#2
Lúc này đã là hai giờ sáng, ở đằng xa thỉnh thoảng lại vang lên tiếng gà gáy canh sớm. Dọc con đường đi vào làng Cổ vẫn vắng vẻ như cảnh tượng thường ngày của nó. Mà thằng Phúc cũng chẳng có nổi tâm trạng để quan tâm, nó cảm giác dưới cổ chân mình lúc này lại nổi lên chút đau đớn. Nhớ lại những thứ xảy ra ở dưới giếng, thằng Phúc bỗng nhiên quay đầu nhìn hai đứa kia.
Nó thấp giọng hỏi:
“Bọn mày nghĩ, dưới đáy giếng hoang kia có quỷ tồn tại thiệt không?”
Bị hỏi như vậy, hai thằng Tật Tèo có chút lạnh sống lưng. Thằng Tèo vẫn là người bình tĩnh hơn, nó lắc đầu trả lời:
“Chuyện này em cũng không biết rõ, nhưng mà lúc ở phía trên đợi anh thì bọn em có nghe thấy ở xung quanh có tiếng con nít cười vang vảng. Đoạn đó, bọn em bị dọa sợ tới mức suýt tè ra quần.”
Nói đoạn, thằng Tèo như hiểu ra được điều gì đó, n lại quay đầu nhìn thằng Phúc thấp giọng hỏi:
“Anh hỏi bọn em như vậy, có phải ở dưới đó anh nhìn thấy được cái gì kì lạ rồi…”
Tuy thằng Tèo lúc này có chút ấp úng, nhưng thằng Phúc lại hiểu và gật đầu một cái. Nó bắt đầu nói lại thứ mình thấy khi xuống dưới đáy giếng.
“Lúc bọn mày kéo tay lên gần tới miệng giếng, thì tao lại bị một thứ gì đó ở dưới ấy lôi kéo. Nó vướng vào chân của tao, dù tao có vùng vẫy hay cựa quậy cũng không chịu buông ra. Rồi trong cái khoảng thời gian đó, tao nghe thấy giọng nói của một đứa con nít…”
“Nó bảo tao hãy ở lại dưới giếng để chơi với nói. Nếu mà bọn mày không kịp, tao e là phải ở dưới đó luôn rồi.”
Đợi thằng Phúc nói hết, gương mặt của hai thằng kia đã trắng bệch không còn giọt máu. Đúng mà không hiểu vì sao, sau khi nghe thằng Phúc kể tụi nó lại có cảm giác ớn lạnh sau lưng. Cả ba đứa đều không tự chủ được mà quay đầu nhìn về hướng giếng hoang. Tuy là chẳng thấy được gì, thế nhưng sự ám trầm của nó vẫn tựa như đọng lại trong tâm trí mỗi người bọn họ.
Không biết qua bao lâu, bầu không khí yên tĩnh đến ngồi ngạt kia bị giọng nói thằng Tèo phá vỡ:
“Anh Phúc, thế bọn mình leo xuống đó rồi sau này có bị… Có bị quỷ tới tìm không?”
Câu hỏi của nó khiến hai người còn lại giật mình. Thằng Phúc lúc bấy giờ liền trợn mắt lên mắng mỏ:
“Phủi, phủi, phủi. Mày bớt nói nhảm giùm tao, oan có đầu nợ có chủ, tìm bọn mình làm gì. Cái mồm mày thối lắm…”
Cũng không đợi hay đứa kia kịp phản ứng tiếp, thằng Phúc đã vội vàng lấy đồ kẹp trong lưng quần ra rồi chia chác cho hai đứa đàn em của mình. Sau khi đã chia đầy đủ xong, bọn nó hẹn nhau một cái lịch đi nhậu rồi ai về nhà nấy. Mà ngay tại thời điểm này, cả ba đứa đều không biết được những hành động đêm nay của họ sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thế.
