Chắc hẳn trong chúng ta đây cũng không còn xa lạ gì vào mỗi dịp 28,29 Tết ở các tỉnh Nam Bộ, nhà nhà ai cũng tất bật chuẩn bị các nguyên liệu để làm bánh Tét một loại bánh cổ truyền của gia đình người Việt có nét tuong đồng với bánh Chưng ở các tỉnh phía Bắc rồi đến 30 Tết mọi người trong khắp các khu xóm, túm tụm lại ngồi gói bánh, nói cười rôm rả cho đến chiều tối muộn mọi người lại quay quần bên nhau để canh nồi bánh Tét và đón giao thừa. Tuy vậy loại bánh này giờ đây không chỉ đơn thuần la một món ăn vào ngày đầu năm mới mà còn là nét đặc trung trong văn hoá Tết cổ truyền của Việt Nam. Cứ thế suốt hàng thế hệ bánh Tét giờ đây luôn có mặt ở trên gian thờ của người dân Nam Bộ vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Mặc khác trái ngược với những cảnh thanh bình vui vẻ ở miền quê khi mà nhà nhà đang háo hức chờ đón một năm mới bên nồi bánh Tét thì trong một góc khuất sâu thẳm nào đó lại ẩn chứa những câu chuyện đau thương mà không mấy ai có thể biết được.
Thưa bạn đọc câu chuyện tôi sắp viết dưới đây xảy ra tại một vùng quê miền Nam, Việt Nam của Tết Mậu Thân 1968 qua lời kể của một ông chú mà tôi vô tình nghe được trong một lần tôi cùng với bạn bè tô chức chuyên đi dã ngoại tại tỉnh Trà Vinh, bây giờ xin mời bạn đọc cùng tôi bước vào tập truyện ngắn Nồi Bánh Tét Đẫm Máu…
Ngày 28 Tết Mậu Thân 1968..
—- “Bà Dương đâu rồi, bà ra đây cho tui nhanh lên. Bà đâu rồi?”
Tiếng hối thúc vang lên giận dữ của gã Tày ở bên ngoài sân đang bước lảo đảo vào trong nhà tay cầm một dĩa thức ăn còn nguyên vẹn, người ngợm của gã toát lên mùi rượu nồng nặc làm cho những ai vô tinh đến gần gã cũng phải bịt mũi lại tránh đi chỗ khác, vừa lúc đó từ bên trong một người đàn bà đã hơn 40 mặc bộ bà ba nâu đã sờn rách vá chằng vá đụp bước nhanh ra, dáng vóc của bà trông vô cùng khắc khổ, có lẽ đã lâu lắm rồi bà không được ngủ đủ giấc, bởi bà phải chạy đôn chạy đáo làm quần quật để có tiền mà cho gã mua rượu nhậu say xưa, vừa thấy bà bước ra, gã liền vứt cái dĩa xuống đất vỡ toang loang lỗ thức ăn lẫn đóng mảnh sứ khắp sàn đất rồi gằng giọng lè nhè
—- “Bà xem đi, bà nấu cái món gì mà hằm bà lằng vậy sao tui nhậu được, bộ bà muốn tui ăn dô bị rượt thấy cha hay sao hả? Đi dô nấu món khác ra đây cho tui nhanh lên, một lát nữa bạn của tui đến để có cái mà mời tụi nó nhậu nữa. Nhanh đi sao bà còn đứng ngây ra đó”
Nói xong gã quay bước ra bên ngoài tay kia cầm chắc chai rượu đế vừa đi vừa hát nghêu ngao không hiểu gã đang hát cái gì, đoạn bà mẹ rươm rướm nước mắt ngồi xổm xuống đất thu dọn những mảnh sứ lẫn thuc ăn đang vương vãi tung toé dưới đất, sau khi quét dọn xong bà ủ rủ quay ra gian bếp lụp xụp được lộp bằng lá dừa khô rồi ngồi xuống tiếp tục chuẩn bị nguyên liệu làm bánh Tét để bán cho kịp ngày 30 Tết, bất giác bà