Nhà vua nghe thấy lính báo lên có yêu quái lộng hành thị bật dậy bắn khỏi giường. Ngay lúc này đây cả Thạch Sanh và vị đại thân kia cũng đã chạy sộc thẳng vào trong phòng. Người lính đó lúc này mới báo cáo lại sự việc một cách tường tận. Hóa ra là cái khu rừng phía nam đó chính là nơi mà Lý Thông đã bỏ trốn. Đầu đuôi sự việc có thể được giải thích như sau, chẳng là sau khi đã làm giao kèo với bà chúa tượng hình, Lý Thông mang trên mình sức mạnh vô thường mà gần như không một ai trên trần thế này có thể địch lại được. Hắn ta đã làm dụng sức mạnh đó mà đi tới các làng ven rừng tàn phá cướp giết. Nếu như là binh lính triều đình hay như những người chống cự lại hắn thì Lý Thông giết thẳng tay, còn nếu là đàn bà con gái đang tuổi xuân xanh thì hắn cưỡng hiếp và bắt làm nô lệ tình dục cho hắn. Thêm vào đó, có những kẻ tham sống sợ chết thì bọn chúng nguyện đi theo Lý Thông tạo nên một đạo quân hùng mạnh mà tiến thẳng về kinh thành. Điều kì lạ nhất mà người lính này báo cáo lại đó là Lý Thông không thể nào bị vũ khí bình thường làm hại, mặc cho giáo đâm, kiếm chém, và tên găm, thế nhưng mà hắn vẫn không hề lúi bước mà càng hung hăng hơn tiến lên. Vị đại thần đứng bên cạnh nhà vua nghe hết từ đầu đến cuối thì bỗng nhiên toàn thân ông ta khẽ rung lên, vị đại thần này nói:
– Ngươi có thể tả rõ về hình dáng của Lý Thông được không? Có đặc điệm gì khác biệt không?
Người lính này không cần nghĩ thêm gì nhiều, anh ta quay qua nói luôn:
– Bẩm đại nhân, trên người hắn ta không biết từ đâu mà xuất hiện một lọat hình xăm đen và trắng.
Vị đại thần này nghe đến đây thì ông ta như rụng rời chân tay, Thạch Sanh nghe thấy việc Lý Thông có những hình xăm trắng đen thì trong đầu cậu ta liên tưởng ngay tới bà chúa tượng hình. Thế nhưng mà có lẽ cái suy nghĩ lớn mạnh nhất trong đầu Thạch Sanh lúc này không phải là về sức mạnh vô song của Lý Thông, đơn giản là Thạch Sanh trong lòng đang vô cùng buồn bã, thất vọng vì không hiểu vì lý do gì mà bà chúa tượng hình lại ban cho Lý Thông cái sức mạnh ghê gớm đến thế, không lẽ nào bà chúa tượng hình đã lừa Thạch Sanh? Nhà vua thì đứng đực ra từ này giờ, bất ngờ ngài hỏi người lính này:
– Còn có gì đáng để nói nữa không?
Người lính này cúi mặt ra vẻ khó nói:
– Còn có một chi tiết… chi tiết này khiến việc Lý Thông đi đến đâu là binh lính theo hàng tới đó…
Nhà vua như không chịu nổi sự úp mở nữa bèn giậm mạnh chân xuống nền nhà quát:
– Nói mau!
Người lính này mới chống tay xuống đất nói:
– Thưa bệ hạ, chẳng là tên Lý Thông này sau mỗi trận thắng đều sai người lấy máu của những xác chết cho vào một chậu thau lớn để tắm. Nhiều người sau khi biết chuyện nghĩ rằng hắn có sức mạnh của thần thánh nền vội vã quy hàng hắn ạ.
Cả ba người nhà vua, Thạch Sanh và vị đại thần nghe đến đây thì rùng mình đổ mồ hôi hột, kì lạ thay là khi không mấy ngọn nến để gần giường nhà vua nằm như có ai đó thổi mà khi không bỗng tắt lịm đi. Có lẽ trong bốn người đang có mặt trong phòng, chỉ có độc vị đại thần này là để ý tới điều đó. Bất ngờ trên khuôn mặt vị đại thần này tuôn rơi hai dòng lệ nhạt nhòa, ông ta giọng nghẹn ngào ngửng mặt lên trời mà thán:
– Thế là vận nước suy tàn, quỳ dữ lên ngồi rồi.
