QUẤY NHIỄU VONG LINH
#4
Đến gần sáng thì Đoàn với Thịnh chạy về, chú Bê mới hỏi:
— Thằng Quân sao rồi?
— Có gia đình anh Quân lên rồi, nên bọn con về.
Chú Bê thở dài ra 1 cái rồi giục:
— Thôi 2 đứa vào ăn sáng, lát còn đi làm nữa.
— Dạ.
Lúc hai người họ đi vào thì những người khác cũng bắt đầu dậy. Trường cũng không quan tâm đến chuyện của Quân thế nào nữa, coi như đưa đi vậy là xong rồi, hết trách nhiệm. Mọi người ăn uống xong thì xe tải chở đất rồi xe xúc đất, nói chung những loại hỗ trợ xây đường đều có mặt hết. Bọn họ bắt đầu đào đường rồi múc cát dưới sông lên để nâng đường. Đầu tiên họ không múc bên ngoài sông mà múc sát vào mép sông rồi cho lên xe chở để đổ lên đường. Theo dự án thì mép sông đó cũng bị nhẹm đi 1 khúc để xây lại cho sát đường hơn. Mỗi người mỗi việc, rồi mấy đứa con nít, mấy người tò mò cũng ra sát đó xem công nhân làm đường. Mọi chuyện không có gì đáng nói khi cái xáng múc đất múc lên 1 cái đầu lâu trắng ỏn, nó bị vùi trong lớp đất đen. Khi cái xáng đưa lại gần xe chở cát thì ai nấy cũng hết hồn, có người cùng làm hét toáng lên và ra hiệu cho người điều khiển xáng:
— Dừng lại, mau dừng lại…
Rồi người đó lại tiếp tục ra hiệu cho người điều khiển xáng hạ cái vừa múc xuống đất gần xe chở cát. Chiếc đầu lâu lăn ra khỏi đám đất đen, tất cả mọi người có mặt ở đó nháo nhào hết cả lên. Trường nhìn thấy thở hắt ra:
— Gì vậy trời, mới múc luôn đó.
Có ông cụ già sống lâu ở đây, mới lên tiếng:
— Xưa bọn tôi ở thì ai mà c.h.ế.t thì toàn quấn chiếu rồi dìm xuống đám đất đó. Mùa mưa đất mềm lắm, nhấn xuống rồi lắp phẳng cái một à. Người lớn còn chôn, chứ mấy đứa con nít thì cứ đem ra đây quấn chiếu rồi nhét xuống thôi.
Trường mới hỏi:
— Rồi sau này họ không đào lên chôn hả ông?
— Không, thời đó đói lắm, lo ăn còn không đủ lấy đâu ra mà nhớ người c.h.ế.t hả con. Người lớn thì đôi khi còn nhớ chứ mấy đứa con nít thì họ không mấy nhớ đâu. Mà có nhớ thì cũng có biết bộ cốt nào là con là cháu của họ nữa.
— Gì mà tệ vậy trời.
Ông cụ ra vẻ giận:
— Tụi bay không sinh ra thời chiến nên tụi bay không có biết được. Giặc đến thì ai còn sống ôm nhau chạy, lúc đó còn sống là cái phúc rồi. Còn người c.h.ế.t có cái chỗ chôn cũng là may mắn rồi. Bay chưa thấy bom đạn, người c.h.ế.t nằm đầy thây hả? Có người c.h.ế.t vì bom đạn, hốt hết lại cả cơ thể chỉ còn được 1 chén thôi đó.
Nói rồi ông cụ giận lắm mới quay lưng bỏ đi, ông trách cái đám tuổi trẻ bây giờ không hiểu chuyện gì hết.
Trường mới nói chú Bê:
— Chú xuống chợ mua ít đồ cúng để mà hốt cái cốt đó lên.
— Chú đi liền đây
— Mua đồ cúng về liền chứ không phải quần quần mua đồ ăn đâu đó.
— Chú biết rồi.
Chú Bê xách xe đạp đạp nhanh xuống chợ, mấy người công nhân thì ngồi sang 1 bên mà đợi. Trường nói với chú Lâm – người điều hướng cho xáng múc đổ đất ở đâu:
— Chú, cúng xong rồi ai là người hốt cốt hả chú?
— Thì mời mấy người hay hốt cốt để cải táng đó.
