùi vị chia ly, cái mùi vị đau khổ, cái mùi vị bị phản bội, cái mùi vị mà mẹ cô cũng đã phải trải qua. Đó là gần cuối năm cấp ba, chuẩn bị thi lên đại học. Lúc đó cả trường đang cho cấp ba thư dãn đầu óc để chuẩn bị đối đầu với cái kì thi “củ khoai” mà tất cả học sinh Việt Nam đều phải trải qua. Hằng đi tìm Vương khắp cả trường nhưng không thấy đâu, hỏi mấy đứa bạn thân của Vương thì tụi nó bảo là thấy Vương đi về dãy nhà khối mười. Hằng tự hỏi không biết Vương đi về phía nhà khối mười làm gì, nhưng thế rồi cô cũng hướng vế phía nhà khối mười. Hằng thực sự chết lịm đi khi mà cô bắt gặp cảnh hai học sinh đang đứng ở một góc khuất cầu thang hôn nhau say đắm. Hằng đứng núp vội vô bờ tường và hé mắt nhìn, lòng nhỏ chợt quặn đau, con tim như bị xé vụn ra khi mà người con trai đáng đứng tựa vào tường hôn say đắm kia chính là Vương, và người con gái đang cố ôm chặt lấy Vương thì Hằng đoán là một con nhỏ lớp mười. Hai dòng lệ tuôn rơi trên mắt Hằng, nhỏ lấy tay tự bịt miệng mình lại như thể không muốn khóc ra thành tiếng, thế rồi Hằng nước mắt tuôn rơi, nhỏ chạy một mạch thẳng về lớp. Về tới lớp, Hằng cứ ngồi đó gục đầu xuống bán mà khóc, mặc cho bạn bè nhỏ hỏi thăm nhưng nhỏ chằng buồn nói một lời nào. Lúc này đây Vương vừa từ ngoài bước vô lớp, một đứa bạn thân của Hằng đang ngồi bên vỗ về nhỏ thấy Vương bước vô vội la lớn:
– Ê ông Vương kia! Ông làm gì Hằng mà để nó khóc từ nãy giờ thế hả.
Vương lúc này mưới tím tái mặt mày, trọng đầu cậu ta chợt xuất hiện ý nghĩ “không lẽ Hằng đã nhìn thấy”. Và cũng kể từ đó, Hằng lại một lần nữa tự khép lòng mình lại, cô bây giờ chả nói chuyện với ai, cho dù là trai hay gái ở trong lớp. Còn đối với Vương, Hằng coi như cậu ta đã chết rồi, nhỏ không thèm đoái hoài, không thèm để ý gì tới Vương, và đặc biệt hơn, Hằng không thèm để cho Vương có một cơ hội được giải thích. Thất đáng thương cho cả Vương và Hằng, nếu như Hằng chịu nghe Vương giải thích, thì mọi việc đã không tồi tệ đến mức như thế này. Vì Hằng đâu có biết rằng, con nhỏ lớp mười kia vốn thích Vương ngay từ khi nó mới vô trường, cái lần đó nó hẹn gặp Vương với lí do là có chuyện quan trong muốn nói. Vương lại là là người nhẹ dạ cả tin, nên đã đồng ý gặp nó. Khi gặp gỡ, con nhỏ đó đã bày tỏ tình cảm, nhưng Vương một mực từ trối và nói rằng chỉ yêu Hằng mà thôi. Không may cho Vương, một con người dụt dè nhút nhát như cậu ta lại gặp phải một con đĩ mặt dày như con nhỏ này. Thấy tỏ tình với Vương không được, con nhỏ đó đã ôm chặt lấy Vương và hôn lên môi Vương. Vương vốn nhút nhát, nên cậu ta không dám đẩy mạnh con nhỏ này ra, Vương có đưa đầu lại để né không hôn nó, nhưng rồi con nhỏ đã ép Vương vô tường, khiến cậu ta không còn đường lui, chỉ con biết đứng đó chịu trận mà hôn con nhỏ này.
