Chương 3
Đúng vậy, người con gái kì dị trước mặt mọi người chính là Hạ Lam. Mọi người chỉ nhận ra cô qua mái tóc và bộ quần áo cô đang mặc trên người. Còn khuôn mặt, ánh mắt giận giữ của cô như đã biến thành một người khác.
Nói đoạn cô đu người chồm về phía bà Vương đang cầm con búp bê vải trên tay miệng liên tục rít lên:
“trả con cho tao, trả con cho tao… “
Quá sợ hãi bà Vương ngã ngay ra mặt đất ngất lịm.
Lúc tỉnh dậy, bà ngơ ngác thấy mình đã ở nhà từ lúc nào. Trời lúc này đã quá nửa trưa. Vừa thấy bà dậy, cái Tý vui mừng la lớn:
“bà ơi, bà tỉnh rồi”.
Rồi nó lại nhanh nhảu:
“cậu Hai Thiêm về rồi bà ạ. Cậu Tũn cũng tìm thấy rồi. Mọi người đang chăm sóc cậu Tũn ở phòng bên cạnh. Bà yên tâm nha”.
Bà Vương như không tin vào tai mình. Bà dục cái Tý:
“Nhanh, nhanh đỡ bà dậy. Bà muốn đi thăm cu Tũn”.
Khoác vội chiếc áo vào người, bà Vương lật đật bước nhanh sang phòng bên cạnh. Đến nơi bà thấy cu Tũn đang nằm thiu thiu ngủ trên giường, hiện tại đã cắt cơn sốt. Bà liên tục cảm tạ trời đất đã thương cháu bà mà trả nó về nguyên vẹn.
Đón bà ở cửa phòng chính là Hai Thiêm. Sau rất nhiều biến cố lần đầu gặp lại con rể, bà Vương lại rưng rưng nước mắt:
“Hai Thiêm, con về chừng nào sao mẹ
không biết. Ba tụi bây kêu nhanh cũng phải 3 hôm nữa mới về cơ mà.”
Hai Thiêm đỡ bà Vương ngồi xuống ghế rồi từ tốn đáp:
“Chuyện dài lắm mẹ. Mẹ ngồi xuống đây từ từ con kể mẹ nghe.”
Lúc đó trong phòng ngoài hai Thiêm, những người trong nhà ông bà Vương ra còn có sự xuất hiện của ông Hãn, là thầy cúng đám ma của Hạ Lam, và một người đàn ông mặc bộ đồ lam màu nâu đất. Đoán chừng ông đã ngoài 60 tuổi, mái tóc đã điểm bạc gần hết.
Ông Vương vội giới thiệu:
“Giới thiệu với thầy đây là bà nhà tôi. Đêm qua bà ấy sợ quá ngất đi giờ mới tỉnh dậy mong thầy bỏ quá cho”.
Rồi ông lại quay sang bà Vương :
“Bà mau qua chào hỏi các thầy đi. Đêm qua nhờ các thầy đánh đuổi con ma nữ kia mới cứu được cu Tũn đó”.
Bà Vương vội cúi đầu chào. Rồi nhanh miệng hỏi tiếp:
“Vậy còn Hạ Lam, Hạ Lam đâu”?
Ông Vương khẽ thở dài, rồi chậm dãi kể lại câu chuyện đêm hôm qua.
Lúc bà Vương sợ quá ngất đi, cái bóng trắng trên cây rú lên một tiếng rồi bật hai vòng trên không trước khi tiếp đất. Lo sợ nó sẽ làm hại đến bà Vương nên ông Vương cùng tất cả trai tráng nô bộc trong nhà gạt hết sợ hãi lao lại giữ chặt Hạ Lam . Nhưng thật kì lạ, phải đến hơn 10 người trai tráng khoẻ mạnh nhưng lại khó lòng giữ nổi cô. Người túm tay người túm chân, mọi người quây lại thành một
vòng tròn nhốt Hạ Lam ở giữa. Cô điên cuồng giãy giụa, la hét. Đến cuối cùng cô rú lên một tiếng thật dài, hai con mắt long lên sòng sọc, hai mép bắt đầu sủi bọt. Cô lấy hết sức mình vung mạnh một cái. Tất cả mọi người đều bị hất văng ra tứ phía.