— Nhưng biết ai đâu mà mời.
— Hỏi dân sống quanh đây chứ tao cũng mới tới mà, có biết đâu.
Trường vẫn tỏ ra khó chịu, nhưng vẫn đi hỏi những người dân đang đứng xem ở đó. Cũng có người chỉ người hay hốt cốt, vậy là Trường sai Sơn chạy đi mời người đó.
Lúc sau người chuyên hốt cốt cũng tới, chú Bê cũng bưng mâm cúng ra để chỗ đất mới múc đó. Trường mới lại cúng xin:
— Lạy người đã khuất, tôi là đội trưởng đội làm đường ở đây. Không may múc trúng hài cốt của người, xin người khuất mặt bỏ qua. Chúng tôi sẽ kiếm chỗ an táng.
Cúng xong đợi hương tàn mới có thể nhờ người qua đó hốt cốt. Trường mới nói chú Lâm:
— Nhìn bộ cốt này chắc chắn là đứa trẻ con rồi.
— Thì nãy ông già đó cũng nói rồi mà, đa phần trẻ con còn gì. Thôi đợi đi.
Hương tàn hơn 2 phần, người hốt cốt mới khấn rồi qua đó, rồi mấy người công nhân cũng phụ để cho người hốt cốt làm việc cho thuận lợi. Mất hơn cả tiếng đồng hồ, bộ cốt được xếp ngay ngắn lên tấm bạt trải sẵn, cốt chôn đã lâu lại ven mé sông nên xương cũng không còn đủ nữa. Người hốt cốt vào tìm tiếp đám đất cái cốt nằm cũng hơn nữa tiếng nữa mà vẫn không tìm thấy cái chân còn thiếu.
Chú Lâm nhìn cái cốt rồi nói với Trường:
— Chắc bị cuốn trôi ra sông rồi, cũng có thể nằm dưới lòng sân gần đó. Mấy khu này xưa nước lên nước xuống quài luôn mà. Thôi gọi bên đội thằng Tân xuống để bên đó lo xử lý cái cốt.
— Dạ.
Gợi bên đội xử lý cái cốt xong, Trường lại chỗ đám công nhân hét lớn:
— Thôi đi làm đi mấy cha nội, còn ngồi đó đợi gì nữa…
Những người công nhân đứng lên bắt tay vào làm việc tiếp. Điều khó hiểu là từ xáng múc cát, xe chở, xe đào…. Tất cả như dở chứng cùng 1 lần, tất cả đều không hoạt động được. Dù cố gắng khởi động như thế nào, ai ai cũng nhìn nhau khó hiểu. Bọn họ tập trung vào kiểm tra các máy móc xem có hỏng hóc chỗ nào không. Tùng ngồi nhìn ra ngoài sông rồi hét lên:
— Kìa… mọi người nhìn kìa.
Tiếng hét của Tùng khấ lớn nên mọi người đều nhìn ra đó, dây xích móc xáng để múc cát dưới sông đứt ngang rồi rơi thẳng xuống sông. Cái tàu chở cát cũng bị tắt máy không khởi động được nhưng lại đang bị trôi đi mất. Mọi thứ diễn ra quá kinh khủng, từ lúc múc được cái đầu lâu, người dân cũng đã nán lại xem lâu hơn và đông hơn. Đến khúc này thì lại nổi lên quá trời lời bàn tán rợn người.
Sửa hoài mấy cái máy mà không được, lại đến giờ cơm chú Bê chạy sang gọi:
— Cũng quá giờ cơm rồi mấy đứa qua ăn cơm.
Trường bực bội cáu nhặn lên:
— Mẹ… việc chưa tới đâu mà ăn với ăn.
Chú Lâm đập mạnh vào vai Trường:
— Mày đội trưởng mà mày vô lý quá, mày không ăn thì để người khác ăn chứ.
Nói rồi chú Lâm cũng đi qua bên kia đường, sáng giờ lần quần vậy đó mà khiến chú đói rã ruột. Mấy người điều khiển xe, rồi các loại thiết bị này kia cũng đồng hành cùng đôi của Trường cho đến khi làm đường xong. Bên cạnh cái láng tạm của đội Trường lại dựng thêm 1 cái láng tạm nữa. Suất ăn cũng nhiều lên, chú Bê cũng vất vả hơn nhiều.
