Mấy phút sau, ông đứng dậy, cầm ngọn đuốc gần tắt trên đất, lững thững đi về nhà. Lúc về đến nhà, thấy ông tôi vẫn đang ngồi chờ, ông Tấn bần thần đi vào trong nhà, bước chân dường như không vững, sắp đổ. Thấy ông Tấn loạng choạng, ông tôi mới vội vã chạy ra đỡ lấy.
– Ôi dồi ôi! Anh Tấn, anh Tấn, anh làm sao thế. Sao chân tay trầy xước, bật máu cả ra thế này?
Ông Tấn được ông tôi dìu vào nhà, ngồi định thần mất một lúc ông mới bình tĩnh lại, thều thào mà nói:
– Ôi giời…ôi giời ơi! Anh Bảo ơi! Nãy… nãy… tôi gặp ma, ở chỗ nghĩa trang ven làng. Ôi giời ơi…
Ông tôi nghe thấy thế mà chả hiểu mô tê gì nhưng ông cũng không hỏi thêm gì nữa, vội vàng vào bếp, nấu một bát canh gừng đem lên cho ông Tấn, đoạn lại lấy mấy miếng vải băng bó vết thương cho ông ý, rồi hai ông cùng ngồi ăn cơm. Trong bữa ăn, ông tôi đã cố gặng hỏi kĩ lại xem đã có chuyện gì xẩy ra. Ông Tấn cố gắng bình tĩnh lại rồi kể lại toàn bộ câu chuyện cho ông tôi nghe, từ đầu đến cuối không sót một chi tiết nào. Ông tôi nghe xong cũng chỉ biết lắc đầu, thở dài:
– Haizz, đúng cái lúc loạn lạc, bom đạn triền mien như này, người ta có thể chết vì dính bom, đạn lạc bất cứ lúc nào. Tôi nghĩ chắc anh bị ảnh hưởng của chiên tranh nên chắc nhìn nhầm đấy, chứ cái thời nào rồi, Liên Xô người ta còn bay lên vũ trụ rồi kìa. Ma cỏ gì chứ, tôi chả tin, người sống còn không sợ nữa là mấy thứ đã chết.
Thấy ông tôi không tin, ông Tấn ngay lập tức đốt một ngọn đuốc mới, đoạn bảo:
– Anh đi theo tôi, tôi cho anh xem.
Rồi ông chạy nhanh ra ngoài, ông tôi thấy thế cũng đuổi theo. Chạy được một hồi, hai ông dừng lại trước cây gạo. Ông Tấn thẫn thờ, chả biết nên nói như nào với ông tôi khi mà cái rễ câi quái quỷ đã biến mất. Ông tôi mới bảo:
– Thôi chắc anh mệt mỏi rồi, về ăn cơm đi, lát tôi hãm chè với lấy ít kẹo lạc mà uống chè.
Ông Tấn mới lắc đầu bảo:
– Không được anh ơi, cái tích chè, tôi đựng rượu, qua đây bị ngã, vỡ rồi.
– Thôi không sao, lấy cái khác đựng cũng được, đi về đi.
Rồi ông tôi dìu ông Tấn về, mặc cho ông có giải thích cái gì biết bao điều quái dị. Đằng sau hai ông, ở trong nghĩa trang, một cái bóng hình người đàn bà đứng trên một ngôi mộ nhìn chằm chằm theo hai ông mà cười khúc khích rồi tản ra thành một làn khói, từ làn khói ấy, một con quạ đen bay ra hướng thẳng về phía cái cây gạo rồi biến mất sau cái tán lá xum xuê của cây.
Về đến nhà, sau khi vừa uống nước chè, ăn kẹo lạc, vừa kể cho nhau nghe những câu chuyện từ cái thời đi lính của bản thân, ông Tấn dường như đã ổn hơn, không còn bị hoảng loạn tinh thần nữa. Đang nói chuyện vui vẻ, chợt ông tôi nhớ ra điều gì đó bèn quay qua hỏi ông Tấn:
– Anh Tấn này, hồi chiều á, lúc tôi mới đến, bảo mọi người là tôi muốn khai hoang cái mảnh đất bên kia. Ấy sao mà tôi thấy mọi người hơi tái mặt đi thế, lại còn ông cụ Ninh gì đó, sao ông ý lại bảo tôi là phải cẩn thận khi sử dụng mảnh đất đó?
Ông Tấn nghe vậy bèn trầm ngâm một hồi lâu rồi mới lên tiếng:
– Chả giấu gì anh, ở làng Phúc Lễ này, đất để hoang ở đây cũng đã được chính quyền vận động người dân khai hoang hết rồi. Duy chỉ có một nơi , là cái mảnh đất anh bảo ấy, là không ai dám lại để khai hoang cả, vì người ta nói là “ Mảnh đất đó có quỷ ngụ”.
– Quỷ.. .quỷ ngụ là sao hả anh, tôi không hiếu.
Ông Tấn mới nhấp ngụm nước chè mà rằng:
– Tôi sinh ra ở đây thì cái cây đó đã ở đó lâu lắm rồi, ông cụ thân sinh của tôi cũng chả biết nó bao nhiêu năm tuổi nhưng ông cụ từ bé đã cấm tôi ra gần đó. Nghe ông kể rằng cái cây đó có quỷ, lại còn là một con quỷ rất dữ.
Ông Tấn ngập ngừng rồi kể tiếp…
Ngày còn bé, ông Tấn thường được nghe mấy cụ lớn tuổi kể khi là “ ở mảnh đất đó, ngày xưa có một cô gái bị cưỡng hiếp, sau đó bị treo xác lên cây như kiểu treo cổ. Từ đó, những người đi bắt ếch đêm, đi qua mảnh đất đó thường thấy có một cái bóng dáng một cô gái, ngồi trên cây đa mà khóc thút thít. Có mấy kẻ tò mò lại gần thì bị cô ta hù cho mất mật.
Một thời gian sau, người làng phát hiện rằng con trai lão phú hộ trong làng mất tích, người ta hò nhau đi tìm thì thấy con trai lão chết ở gốc cây đa kia. Kì lạ là cái xác vừa mới chết mà cứ như chết lâu lắm rồi, thịt thì rữa ra, dòi bọ bu đầy quanh đó. Từ đó, người làng tuyệt nhiên không ai dám bén mảng tới gần mảnh đất và cây đa đó. Ấy thế mà…
Đến đoạn này thì ông Tấn thở dài, ông nội tôi tò mò:
– Thế rồi sao nữa hả anh?
– Ấy thế mà vẫn có người chết bất đắc kì tử ở cây đó, mà toàn là đàn ông. Nói đâu xa, cái nhà mà tôi vừa tôi đi mua rượu đây, bố của cái anh đấy ngày xưa đi đêm về, chả hiểu thế nào mà đi vào cái mảnh đất đó, sáng hôm sau thì người ta phát hiện ông ta chết ở trên cái cây đó, bộ hạ còn bị cắn nát nữa chứ. Thế là dân làng ngày càng sợ cái chỗ đó không ai dám đến gần kể cả ban ngày.
Ông tôi nghe xong thì cũng nói qua loa vài câu rồi xin phép ông Tấn về nhà. Đêm đó, ông tôi cứ trằn trọc mãi không ngủ được, mấy lời ông Tấn kể cứ văng vẳng bên tai khiến ông càng thêm tò mò về cái cây đa và mảnh đất ngoài kia.