Đang lúc mọi người ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì thì vèo một cái, một luồng ánh sáng từ phía xa xa lao đến như một tia chớp, vòng quanh người Hạ Lam trói chặt hai tay cô vào với thân mình. Một lần nữa Hạ Lam hết sức dãy dụa để thoát ra nhưng không thành. Càng cố giãy thì sợi dây vô hình càng thiết chặt. Cô rú lên đầy đau đớn rồi quỵ xuống đất.
Từ xa bóng 3 người đàn ông từ từ tiến lại. Trông bóng dáng quen thuộc của chàng trai cao to đi phía sau, mọi người đều đồng loạt reo lên:
“Cậu Hai Thiêm! “
Một trong ba người đàn ông đó chính là Hai Thiêm, chồng của Hạ Lam. Một người nữa cũng không phải ai xa lạ, đó là ông thầy cúng hôm đám ma Hạ Lam, thầy Hãn. Còn lại là một ông già tầm ngoài 70 tuổi nhưng dáng vẻ vô cùng thanh thoát nhanh nhẹn. Ông là thầy Lãm, sư phụ của thầy Hãn, hiện đang làm trụ trì ở một ngôi chùa lớn ngoài bắc.
Tiến lại gần, chưa kịp chào hỏi gì thầy Hãn đưa tay lên miệng lầm rầm đọc thần chú. Ông càng đọc thì Hạ Lam càng giãy giụa rên rỉ tựa hồ như đau lắm. Ông Vương tiến lại gần vẻ mặt khúm núm:
“Xin đừng làm hại con gái tôi… “
Thầy Lãm đưa mắt nhìn ông Vương hỏi:
“Ông chắc hồn ma này chính là con gái của ông sao? “
Ông Vương lí nhí: “nó… nó dù sao cũng là Hạ Lam con gái của tôi…”
Ông thầy cười sảng khoái:
“Nhà ông nuôi ma quỷ trong nhà bao lâu nay mà không hề hay biết. Nào, để ta cho ông xem cô gái này thực sự là ai”.
Nói rồi ông đưa tay bắt hình chữ thập trước mặt, rồi lại lầm rầm những câu thần chú mà không ai hiểu.
Cái bóng trắng trước mặt rên rỉ cố gắng nói từng tiếng một trong sự đau đớn:
“Xin ông, ông tha cho tôi”
Thầy Lãm quắc mắc lên hỏi:
“Ma nữ ở đâu dám đến đây càn phá con người. Mau khai thật ta sẽ cho ngươi một cơ hội đi đầu thai chuyển kiếp. Dám gian dối nửa lời ta đánh cho hồn bay phách tán”.
Hạ Lam lúc này đã ngừng rên rỉ. Cô khóc thút thít:
“Xin ông, tôi… tôi chỉ muốn đi tìm con tôi thôi. Tìm được tôi sẽ đi ngay không làm hại ai hết… “
Rồi cô bắt đầu kể câu chuyện về cuộc đời mình.
Cô tên là Ái Liên, chết từ gần 30 năm trước. Trước đây cô vốn là trẻ mồ côi lớn lên ở một đoàn ca kĩ. Cô là hoa khôi nổi tiếng trong đoàn với nhan sắc xinh đẹp mặn mà cùng giọng ca trời phú. Vì là con nuôi của bà chủ đoàn tạp kĩ nên cô chỉ bán nghệ chứ không bán thân. Thời đó cô nổi tiếng khắp trên tỉnh thành, nhắc đến hoa khôi Ái Liên không một vị vương công quý tử nào không biết đến. Bao người si mê giọng hát và nhan sắc kiều diễm của cô đến trồng cây si hòng lấy được trái tim người đẹp nhưng bất thành.
