Đền Tả Ao Địa Tiên do dân chúng làng Nam trì dựng lên, quanh năm khói hương nghi ngút chưa bao giờ dứt.Trên bức hoành phi trên tường, nền vàng chữ đỏ có ghi:
Tả Ao phong thuỷ nhất trên đời.
Hoạ phúc cầm cân định chẳng sai.
Mắt Thánh trông xuyên ba thước đất.
Tay Thần xoay chuyển bốn phương Trời.
Chân đi Long Hổ luồn qua gót.
Miệng gọi Trâu Dê ứng trả lời.
Ai muốn cầu sao cho được vậy.
Mấy ai địa lý được như ngài.
Đêm khuya thanh vắng, có một bóng người bất động đứng nhìn bức tượng bằng đất nung, tạc thế ngồi uy nghi của ngài Tả Ao Địa Tiên, áo bào đạo vàng, ánh mắt bức tượng nhìn xuống từ bi ,như lúc nào cũng dõi mắt theo bá tánh thập phương mà ra tay trì độ, quốc thái dân an.Một lão nhân hình tướng to cao, cánh tay bị phế, cởi bỏ chiếc nón rơm mục nát xuống, con mắt bị chột ánh lên tia sáng vàng vọt, râu dài trắng bạc, nở một nụ cười trên môi, lôi trong tay ra một bình rượu nhỏ màu men lam ánh xanh, bước đến bên bục thờ, rải rượu thành hình cánh cung xuống trước mặt tượng, xong cầm chiếc bình giơ lên miệng uống một nhụm nhỏ, giọng nói trầm xuống:”Lão đệ.. ta hôm nay lại tới uống rượu cùng người đây.Ta thiết nghĩ cũng không còn sống được bao ngày nữa, cố một chút sức lực còn sót lại mà hoàng thành di nguyện, mà lão hiền đệ giao phó cho ta, xong việc ta cũng theo gió mây lìa xa dương thế.Những chuyện ta làm ra, chắc chắn địa ngục là nơi ta không thể trốn tránh được, không giống như đệ đây cưỡi hạc qui tiên , người đời tưởng nhớ.. thật là hỗ thẹn cho kiếp làm người của ta…Lão già như ta sống không bằng chết, bản thân không dám cho người khác biết thân phận,sống âm thầm qua ngày, hy vọng làm gì được gì đó cho dân An Nam để lương tâm được nhẹ nhàng.Đến cả việc thăm đệ đây, chỉ đợi đến đêm khuya thanh vắng mới đến … hic.. thật là chẳng ra làm sao..”
Phàm là người sống trên đời, phúc họa an nguy, hay bi oan ly hợp, điều là do số phận định sẵn, đâu phải cứ muốn là được. Lão già kia tên thật là Cao Biền, tiết độ sứ An Nam xưa kia, giờ già cả tật nguyền,sống không bằng chết, không bà con họ hàng thân thích, quê cha đất tổ không thể trở về. Đến cái tên cha sinh mẹ đẻ còn phải bỏ đi,đổi lấy một cái tên giả là Cao Bình sinh sống qua ngày tại một làng chài lưới, ngày ngày bắt cá đổi cơm.
Nhớ lại tháng năm hào hùng của cha ông họ Cao, hắn không khỏi chạnh lòng.Dòng họ Cao uy danh lẫy lừng, 3 đời phục vụ cho triều đình nhà Đường, dưới một người ,trên vạn họ, không ai mà không nể sợ uy danh họ Cao.Ông nội là danh tướng Cao Sùng Văn đánh đông dẹp bắc, trấn áp cuộc nổi dậy của Lưu Tịch giúp nhà Đường bình định thiên hạ. Cha là Cao Thừa Minh cũng là một chiến tướng ,lập nhiều chiến công hiển hách, được vua Đường sắc phong là Thần Sách Quân, tuy họ Cao không phải xưng Vương, như đã hùng bá một cõi.
Không phải vô duyên vô cớ mà dòng họ Cao được mọi người nể phục, danh bất hư truyền .Người xưa thường nói” Ngọc bất trác bất thành khí, người bất học bất tri lý” hay “Gian nan luyện chí anh hùng. Khó nạn càng lớn, tựu thành càng cao”.Nhà họ Cao có những bí mật mà khó ai biết được, để trui rèn con người thành một dũng tướng hơn người thường.Trên từ đường nhà họ Cao , bàn thờ gia tiên có bức hoành phi bằng gỗ sơn vàng to lớn ,chạm trổ 2 con thanh long uốn lượn,trên đó có khắc 3 chữ màu đen Vô-Bất-Tàn. Vậy Vô-Bất-Tàn đó là gì? Vô tức là vô cảm, vô tâm không màng đến sống chết của người khác. Bất là bất chấp , bất nhân tính. Tàn là nhà họ Cao không là nơi dành cho kẻ tàn tật, ai không còn có ít cho gia đạo cần phải loại trừ, đừng làm gánh nặng cho gia tộc, dù là ai trước đó có thành công bao nhiêu, khi về già không còn lợi ít cho con cháu thì phải loại trừ. Vậy loại trừ ra sau hồi sau sẽ nói. Tạm thời nói về Cao Biền.
