Tôi run rẩy thu tay lại, trong lòng như bị ai đó ghim vạn mũi phi tiêu. Tại sao anh Tường ngốc như vậy, tại sao anh không chạy đi, cứ mặc kệ tôi. Nếu anh bỏ chạy thì người nằm dưới đất bây giờ đã là tôi, và tôi cũng không phải đau khổ như thế này. Nước mắt tôi không kiềm được mà chảy dài trên hai gò má. Tôi vừa tức giận, vừa hối hận mà dùng tay đấm vào lòng ngực anh một cái. Đúng lúc đó thì từ phía sau, bất chợt có giọng của nhỏ Hân gọi tên tôi:
– Linh, Linh ơi, mày đang ở đâu? Linh, Linh.
Tôi như vơ được cây cỏ cứu mạng, tôi dùng hết sức mà gào lớn:
– Tao ở đây, tao ở đây này.
Từ phía xa, nhỏ Hân và anh Giang lần theo âm thanh mà chạy vội lại. Nhìn thấy thảm trạng của anh Tường, nhỏ Hân ngơ ngác hỏi:
– Anh Tường bị làm sao vậy mày?
Tôi run giọng nghẹn ngào, nói trong nước mát:
– Anh Tường… Anh Tường… ảnh chết rồi.
Nhỏ Hân kinh ngạc, rồi rất nhanh nó chuyển từ trạng thái kinh ngạc sang bàng hoàng. Nó lắp bắp hỏi lại:
– Anh Tường chết rồi? mày chắc chưa?
– Ảnh tắt thở rồi, tao chính tay kiểm tra mà.
Tôi chính miệng khẳng định lại điều đó một lần nữa, cứ như tự tay mình sát muối vào nỗi đau trong lòng. Nhỏ Hân như chợt nhớ ra thứ gì đó, nó gấp gáp nói, trong mắt tràn ngập hy vọng.
– À đúng rồi, chẳng phải mày là sinh viên đại học hay sao, chắc mày cũng biết sơ cứu mà đúng không. Lần trước tao xem ti vy, thấy có ông kia bị tai nạn tắt thở rồi nhưng được người thân sơ cứu kịp thời, nên giữ lại được cái mạng. Bác sĩ nói nếu không được kịp thời sơ cứu thì ổng đã về trầu ông bà rồi. Hay mày thử sơ cứu cho ảnh xem.
Tôi nghe nó nói vậy thì liền bừng tỉnh, tôi ném cho nó cái điện thoại:
– Mày gọi kêu ba tao lái xe hơi vào đưa ảnh với bác Lâm đi bệnh viện đi. Tại phải liên tục sơ cứu cho ảnh đến khi ảnh được đưa vào bệnh viện. Đi xe máy thì không làm được, bắt buộc phải đi xe hơi. Mày nói với ba tao như vậy.