Cô đặc biệt đem lòng yêu thích hoa hồng. Chiều lòng cô khắp quanh đoàn tạp kĩ được trồng rất nhiều hoa . Một buổi sáng cô thức dậy mơ màng ngồi bên cửa sổ ngắm nhìn khu vườn toàn hoa đang khoe sắc bên dưới. Bất chợt cô thấy trái tim mình như ngừng đập khi bắt gặp một ánh mắt đang nhìn mình chăm chú qua khung cửa sổ.
Phía bên ngoài hàng rào đầy hoa hồng, một chàng thư sinh nho nhã đang nhìn cô khẽ mỉm cười, rồi lại chăm chú nhìn vào giá vẽ đặt trước mặt mình. Thoáng chút ngại ngùng ửng hồng trên gò má, cô mỉm cười với chàng trai lạ rồi nhanh chóng kéo rèm cửa sổ lại.
Buổi tối ngày hôm đó người ta chuyển đến cho cô một món quà. Bên trong là bức tranh vẽ chính cô kiều diễm trong bộ đồ ngủ đứng mơ màng trước khung cửa sổ đầy hoa hồng. Bên dưới bức tranh đề tên tác giả là Sĩ Lâm. Nhận được tranh cô cảm thấy trái tim mình lại lạc mất thêm một nhịp.
Từ dưới nhà một tên gia nhân chạy lên bẩm báo có khách mời cô xuống gặp. Ái Liên vẫn không rời mắt khỏi bức tranh trên tay trả lời hôm nay cô mệt không muốn gặp ai. Từ bên ngoài một giọng nói trầm ấm vang lên:
“Tiểu thư hài lòng với bức tranh này chứ”?
Cô quay người lại:
“Ngài là.. là ai? Sao lại được tuỳ tiện bước lên đây”?
Chàng trai khẽ cười rồi đáp:
“Ta là Sĩ Lâm, tác giả bức tranh trên tay tiểu thư. Nàng quên ta rồi sao”?
Ái Liên cong cớn đáp lại:
“Ai quen hồi nào mà quên”.
Nói vậy nhưng trong lòng cô vui lắm. Lần đầu tiên cô gặp một chàng trai si tình ấm áp đến như thế.
Sỹ Lâm là một cậu ấm con nhà vương giả nổi tiếng giàu có ở dưới huyện. Cậu có niềm đam mê với hội hoạ nên lên tỉnh thành học để trở thành hoạ sĩ. Một ngày vô tình bước qua khung cửa sổ nhà Ái Liên rồi ái mộ nhan sắc của nàng, tò mò đến thử nghe nàng hát. Từ đó đem lòng si mê. Để có được cuộc hội ngộ hôm nay cũng là một cuộc sắp đặt cực kì tốn kém. Nhưng để có được trái tim người đẹp cậu đâu có nề hà gì.
Kể từ sau lần gặp mặt đó hai người thường xuyên liên lạc, rồi những buổi gặp mặt, rồi chuyển thành hẹn hò. Họ là một cặp trai tài gái sắc khiến bao nhiêu người ghen tỵ.
Một ngày Ái Liên vui mừng báo với người yêu tin mình có thai. Sỹ Lâm biết tin thì vui lắm, vội vàng chuẩn bị đưa Ái Liên về quê ra mắt gia đình rồi chuẩn bị đám cưới.
Nhưng cuộc đời ai biết trước được chữ ngờ. Về đến quê Sỹ Lâm mới hay tin gia đình mình buôn bán gặp chuyện không may, đang có nguy cơ phá sản. Gia đình quan huyện ngỏ lời giúp đỡ nhưng họ muốn Sỹ Lâm phải lấy con gái nhà họ làm vợ. Mỹ Hoa Con gái nhà quan huyện xưa nay nổi tiếng đanh đá chua ngoa nên mãi không đám nào dám hỏi tới. Cô ta biết Sĩ Lâm và đem lòng ái mộ tài năng của anh nên quyết tâm phải gả cho anh bằng được.