Cả ba người còn lại nghe thấy vị đại thần này nói vậy thì thất kinh. Bất ngờ vị đại thần này quay đầu nhìn vị lính kia hét lớn:
– Còn quỳ gối ở đó làm gì nữa, mau mau truyền lệnh tập trung toàn bộ binh lính tướng sĩ có mặt ở kinh thành! Mau mau tiến quân ngăn cản lý thông lại.
Người lính này quỳ gối ở đó mà mặt ngơ ngác hết nhìn nhà vua rồi lại nhìn vị đại thần. Vị đại thần này quát lớn:
– Còn không mau đi đi!
Nhà vua thấy vị đại thần cương quyết như vậy thì bèn ra hiệu cho người linh đi, ngay tức thì, người lính tuân lệnh cùng với cả Thạch Sanh dẫn toàn bộ binh lực đang có mặt tại kinh thành mà tiến thẳng về phía khu rừng phía nam, nơi mà Lý Thông cùng với phiến quân đang ầm ầm kéo về. Lúc này chỉ còn lại có mỗi nhà vua và vị đại thần trong phòng, nhà vua nhìn kĩ vị đại thần thì thấy hai hàng nước mắt ông ta vẫn giàn giụa, vẻ mặt và ánh mắt toát lên một vẻ thất vọng vô bờ bến. Nhà vua lúc này mới tiến tới gần vị đại thần, ngài hỏi:
– Khanh … không lẽ nào…
Vị đại thần ngước mắt nhìn nhà vua lắc đầu mà nước mắt vẫn tuôn ròng ròng:
– Bệ hạ, vận nước đã đến hồi diệt vong… thần…
Nói đến đây bất ngờ vị đại thần này quỳ gối chống tay xuống đất trước sự ngạc nhiên của nhà vua. Mặc cho nhà vua có tìm mọi cách để đỡ ông ta dậy, thế nhưng mà vị đại thần này vẫn cúi đầu chống tay xuống đất nói giọng nghẹn ngào:
– Thần tội đáng muôn chết … đã không nhìn ra được ngày hôm nay … nay vận nước đã tàn, ngay đến tính mạng của ngài thần cũng không bảo vệ nội…
Nhà vua càng nghe thấy vị đại thần này nói thì càng toát mồ hôi hột và cảm thấy lo sợ, cũng đúng thôi, vì từ trước đến nay vị đại thần được coi là hỏa thần này chưa hề tỏ ra bất lực như vậy cả. Phải mất một hồi lâu, vị đại thần này mới chịu để cho nhà vua đỡ dậy, ông ta nói:
– Thần không thể báo vệ được kinh thành, không bảo vệ được ngài… nhưng thần dám mang tính mạng của con cháu mình ra mà đảm bảo rằng sẽ có ngày thần rửa được cái nỗi nhục này cho ngài…
Nhà vua nghe vị đại thần này nói thì cũng không hiểu gì lắm, thế nhưng ngài vẫn cố khuyên can:
– Khánh có cao kiến gì cứ nói, ta tin tưởng ở khanh mà…
Vị đại thần này nói rằng cần về chuẩn bị gấp một số thứ rồi sẽ lên kế hoạch và bẩm báo lại sau, nói rồi vị đại thần này cáo biệt nhà vua xin lui về cung mình mà đóng cửa chuẩn bị. Toàn bộ binh lính trong cunng đã được điều ra thẳng mặt trận để ngăn bước tiến của Lý Thông, đương nhiên là cả hai vị tướng sĩ mà Thạch Sanh nghi ngơ là bị nhập cũng được điều ra trận. Thế nhưng chỉ có điều đó là sự nghi ngờ của Thạch Sanh không hề sai một chút nào, hai vị tướng sĩ đó chính là hiện thân của chim tinh và hắc xà tinh. Trước khi hai người này đi, chim tinh đã khôn khéo gửi một bức mật thư tới công chúa. Trong thư nói rằng năm xưa công chúa đã giao kèo với hắn rằng tuyệt đối im lặng về việc Thạch Sanh đã giải cứu cô ra khỏi hang và tiêu diệt hắn. Thế nhưng chỉ vì công chúa nuốt lời, phá bỏ giao kèo mà tiết lộ cho vua cha biết được rằng Lý Thông cướp công Thạch Sanh, cái sự diệt vong của quốc gia và cái chết của nhà vua sắp tới đây đều do một tay công chúa tạo ra mà thôi. Công chúa đọc xong bức mật thư đó thì cô cảm thấy vô cùng có lỗi, công chúa đã khóc suốt một đêm dài, để rồi cuối cùng do không chịu nổi sự cắn rứt của bản thân mà cô quyết định treo cổ tự tử ngay trong cung của mình sáng sớm hôm sau.