Mẹ chồng dì hai Hậu cũng ra đó hóng chuyện từ sớm, đến giờ cơm mới về. Dì hai Hậu thấy mẹ chồng về mới hỏi:
— Về rồi hả mẹ? Ngoài đó sao rồi, họ sửa được máy chưa mẹ?
— Vẫn chưa đâu, tao nói không cúng xin cho đàng hoàng thì dễ gì mà làm được. Người lớn thì sao tao không biết nghe, chứ vong trẻ con nó linh lắm. Ví dụ mà ai đó lúc chôn hứa hẹn ngày nào đó đón nó hả, nếu mà không đến đón thì nó đợi hoài ở đó luôn.
Dì hai Hậu nghe xong mà nổi hết gai óc lên, dì hỏi tiếp:
— Nhà mình có chôn ai ngoài đó không mẹ?
— Tao chịu, lâu quá cũng không nghe ai nhắc gì. Nếu có thì cũng ngoài đó, may mắn thì còn, không may mắn thì cốt cũng bị cuốn ra lòng sông rồi con. Thôi dọn cơm ăn, mẹ đói bụng rồi.
— Dạ.
Mẹ chồng dì hai Hậu tự dưng nhìn ra khúc sông có cây ngô đồng ngoài đó. Xưa ở đây thì bà cũng nhỏ xíu xiu à, có những chuyện có hay không thì bà cũng đâu có biết được.
[…]
Cứ ngỡ mọi chuyện tới đó là xong, nhưng đến chiều lại vẫn không thể khởi động được cái xe nào. Bất lực, không làm gì khác được, Trường lại chửi thề. Ngó tình hình không ổn, chú Lâm mới lên tiếng:
— Cho mấy đứa đào tiếp mấy chỗ đất sát đó xem sao, đào cẩn thận chút.
Như hiểu ý chú Lâm, Trường lại qua bên kia thúc giục mấy công nhân:
— Tụi bay đào mấy lớp đất kia lên đi, mấy lớp đất gần chỗ thấy cái cốt nhỏ.
Những người công nhân mới lấy dụng cụ qua đó mà đào, lớp đất trên cùng khá là cứng, muốn đào bằng xẻng thì cũng không dễ. Phải lấy cái dùi đục rồi dùng thêm búa nữa mới đục xuống được, qua được lớp đất cứng phía trên thì lớp đất dưới mềm hơn. Đào một lúc lại thêm được 2 cái x.á.c rưỡi nữa, hai cái x.á.c trẻ con nguyên vẹn, và 1 cái xác người lớn chỉ còn lại vùng xương chậu đến chân thôi. Ai nấy chỉ biết nhìn nhau tái mặt, chỉ có 1 đoạn ngắn thôi mà bao nhiêu là xác thế này thì biết làm sao. Người đã yên nghĩ rồi mà cứ khoan với đục thế này chính là quấy nhiễu giấc ngủ ngàn thu của họ. Động gì động, động đến tâm linh sẽ gặp nhiều chuyện khó lý giải ghê lắm.
Chú Lâm mới nói với Trường:
— Chú mày tốt nhất là mời thầy về cúng xin, chứ chúng ta làm như vậy chính là phá sự yên nghĩ của họ. Cố chấp sẽ không làm được gì đâu.
Trường trả lời:
— Thôi chú ơi, cúng cũng cúng rồi, xin cũng xin rồi, Chứ mà mời thầy hả tốn tiền, rồi xử cho mấy cha thầy đó ăn chứ được cái gì. Chú cứ để đó con, xử lý mấy cái cốt kia xong là mai lại ổn ngay đó mà.
Chú Lâm nhìn Trường nhíu mày:
— Mày tuổi trẻ nên mày chưa thấy quan tài chưa đổ lệ phải không con?
— Nói thật chú xưa giờ con không tin mấy cái này, cũng không thờ cúng gì hết đó.
— Rồi sao mày lên làm đội trưởng được hay vậy?
— Con giỏi mà.
Chú Lâm không nói gì nữa, lắc đầu ngán ngẩm bỏ đi. Trường miệng thì nói vậy chứ, chứ anh có ông chú làm trong nhà nước kia mà. Cái chức đội trưởng cỏn con này thì có xá gì đâu.
