CHƯƠNG 1:
Làng Bãi là một ngôi làng kể từ thuở xa xưa đã có tập tục gắn liền với những cái nghề ở trên vùng sông nước. Phía trước là sông, phía sau là núi, đa số cư dân sống ở nơi này đều mưu sinh bằng việc đánh bắt cá. Thế nhưng, cũng ít ai biết rằng ở trong cái làng này có một cái nghề vô cùng bí ẩn mà khó có người nào làm được. Đó là cái nghề vớt xác.
Năm giờ rưỡi chiều, làng Bãi ngày thường vốn dĩ phải tấp nập, ồn ào, thế nhưng hôm nay lại im ắng đến một cách lạ lùng. Đoạn đường đi vào làng, lúc này không có một bóng người xuất hiện. Dọc bờ sông, những chiếc thuyền lớn bé được buột cột kĩ càng.
Lão Tùng lúc này đang ngồi một mình trong khoang thuyền, ở trên tay là điếu thuốc hút dỡ, lão ta ngó ra ngoài trời rồi lắc đầu than thở một tiếng.
— “Ráng mỡ gà trời gió, ráng mỡ chó trời mưa”. Đêm nay, chắc chắn là có bão lớn rồi.
Bão vào gần thì trời sẽ bị một lớp mây che lấp như một tấm màn màu sữa. Trên lớp mây này thường có quầng xuất hiện, mây cứ thấp dần, dày dần, đen dần, có khi nổi lên những hình cục. Sau đó khi có mây thấp xuất hiện, màu xám, rải rác, xơ xác, bay rất nhanh và ngày càng nhiều. Đấy cũng là kinh nghiệm bao nhiêu năm lênh đênh trên vùng sông nước lão Tùng đúc kết được.
Mắt thấy mây đen kéo đến càng lúc càng nhiều, lão Tùng lúc này hơi đây để quan tâm đến thứ trên tay mình, lão ta vứt vội cái điếu cày xuống sau đó chạy nhanh ra bên ngoài kiếm nơi để đậu thuyền. Cái thuyền này là chính là thứ để mấy miệng nhà lão kiếm ăn, nếu như nó bị gió bão phá hay cuốn đi thì cả nhà lão ta chỉ còn nước cạp đất. Lại thêm mụ vợ đanh đá kia, mụ ta chẳng chửi cho lão vuốt mặt không kịp thì thôi. Sau khi cột dây vào bờ xong xuôi. Lão Tùng lau mồ hôi trên trán, thở phào nhẹ nhõm sau đó quyết định trở về nhà.
Nhà của lão Tùng nằm ở cuối làng, một ngôi nhà vách nứa xập xệ, không đủ cho một gia đình đông đúc sinh sống. Mà kể ra, từ đời ông nội, cả nhà lão đã sống ở trên thuyền đò, quanh năm rất ít khi lên mặt đất. Sau này khi lấy vợ, được vợ khuyên nhủ lão mới bỏ ra ít tiền đi xin miếng đất để cất lên cái nhà. Tuy vậy, cuộc sống nghèo khổ vẫn cứ đeo bám mãi gia đình của ông. Nhiều khi lão ta cũng chạnh lòng vì con đường mà mình đã chọn mấy chục năm qua.
Mãi suy nghĩ miên man, lão Tùng về đến nhà khi nào không hay. Lúc này, bà Tâm đã nấu xong cơm nước dọn lên bàn gỗ. Vốn định cho thằng Tí đi kêu lão chồng về ăn, không ngờ lão lại tự về sớm. Bà Tâm lau ba cái chén, rồi nói.
— Ông nó rửa tay rửa chân rồi vào dùng bữa luôn cho nóng. Nay tôi có làm món cá chiên ông thích đây này.
Lão Tùng nghe vậy thì ậm ừ, sau đó nhanh nhẹn đi đến bên cái lu múc nước dội hết đất đai trên chân rồi đi vào bàn. Lão ta không nói một lời nào mà cặm cụi gắp thức ăn vào chén của mình. Lúc ăn được một miếng, bỗng nhiên lão nhớ đến cái gì đó, liền nhíu mày nhìn bà Tâm hỏi.
— Mấy hôm nay ra chợ bán hàng. Bà có ngóng được nhà lão Trần có vụ “làm ăn “nào mới không?
Bà Tâm nghe vậy, nhịn không được lườm lão Tùng một cái. Biết rằng cái tính ganh đua của chồng đã nổi lên, nhưng bà vẫn ôn tồn trả lời.
— Hôm qua ở làng trên có kẻ xui sẩy chân rớt xuống sông. Người nhà của người khuất đó đã đến mời lão Trần đi vớt. Nghe đâu lễ cũng hậu lắm, thấy sáng nay lão ấy mới về đến nhà.
Bà Tâm vừa dứt lời. Đôi đũa trên tay của lão Tùng đã đập mạnh lên bàn, lão tay nói bằng cái giọng cay cú.