Đứng giữa một bên tình bên hiếu, Sỹ Lâm rất đau khổ rằn vặt. Trước áp lực từ gia đình, Ái Liên khuyên anh nên đặt chữ hiếu lên trên đầu, cô ngậm ngùi chấp nhận làm lẽ. Ngay sau đó đám cưới nhanh chóng được tổ chức. Cùng một ngày Sỹ Lâm cưới về 2 người vợ.
Sau đám cưới Sỹ Lâm suốt ngày quanh quẩn bên Ái Liên mà không hề đoái hoài gì đến Mỹ Hoa. Cô ta một mặt vẫn tươi cừoi xem như không có chuyện gì nhưng trong lòng thì cay cú lắm, chỉ chờ có cơ hội là tống cổ Ái Liên ra khỏi nhà.
Tuy nhiên Ái Liên lại là một cô gái vừa đẹp người vừa đẹp nết rất được lòng nhà chồng. Thêm nữa cô đang mang thai đứa cháu đích tôn nhà họ nên lại càng được cưng chiều hơn. Mỹ Hoa tuy ấm ức lắm nhưng không thể làm gì được.
Thời gian cứ thế trôi đi cho đến khi Ái Liên sinh con được gần 5 tháng thì Sỹ Lâm phải lên trên tỉnh mấy hôm đi thi lấy văn bằng. Đây là thời cơ tốt để Mỹ Hoa ra tay tiêu diệt Ái Liên.
Biết trước được ngày Sỹ Lâm sẽ trở về, Mỹ Hoa đã cho tên quản gia trong nhà rất nhiều tiền để hắn chuốc thuốc mê vào đồ ăn của Ái Liên rồi dở trò đồi bại với cô. Nửa đêm hôm đó Sỹ Lâm trở về, bắt gặp những chuyện đau lòng mà anh không muốn thấy, Ái Liên người vợ anh rất mực yêu thương đang trần truồng bên cạnh người đàn ông khác.
Khi tất cả mọi người đều đổ vào phòng để bắt gian thì Ái Liên vẫn đang mơ màng chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra. Cô bị ăn 2 cái tát như trời giáng từ Sỹ Lâm. Tiếp theo đó là mẹ chồng và Mỹ Hoa thay nhau nhục mạ, đánh đập cô thậm tệ không thương tiếc. Sỹ Lâm quá thất vọng về vợ mình nên không can ngăn,để mặc mọi người muốn làm gì cô thì làm.
Ngay đêm hôm đó, Ái Liên bị đuổi ra khỏi nhà không một mảnh vải che thân. Cô còn không được gặp mặt con mình lần cuối. Quá nhục nhã ê chề và đau đớn về thể xác, cô cứ thế bước đi trong đêm tối. Bên ngoài trời lạnh căm căm cũng không thể bằng cái giá lạnh trong lòng cô lúc bấy giờ.
Không biết cô đã đi bao xa,đến khi không còn sức nữa vì vừa mệt vừa lạnh cô ngồi tựa mình vào một gốc cây xoan đào bên lề đường, bên cạnh là một cây đa cổ thụ. Cũng chính đêm hôm đó cô đã chết ngay bên gốc xoan đào nhưng vẫn mang trong mình oán niệm về đứa con chưa tròn năm tháng tuổi.
Sáng hôm sau người ta phát hiện thi thể cô đã chết cứng từ bao giờ. Người làng cùng nhau đi chôn cô ở nghĩa địa của làng, còn oan hồn cô vẫn vất vưởng bên gốc xoan đào nơi cô trút hơi thở cuối cùng.
