– Bà có thể nói lại cho tôi nghe mục đích của bà tới Rừng Câm là gì được không?
Bà Liên đáp:
– Tôi muốn đưa bạn tôi, là liệt sĩ đã “biến mất” tại khu rừng đó về với gia đình, không còn phải chịu cái cảnh bơ vơ lạnh lẽo nơi rừng thiêng nước độc đó nữa.
Ông Trà mỉm cười, ông ta cầm tách cà phê lên làm một ngụm rồi nói:
– Rừng thiêng thì đúng, còn nước độc thì chưa chắc đâu…
Cuối cùng thì bà Liên cũng đã có cuộc gặp với người đàn ông mang tên Trà, người mà ông Ninh nói có thể giúp được bà. Hai người có mặt tại quán cà phê ở trên đất Thái Nguyên này để bàn về việc tìm hài cốt liệt sĩ Hoa. Ông Trà ngồi đó ngẫm nghĩ một lúc, trên tay là cái điếu thuốc còn đàng cháy tỏa khói thơm lừng kia nói:
– Bà biết rằng không chỉ có bạn bà là vẫn còn lầm đường lạc lối tại khu rừng câm đó đúng không? Còn có rất nhiều liệt sĩ đến giờ này vẫn chưa tìm được đường về với thân nhân, về với gia đình.
Bà Liên thở dài:
– Từ ngày rời khỏi đó, tôi cũng có nghe ngóng, từ lúc cái Hoa “mất” về sau cũng có nhiều tin đồn các chiến sĩ pháo binh được cử tới đó huấn luyện, rồi cũng từng người từng người một biến mất. Nhưng vì là bên quân đội, nên họ cấm không được tuyên truyền ra ngoài. Ngoài cái Hoa ra còn có Khánh, cậu ta bên pháo binh, chính cậu ta là người đã cố cứu Hoa thoát khỏi cái thế lực vô hình đó, nhưng mà rồi … cậu ta cũng không thấy trở về. Tôi đã có nhiều lần nhờ đơn vị liên lạc với thân nhân, đích thân tôi có lên Hà Nội nhưng không thể nào tìm được nhà cậu ta.
Ông Trà nói:
– Và có lẽ họ cũng sẽ không thể nào tìm được đường về với gia đình, và cũng không ai có thể giúp được họ đâu.
Bà Liên nghe ông Trà nói vậy thì trên mặt bà bỗng toát lên cái vẻ buồn vời vợi, bà nói:
– Không lẽ nào ngôi rừng đó thực sự bị nguyền rủa? không lẽ nào không thế giúp người quá cố hồi hương được sao?
Ông Trà dít một hơi thuốc, ông ta chậm rãi nhả khói nói:
– Nguyền rủa thì cũng không đúng. Mà cái khu rừng này đặc biệt ở chỗ đó là có Tà Linh ẩn náu, chính vì thế mà người đời mới đặt tên cho khu rừng này là Rừng Câm.
Bà Liên nghe đến 2 chữ “Tà Linh” thì bà ta hỏi:
– Tà Linh? Tôi có nghe ông Ninh nhắc tới, ông có thể giải thích thêm được không?
Ông Trà phân tích:
– Ngắn gọn là thế này nhé. Nếu bà tìm hiểu tâm linh, đặc biệt bên phía đạo giáo, bà phải hiểu rằng thế giới được tạo ra bởi 2 người đó là Thiên Phụ và Địa Mẫu, đặc biệt đạo mẫu của Việt Nam ta là thờ phụng Địa Mẫu. Từ rất lâu, lâu lắm rồi, có một kẻ mang tên Hắc Đế, hắn ta muốn cai trị loài người, xóa sổ thần thánh, chiếm ngôi cao của Thiên Phụ. Trong cuộc giao tranh đó đã có khá nhiều người vô tôi phải thiệt mạng. Cuối cùng thì thần thánh, hay nói trắng ra là Thiên Phụ và Địa Mẫu vẫn lấy lại được cái lòng tin, sự tín ngưỡng của loài người. Hắc Đế thì … cuối cùng cũng bị Thiên Phụ đánh cho tan hồn phách mà rơi vào cõi hư vô, tựa như hắn chưa bao giờ tồn tại.