Cao Biền khi sinh ra đã là một đứa trẻ ốm yếu, tay chân lóng nga lóng ngóng, tính tình hiền từ, chỉ ham mê đọc sách , đặt biệt là thơ văn và đạo Nho giáo. Dù sống trong môi trường binh đao, cha ông là một dũng tướng.Quanh năm trong gia môn họ Cao chỉ nghe tiếng binh khí khua vào vào nhau, tiếng hét từng hồi tạo dũng khí của binh sĩ luyện tập võ sự suốt ngày đêm,ấy vậy mà Cao tiểu tử kia không quan tâm.Hắn chỉ đam mê thơ ca, cùng những quan văn trong triều sáng uống trà, chiều đàm đạo lý.Cầm sách thì được, còn cầm thanh kiếm giết gà không xong. Cao Thừa Minh cha hắn là một người rất nghiêm khắc, tính nghiêm khắc đến tàn bạo, cả đời chỉ biết đến binh đao ,lấy tiếng trống trận mà làm niềm vui,sống với cái uy dũng của bật đại trượng phu.Đối với ông thiên về Võ tướng, nên từ lâu trong lòng đã có thành kiến với bọn quan Văn trong triều đình,lòng không can tâm trong khi những chiến tướng quân mã, phải lấy máu và mạng sống của mình để bảo vệ giang sơn, thì bọn Văn vẽ này chỉ ở mát ăn bát vàng, nhiều lần chỉ bằng mồm mép văn khẩu mà chiếm lấy công trạng về mình.Chỉ mong có một ngày nào đó, có dịp là băm vằm bọn sống bằng nước bọt này ra trăm mảnh ,mới nguôi đi cơn giận trong lòng.Vậy nên khi thấy thằng con suốt ngày thơ ca, văn phú với đám quan văn,ẻo lã như nhi nữ xem ra rất bất mãn.Nhiều lần khuyên bảo ngăn cấm, Nhu không được Cương cũng không xong, Cao Biền vẫn lén lút ra ngoài chơi với bọn văn chương, đạo Nho giáo.Ghét của nào thì trời trao của nấy là vậy, Cao Thừa Minh ôm nỗi hận trong lòng ngày càng lớn. Trong lòng chất chứa buồn phiền, bao nhiêu kỳ vọng vào đứa con trai ,mong sau này sẽ trở thành dũng tướng ,thể hiện bản lĩnh nam nhi vác đao kiếm mà định thiên hạ ,thay cha ông gánh vác trách nhiệm tổ tông bao đời để lại ,giờ hy vọng vào hắn xem ra rất mong manh.
Một hôm nọ Cao Thừa Minh nói với Cao Biền:” Tiểu nhi ..nay ta , muốn con theo ta vào rừng săn bắn, nhớ là không mang theo gì cả,chỉ mang theo một vắt cơm là đủ”
Biết tính cha mình là người nói một chứ không nói hai, hắn cấp cấp vâng dạ làm theo.Đúng chín Ngọ , đã cùng lên đường theo phụ thân vào rừng,lần đi săn này hắn để ý phụ thân rất lạ lùng. Cao Thừa Minh không mang theo vũ khí bên người , khi đi săn thì chí ít cũng có cung tên , giáo mác, lưới săn, đằng này chỉ mang theo một con dao nhỏ.Trong túi vải mang theo bên người chỉ là một cục gạch nung màu đỏ sậm ,trên đó có vẽ những hình thù kì lạ bằng chu sa màu vàng nhạt, một phần cơm trắng trong túi giấy và ít nước,Cao Biền suy nghĩ hay là cha có thuật pháp gì đó, mà hắn không biết, bao nhiêu suy nghĩ trong thâm tâm mà chẳng dám hỏi, 2 phụ tử lên ngựa mà đi vào rừng. Suy nghĩ vẩn vơ, Cao Biền không biết rằng hắn đang chuẩn bị đối diện với một sự thật ,mà gia tộc họ Cao đã thực hiện hơn 200 năm nay,mà người ngoài không ai biết.