Sau khi đủ 49 ngày, cô vẫn còn oán niệm trong lòng nên linh hồn của cô đã không thể siêu thoát. Cô tìm về nhà cũ trả thù tất cả những người đã gây nên tủi nhục cho cô. Tất cả gia đình nhà Sỹ Lâm đều chết tức tưởi trong một buổi tối. Tuy nhiên đứa bé con của cô thì không ai thấy đâu.
Oan hồn của cô lại quay trở lại gốc xoan đào để nương tựa vào đó. Ngày ngày ngóng tin đứa con nhỏ của mình nhưng đến nay vẫn bặt vô âm tín. Vì đã ở bên gốc xoan đào quá lâu, cô đã gắn một phần linh hồn của mình vào đó để có thể trụ lại trên trần gian. Ngày cây xoan đào bật gốc, người ta mang nó đi đóng quan tài rồi chuyển đến lo hậu sự cho Hạ Lam. Oan hồn của cô trong cỗ quan tài đã mượn xác của Hạ Lam sống dậy.
Kể đến đây thì oan hồn của Ái Liên lại bật khóc:
“Tôi xin các ngài tha cho tôi. Tôi không làm hại cô Hạ Lam, số cô ấy đã tận thật rồi. Tôi chỉ muốn tìm con tôi thôi. Trả con cho tôi… trả con cho tôi… “
tiếng cô ta khóc nỉ non khiến những người có mặt ở đó dù sợ hãi cũng cảm thấy mủi lòng. Vừa khóc cô ta vừa đưa mắt nhìn về phía con búp bê bằng vải với ánh mắt van lơn.
Lúc này thầy Lãm mới để ý đến con búp bê cũ kĩ đó. Bằng con mắt tinh tường của mình, ông biết ngay con búp bê này có chứa tà khí bên trong. Ông nói những vật có chứa tà khí này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người sống, không được phép để nó tồn tại.
Nói đoạn ông sai thầy Hãn lấy con búp bê mang đi đốt. Một lần nữa oan hồn của Ái Liên trong thân xác của Hạ Lam lại bắt đầu giãy giụa:
“Trả con cho tôi… làm ơn trả con cho tôi. Đừng làm hại nó… đừng… đừng mà… tôi xin các người tha cho con tôi… “
những lời van xin của Ái Liên đều vô ích, thầy Hãn đưa con búp bê ghé lại sát cạnh ngọn đuốc, chỉ nghe phừng một cái, con búp bê bằng vải bốc cháy dữ dội. Kì lạ là ánh lửa không phải màu vàng như những ngọn lửa khác mà nó có màu xanh vô cùng quái đản. Kì lạ hơn nữa là trong ánh lửa lại phát ra tiếng kêu của trẻ con:
“Nóng quá, ông bà ơi cứu con”.
“Bố ơi cứu con… nóng quá…”
Ông Vương và Hai Thiêm đồng thanh thét lên:
“Là cu Tũn… cu Tũn ơi con ở đâu…”
Thầy Lãm cũng không ngờ sự việc lại tiến triển theo chiều hướng này, mặt ông biến sắc miệng lẩm bẩm : “thôi chết không xong rồi”.
Nói đoạn ông bỏ tay đang bắt ấn để phong ấn Hạ Lam lại. Nãy giờ mọi người chỉ tập trung vào con búp bê vải mà không để ý, từ lúc thầy Hãn châm lửa vào con búp bê kia thì ánh mắt của Hạ Lam đã thay đổi. Nó đổi từ màu đen sang màu đỏ lừ như máu, khuôn mặt cũng biến dạng hết sức kì dị. Cô không còn van xin khóc lóc nữa. Khi thầy Lãm vừa bỏ tay bắt trú xuống, cô vùng mạnh một cái, sợi dây trói quanh người cô đứt vụn. Ngay lập tức thầy Lãm lại ném về phía cô một lá bùa màu vàng bên trên có viết chằng chịt những nét loằng ngoằng bằng mực đỏ, nhưng lá bùa chưa kịp trúng thì Hạ Lam đã ngã gục xuống. Một cái bóng trắng thoát ra bay lên rít trong không khí những tiếng ghê người:
“con của ta. Ta sẽ trở lại. Ta sẽ trả thù. Nhất định ta sẽ trả thù”.