Lúc này ở cuối con đường, cái giếng hoang vẫn nằm sừng sững và yên tĩnh tựa như chưa từng có một ai lai vãng đến đây. Nếu không phải cái gáo nước và sợi dây bị vứt trên mặt đất thì hình ảnh này chẳng khác gì mấy chục năm qua. Khi bóng dáng của người kia dần khuất dạng dưới màn đêm, thì bỗng nhiên từ bên dưới một đứa trẻ lấm lem bùn đất bò lên. Dưới cái bóng tối mập mờ, gương mặt trắng nhợt của nó thoát ẩn thoát hiện, trên người lại không mặc lấy một cái gì, ngay cả hai chi dưới cũng không có. Nếu như không phải biểu cảm của đứa trẻ kia hung ác và đầy oán hận thì nó cũng chẳng khác gì những đứa con nít bình thường. Lúc này, đứa trẻ kia lại quay đầu nhìn lá bùa sau đó nhoẻn miệng cười một cách đáng sợ.
Nó lê lết thân hình tới lượm cái gáo nước rồi lấy sợi dây cột lên, tiếp sau đó mọi thứ trở về với cảnh tượng ban đầu. Đứa trẻ kia lúc bấy giờ đã ngồi trên miệng giếng, hai tay đẩy cái gáo nước đang treo trên cột. Nếu có ai đó đi ngang lúc này, thì hình ảnh họ thấy được chính là cái gáo đang tự động đậy phát ra những âm thanh kinh khủng.
Một tuần yên bình cứ thế yên bình trôi qua, thằng Phúc và hai đứa kia dường như đã quên mất những chuyện xảy ra tối ấy. Mấy ngày đầu bọn nó cũng thấp thỏm không thôi, nhưng dần đà thấy chẳng có sự việc gì khiến bọn nó cũng không muốn quan tâm nữa. Ăn ngon, ngủ kĩ, nhậu nhẹt suốt ngày. Cứ hễ rảnh ra là lại đi phá làng phá xóm, khiến mọi người sống trong làng Cổ rất ghét bọn nó. Nếu như không phải bố của thằng Phúc từng là ông giáo nổi tiếng trong vùng, thì tụi nó cũng nhiều lần bị đánh đập lên bờ xuống ruộng rồi.
Lại nói, người ta thường có câu “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Mẹ của thằng Phúc cũng chẳng vừa, chỉ cần ai dám làm gì nó thì bà ta sẽ mắng chửi suốt ngày, khiến cho dân làng cũng nhìn cũng thấy ghét. Cũng như sớm nay, bà Tâm như thường lệ đi chợ mua đồ. Không hiểu ở ngoài đó mấy bà kia nói xấu gì thằng Phúc, mà cái mồm của bà ta đã bô bô tử ngoài đường tới khi vào tận trong nhà.
Bà Tâm một tay chống nạnh, một tay quạt phe phẩy cái nón, miệng lại chửi không ngừng:
“Tổ tiên sư nhà chúng mày, thằng Phúc nhà tao ăn hết cơm hết gạo của nhà bọn mày đấy à? Hay sao mà cứ hở ra là chụm đầu nói xấu nó thế hả?”
“Là người thì đúng nghĩa là người. Đừng như con tò he thổi te te rồi nát bét.”
Nữa giờ đồng hồ trôi qua, bà Tâm vẫn mắng chửi không ngừng. Trong bụng bà tức lắm, con trai của bà chỉ là nghịch ngợm một chút thôi thế mà đám già kia lại bàn tán suốt ngày. Còn thêm người chồng nhu nhược kia, con trai bị thế cũng không dám bênh.
Cả đêm qua thằng Phúc đi chơi bài về trễ, sớm nay mới tranh thủ ngủ được chút lại bị giọng của bà Tâm làm cho tỉnh giấc. Nó mò từ trong buồng ngủ đi ra, nhìn mẹ mình rồi lớn tiếng:
“Bà có thôi đi không? Mới sáng sớm mà định không cho ai ngủ đấy hả?”
Bà Tâm đã bực, còn bị thằng Phúc bày ra thái độ như vậy. Bà ta liền vứt cái nón đi đến, tay dí vào trán nó mắng mỏ:
“Trời ơi là trời, cái thằng ngu này. Được việc thì ít mà ăn hại thì nhiều, mày có biết bên ngoài người ta sắp đồn mày thành thằng nghiệp ngập, trộm cướp rồi không hả!”
Thằng Phúc nghe vậy chỉ nhếch miệng cười, nó thản nhiên đáp:
“Họ nói đúng đấy chứ đồn đại gì đâu.”