QUẤY NHIỄU VONG LINH
#5
Hai giờ sáng, khi mọi người đang chìm sâu vào giấc ngủ, khung cảnh đêm bên ngoài thật quạnh hiu và tịch mịch. Gió thổi từ ngoài sông rít qua từng khẽ hở của mấy tấm tôn cũ tưởng đâu ma gọi nhau.
Tin…tin…
Hú… hú…
Tất cả mọi người trong 2 láng tạm đều giật mình ngồi bật dậy, có người chịu không được lấy tay bịt tai lại. Đa số ai ai cũng bị tim đập nhanh loạn xạ, hoảng loạn không hiểu chuyện gì. Định thần 1 chút mới rủ nhau kéo ra chỗ đám xe xem sao. Trường cũng vậy, anh lại chửi thề:
— Mẹ kiếp… lúc cần hoạt động thì không hoạt động, lúc không cần thì hoạt động.
Tiếng hú từ các xe đó bỗng nhiên hú còi rồi bóp kèn inh ỏi, đồng loạt hoạt động một lượt. Đèn xe thì chớp nháy liên tục, tiếng còi xe máy nổ thì to khiến ai nghe cũng nhức đầu. Kèm theo đó là tiếng chó sủa inh ỏi nữa, Đoàn mới hỏi Trường:
— Giờ tính sao anh?
— Tính gì nữa, coi tắt máy đi.
Tất cả chia nhau ra để tắt máy, chìa khoá bật tới bật lui kiểu gì cũng không tắt được. Bây giờ bọn họ sợ điều khác nhiều hơn là sợ những cái xe này hoạt động. Họ cố gắng xử lý tình huống nhất có thể, bởi làm nhưng cảm giác cứ có ai đó đứng xung quanh và nhìn chằm chằm vào họ vậy.
Chú Lâm không qua bên kia chỉ đứng đó nhìn, phía sau có 1 người nữa cũng không qua. Chú Lâm mới hỏi:
— Mày điều khiển xa xúc mà sao đứng đây?
Nhìn cái mặt của người đó tái nhợt, chặp chặp lại rùng mình. Giọng lắp bắp:
— Sao… sao chú không qua?
— Tao hỏi mày trước mà…
Người đó mới đi lùi ra phía sau chú Lâm mà nấp, chỉ dám hé mắt ra 1 xíu mà nhìn qua bên kia:
— Chú… chú có thấy những gì con thấy không? Những vong nhi nó nhảy, nó đùa quanh mấy cái xe đó kìa…
— Mày cũng thấy hả? Tao cũng thấy y chang nên tao không dám qua…
Một giọng nói trầm trầm vang lên:
— Thấy gì đó?
Cả chú Lâm và người kia giật nảy mình hét lên, chú Lâm hỏi:
— Chú Bê, sao chú cũng ở đây? Chú cũng thấy rồi phải không?
— Tôi có thấy gì đâu? Tại tôi không biết sửa máy nên tôi không qua đó. Mà bên láng có mình tôi, tôi sợ quá nên chạy qua đây. Kiểu này là dính tới tâm linh rồi nè.
Cả 3 người bọn họ chăm chăm đứng bên này nhìn qua bên đó, chưa tới 10 phút thì mấy người bên kia lại thi nhau chạy về. Chú Lâm hỏi:
— Ủa sao chạy về hết vậy?
Một công nhân lên tiếng:
— Ma chú ơi… ma ném bùn tụi con tùm lum.
Những người bị ném bùn thì lấy tạm khăn mà lau, chứ không một ai dám bước ra bên ngoài đó nữa. Tiếng các máy xe hoạt động ồn ào, vang vọng cả 1 khu, phá huỷ sự yên bình vốn có ở đó. Những người sống xung quanh đó cũng tò mò bật điện đứng ra cổng hóng chuyện.
Chú Lâm ngồi gần Trường nhưng phải hét thật to, bởi như vậy mới lấn áp được tiếng ồn:
— Rồi chú mày tính sao?
— Hay con qua đó cắt hết dây điện hả chú?
— Cắt được thì cắt đi, mai nối.
— Nhưng con không dám qua đâu. Ghê lắm.
— Rồi chú mày tính sao?
— Sao trăng gì nữa chú, ngày mai phải mời thầy gấp.