Nói xong tôi quay lại ngồi xuống bên cạnh anh Tường. Tôi liên tục dùng tay ép tim, rồi thổi ngạt vào miệng ảnh. Lúc cấp bách như thế này rồi, tôi không còn nghĩ tới việc nam nữ khác biệt nữa. Huống chi vì cứu tôi anh mới ra nông nỗi này. Tôi cứ thế dùng tay ép tim rồi thổi hơi vào miệng anh Tường liên tục, không dám ngơi nghỉ chút nào. Một lúc sau thì ba tôi cũng tới, ông dừng xe dưới chân núi rồi chạy lên phụ chúng tôi đưa anh Tường và bác Lâm lên xe. Khó khăn lắm chúng tôi mới có thể đưa anh Tường và bác Lâm lên xe một cách an toàn. Batôi không hỏi hang gì mà đạp mạnh phanh. Chiếc xe phóng đi vun vút trong màn mưa. Sau nhiều lần suýt rơi xuống ruộng, cuối cùng chúng tôi cũng ra đến con đường chính dẫn lên huyện. Lúc chúng tôi đến bệnh viện huyện thì đã có nhân viên y tế đợi sẵn từ bên ngoài. Ba tôi dừng xe lại, mở cửa ra cho họ đưa anh Tường và bác Lâm vào cấp cứu. Ba tôi chạy đi làm thủ tục nhập viện với đóng tiền viện phí, còn tôi, nhỏ Hân và anh Giang thì chạy theo sau cái băng ca của anh Tường và bác Lâm. Cả hai được đưa vào cấp cứu cùng một lúc. Đứng bên ngoài, trong lòng tôi nóng như lửa đốt.Tôi cứ đi qua đi lại không ngừng, chốc chốc lại đưa mắt nhìn vào cánh cửa im lìm của phòng cấp cứu. Lòng thầm cầu nguyện kì tích sẽ xảy ra. Sau nhiều giờ đồng hồ chờ đợi trong thấp thỏm, cuối cùng cánh cửa phòng cấp cứu cũng được mở ra. Từ trong đó, một ông bác sĩ cao tuổi bước ra. Không chờ cho ông ấy kịp nói gì, tôi đã vội vàng chạy lại hỏi dồn dập:
– Anh Tường và bác Lâm không sao chứ bác sĩ,? Họ vẫn còn sống phải không bác sĩ?
Ông bác sĩ già gật đầu:
– Bệnh nhân Lâm đã qua cơn nguy kịch, chỉ cần nghỉ ngơi tịnh dưỡng thì có thể khỏe lại. Ông ta chỉ bị mất máu quá nhiều mà thôi. Còn bệnh nhân Tường cũng đã qua cơn nguy kịch, nhưng cậu ta bị mất máu quá nhiều, kết hợp với đã tát thở dẫn đến thiếu oxi, nên não của cậu ta đã bị tổn thương nghiêm trọng. Cậu ta sống được đã là một kì tích, chỉ e là sau này, cậu ta không thể tỉnh lại được nữa.
Tôi nghe bác sĩ nói thế thì mọi thứ trước mắt quay cuồng, hai tai phát ù, rồi trước mắt tối sầm, tôi không còn biết chuyện gì nữa.
Lúc tôi tỉnh lại cũng đã là sang hôm sau, thấy tôi tỉnh, mẹ tôi vội vàng chạy đi kêu bác sĩ. Sau một hồi thăm khám thì bác sĩ bảo tôi không sao, cơ thể chỉ hơi suy nhược thôi. Chờ cho bác sĩ đi rồi tôi mới vội vàng hỏi mẹ:
– Anh Tường với bác Lâm sao rồi mẹ, cả hai đã tỉnh lại chưa?
Mẹ tôi thở dài:
– Bác Lâm thì tỉnh lại rồi, còn thằng Tường thì vẫn chưa nữa.
Tôi nghe vậy thì liền tháo dây nhợi trên người ra, bật ngồi dậy để chạy sang xem anh Tường. Mẹ tôi thấy vậy thì liền chạy lại ôm chặt tôi, mẹ rươm rướm nước mắt nói:
– Linh ơi, con nằm nghỉ đi, con chưa khỏe nữa, con đừng làm cho mẹ lo nữa mà.
Đúng lúc đó thì nhỏ Hân và anh Giang từ ngoài đi vào. Thấy tôi có vẻ hoảng loạn nên cả hai liền chạy lại giữ chặt tôi. Nhỏ Hân cất giọng trấn an:
– Mày nằm nghỉ ngơi đi, mày còn chưa khỏe mà. Anh Tường không sao rồi, mày phải ráng khỏe để còn chăm sóc cho ảnh nữa chứ.