Nói rồi cái bóng trắng bay vút đi.
Đến lúc thầy Lãm kịp định hình lại thì chỉ còn lại xác của Hạ Lam nằm đó đã bắt đầu phân huỷ. Ai nấy thấy cảnh tượng này đều vô cùng sợ hãi. Thầy Lãm an ủi mọi người:
“Đừng sợ, không sao rồi. Hồn ma của cô ta không còn ở đây nữa”.
Ông Vương vội tiến lại phía thầy hỏi gấp gáp:
“Bẩm thầy, còn cu Tũn cháu của tôi vẫn chưa tìm thấy. Ban nãy lúc đốt con búp bê sao tôi lại nghe tiếng nó gọi. Mấy hôm nay cháu nó đang bị ốm nặng lại mất tích từ đêm đến giờ. Thầy làm ơn giúp tôi tìm cháu. Gia đình tôi đội ơn thầy”.
Bấy giờ thầy Lãm như mới hiểu ra mọi chuyện. Nhưng không còn thời gian để giải thích nữa. Ông bảo nhất định phải tìm thấy cu Tũn trước khi trời sáng, nếu không thì sẽ không kịp.
Ông sai ông Vương chuẩn bị một quả trứng gà sống và một cái gậy, ông sẽ giúp tìm cu Tũn. Sau khi có đủ những thứ cần tìm, ông hỏi chính xác giờ, ngày tháng năm sinh của cu Tũn rồi lại bắt ấn đọc thần chú. Ông đặt quả trứng lên đầu cây gậy rồi đưa cho Hai Thiêm. Ông dặn hai Thiêm cầm cây gậy này đi vòng quanh gốc đa, bao giờ quả trứng rơi xuống thì tìm xung quanh nhất định sẽ thấy cu Tũn.
Hai Nghiêm lập tức làm theo quả nhiên vừa đi vài bước thì quả trứng đã rơi xuống. Lúc này mọi người hùa nhau soi đuốc vào tìm thì thấy cũ Tũn đang nằm bất động bên trong cái lỗ hổng ở gốc cây đa. Mọi người đều hết sức ngạc nhiên vì lúc đầu đã tìm rất kĩ nhưng không hề có ai trong đó. Thầy Lãm cười bảo bị ma giấu thì có ở ngay trước mắt cũng không thể nào thấy được.
Ông dục mọi người nhanh chóng đưa cu Tũn về nhà làm thủ tục gọi hồn nhập xác. Đợi Đến khi trời sáng thì sẽ không kịp nữa.
Về đến nhà, một chiếc đàn gọi hồn đã được lập ngay giữa nhà. Thầy Lãm bảo ông Vương thắp hương cho tổ tiên để cầu xin ông bà bảo hộ cho cu Tũn. Ông đặt cu Tũn nằm trên chiếc chiếc giữa nhà, ông ngồi xếp bằng bên cạnh. Bên cạnh ông là một bát hương, một bát cơm trắng có cắm đũa vót ngược bên trên và 3 quả trứng luộc, một chiếc lư đồng.
Ông gõ 3 tiếng vào chiếc lư đồng rồi bắt đầu niệm chú. Sau đó ông lấy từ trong túi ra một lá bùa màu vàng, cắt tay mình nhỏ 3 giọt máu vào đó rồi sai người mang đi đốt, lấy tro của lá bùa pha vào nước đem cho cu Tũn uống.