Lần này bà Tâm cũng bó, bà chẳng hiểu sao thằng con của mình lại cứng đầu như vậy. Bà ta tức giận:
“Mắng không nghe, đánh không nghe. Mày lì lợm y chang thằng cha già của mày vậy.”
Nói đoạn, bà Tâm bỗng nhiên hỏi:
“Đêm qua mày đi đâu mà về khuyu khoắt thế?”
“Đi đánh bài…”
Chưa đợi nó trả lời xong, bà Tâm đã chen giọng vào nói tiếp:
“Ừ, mày đi đâu cũng được nhưng nhất quyết phải tránh xa cái giếng hoang kia ra cho tao. Tuyệt đối không được tới gần đó biết chưa.”
Chuyện này bà Tâm đã nói đi nói lại hàng trăm hàng nghìn lần rồi. Thằng Phúc chẳng hiểu sao mẹ của mình lại vô lí như vậy, ban đầu nó còn tưởng ở cái tiếng kia có nguy hiểm gì, thế nhưng từ đêm ấy về đến giờ nó cũng có thấy gì đâu.
Lúc bấy giờ, ông Hạnh cũng từ bên ngoài về, nghe được căn dặn của vợ thì cũng thấy khó hiểu vô cùng. Ông ấy cũng không phải người sinh ra ở làng Cổ này, chỉ là đến đây dạy học rồi gặp bà Tâm sau đó nên duyên vợ chồng. Bởi vì lớn lên ở nơi khác, nên cái chuyện ở giếng hoang có quỷ ông cũng không tin cho lắm.
Ông Hạnh vào nhà, rót trà uống một ngụm sau đó thắc mắc hỏi:
“Ở giếng hoang kia có quỷ thiệt sao?”
Bà Tâm bị hỏi, biểu cảm trên gương mặt có chút thay đổi, như kiểu đang muốn che giấu gì đó, nhưng rất nhanh lại chỉ gật đầu thở dài:
“Có quỷ hay không thì tôi không biết, nhưng năm ấy có một cậu thanh niên xuống giếng tìm hiểu nguyên nhân. Rồi tầm một tuần sau, cậu ta chết. Mà địa điểm chính là ở dưới cái đáy giếng hoang kia. Rồi từ đó không ai dám mò tới chỗ ấy nữa.”
Càng kể gương mặt của bà Tâm càng thêm nhợt nhạt. Hồi đó, bà ta cũng chỉ là thiếu nữ đôi mươi, nhìn thấy xác chết với bộ dạng kinh khủng đó thì nhớ mãi không quên được. Có khi bà ta còn nằm mơ thấy được cảnh tượng kinh hoàng kia.
Thằng Phúc lại tưởng đến cái thứ đêm ấy mình thấy ở dưới đáy. Không hiểu sao lại lên tiếng hỏi:
“Ở giếng hoang từng có con nít chết đuối sao?”
Ngay khi nó vừa dứt lời, cả ngôi nhà bỗng nhiên trở nên yên tĩnh. Bà Tâm giật mình:
“Sao mày lại hỏi vậy? ”
Rồi thằng Phúc gãi đầu, nó chẳng hiểu sao mình lại hỏi như vậy. Nó trả lời qua loa:
“Chỉ hỏi đại thôi. Tại nghe mấy ông bà già ngoài đình nói vậy.”
Nói đoạn, nó quay lưng muốn đi vào lại buồng ngủ. Thế nhưng vô tình làm sao cái cổ chân lại lộ ra, ở nơi ấy có một giấu tím đậm, lại có hình dáng như bàn tay của đứa trẻ. Bà Tâm cũng thấy, bà ta vội kéo nó hỏi:
“Chân mày bị sao đấy?”
Thằng Phúc bấy giờ mới phát hiện cái vết kia vẫn chưa mất. Đêm hôm ấy về, nơi chân nó xuất hiện dấu cũng năm ngón tay. Cứ tưởng đợi lâu sẽ mất, ai ngờ lại còn lâu như vậy.
Nó thờ ơ đáp:
“Chơi với tụi thằng Tật thôi. Vài ba ngày hết giờ, lo cái gì chứ.”