chợt nhớ lại những năm tháng trước kia khi bà bắt đầu bước chân vào cái nhà này. Cách đây hơn 20 năm tại xã Tập Ngãi thuộc tỉnh Trà Vinh, bà Dương khi ấy là một cô gái tuổi đôi mươi có gương mặt phúc hậu, dáng người thon gọn nên được xem là hoa khôi của cái xã này, nữ công gia chánh không có gì mà làm khó được cô chính vì vậy mà khắp các thanh niên trong cái xã này kể cả những xã lân cận đều mấp mé đến xin làm quen nhưng cô lại không đồng ý vì cô có cảm giác như bọn họ không thật lòng với mình, trong số những người muốn kết thân với cô có con trai ông xã trưởng, năm đó hắn chỉ hơn cô chỉ vỏn vẹn một tuổi mà thôi nhưng lại tỏ ra sành sỏi sự đời, miệng nói thì nhiều nhưng tay làm thì ít, suốt ngày lân la đến nhà tìm gặp cha mẹ của cô để tặng quà cáp, buông lời dụ ngọt hòng cho hai người đồng ý mà gả cô cho hắn nhưng cha mẹ của cô lại là người đứng đắn nhìn thấy con người thật của hắn nên mới tìm đủ mọi cách từ chối quà cáp mà hắn mang đến. Lúc đó dù rất hậm hực nhưng hắn lại không làm gì được nhà của cô vì gia đình của bà có người quen đang làm Tổng nha cảnh sát ở trên tỉnh, dù muốn dù không thì hắn cũng phải ngậm bồ hòn làm ngọt mà thôi, cho đến khi hắn nghĩ ra được kế hoạch hãm hại nhà của cô thì đúng lúc đó cha của hắn bị người ta tố cáo ăn hối lộ khi đang công tác ở trên huyện và bị bắt giam, gia đình của hắn cũng từ đó mà xuống hẳn, chức xã trưởng của cha hắn cũng được người ở trên tỉnh bổ nhiệm người khác xuống cái xã này để quản lý. Từ đó cô cũng không còn thấy hắn ở trong xã mình nữa những tưởng chừng sau này cuộc sống của bà sẽ tốt đẹp hơn nhưng cho đến khi cô gặp được ông Phan thì từ đây cuộc sống sau này của cô bắt đầu gặp nhiều trắc trở…
Đó là một ngày mưa to gió lớn, cô được cha mẹ cho phép đi lên tỉnh xem hát tuồng cùng với bạn bè đến chiều vở tuồng chấm dứt, cô cùng với bạn mình đap xe chay về nhà, chạy được một quãng khá xa mọi người tạm biệt nhau tai một ngã rẽ rồi khi này trên con đường đất chỉ còn có một mình cô, xung quanh cây cối um tùm, phía xa xa những rặn tre được gió bấc thổi vào kêu lên xào xạt, cô vừa đạp vừa nghêu ngao hát hò thì bất chợt ở trên trời mây đen kéo đến mù mit, chỉ thoáng chốc mà từng hạt mưa bắt đầu rớt xuống vài phút sau thì nặng hạt dần, cô Dương liền hốt hoảng biết là mình không có mang áo tơi nên đành nhanh chân chạy đến rắn tre um tùm trú tạm vào đó, không biêt chờ được bao lâu thì ở phía xa xa hướng về chỗ cô đang trú có một người thanh niên cũng đang đap xe đến, anh ta dang chạy bỗng thấy có một cô gái đứng co ro dưới rặn tre thì nghĩ chắc là người cùng xã với mình thì liền chạy đến tấp vào bên cạnh, vừa chống xuống xe anh liền hỏi
—- “Chào cô, cô không có mang áo tơi à? Sao lại đứng một mình ở đây? Người nhà cô đâu? Trời sắp tối rồi? Cô không sợ cướp sao?”