Tôi không phản khán nữa mà nằm bất động. Nước mắt không kiềm được mà chảy dài trên hai gò má. Do quá mệt mỏi nên tôi dần chìm vào giấc ngủ. Khi tôi tỉnh lại một lần nữa thì trời đã tối, mẹ tôi thấy tôi tỉnh thì liền đi mua cháo cho tôi ăn. Ăn xong, tôi đòi sang gặp anh Tường. Mẹ và ba thấy gương mặt tôi vẫn còn trắng bệt nên không đồng ý. Nhưng thái độ của tôi cương quyết quá nên cả hai cũng phải miễn cưỡng chiều theo. Ba tôi dìu tôi đi sang phòng bệnh của anh Tường. Tôi ngồi xuống bên cạnh anh mà khẽ gọi:
– Anh Tường, anh Tường, anh nghe em nói không?
Nhưng đáp lại tôi chỉ là sự im lặng nặng nề. Anh nằm dài trên giường, gương mặt trắng nhợt, xanh xao. Tôi cầm lấy bàn tay lạnh ngắt của anh mà trong lòng đau đớn thấu trời. Nước mắt cứ thế rơi lộp độp lên bàn tay tôi và anh. Tại cứu tôi mà anh mới ra nông nổi này, tại tôi không biết bùa phép nên mới trở thành gánh nặng cho anh. Tất cả là tại tôi.
Hai tháng sau thì anh Tường và bác Lâm được xuất viện. Bác Lâm thì đã khỏe lại, còn anh Tường thì vẫn vậy, chẳng có dấu hiệu nào là sẽ tỉnh lại cả. Anh Được đưa về lại nhà, hằng ngày ngoại tôi qua chăm sóc cho anh. Tôi thì về lại thành phố để làm hồ sơ. Tôi quyết định sẽ xin về dạy ở một ngôi trường gần hợp tác xã. Ba mẹ ban đầu quyết liệt phản đối, nhưng thấy tôi sống chết không nghe theo nên cũng đành chịu. Mọi thứ thuận lợi như dự định, tôi được nhận vào dạy ở trường đó. Từ trường về nhà chỉ mất năm phút đi xe, nên rất tiện trong việc chăm sóc anh Tường. Ngoại cũng vẫn phụ tôi một tay qua thăm nôm anh, trong những lúc tôi đi làm không có ở nhà.
Thời gian như thoi đưa, tôi đã dạy ở trường được hai tháng. Công việc cũng không gặp khó khăn gì, cuộc sống cũng bình yên không chút sóng gió. Chỉ có điều là anh Tường vẫn chưa tỉnh lại. Từ lúc anh không tỉnh lại nữa, tôi đưa anh về ở cùng bà cháu tôi luôn cho tiện bề chăm sóc anh. Ngày nào cũng thấy anh nằm im lìm trên giường, tôi lại cảm thấy lòng đau như cắt. Nếu tuổi thọ có thể dùng để thực hiện nguyện vọng, thì tôi bằng lòng đổi một nửa tuổi thọ của mình để cho anh Tường sống lại. Chỉ cần được sống bên cạnh anh thôi thì đối với tôi mười năm cũng đã mãn nguyện rồi. Nhỏ Hân thấy tôi chọn sống khổ sở như thế thì nó thở dài lắc đầu không đành lòng. Nhưng nó biết một khi tôi đã quyết định rồi thì có gian nan thế nào cũng không bỏ giữa chừng nên nó cũng không khuyên gì thêm. Nó chỉ bảo tôi đừng tự trách bản thân mình quá. Bởi anh Tường ra nông nổi như thế hoàn toàn không phải tại tôi. Nó còn nói nếu như hôm đó tôi không quay trở lại tìm anh, thì anh và bác Lâm có thể đã bị con quỷ đó giết chết rồi. Nhờ có sợi dây chuyền của vị sư thầy cho tôi nên đã cứu được cả hai một mạng. Tôi chỉ cười cười không nói gì cả. Nhưng thấy anh Tường vì mình mà dùng thân gánh đòn của con quỷ thì trong lòng tôi lại áy náy vô cùng.