Xong xuôi mọi việc ông mới dám thở phào một cái. Ông quay qua nói với ông Vương và Hai Thiêm cu Tũn đã không còn nguy hiểm nữa. Đặt cậu lên giường cho nghỉ ngơi ngày mai có thể tỉnh lại.
Ông Vương mừng rơi nước mắt liên tục cảm tạ thầy Lãm. Thầy Lãm quay qua nhìn ông Vương khẽ lắc đầu:
“Người ông cần cảm ơn không phải là ta. Mà là Hạ Lam con gái ông và thầy Hãn đây”.
Ông Vương không hiểu:
“Là sao ạ? Thầy có quen biết với Hạ Lam nhà tôi sao”?
Hai Thiêm vội đỡ lời cho Thầy Lãm:
“Là Hạ Lam, à không, là linh hồn của Hạ Lam đã báo mộng cho con nhanh về cứu cu Tũn thưa thầy. Ngay sau đêm Hạ Lam chết, con đã gặp cô ấy trong giấc mộng. Em bảo con nhanh về cứu con của chúng con. Con hỏi cứu bằng cách nào. Cô ấy bảo cứ về dọc đường sẽ gặp được quý nhân.
Đúng là về được nửa đường con gặp được hai thầy đây. May là có thầy Hãn có mặt trong tang lễ của Hạ Lam, thấy sự chẳng lành nhưng sức thầy không thể giải quyết được liền tức tốc ra Bắc tìm thầy Lãm đây là sư phụ của thầy về giúp đỡ”.
Rồi Hai Thiêm quay sang hai thầy vẻ mặt cung kính:
“xin hai thầy hãy nhận của gia đình con một lạy”.
Thầy Lãm đỡ lấy Hai Thiêm ngăn lại:
“Cậu đừng khách sáo, đây là việc mà chúng tôi nên làm thôi. Chuyện của gia đình mình đến giờ đã tạm ổn, nhưng mọi chuyện chưa kết thúc đâu. Giờ cu Tũn đã ổn, việc đầu tiên chúng ta cần làm là chôn cất Hạ Lam. Ông mau sai người chuẩn bị đi, chúng ta đi ngay bây giờ. Cô ấy chết đã lâu mà xác vẫn còn trên dương thế ngày nào thì linh hồn phải chịu đày đoạ ngày ấy. Cô ấy còn phải đi chuyển kiếp đầu thai nữa”.
Thi thể của Hạ Lam được chôn cất ngay luôn sau đó. Xong xuôi mọi việc thầy Lãm lại tiếp:
“Có một chuyện mọi người vẫn chưa biết. Oan hồn của Ái Liên đã hoá quỷ, cô ta đã lập lời nguyền sẽ quay lại đây để trả thù”.
Ông Vương sợ hãi:
“Ôi trời đất ơi. Sao lại là trả thù…”
Thầy Lãm giải thích:
“Ông có nhớ hồi nãy tôi bảo phải nhanh gọi hồn cu Tũn về trước khi trời sáng không. Sở dĩ cu Tũn đã bị cô ta nhận là con mình, bắt hồn gán vào con búp bê bằng vải kia. Hiện tại cô ta đã bắt được 2 hồn, chỉ cần qua đêm nay cô ta lấy được hồn thứ 3 thì cũ Tũn sẽ chết, cô ta sẽ hoàn thành tâm nguyện của mình là có một đứa con”.
Ông vương la lớn:
“Trời đất ơi. Sao lại có chuyện lạ lùng như vậy được. Vậy còn tiếng kêu lúc đốt cháy con búp bê, là hồn của cu Tũn sao thầy”?
“Đúng vậy. Lúc con búp bê bị đốt cháy, phần hồn của cu Tũn không còn chỗ để nương nhờ nữa nên sẽ vất vưởng trong không trung. Nếu không nhanh chóng gọi chúng nhập về xác thì sẽ bị hồn bay phách lạc”.
