Tiếng chuông điện thoại tại nhà bố mẹ Hà vang lên, mẹ Hà nhấc máy:
– A lô tôi nghe?
Ông Trà nói:
– Bà Hương à? Thằng con nuôi của tôi có nhà không?
Bà Hương đáp:
– Có, bố nuôi nhớ nó quá hay sao mà hỏi vậy?
Ông Trà cười:
– Ừ thì nhớ, cuối tuần này tôi qua đón nó nhé, có việc cần nó.
Bà Hương đáp:
– Thế có đi cả ngày không hay chỉ đi một buổi thôi?
Ông Trà đáp:
– Yên tầm là tôi đưa con bà về trước giờ cơm tối nhé.
Ông Trà và bà Hương vốn là hai người bạn khá thân thiết từ nhỏ, chưa kể đến việc Hà sống được tới giờ phút này cũng là nhờ ông Trà. Chẳng là khi mang thai Hà, ông Trà đã bấm quẻ cho bà Hương và nói rằng bà đang mang thai đôi, nhưng sẽ chỉ có một đứa sống. Cứ ngỡ rằng mọi chuyện chỉ có đơn giản như vậy, nhưng không chỉ có người anh em song sinh chưa một lần nhìn thấy mặt trời của Hà chết trong bụng mẹ mình, mà ngay đến cả Hà cũng bị dây rốn cuốn cổ, và nếu như không can thiệp kịp thời thì cậu cũng chẳng bao giờ nhìn thấy được mặt bố mẹ mình. Cái ngày mà bà Hương lên bàn mổ, ông Trà ở nhà cũng làm lễ cầu cho mọi sự bình an. Ngày mà Hà chào đời, cất cái tiếng khóc “oe oe” thì cũng là lúc mà ông Trà đã vẽ được bản đồ tử vi cho cậu. Có điều mà ông Trà giấu tiệt bà Hương đó là đứa con trai này của bà khá nặng nghiệp âm. Thứ nhất, Hà mang mệnh tam dần, thứ 2 là cậu đã vượt qua được cửa tử ngay từ lúc chào đời. Thứ 3 nữa, đó là đứa anh em song sinh đã mất đi của cậu kia lại tượng trưng cho phần dương. Chính vì thế mà Hà sau này sẽ phải gánh nghiệp thay cho người anh em đó, phải một mình làm cân bằng lại số phận của không chỉ bản thân mình, mà còn là của gia đình. Để giúp cho Hà đỡ nghiệp, ông Trà không những chỉ nhận cậu làm con nuôi ngay từ lúc đẻ ra, mà sau này ông còn nhận Hà làm để tử út, để hướng cậu đi theo con đường tâm linh, cũng là để giải giúp cậu cái hạn phần nào.
Đúng như đã hẹn, ông Trà lái xe máy qua nhà Hà và đón cậu đi, trước khi đi ông Trà hứa với mẹ của Hà rằng sẽ đưa cậu ta về trước giờ cơm tối, lúc đó Hà mới có 10 tuổi. Hà chèo lên xe ngồi đằng trước ông Trà, cậu hỏi:
– Hôm nay ta đi đâu hả ba?
Ông Trà xoa đầu Hà nói:
– Hôm nay ba đưa con vào rừng chơi.
Ông Trà đưa Hà tới thẳng địa điệm được chọn để xây chùa, bà Liên đứng đó nhìn Hà thì có hơi ngạc nhiên, bà ta xoa đầu Hà nhìn ông Trà nói:
– Thằng nhóc mà ông nói đây sao?