Bà Tâm có chút nghi ngờ, tuy vậy vẫn để cho thằng Phúc vào buồng. Bà ta quay lại ghế ngồi, thay vì dáng vẻ chua ngoa lúc nãy thì giờ lại lâm vào trầm ngâm như thể đang suy nghĩ về một điều gì đó.
Dạo gần đây ở làng Cổ có nhiều chuyện lạ lắm, đặc biệt nhất chính là tụi con nít trong làng ban đêm hay tụ tập kéo nhau ra giếng hoang chơi. Cho dù có bị bố mẹ cấm cản thì vẫn trốn đi cho bằng được, còn nếu không đi được thì sẽ trở nên như kẻ mất hồn, thân thờ suốt ngày. Nhiều lần phụ huynh rình theo, nhưng ra đến giếng hoang lại chỉ thấy bọn con nít chơi chung với nhau thôi. Bọn họ có ý định mời thầy pháp về, nhưng cũng chẳng phát hiện được chuyện gì. Sau nhiều lần như vậy, họ chỉ đành nhốt con của mình ở trong nhà.
Khuyu hôm ấy, thằng Phúc loạng quạng trên đường sau một trận nhậu vật vả. Lúc nó chuẩn bị vào ngã quẹo, thì phát hiện ở phía xa có một đứa con nít đang ngẩn ngơ đi trên đường. Lại nhìn kỹ, đó chính là cu Tũn em trai của thằng Tật. Dù say, nhưng thằng Phúc cũng đi đến muốn bảo cu cậu về nhà. Ấy thế mà khi thằng Phúc tới gọi, cu Tũn vậy không có phản ứng chút nào. Ánh mắt nó như kẻ vô hồn, cứ chậm chạp hướng về phía cuối làng mà đi. Thằng Phúc kêu không được, muốn bế cũng không được thế nên chỉ có thể đi theo.
Lúc tới nơi, thằng Phúc hoảng loạn khi thấy cái giếng hoang kia. Bấy giờ, ở quanh miệng giếng có thêm ba đứa trẻ nữa. Thằng cu Tũn đi tới cùng ba đứa nhỏ kia, rồi cầm tay nhau thành một vòng tròn quanh miệng giếng. Lúc thằng Phúc chưa kịp hiểu gì thì bỗng nhiên tụi nó hát lên những câu đồng dao quen thuộc.
” Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cổng nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Xì xì xì xụp
Ngồi thụp xuống đây.”
Tuy miệng hát, nhưng biểu cảm lại thẩn thờ vô cùng, những hành động chậm chạp cứ lặp đi lặp lại. Ngay lúc thằng Phúc muốn mở miệng hỏi thì bỗng nhiên, một cơn gió lạnh buốt ập đến tạt thẳng vào mặt nó. Rồi từ miệng giếng một đứa trẻ xuất hiện, khác với những trẻ ngây thơ đang đứng ở kia, đứa trẻ này âm u vô cùng, đặc biệt là đôi mắt đỏ rực luôn chưa đầy thù oán. Nó nhe răng cười, rồi nụ cười rùng rợn kia khiến cho Phúc nổi da gà, nhịn không được muốn lùi về phía sau.
Thằng Phúc lúc bấy giờ đã sợ lắm rồi, chân tay bủn rủn như không còn một chút sức lực nào. Nó vội vàng quay đầu muốn bỏ chạy, thế mà chân tay lại không chịu nghe theo sự điều khiển, cứ đứng bất động một chỗ. Ngay lúc thằng Phúc loay hoay thì bất ngờ ở trên lưng nó trở nên nặng nề. Cái sự lạnh lẽo kia, và da thịt cứng ngắc kia lại gợi về kí ức đêm đó.
Giọng nói quen thuộc kia lại một lần nữa vang lên:
“Anh ơi, anh ở lại đây chơi với em đi…”
Không biết từ khi nào mà đứa trẻ ở miệng giếng đã ở trên lưng của thằng Phúc, cái mùi hôi tanh tưởi kia ập vào mũi, khiến thằng Phúc sợ hãi, đặc biệt là khi cái âm thanh kia sát bên lỗ tai của mình. Thằng Phúc lúc bấy giờ chỉ có một ý nghĩ, đó chính là phải trốn khỏi cái nơi quái quỷ này.