Mọi người ngồi co ro trong láng tạm, xúm lại bàn tán đủ thứ chuyện, chứ nó hú hét cỡ đó sao mà ngủ được. Những âm thanh kinh khủng đó vang lên trong đêm đâu tầm hơn 30 phút tự tắt, và lại im lìm c.h.ế.t máy như cũ. Không ai nói ai, tự lên giường nằm sát nhau mà ngủ.
Tưởng đâu được yên ổn, nhưng không, xung quanh hai cái láng tạm bắt đầu xuất hiện tiếng trẻ em chạy nhảy cười đùa. Không những vậy còn chạy nhảy lên cả mái tôn cũ, Thịnh sợ quá ôm cứng lấy Sơn lí nhí:
— Ma…ma…nó dí qua… qua tới đây luôn rồi…
KHông riêng mình Thịnh, tất thảy mọi người ai cũng rén ngang rén dọc hết. Họ cứ tưởng ma chỉ có trong khu nghĩa địa, trong các khu rừng âm u tịch mịch mà thôi chứ.
Chảy nhảy trên tôn chán, chúng bắt đầu ném bùn vào các tấm tôn cũ nữa, cho đến khi gà cất tiếng gáy mọi thứ mọi lại im ắng như cũ. Sau 1 đêm mệt mỏi, ai ai cũng tranh thủ chợp mắt. Chú Bê thì không thể chợp mắt nhiều hơn mà phải dậy để đi chợ mua đồ nấu ăn cho mọi người. Kéo tấm tôn cũ qua 1 bên chú mới bước ra ngoài, chú Bê hết sức kinh hãi miệng ấp úng. Tay chỉ chỏ lên trên đó:
— Mấy…mấy cái bàn tay này… sao in lên đây được hay vậy?
Trên những tấm tôn cũ bên ngoài, những bàn tay, bàn chân to nhỏ in hằn lên đó, có những dấu tay hoặc dấu chân không nguyên vẹn, ngoài ra còn có bùn đất nữa. Tự nhiên chú Bê rợn hết cả gai óc lên, lấy xe đạp đi vội chứ không cần gọi ai. Kiểu gì, chút họ dậy họ cũng sẽ thấy những gì chú thấy mà thôi.
Đêm qua đúng là 1 đêm kinh hoàng của tất cả mọi người, những người làm đường và cả những người dân sống xung quanh đó nữa. Sáng nay Trường cũng đã mời được mấy vị sư trên chùa gần đó đến lập bàn thờ để cúng. Bánh trái, nước ngọt, sữa được bày hẳn lên 3 bàn lớn. Thầy đến tụng kinh rồi làm phép các kiểu cũng hơn 2 tiếng mới xong. Dân ở gần đó rồi dân ở những vùng lân cận cũng kéo nhau qua xem. Bởi cái chuyện đào trúng hài cốt ở đây nhưng đã lan truyền trong các chợ từ hôm qua rồi. Cúng xong Trường cũng phải dâng cho các thầy chùa đó 1 số tiền kha khá chứ không phải ít. Mà công nhận các vị sư này hay thật, các xe đã hoạt động lại bình thường mà không cần sửa sữa chữa gì nữa.
Hôm qua đã mệt, hôm nay làm lại mệt, tối nay ai ai ăn xong cũng tranh thủ ngủ sớm. Tưởng chừng đâu sẽ đánh được 1 giấc ngon lành, ai ngờ đâu…
Khi kim đồng hồ dừng lại 2 giờ sáng, mọi thứ lại như cũ, những tiếng hú tiếng kèn lại khiến họ đinh tai nhức óc. Trường mới qua hỏi chú Lâm:
— Sao chú kêu mời thầy cúng là hết?
— Tại mày mời trúng thầy dỏm, mình không phải thổ địa ở đây thì nên hỏi người ở đây. Tự ý mời rồi thì trách ai.
Trường cáu lắm rồi nghe, mất một số tiền mà công việc cứ gặp sự cố. Vậy mà ông thầy bói nói Trường năm nay làm ăn suôn sẽ, phất lên như diều gặp gió.
[…]
Sáng hôm sau, Trường mới hỏi những người dân sống xung quanh đó, rồi những người kéo đến đây xem ‘’ công trình bị ma ám’’ này nữa. Hỏi một lúc mới đúc kết được ông thầy Bảy Mai, nhà tuốt xóm dưới bên kia, ông thầy mà ai cũng đồn ông ấy nuôi âm binh. Không biết có phải vì nuôi âm binh hay không mà ông ấy rất giỏi, làm nhiều việc giúp người lắm. Chỉ là không hiểu sao ông ấy lại không sinh được con trai nối nghiệp, ông có tận 5 người con gái lận.