Nhìn vẻ mặt lo lắng của ông Vương, thầy Lãm cười lớn:
“Mọi chuyện xong hết rồi. Ông đừng lo ngày mai cu Tũn sẽ tỉnh dậy thôi”.
Ông Vương vẫn còn thắc mắc:
“Vậy thầy nói oan hồn Ái Liên sẽ trả thù là sao ạ”?
Thầy Lãm giải thích:
“Như ban nãy tôi đã nói, Ái Liên đã xem cu Tũn như con của mình. Nếu không có chuyện của ngày hôm nay thì cô ta đã thành công bắt cu Tũn đi rồi. Lúc chúng ta đốt con búp bê cũng đồng nghĩa với việc kế hoạch của cô ta đã bị thất bại. Một lần nữa mất con oán niệm trong lòng cô ta lại bùng phát. Lần này cô ta thực sự đã hoá quỷ. Nhưng hiện tại vừa bị ta đánh cho trọng thương sẽ không thề trở về báo thù ngay được. Ngày mai khi trời sáng, ta sẽ giúp ông làm phép bảo vệ ngôi nhà này, sẽ không có ma quỷ nào làm hại được những người trong gia đình này nữa”.
Rồi ông quay sang Hai Thiêm tiếp lời:
“Tuy nhiên để đề phòng hậu hoạ vẫn cần giải quyết triệt để vấn đề. Ta người ở xa đến, rất cần cậu đây giúp đỡ để truy ra tung tích của hồn ma Ái Liên”.
Con rất sẵn lòng giúp đỡ. Nhưng bằng cách nào ạ?
“linh hồn của cô ta đã bị ta đánh trọng thương hiện đang rất yếu. Để có thể tồn tại cô ta buộc phải gán hồn vào vật chủ đã chứa đựng linh hồn cô ta trước đây. Theo như lời cô ta kể thì đó chính là cỗ quan tài làm bằng gỗ cây xoan đào được mua về lo hậu sự cho Hạ Lam. Cậu giúp ta điều tra xem sau khi Hạ Lam sống dậy thì bây giờ cỗ quan tài đó đang ở đâu”.
Rồi ông nói tiếp:
“Đêm nay vậy là quá dài rồi. Mọi người cũng đã mệt rồi tranh thủ nghỉ ngơi chút đi”.
Lời kể của ông Vương vừa dứt, bà Vương đứng dậy lạy thầy Lãm 3 cái tỏ lòng thành kính:
“Gia đình con tạ ơn thầy đã giúp đỡ, không có thầy không biết giờ cu Tũn đang ở đâu. Ơn này con xin mang suốt đời”.
Mọi người đang xôn xao bàn tán rôm rả chuyện tối qua thì cu Tũn tỉnh dậy. Cậu cất tiếng gọi:
“Ông bà ơi!
Bà Vương mừng mừng tủi tủi lao lại ôm đứa cháu nhỏ vào lòng. Hai Thiêm cũng đứng bên cạnh bà nhìn con trìu mến. Cu Tũn thấy bố thì reo lên:
“A! Bố về rồi! Bố về rồi! Bố bế em”!
Rồi cậu nhào qua ôm choàng lấy bố hít lấy hít để. Hai Thiêm ôm chặt con vào lòng nước mắt rưng rưng. Thật may Hạ Lam đi rồi vẫn còn cu Tũn ở lại bầu bạn với anh. Anh thầm nghĩ trong lòng:
“Hạ Lam! Em hãy ra đi thanh thản. Anh sẽ bảo vệ con của chúng ta bình an lớn lên. Em ở trên trời có linh thiêng thì phù hộ cho bố con anh nhé”!
Cuối cùng bình an đã trở về với gia đình nhà ông bà Vương. Tuy nhiên, cuộc hành trình tìm kiếm và thu phục oan hồn Ái Liên đã hoá quỷ của huynh đệ thầy Lãm và Hai Thiêm lại mới chỉ bắt đầu.