— Mẹ tổ tiên sư nó chứ. Lão Trần vào nghề sau tôi, thế mà giờ lại phất lên trước tôi. Nói về cái khoản bơi lội, thì ở trong cái làng này không ai qua được tôi đâu.
Nói đến đây, lão Tùng chán chường hẳn. Gương mặt hốc hác hiện ra vẻ thất vọng.
— Thế mà hễ có ai chết là lại gọi ông Trần đi với. Tôi có thua kém gì ông ta đâu. Hơn hai mươi năm theo nghề này, có cái xác nào tôi không vớt nổi đâu.
Bởi vì làng Bãi nằm dọc dòng sông Hạ, xung quanh bốn bề toàn là nước. Thế nên dân làng ở đây giỏi nhất là đánh bắt cá. Nhưng mà, cái nghề lênh đênh trên sông biển này lại chứa nhiều rủi ro. Nhiều khi gió bão đến trốn không kịp, liền gặp nạn ở nước sâu, xác chết bị trôi dạt nơi nào không hay. Và cũng bởi vì vậy, cái nghề vớt xác này xuất hiện lúc nào mà người sống ở đây cũng không rõ. Trong làng Bãi có hơn mấy trăm hộ dân, thì chỉ được chục người có tướng làm nghề này.
Để làm được cái nghề vớt xác này cũng không phải là dễ. Trước tiên, muốn học nghề thì phải đi xem thầy bói coi bản thân mình thuộc mệnh gì trong ngũ hành. Nếu như người đó thuộc bát tự thuần âm và mệnh thủy, thì coi như qua cửa đầu tiên. Tiếp theo, người vớt xác bắt buộc phải là đàn ông. Bởi Cơ thể nữ giới vốn thuộc tính âm, mà bản chất nghề này lại phải thường xuyên tiếp xúc với người chết, do đó sẽ dễ bị âm khí xâm nhập và làm tổn hại, nhẹ thì bệnh tật đeo bám, nặng thì mất mạng.
Năm xưa, cũng vì một vài cơ duyên mà lão Tùng đến được với cái nghề này. Khi ấy, lão ta được một người trong làng nhận học. Khi mới bắt đầu vào học, ông thầy ấy dẫu lão ta đến một cái hồ chứa xác và bắt buộc lão ta phải ở nơi này bảy ngày để loại bỏ nổi sợ và tính nhút nhát trước cái chết. Đoạn thời gian đó, lão Tùng sống thật khó khăn. Cái nghề gắn liền cái nghiệp, nhiều lúc lão ta cũng muốn bỏ nghề nhưng lại làm không được.
Hơn hai mươi năm làm nghề, lúc nào cũng như lúc nào. Không hề khá khẩm hơn chút nào. Mà ngày lão lại càng hút thuốc nhiều hơn, để lấn át mùi hôi tử thi ở trên người của mình. Hồi xưa, ai cũng bảo làm cái nghề này nhiều tiền, thế nhưng lão làm lâu như vậy mà chẳng khá khẩm hơn chút nào. Vẫn nghèo nàn và khổ cực.
Bà Tâm nhìn thấy chồng như vậy, tâm trạng ăn cơm cũng mất. Bà đặt chén cơm xuống, rồi vỗ lưng lão Tùng an ủi.
— Ông ganh đua với người ta làm gì. Ông cứ dùng cái tâm của mình mà làm nghề. Tôi phụ thêm, vợ chồng mình liệu cơm gắp mắm là được rồi.
Nói rồi, thấy gương mặt của chồng vẫn còn vẻ chua chát. Bà Tâm lại cười cười:
— Hơn nữa, nhà lão Trần vốn đã giàu sẵn rồi. Nhà lão ấy còn có cả xưởng đống thuyền, anh em lại đông đúc. Lúc đó không hiểu sao thầy lại phán lão ấy có mệnh với nghề này. Nếu không bây giờ lão ta đã là chủ xưởng thuyền rồi chứ đâu có chuyện nay đây mai đó ở trên sông nước chứ.
Bà Tâm nói đủ điều. Thế nhưng lão Tùng cũng không thấy khá lên được chút nào. Thế là bữa cơm tối lại kết thúc trong sự buồn bực của lão ta. Bà Tâm thấy vậy cũng loay hoay dọn dẹp chén bát xuống bếp. Bà biết, chồng mình không can tâm bao nhiêu lâu nay. Nhìn lão Trần nổi tiếng khắp làng trên xóm dưới, mà chồng bà lụi cụi bao nhiêu năm vẫn rất ai biết đến. Đa số chỉ là người trong làng này mới rõ tận về chồng bà. Người bên ngoài làng, ngoại trừ lão Trần ra cũng không biết ai. Những lúc như vậy, bà Tâm chỉ biết thở dài một hơi.