Ông thầy Bảy Mai được Trường chở đến, chú Bê cũng đã mua sẵn những thứ cơ bản như hôm qua mấy thầy chùa kia cúng rồi. Ông thầy Bảy Mai nhìn mấy món đồ xong còn dặn chú Bê:
— Lấy cho tôi 1 cái mâm gạo muối thiệt lớn nữa. Và 200 cây nến cao tầm 1 gang tay. Lát tôi rải gạo muối đến đâu thì chú cứ 1 gang tay thắp cho tôi 1 cây nến.
Chú Bê nghe vậy cũng làm theo ngay, ông thầy Bảy Mai bắt đầu vào công việc của mình. Những gói bánh trên bàn ông đều khui ra hết, những hộp sữa trên bàn ông cũng đều cắm ống hút vào hết. Nhưng không để trên bàn mà để ra hai bên đất phía trước mặt bàn cúng. Trên bàn chỉ còn lại trái cây áo giấy và hoa quả mà thôi. Ông thầy Bảy Mai cũng không đọc kinh kệ gì hết, ông đốt hương lên rồi lẩm bẩm khấn:
— Lạy các vong hồn ở đây, hôm nay tôi xin bày biện mâm cúng này. Tôi mời các vị khuất mặt khuất mày đến ăn no rồi mời theo x.á.c các vị để đội làm đường đưa đi nơi khác chôn cất cẩn thận. Để các vị có nơi khác yên nghĩ không bị ồn ào, quấy nhiễu nữa.
Khấn xong, ông thầy Bảy Mai mới lấy mâm muối gạo, rải 1 đường mỏng từ bàn cúng đến cuối con đường này tầm hơn 300 mét. Chú Bê cũng đi theo ông thầy Bảy Mai xuống đến cuối đường rồi vòng lên lại chỗ cây ngô đồng, ông ấy cũng rải muối gạo quanh cây và đốt ở đó 5 cây nến nữa.Điều đáng nói ở đây, ông ấy cho đốt 3 lần hương chứ không phải chưa tới 1 lần hương như các thầy hôm qua. Ông ấy nói ‘’họ’’ đói lắm, nên để họ ăn cho no 1 chút. Mấy việc khác không sao, chứ có chỗ cây ngô đồng là có sao. Những người đứng xem cũng bàn tán xôn xao nhưng không dám lớn tiếng ảnh hưởng thầy làm lễ. Trường nhìn thấy vậy cũng thắc mắc:
— Sao đổ gạo muối chỗ cây ngô đồng vậy thầy?
— À, định lát nữa mới dặn, chú hỏi thì tôi dặn luôn. Cây ngô đồng đó khi làm đường thì né ra 1 xíu đất rồi bọc bê tông lên. Đừng phá, có nhiều vong hồn mất x.á.c ‘’ họ’’ ngự ở đó nhiều lắm. Đó giống như cái nhà của họ vậy.
Trường nghe xong cũng chỉ dạ 1 tiếng, không ngờ tâm linh lại có nhiều chuyện ly kỳ như vậy.
Hương lần 3 lần tàn thì cũng cho chú Bê đốt áo giấy, thầy Bảy Mai cũng xin phép đi về. Trường mới giữ lại rồi dúi phong bì vào tay thầy, nhưng thầy từ chối:
— Này giúp cho chúng sinh tôi không nhận tiền đâu, cho tôi xin mấy gói bánh về cho tụi nhỏ trong xóm.
— Dạ, thầy cứ lấy đi thầy.
Thầy Bảy Mai lại bàn cúng lấy mấy gói bánh, gói kẹo cho vào túi ni long rồi lên xe cho một công nhân khác chở về.
Từ lúc thầy Bảy Mai cúng xong, mọi việc đều suôn sẽ thuận lợi, 1 con đường ngắn vậy đó mà đào lên được 8 cái xác chứ ít gì. Còn cây ngô đồng thì công nhân còn làm ở đó cứ chạng vạng ra đó thắp hương. Công trình làm mấy tháng cũng xong hết