Cô Dương nghe anh ta nói vậy thì nhíu mày, nhìn từ đầu xuống chân anh ta như đang đề phòng, đoạn bà lên tiếng
—- Bộ anh không thấy tui không có áo tơi à sao còn hỏi? Thôi thôi anh đi dùm tui một cái đi, tui đục mưa chút xíu để lát ráo ráo rồi đi”
Vừa nói cô vừa kéo chiếc xe đạp của mình thụt lùi lại, anh ta nhìn bà rồi bật cười
—- “Chèng ơi, cô làm như tui ăn cướp không bằng, sao tránh xa tui dữ thần vậy? À đợi đã…”
Nói đoạn anh ta lột cái áo tơi ra ngoài đưa cho cô rồi nói
—- “Nè cô mặc đi, con gái đêm khuya khoắt ở ngoài một mình nguy hiểm lắm, cô mặc đi rồi chạy nhanh về nhà cho kịp, nhà của tui cũng gần đay, ướt có xiu cũng không sao đâu. Vậy nghen”
Dứt lời anh ta liền phóng lên xe đap giữa trời mưa đang nặng hạt trở về nhà. Cô Dương bất giác gọi với theo vì bà sực nhớ nói chuyện từ nãy đến giờ vẫn chưa hỏi tên của anh ta để biết mà tìm đến nhà trả cái áo tơi cho anh, nghĩ đoạn rồi cô nhìn lên trời, mưa vẫn rơi đều đều, không suy nghĩ nhiều bà chớp mắt một cái rồi cũng mặc áo tơi vào rồi lên xe đap nhanh về nhà. Đến nhà thì trời đã sập tối, vội bước nhanh vào trong tháo cái áo tơi ra để cạnh cửa, bà Dung từ trong buồng đang nằm thiu thiu, chợt nghe bên ngoài có tiếng động thì vội bước ra xem là ai thì thấy con gái mình vừa về đến, bà thắc mắc hỏi
—- “Mèng ơi, bây đi đâu sao giờ này mới về tới? Tía bây nãy giờ mặt hầm hầm ngồi ở ngoài chờ bây về định chửi dồi đó, má phải nói khó mãi ổng mới chịu đi vô phòng ngủ đó? Thôi bây có đói bụng không để má đi nấu gì cho bây ăn nghen?”
Cô Dương vội ngăn mẹ lại rồi nói
—- “Thôi má, lúc chiều đi xem hát con đã ăn rồi, thôi cũng trễ rồi, má vào buồng ngủ đi, con thay đồ xong rồi đi ngủ lun”
Bà Dung nghe con gái nói vậy thì cũng ậm ừ gật đầu, đoạn bà bước lại kiểm tra cửa nẻo cho cẩn thận rồi quay bước vào trong phòng, cô Dương cũng nhanh chân đi vào phòng thay đồ rồi bước lại giường nằm xuống, bất giác cô trằn trọc không sao ngủ được, chợt cô nhớ lại cái anh thanh niên ban nãy cho cô mượn cái áo tơi và thầm nhủ với lòng là ngày mai cô sẽ tìm đến nhà của anh để trả lại cái áo, nghĩ đoạn cô đột nhiên cười thầm trong bụng, một lúc sau thì cô cũng dần chìm vào giấc ngủ êm đềm, bên ngoài mưa vẫn đang rơi đều đều nhỏ thành hàng từ mái ngói xuống mặt đất
Sáng hôm sau, sau khi phụ cha mẹ cong việc đồng áng xong xuôi cô vội đap xe đi lòng vòng khu xã mong sao tìm được cái người thanh niên đêm hôm qua nhưng chạy khắp lượt cô vẫn không sao tìm được anh ta, đến khi cảm thấy chán nản cô mới đap xe quay về nhà thì khi này trên đường trở về, cô Dương gặp lại cái người thanh niên hôm qua đang chạy ngược chiều lại phía cô, bất giác cô trông thấy thì liền đưa tay lên vẫy gọi
—- “Anh ơi, anh gì ơi”
Anh ta đang đạp xe nhưng có vẻ như anh không để ý đến tiếng gọi của cô, một lần nữa cô phải chặn đầu xe của anh lại, bị bất ngờ anh ta suýt tí nữa ngã chúi thẳng về trước, khẽ bực mình định anh ta ngẩng mặt lên định nói gi đó thì chợt khựng lại, vì anh nhận ra cô Dương, cái người con gái mà hôm qua anh gặp trong lúc đục mưa, anh liền bảo cô dắt xe vào lề rồi mới lên tiếng
—- “Ủa? Là cô sao? Sao tự nhiên cô lại chặng đầu xe của tui vậy? Không biết cô có gì cần tui giúp hay không?”