Đợi mụ vợ xuống bếp, lúc này lão Tùng lại bắt một cái ghế tre ra trước cửa nhìn bầu trời đã tối đen kịt. Trong lòng lão dâng lên một nỗi buồn bực khó chịu, và tâm trạng cũng bị đè nén đến khó hiểu. Không hiểu sao, lão có cảm giác sắp xảy ra một chuyện gì đó. Không biết tốt hay xấu.
Gần mười hai giờ đêm, cả ngôi làng Bãi dường như đã bị bầu không khí âm trầm và u ám bao phủ hết thảy.
“Đùng…”
“Ầm, ầm…”
Lúc này, sấm chớp bỗng nhiên nồi lên cơn gió mạnh thổi đến, rồi những cơn mưa nặng hạt bắt đầu rơi khắp cả ngôi làng. Chẳng mấy chốc, cây cối đã bị gió thổi ngã nghiêng ngã dọc. Nằm ngủ ở trong nhà cũng phải giật mình tỉnh giấc.
Lão Tùng kê đầu lên tay, cặp mắt nhìn xa xăm ra ngoài cửa sổ. Cứ chốc lát lại trở mình, làm bà Tâm cũng không ngủ được. Bà ấy nhỏ giọng hỏi.
— Ông làm sao đấy nữa? Đêm hôm không ngủ mà cứ loay hoay mãi thế!
Lão Tùng nghe vợ hỏi nhưng cũng không trả lời. Một lát sau mới xoay người lại, rồi bâng quơ nói:
— Bà nó này, vài ba ngày nữa có lẽ là tôi sẽ phải ra ngoài một chuyến rồi! Tôi đoán sau trận bão này, chắc chắn sẽ có người đến tìm tôi đi làm việc.
Bà Tâm liền giật mình. Trong lòng có chút tò mò hỏi lại:
— Ông đi đâu? Mà sao ông biết vài ngày nữa có người đến tìm. Tìm ông để làm gì chứ?
Lão Tùng bị vợ hỏi dồn dập thì có chút khó chịu. Lão ta nhịn không được trợn mắt, quát nhẹ:
— Bà hỏi cái quái gì mà lắm thế hử? Tôi làm nghề với xác, tới tìm tôi không phải để với xác chết vậy thì để làm cái gì? Đi nhậu à, hay là đi đánh cá?
Bà Tâm bỗng nhiên bị mắng, miệng liền im thin thít. Nhưng cũng ức lắm. Bà ấy chỉ thấy tò mò vì sao lão Tùng lại biết mấy ngày nữa có người tới tìm mình đi vớt xác thôi mà. Nhưng mà lúc này bà không dám cãi lại, bà sợ nhất chính là cái bộ dạng tức giận này.
Lão Tùng nặng lời mắng vợ, lúc này nghĩ lại cũng thấy có chút tội nghiệp cho bà. Lão ta nhắm mắt, miệng chỉ lẩm bẩm đủ cho hai người nghe.
— Bà không thấy, mỗi lần bão xong tôi liền bị kêu đi vớt xác chết hay sao? Lúc chiều, tôi nghe mấy người kia đồn thuyền nhà ông Lý ở đầu làng chưa kịp trở về. Nghe đâu là lên nguồn bắt cá gì đấy… Mà bà cũng biết nước trên nguồn chảy siết thế nào đấy. Bão đến, mưa to nước dâng lên rồi chảy mạnh, thuyền nào chịu nổi.
Bà Tâm nghe sao biết vậy.
Lão Tùng lại nói tiếp.
— Nhà của ông Lý cũng giàu nhất nhì cái vùng này. Nếu như vớt được xác…
— Ông bớt nói bậy đi.
Chưa chờ lão ta nói xong, bà Tâm đã sẵn giọng cắt đứt. Bà ấy nghiêm nghị, rồi nhìn chồng cứng rắn la rầy.
— Lão Tùng, sao ông có thể nói được những lời vô lương tâm như vậy hả? Đó là mạng người đấy, lúc này người ta phải bên ở ngoài chống chọi với cơn bão táp, còn ông nằm đây chăn êm nệm ấm đi mong người ta gặp nạn để vớt xác kiếm tiền. Tôi với ông tuy nghèo, nhưng không khổ. Ông đừng nói bậy để tạo nghiệp nghe chưa!
Bị bà Tâm nói như vậy, lão Tùng liền biết mình đã lỡ mồm, thế nên chỉ biết ngậm miệng lại. Lão Tùng bực bội qua lưng về phía bà, nó là nghe nhưng trong bụng lão lại nghĩ thầm mình không hề nói sai, nếu như thuyền ông Lý bị bão đánh chìm, vậy thì nhà ông ấy nhất định sẽ thuê hết người làm nghề đi vớt. Cơ may ra nếu vớt được xác của ông ta, thì tiền nhận được sẽ rất hậu hĩnh.