Bà Liên ngồi nghe chăm chú:
– Rồi sao nữa ông?
Ông Trà làm ngụm cà phê nữa:
– Vấn đề phải chăng Hắc Đế quả thực bị đánh cho tan hồn phách và thực sự chưa bao giờ tồn tại? Cái tà khí của hắn sau khi bị đánh tan thì tỏa ra khắp cái đất Việt Nam này. Một số khác thì tạo thành những vị thánh của bóng tối, một số khác thì cứ vô định luẩn quẩn mà không hình thành một hình hài nhất định. Ngày qua ngày, cái tà khí lởn vởn vô định đó hấp thụ tâm ma của người sống mà có sức mạng vô hình, có thể thiên biến vạn hóa và ám lấy cả một vùng rộng lớn, người đời gọi đó là Tà Linh. Rừng Câm ở cái đất Thái Nguyên này là nơi mà một tà linh đang chiếm giữ.
Bà Liên hỏi:
– Vậy là không phải ma hay là quỷ đúng không ông?
Ông Trà lắc đầu xua tay:
– Nói đến Tà Linh thì bà đừng nghĩ là ma hay quỷ, không ngang hàng đâu. Như tôi vừa kể, Tà Linh đã có mặt từ rất lâu, một thứ tà khí thuần khiết mà sức mạng ngang hàng với thần thánh của chúng ta. Và đương nhiên là, để giải quyết Tà Linh thì… hầu như là không có cách.
Bà Liên nghe đến đoạn không có cách thì bà ta thở dài, bà nhìn ra cửa phía xa xăm mà nói:
– Vậy không lẽ nào đồng đội của tôi và những người khác mãi mãi bị trói buộc ở đó sao?
Ông Trà gãi cằm nghĩ:
– Cũng chưa hẳn là đã hết cách, nhưng mà…
Nghe đến đây bà Liên quay đầu lại nhìn, trên khuôn mặt nhuộm mầu thời gian như toát lên một tia hy vọng:
– Ông nói mau đi.
Ông trà hỏi:
– Bà đã bao giờ nghe đến chùa Vạn Vọng chưa?
Bà Liên gật đầu:
– Ngôi chùa trên đồi mà có độc đạo đúng không? Nó nằm ở ngoại ô Hà nội.
Ông Trà gật đầu:
– Đúng, nhưng mà ngọn đồi đó là oán khí của người chết oan, nhờ vào ngồi chùa đó mà có thể hóa giải chướng khí của cả ngọn đồi. Tôi nghĩ rằng để giải quyết được tà linh tại Rừng Câm có khi ta cũng nên bắt đầu từ đó.
Bà Liên đáp:
– Vậy là phải xây chùa? Chuyện đó tôi lo được. Tôi sẽ đi vận động bà con khuyên góp, còn lại bao nhiêu tối sẽ lo hết, chẳng giấu gì ông. Chồng tôi là một thương gia nổi tiếng ở Hải Phòng, ông ý chắc chắn sẽ đồng lòng xây chùa mà thôi.
Ông Trà châm điếu thuốc nữa gật gù nói:
– Vậy là phần dương đã xong, giờ còn phần âm nữa.
Bà Liên vẻ mặt khó hiểu:
– Phần âm là sao?
Ông Trà giải thích thêm:
– Bà hiểu thế này nhé, xây được chùa tại Rừng Câm sẽ tựa như là một con chiện lớn, một lá bùa trấn áp cả cái vùng đất đó, đó sẽ là phần dương. Còn nói về phần âm, thì phải kiếm được người cầm con chiện đó, hay như là người yểm bùa cái vùng đất đó.
Bà Liên vẻ mặt khó hiểu hỏi:
– Tôi tưởng ông sẽ là người làm lễ chứ?
Ông Trà lắc đầu:
– Không, người mà trấn yểm lá bùa đó sẽ là người tu ở trong chùa, là vị sư trụ trì.