Thoắt cái đã đến cuối năm, mọi người trong làng tất bật chuẩn bị đồ để đón năm mới. Hòa vào bầu không khí nên tôi cũng cùng ngoại lên chợ huyện mua ít đồ để về cúng giao thừa. Tết năm nay tôi ở lại với ngoại, phần cũng không muốn để anh Tường cô độc một mình đón năm mới. Ba mẹ cũng không ý kiến gì, bởi năm này ba mẹ cũng định xuống đây ăn tết với ngoại. Mùng một thì ba mẹ tôi xuống, nên từ hôm giao thừa, ngoại cứ loay hoay chuẩn bị hết cái này đến cái khác. Nào là củ kiệu, nào là bánh tét, rồi thịt kho trứng. Chốc chốc ngoại lại hỏi tôi khi nào ba mẹ mới xuống tới. Có lẽ mấy năm qua không đón tết cùng con cháu nên bây giờ trong ngoại nôn nao vô cùng. Tôi cười đáp:
Dạ chắc chút nữa là ba mẹ con xuống liền thôi ngoại, ba mẹ đang trên đường đi rồi,, trước sau gì cũng tới thôi à.
Ngoại gật gù rồi đi ra nhà trước xem ty vi. Tôi thì đi vào phòng anh Tường mà ngồi xuống bên cạnh anh. Tôi cầm chặt tay anh, miệng lại nói trong vô thức:
– Sắp giao thừa rồi anh à, anh mà không tỉnh lại là em giận anh luôn. Qua năm là nhỏ Hân với anh Giang đám cưới rồi đó anh, nó kêu em làm phụ dâu, phải chi có anh làm phụ rễ thì hay biết mấy nhỉ. Chậu quỳnh em để ở cửa sổ đó, ngày nào em cũng tưới nước mà nó vẫn không chịu nở hoa. Vậy khi nào điều kì diệu anh nói nó mới xuất hiện đây? À mà mấy đứa nhỏ trong làng mình đều biết đọc biết viết cả rồi đấy, do một tay em dạy dỗ đó, anh có thấy em giỏi không. Anh mau tỉnh lại đưa em đi chơi đi, em muốn xuống An Giang leo núi cấm. Anh lười quá rồi đó, nằm suốt mấy tháng rồi mà vẫn không chịu dậy. Em nghỉ chơi với anh bây giờ.
Nói tới đó tôi không kiềm được nữa mà bật khóc. Nước mắt nóng hổi chảy dài xuống bàn tay tôi và anh Tường. Bất thình lình, tôi cảm thấy dường như tay anh khẽ cử động. Tôi kinh ngạc ngẩng phắt đầu lên nhìn anh. Trên giường, anh Tường vẫn nằm dài, nhưng đôi mắt nhắm nghiền suốt những tháng ngày qua đã mở ra. Đôi mắt mà tôi ngày nhớ đêm mong sau cùng cũng đã được gặp lại. Anh Tường đưa tay lên lau nước mắt cho tôi. Bốn mắt nhìn nhau, tôi không nói được gì mà chỉ biết vừa cười vừa khóc. Anh Tường cũng không nói gì mà chỉ lẳng lặng mỉm cười. Đồng hồ điểm mười hai giờ đêm, năm cũ đau thương chào tôi và anh rồi khẽ khàng lùi lại nhường chỗ cho một năm mới hứa hẹn thật nhiều hạnh phúc. Chậu quỳnh đặt cạnh cửa sổ sau bao nhiêu năm trời cuối cùng cũng chịu trổ bông, mùi thơm của hoa quỳnh thoang thoảng nơi chóp mũi. Hoa quỳnh đã nở, kì tích sau cùng cũng đã xảy ra. Anh Tường dùng bàn tay còn lại xoa đầu tôi, anh nhẹ nhàng nói:
– Em vất vả rồi, cảm ơn em.
the end.