Quay trở lại đại quân do Thạch Sanh dẫn đầu tiến thẳng về phía phiến quân của Lý Thông. Chỉ mất có một đêm hai ngày mà cuối cùng quân của Thạch Sanh đã đối đầu với cả đại quân của Lý Thông. Nhưng có lẽ trong lòng Thạch Sanh bây giờ nghĩ tới chuyện phải đối đầu với Lý Thông ra sao thì ít mà nghĩ về việc tại sao mà bà chúa tượng hình lại tiếp tay cho Lý Thông thì nhiều. Có lẽ đúng như người ta thường nói, số phận của con người đã được một tay Thiên Phụ sắp đặt hết rồi, chính cái đêm hôm đó dừng chân nghỉ ngơi mấy canh giờ mà Thạch Sanh đã có cơ hội gặp gỡ bà chúa tượng hình. Thạch Sanh đang đứng bên cạnh một con sông lớn, trên người cậu ta là bộ giáp sắt sáng loáng do vua ban, một bên là kiếm, một bên là cây rìu thần. Bà chúa tượng hình lúc này mới từ từ hiện hình, vẫn là cái mái tóc dài vàng óng ả, toàn thân vẫn là chi chit những hình xăm không một mảnh vải che thân. Duy chỉ cỏ một điều, đó là đôi mắt của bà chúa tượng hình thì đẫm lệ, cô ta từ từ tiến lại về phía sau lưng Thạch Sanh vòng tay mà ôm choàng lấy cậu ta. Thạch Sanh có lẽ cũng đã linh cảm được đó là bà chúa tượng hình, vì thứ ánh sáng vàng óng ả từ mái tóc của cô ta tỏa sáng một vùng mà. Thay vì những cử chỉ nhẹ nhàng êm dịu, thì Thạch Sanh lại bước tới mấy bước, hai tay cậu gỡ vội cái vòng tay mà bà chúa tượng hình đang ôm chặt lấy thân cậu ra. Thạch Sanh quay người nhìn thẳng vào mắt bà chúa tượng hình, giọng cậu ta nói mang đầy hàm ý trách móc:
– Tại sao? Tại sao bà lại làm như vậy?
Bà chúa tượng hình như nhận ra rằng Thạch Sanh đã biết cái việc mà mình làm giao kèo với Lý Thông. Bà chúa tượng hình khẽ cúi đầu mà giấu đi những giọt nước mắt đang lăn trên má:
– Xin tráng sĩ hiểu cho … em … em…
Bất ngờ Thạch Sanh quát lớn:
– Hiểu cái gì chứ?! Thử hỏi bao nhiều người đã chết dưới tay Lý Thông? Vậy thì ai?! Ai sẽ hiểu cho họ?!
Bà chúa tượng hình nghe những lời lẽ trách móc đó mà trong lòng quặn đau lắm. Cố giấu đi cái tiếng nấc nghẹn ngào, cô ta đáp:
– Em… em chỉ làm theo quy tắc thôi…
Thạch Sanh như không chịu nổi cái kiểu nói này nữa, cậu cười nói giọng khinh miệt:
– Quý tắc cái gì chứ? Dù sao thì bây giờ ta đã hiểu rồi… bà cũng chỉ như bà chúa nguyệt mà thôi, các người là một bầy quỷ dữ.
Chính cái câu nói cuối cùng đó như làm cho trái tim của bà chúa tượng hình tan vỡ. Tiếng khóc nấc lên đã không thể nào ngừng lại được nữa, hai hàng nước mắt nhạt nhòa ướt má, bà chúa tượng hình ngửng đầu nhìn Thạch Sanh như không tin rằng chính mồm cậu vừa nói ra những lời đó. Bất ngờ bà chúa tượng hình nói giọng nghẹn ngào như hét lên:
– Tráng sĩ đừng quên … đừng bao giờ quên rằng… cho dù em có là quỷ dữ!!! Thì chính em đã cứu mạng tráng sĩ đó…
Thạch Sanh nóng máu quát lớn:
– Nhà ngươi câm mồm đi…
Thạch Sanh nói câu nào ra thì lời câu đó tựa như một lưỡi dao sắc nhọn cứa vào tim gan của bà chúa tượng hình vậy. Bà chúa tượng hình nói:
– Xin cháng sĩ nghe em … tráng sĩ sẽ chết dưới tay hắn, tráng sĩ không địch nổi hắn đâu … tráng sĩ hãy trốn đi.