Người xưa có nói :” Nhân chi sơ tính bổn thiện”, con người từ khi sinh ra bản tính vốn hiền từ, trong sáng , như dòng đời cuốn con người ta đi vào những ngã rẽ cuộc sống, ác thiện khó phân minh. Chỉ là do nhân kiếp này giống như một canh bạc, đôi lúc con người ta không có quyền lựa chọn đúng sai. Nay Cao Biền cũng như thế , hắn đang đối diện với ngã rẽ ấy mà không có sự lựa chọn cho bản thân mình,ngồi trên lưng ngựa nhìn cảnh núi hoang vu, tâm hồn bay bổng , tâm hồn thi sĩ trong hắn trỗi dậy rồi xuất khẩu thành thơ:
“Mộng cảnh hoang sơn, mộc thủy tùng..
Như lai vân bước, phong uốn quanh.
Nhân sơ dĩ lạc ,thiên địa bảo.
Tâm bất u phiền , chốn bồng lai..”
Thấy phía trước là một thâm sơn U cốc sâu thăm thẩm, mây mù bao phủ ,quá trăm thước không thấy rõ con đường.Hai bên vách đá cao mây mù giăng kín , quả thật làm con người như đang bước vào nơi âm tào địa phủ , với một cậu bé mới lớn, tâm hồn thi phú mơ mộng,Cao tiểu tử ngây thơ không biết hiểm nguy đang chờ đợi mình phía trước. Cao Thừa Minh dừng ngựa lại, cột dây ngựa vào cái cây khô bên vệ đá. Dắt tay Cao Biền đi nhanh vào bên trong, bây giờ sau khi đã quen dần với môi trường hư ảo ,hắn nhận thấy nơi đây một cách rõ hơn, trên vách đá có khắc 3 chữ lớn Mộ Cao Quán sâu vào trong vách đá, rêu phong phủ lấp, hình như dòng chữ đó đã tồn tại ở đây hàng trăm năm rồi thì phải. Nước chảy nhỏ giọt từ vách đá chảy xuống bên dưới nền đất ẩm mốc, tiếng gió rít qua trong U cốc nghe như tiếng khóc của những âm hồn lạc bước trong sương mờ . Tay hắn nắm chặt lấy tay của phụ thân mà lùi lại đằng sau, vì hoảng sợ khi thấy phía trước hiện ra muôn vàng ngôi mộ hình ống dày đặt, hình thù khác với những ngôi mộ thường thấy. Bình thường phía trước đầu mộ, người ta thường đặt một tấm bia mộ trên có ghi tên tước hiệu ngày sinh tháng tử , còn những ngôi mộ kì lạ này không hề có mộ bia, mà được thay thế hình một khoảng trống ,sâu vào bên trong từng mộ ,là một cái hang nhỏ sâu hoắm xuống phía bên dưới ,lại có những viên gạch đỏ thẫm xếp thành một bức tường che địa mộ lại, có cái còn đang dang dở chưa lấp hết .Trong đây những ngôi mộ được chia ra làm 3 khu rõ ràng ,khu thứ nhất ghi Lão Thác, thứ 2 ghi Trung Thác, thứ 3 ghi Tiểu Thác.Đâu đó còn nghe thấy tiếng than khóc, nỉ non trong những ngôi mộ từng hồi, nghe âm vang yếu ớt xa xôi vang vọng lại, làm Cao Biền run lên cầm cập . Chưa kịp suy nghĩ thêm thì , Cao Thừa Minh xách nách hắn lôi đi sền sệt , đến bên khu Lão Thác, bắt quì xuống trước một phiến đá phía dưới chân có ghi Cao Gia Chi Mộ, rồi lôi trong chiếc túi ra phần cơm trắng mang theo, đến bên ngôi mộ thả vào trong cái hố, rồi Cao Thừa Minh nói:” Phụ thân.. xin mời ăn cơm..”