Hằng sau cái ngày bị Vương làm cho trái tim tan nát, nhỏ đã có ý bỏ lại cuộc sống này đằng sau và bước qua thế giới khác, nhưng vì nghĩ cuộc thi lên đại học sắp tới. Hằng biết mẹ Hằng đặt rất nhiều hi vọng vào cô, nên cuối cùng, Hằng đã cố gạt bỏ cái tiếng nói sâu thẳm trong lòng cô. Cuối cùng cái ngày thi đại học cũng đã đến, Hằng đã dốc toàn tâm toàn lực để hoàn thành bài thi. Mọi việc đâu vào đó, bây giờ cô ngồi lặng thinh trong buồng mình, nghĩ lại những việc từ thời ấu thơ, nhớ lại những giây phút hạnh phúc có Vương bên cạnh, Hằng cứ ngồi đó như thể quá khứ của cô đang hiện ra trước mắt, ngay trước khi Hằng kết thúc đời mình vậy. Thế rồi chợt Hằng cảm thấy căn phòng của mình trở nên lạnh lẽo vô cùng, cô run cầm cập kéo cái chắn lại chùm lêng người, Hằng lôi điện thoại ra nhìn giờ thì thấy mới có mười một giờ đêm. Hằng thiết nghĩ đang là mùa hè thì làm gì có chuyện lạnh như thế này được cơ chứ, cô đâu có bật điều hòa đâu. Thế rồi Hằng lại ngồi tiếp tục nghĩ về quá khứ tươi đẹp nhưng không mấy ấm êm của mình. Đang ngồi nghĩ ngợi, chợt gió từ ngoài cửa sổ phả vào mặt Hằng lạnh buốt, nhỏ rùng mình, thế rồi một cái cảm giác rờn rợn lan tỏa khắp người cô. Hằng có cảm giác một viên nước đã đang trườn dọc sống lưng cô khi mà nhỏ nghe thấy một tiếng nói vang vọng bên tai “đã đến lúc rồi đó, cậu còn chờ gì nữa”. Hằng hốt hoảng nhìn quanh phòng, đèn vẫn sáng, làm gì có ai khác ngoài nhỏ đâu mà có tiếng người nói được. Thế rồi cái tiếng nói đó lại tiệp tục “cậu tìm ai thế? tớ chính là tiếng nói trong cậu đây”. Hằng nghe xong thì hốt hoảng lấy hai tay ôm đầu, nhỏ nghĩ không lẽ mình đang bị mắc bệnh hoang tưởng, không lẽ mình đã bị tâm thần. Hằng ngồi đó run rẩy và tiếp tục nghe cái tiếng nói đó bên tai “cậu đã thực hiện xong nguyện ước cuối cùng rồi còn gì? Bây giờ điều còn lại là can đản, bước sang thế giới bên kia, một cái thế giới tốt đẹp hơn, một cái thế giới mà không ai có thể làm cậu đau thêm một lần nào nữa”. Hằng vẫn ôm đầu, nhỏ hét lớn:
– Không! Không thể nào! Tôi không bị điên đâu!
Nhưng mặc cho Hằng có nói gì đi chăng nữa, nhỏ vẫn nghe cái tiếng nói đó vang vọng bên tai “cậu làm sao thế? Cậu có bị làm sao đâu? Tơ chính là cậu, tớ là nội tâm của cậu, là người giúp cậu cẩn đảm bước tiếp mà thôi”. Hằng lúc này mới nói:
– Bước tiếp? bước tiếp đi đâu mới được chứ?
Tiếng nói đó lại vang vọng bên tai “bước qua thế giới khác, bỏ lại cái thế giới này sau lưng. Cậu nghĩ đi, thế giới này đa mang lại cho cậu cái gì cơ chứ? Nó có mang lại cho cậu cái gì ngoài khổ đâu và buồn phiền đâu cơ chứ?”. Hằng cố cãi lại:
– Nhưng còn mẹ tôi, ai sẽ chăm lo cho bà?
Tiếng nói đó lại tiếp tục “cậu yên tâm đi, mẹ cậu sẽ không làm sao hết, bù lại bà cũng sẽ hiểu cho cậu, bà sẽ hiểu tại sao cậu lại từ bỏ cuộc sống này mà”. Hằng hỏi lại:
– Nhưng làm thế nào? Làm thế nào để sang được cái thế giới bên kia ?
Tiếng nói vang vọng “dễ lắm, câu cứ để mình lo