Thạch Sanh nghe thấy vậy bèn dùng bàn tay có hình xăm cầm cây rìu đưa lên trước mặt bà chúa tượng hình nói:
– Không lẽ với sức mạnh như thế này mà vẫn không hạ được hắn sao?
Bà chúa tượng hình vẫn nước mắt nhạt nhòa khẽ lắc đầu nói:
– Không được đâu … hắn đã làm giao kèo với em … hắn có sức mạnh vô song mà…
Thạch Sanh nghe đến việc Lý Thông có sức mạnh con hờn cả mình thì cậu như chết điếng người, “bà chúa tượng hình ơi, em đã làm gì thế này?”, trong đầu Thạch Sanh tự hỏi lòng mình. Thạch Sanh thở hắt ra nói:
– Thế chẳng lẽ nào… tôi với bà không làm giao kèo háy sao?
Bà chúa tượng hình mỉm cười trong nước mắt mà nói:
– Đó không phải giao kèo trang sĩ ạ … đó là tấm lòng riêng của em với tráng sĩ…
Thạch Sanh trong một phút cay đắng, cậu nói:
– Nếu vậy thì cái tấm lòng của bà đã đưa tôi đến chỗ chết rồi…
Bà chúa tượng hình nghe thấy Thạch Sanh nói vậy thì vội vã tiến tới dùng hay tay bám lấy vai Thạch Sanh nói trong nước mắt:
– Không … không phải vậy … tráng sĩ hiểu nhầm ý em rồi…
Thế rồi bà chúa tượng hình cứ van xin nài nỉ Thạch Sanh chạy trốn, như không kìm chế được bản thân mình, Thạch Sanh vung tay tát mạnh vào mặt bà chúa tượng hình một cái khiến bà chúa tượng hình ngã vật ra đất. Bà chúa tượng hình nằm ra đất, đưa hai tay lên ôm lấy mặt khóc nức nở, toàn thân cô ta thì tan biến dần, thế nhưng mà tiếng khóc thì còn mãi vang vọng. Thạch Sanh đứng im ở đó một hồi lâu, không biết vì lí do gì mà cho dù bà chúa tượng hình đã tan biến, thế nhưng mà cái tiếng khóc nghẹn ngào như có phần buồn tủi, ai oán đó vẫn văng vẳng bên tai cậu ta. Không biết từ lúc nào mà trong tim Thạch Sanh cũng cảm thấy nhói đau, bất ngờ một hàng lệ tuôn rơi trên má cậu. Thạch Sanh ngửng mặt lên trời nhìn những vì sao sáng kía mà lầm rầm:
– Xin lỗi em, anh đã sai rồi, nhưng anh không thể nào quay đầu được.
Cuối cùng thì đại quân của Thạch Sanh và Lý Thông đã đụng độ nhau, thế nhưng mà quân của Lý Thông đa phần là phiến quân nên chả mấy chốc mà bọn chúng bỏ chạy hết, chỉ dó độc một mình Lý Thông bị bao vây, nhưng có lẽ điều đó cũng không hề ngăn bước tiến của hắn khi mà bao nhiêu lính, bao nhiêu tướng lao vào đi chăng nữa, thì bọn họ cũng bị Lý Thông móc tim uống máu mà thôi. Tại một cành cây cao ngất không xa là một người đàn ông trên mình mặc bộ giáp sắt, cái đầu trọc lốc với chùm râu bó tỏi đang ngồi đu đưa trên một cành cây to, ít phút sau bà chúa nguyệt hiện ra đứng bên cạnh, người đàn ông này mắt vẫn nhìn xuống trận chiến hỗn loạn nói:
– Bà chúa nguyệt đã tới rồi đó sao?
Bà chúa nguyệt mỉm cười đáp:
– Ông hoàng ngũ hành cũng rảnh rỗi ra đây coi hả?
Thế rồi người thứ ba xuất hiện, đó chính là bà chúa tượng hình, cô ta ngồi thu chân vào lòng, hai mắt vẫn nhạt nhòa đẫm lệ. Ông hoàng ngũ hành lúc này mới ghé miệng vô tai cô ta chỉ tay về phía Lý Thông mà nói:
– Cô coi nhé, để coi vũ khí của ta hay họa bị cùa cô, cái nào mạnh hơn.