Cô Dương lúc này mới lấy ra cái áo tơi để trước giỏ xe đưa cho anh rồi nói
—- “Đây nè, tui trả anh, cảm on hôm qua cho tui mượn cái áo tơi, bây giờ tui đi về đây. À quên tên của anh là gì vậy? Anh đừng hiểu lầm ý của tui, thật ra tui muốn biết cái người giúp đỡ mình là ai mà thui. Tui tên là Dương, nhà tui ở cạnh gốc cây me cổ thụ trong xóm kia kìa”
Vừa nói tay cô vừa chỉ cái hướng ngã rẽ có hai hàng chuối xanh muớt, anh ta nghe vậy thì cũng vui vẻ trả lời
—- “À, chào cô Dương, tui tên là Phan, nhà tui nằm ở mé bờ ao cạnh nhà ông Sanh đó”
Cô nghe vậy thì chợt reo lên vì biết ông Sanh là bạn của cha mình, bất giác mặt cô đỏ lên vì quên mất là mình không giữ ý tứ nên vội vã chào anh Phan rồi đap xe nhanh đi về, trong lòng cô bỗng có chút rộn rã. Trở về nhà, vừa bước vào trong thì cha của cô, ông Được liền gọi lại rồi nói
—- “Nè Dương, tía có chuyện này muốn nói với bây không biết bây co thể lại đây nghe tía nói hay không?”
Cô nghe cha mình gọi thì liền chào ông rồi bước đến ghế ngồi xuống, ánh mắt tập trung nhìn vào ông rồi nói
—- “Dạ, tía nói đi, con nghe”
Ông Được trầm ngâm một lát rồi đinh lên tiếng thì bà Dung bước ra tay ôm bình trà đat xuống bàn rồi nhìn chồng
—- “Ông nè, từ từ mà nói, có gì mà mà hấp tấp vậy chứ?”
Cô nghe mẹ mình nói vậy thì bất giác không hiểu chuyện gì bèn hỏi mẹ
—- Ủa? Má, có chuyện gì vậy? Sao không để tía nói đi”
Bà Dung nghe thế thì cười gượng rồi cũng đáp
—- “À, thật ra tía má đang suy nghĩ không biết có nên nói cho bây nghe không? Sợ bây không đồng ý”
Cô có chút khó chịu khi thấy cha mẹ mình cứ ấp úng không nói thẳng ra thì nói
— “Thì tía má cứ nói đi để con biết là chuyện gì mới được”
Vợ chồng ông Được nhìn nhau một lát rồi khi này bà Dung lên tiếng nói thay ông
—- “À, hồi sáng này gia đình chú Lâm có đến hỏi cưới con cho thằng Tấn, mà lúc đó bây không có nhà nên tía má không biết trả lời sao nên phải chờ bây về nè”
Cô Dương nghe nói đến cậu Tấn thì liền đứng phắt dậy không đồng ý rồi nói
—- “Thôi, con không lấy chồng đâu, con muốn ở vậy với tía má thôi à”
Đoạn cô bước lại chỗ bà Dung rồi xoa vai, bà Dung nắm lấy tay cô rồi nói
—- “thằng cha bây, lớn rồi còn nhõng nhẽo nữa, bây không lấy chồng nữa già rồi không ma nào hốt đâu nghen”
Cô liền ôm bà nũng niu, đoạn bà gạt tay cô ra
—- “Bây quỡn quá ha, được rồi, không lấy thì không lấy, mà lần này thôi à nghen, lần sau má nói lấy chồng mà không chịu nữa thì tao lấy gậy uýnh cho à nghen. Thôi bây vào nấu cơm đi, tía má ở ngoài này nói chuyện một lát”
Cô nghe vậy thì chợt vui mừng đi nhanh vào trong, ông Được nhìn theo con gái đi khuất hẳn rồi mới nói
—- “Bà đó, chiều nó quài riết nó hư cho xem, nó cũng hai mươi rồi đâu còn nhỏ gì nữa”
Lúc này bà Dung mới quay sang trả lời
—- “Thôi, kệ nó đi, từ từ mình hãy tìm chồng cho nó, mà tui cũng không thích cái thằng Tấn nữa, thanh niên gì đâu biếng nhác, không lo làm ăn mà suốt ngày đi cà rởn khắp xóm quài, tại tui biết ông Lâm là bạn của ông nên tui mới xin phép họ để chờ con Dương về hỏi ý kiến nó nè. Thôi có gì thì mình lựa lời mà từ chối không phải làm mít lòng người ta nha ông”
Ông Được nghe vợ nói vậy thì cũng ậm ừ cho qua rồi đứng lên đi vao phòng, còn mình bà Dung ở lại ngồi nhìn ra ngoài khẽ thở hắt ra rồi đưa trà lên uống một hơi cạn sạch, thoáng trong suy nghĩ của bà có chút gì đó bất an ở trong lòng…