Ông Trà ngồi đây và kể lại cho bà Liên nghe rõ hơn về cái sự tích của chùa Vạn Vong. Sở dĩ ngồi chùa đó có thể đứng vững và xua tạn oán khí là nhờ vào có vị sư trụ trì của ngôi chùa đó. Nghe đâu đó là một người có căn tu từ nhỏ, và suốt cuộc đời ông ta luôn một lòng hướng phật. Việc mà ông đảm nhiệm trụ trì chùa Vạn Vong cũng chính là cái thử thách cuối cùng trước khi ông ta đắc đạo thành Phật. Ông Trà kể đến đây thì hỏi:
– Bà đã từng tới chùa Vạn vong, vậy bà có còn nhớ cái bức tượng phật được đặt ngay chính giữa không?
Bà Liên khẽ gật đầu, ông Trà nói tiếp:
– Bức tượng phật đó chính là xác của vị sư trụ trì năm nào đó. Ông ta đã chết ở ngay ngôi chùa đó, đắc đạo thành phật. Ông ta đổi lấy mạng sống của mình để đem lại sự bình yên cho cả một ngọn đồi, để cứu vớt những linh hồn tội lỗi ở đó.
Bà Liên nghe đến đây thì lại một lần nữa cảm thấy có phần nào thất vọng. nếu đúng như ông Trà nói thì khu Rừng Câm này phải làm tương tự như cái ngọn đồi kia, phải xây dựng được một ngôi chùa tượng tự như chùa Vạn Vong, nhưng thử hỏi làm sao mà kiếm được một vị sư trụ trì nữa sẵn sang hy sinh như vị kia chứ? Thấy bà Liên có vẻ thất vọng, ông Trà đã phải động viên mãi và nói rằng bà Liên là người có tấm lòng tốt bao dung, biết đâu trời phật phù hộ? Thêm vào đó Tà Linh ở Rừng Câm đã quấy nhiễu và hãm hại người dân đủ lâu rồi, có lẽ bà Liên sẽ là người chấm dứt tất cả, biết đâu sẽ có người tự tìm đến?
Và rồi cứ theo đúng như kế hoạch, bà Liên cùng với ông Trà đi vận động người dân sống tại cái đất Thái Nguyên này, đặc biệt là gần khu vực Rừng Câm khuyên góp tiền, ai không có tiền thì phụ giúp xây dựng. Sau khi có được giấy phép, ông Trà liên lạc với ông Ninh để tới tìm nơi xây dựng chùa. Sau khi xem xét kĩ càng, ông Ninh chỉ ra rằng có một vị trí có thể xây chùa được. Ông Trà hỏi đùa:
– Có thể xây được chứ không phải vị trí tốt và đẹp hả ông?
Ông Ninh nhìn ông Trà nghi ngờ nói:
– Ông ạ, ông là dân bản địa ông phải hiểu hơn tôi chứ? Tìm được vị trí để xây không đổ đã là tốt lắm rồi. Chứ cái vùng đất bị tà linh quấy nhiễu này thì thử hỏi chỗ nào mà phong thủy đẹp cho nổi?
Sau khi vật liệu đã được chuyển đến, đích thân bà Liên đã thuê người của tổng công ty xây dựng Trường Sơn để xây dựng ngôi chùa này. Cứ ngỡ rằng với vị trí mà ông Ninh đã chọn thì ngôi chùa sẽ được xây lên một cách dễ dàng. Nhưng không, nền của ngôi chùa cứa vừa xây xong là nứt toạc vỡ vụn ra cứ như thể có người cầm một cây búa khổng lồ nện xuống vậy. Dù cho có xây đi xây lại bao nhiêu lần, cứ sau một đêm khi mà xi măng khô là y như rằng những đường nứt lớn lại khi không xuất hiện cho dù là có người canh ở đó hay không. Cuối cùng thì việc xây dựng cũng phải tạm hoãn, đợi cho ông Trà nghĩ ra kể để xây cho xong cái nền của ngôi chùa này.