Nói xong , lấy viên gạch đỏ mang theo đặt lên khoảng trống còn lại trên bức vách mộ.Đếm sơ qua khoảng hơn trăm viên rồi.Hắn chưa hiểu chuyện gì đã bị phụ thân lấy tay đẩy hắn rơi xuống cái hố trong huyệt mộ kia, hố này sâu sâu hơn 10 trượng, tối đen như mực, ánh sáng le lói bên trên không đủ soi xuống dưới đáy, thân hình ê ẩm , trầy xước chảy máu , hắn nghe tiếng Cao Thừa Minh bên trên cao vọng xuống :” Tiểu nhi.. ta đã nhiều lần cảnh báo cho ngươi, mà ngươi cố tình làm trái ý ta , gia đạo ta xưa nay ai cũng uy dũng song toàn, không có đất cho những loại người bất tài vô dụng, ta tạo ra con, giờ cũng chính tay ta hủy đi, xem ra lòng cũng không vui sướng gì. Nếu có trách thì chỉ trách bản thân mình bất tài vô tướng mà thôi..Con đừng trách ta Mộ Cao Quán này là dành cho những kẻ Tàn. Giờ mỗi ngày ,sẽ có người đưa cho nhà ngươi ít lương thực,cho đến khi thác đi…”
Tiếng ngựa hí vang, rồi từ từ xa dần. hắn biết rằng phụ thân mình đã đi về, bỏ hắn lại trong ngôi mộ sâu này cho đến chết.Hoảng loạn cùng cực hắn la lớn:” Cha ơi!.. cha Ơi!… cứu con với,sao người lại nỡ làm vậy với đồ nhi… Cha ơi!.. cứu con với..
Nước mắt hắn rơi như mưa, mà không một lời hồi đáp từ cha , chỉ nghe không gian im lặng chỉ còn tiếng gió rợn người.Người đời thường nói “ Hổ độc bất cật tử” ý nói hùm dữ không ăn thịt con.Cao Thừa Minh vì thấy Cao Biền là người yếu đuối sau này không làm gì có ích cho gia môn , thì thuộc hạn người Tàn. Trong bức hoành phi trên gia tiên họ Cao có nói rõ là Tàn, tức là người không còn khả dụng cho gia môn, thì phải đem đến u cốc này thực hiện nghi thức Mộ Cao Quán.
Thực ra Mộ Cao Quán này xưa kia xuất phát từ thời cổ đại ở Vân nam,Hà bắc vàThiểm tây, được trôi qua bao thế hệ họ Cao biến đổi , càng tàn độc hơn. Tương truyền là phải kiếm ra một nơi có phong thủy gọi là Lai Long Khứ Mạch, huyệt trường ẩn mình trên vách đá,long khí biến chuyển khi đi qua khe núi hẹp , khí nước hai bên vách sẽ giử lại khí long bên trong u cốc, tạo một đại trường biến ảo, làm khí chìm xuống bên dưới , tạo ra Lai Long. Những vong linh khi chết đi tại nơi đây , sẽ trở thành hồn khí nuôi sống Lai Long, sinh khí sinh ra từ Lai Long nuôi dưỡng dũng khí chiến tướng, bất khả xâm phạm. tạo nên uy danh cho gia đạo muôn đời sau.Trong gia môn họ Cao nơi này là nơi chôn sống những kẻ bất tài , bệnh tật. Đáng thương hơn nữa là những người già cả khi không còn có ít cho con cháu,tấc cả sẽ được đưa đến đây, bỏ xuống những hố mộ sâu .Mỗi ngày sẽ được một phát cho một phần cơm ,như kèm theo đó là một viên gạch có vẽ lên những loại bùa chú bằng chu sa,đặt lên trên cửa mộ, viên gạch này cốt ý là sau khi chết đi ,sẽ không cho oán hồn mang theo âm khí về hại người trong gia môn. cho đến khi được lấp kín miệng mộ. Tiếng khóc rên rỉ yếu ớt ,mà Cao Biền nghe khi trước ,là của những người còn sống trong mộ ,hoặc là những âm vang của những vong hồn oán than cho số phận.Họ trước lúc còn sống, cũng là những người đã làm nhiều việc cho gia môn, cống hiến đến sức tàn lực kiệt nhưng cuối cùng cũng chịu chung số phận với những người chôn sống kia, hàng ngày ngồi dưới đáy hang nhìn lên nóc mộ tối mà than khóc.Nếu ai chẳng may trốn về sẽ chịu hình phạt gấp đôi, tức là bị bắt trở lại rồi không cho ăn , thay vì một viên gạch thì sẽ tăng gấp đôi thành 2 viên gạch, người đó xem ra đường xuống âm ti gần hơn bao giờ hết.
Cao Biền giờ cũng trở thành nạn nhân của hủ tục tàn ác này, cơ thể đau rát,toàn thân rả rời, nhưng nỗi đau của sự bỏ rơi từ người cha mà mình tôn trọng ,yêu thương còn đau hơn gấp bội phần.Bỗng từ đâu có một bàn tay khô khốc trơ xương trắng từ phía sau vịn vào vai hắn.Một giọng nói vang lên như âm hồn từ chốn địa phủ kéo đến…