Ông Trà gật đầu, thế rồi ông với Hà và bà Liên vào việc ngay. Theo như ông Trà bấm độ ra, thì sở dĩ ngôi chùa này cứ tôn nền lên là bị nứt có nghĩa là cái tà linh kia đang ngăn chặn không cho trấn yểm Rừng Câm này. Chính vì thế mà ông Trà đã phải lên một kế hoạch khác để có thể xây chùa, đó chính là yểm bùa vòng ngoài trước. Ngay trong cái buổi sáng khi mà đi đón Hà, bà Liên làm theo lời ông Trà, bảo thợ xây tường bao quanh chùa trước, bức tường được xây trong một buổi sáng đã trát xi măng. Trên bốn bức tường đó có vẽ hình khung của bốn vị phật nhưng không hề có mặt mũi hay như là quần áo, chỉ là cái hình dáng với ánh hào quang đang tỏa ra. Ông Trà đã chuẩn bị sẵn mọi thứ cho Hà, trước tiên ông mặc cho Hà một chiếc áo dài mầu đen có thêu hình cọp trước ngực và sau lưng, sau đó cho cậu đội một cái mũ quan cũng mầu đen nhưng có hình mặt trăng ở trên. Sau khi mặc đồ xong xuôi, ông Trà lấy ra một cái đài con chuyên để nghe kinh phật và bảo Hà đeo sẵn vào cổ. Xong xuôi đâu đó, ông Trà cầm một hộp sơn đỏ mở nắp, thế rồi ông cầm một lưỡi lam cúi xuống trước mặt Hà và nói:
– Chịu đau một tí rồi tẹo ba cho đi ăn kem nhé.
Hà khẽ gật đầu, thế rồi ông Trà cầm cái banh xa lam cứa một đường vào giữa lòng bàn tay bé nhỏ của Hà. Khi máu vừa ứa ra, ông Trà hứng ngay cái hộp sơn đỏ vào và hứng lấy như không để phí một giọt nào. Sau khi đếm đủ số giọt máu, ông Trà sơ cứu băng bó cầm máu cho Hà. Tiếp theo ông bảo bà Liên quấy đều cái hộp sơn đỏ trộn máu đó lên, còn ông Trà thì bật cái đài kinh phật ở cổ để phát ra tiếng tụng niệm trân kinh. Ông Trà bấy giờ mới lấy một cái khăn vàng có in hình kinh phật ra phủ lên đầu Hà, sau đó ông đặt một lư hương có sẵn 4 nén lên và nói:
– Còn đưa hai tay lên đỡ lấy lư hương trên đầu này, cứ bước đi tự nhiên, rồi sẽ có người dắt đường cho con, không sợ ngã nghe chưa?
Hà khẽ đáp:
– Dạ.
Xong xuôi đâu đó, ông Trà bảo Hà cứ đội lư hương trên đầu và đi vòng quanh bốn bức tường bao, còn ông ta thì cầm xô sơn đi sau với một chuổi tràng hạt, một chiếc bút lông cỡ vừa được cắm trong xô sơn, bà Liên thì đi sau cùng cứ chắp tay lại miệng lấn khấn “nam mô a di đà phật”. Ông Trà đợi cho Hà đi hết một mặt tường rồi mới bắt đầu tay lần tràng hạt miệng lẩm nhẩm tụng kinh và tiến tới từng cái khung hình phật được vẽ lên trên tường. Sở dĩ ông Trà phải dùng cách này là vì ông muốn trấn yểm cái vùng đất xây chùa với hy vọng rằng sức mạnh của trấn có thể cầm chân tà linh để nó không thể phá hoại. Vậy loại trấn gì của nhà Phật mà có thể đủ mạnh để cầm chân tà linh không cho nó quậy phá? Đó là A La Hán Trấn, trấn mượn oai của bốn đại đệ tử đầu tiên của Đức Thích Ca Mô Ni. Tương truyền rằng khi mới tìm ra chân tu thì có cả thẩy là 10 vị đệ tử đi theo Đức Thích Ca Mô Ni, trong số đó có 4 đại đệ tử là: Ma Ha Ca Diếp, Quân Đồ Bát Thán, Tân Đầu Lư, và La Vân. Bốn người này cũng thông hiểu phật pháp không thua gì Đức Thích Ca Mô Ni. Bốn người họ hiểu thông phật pháp tới mức mà khi Đức Thích Ca Mâu Ní lên đắc đạo thành Phật cùng những đệ tử khác chỉ còn lại 4 người họ vẫn ở lại trần thế. Nhưng mà cả 4 vị này chưa bao giờ oán hận hay đố kị vì không thể niết bàn thành phật như Đức Thích Ca và các đệ tử khác, họ hiểu ra được rằng cái sứ mệnh của mình còn cao cả hơn. Chính vì thế mà tại vị trí mà Đức Thích Ca niết bàn dưới bóng cây bồ để, cả bốn người Ma Ha Ca Diếp, Quân Đồ Bát Thán, Tân Đầu Lư, và La Vân đã chia nhau đi 4 hướng để truyền bá phật pháp cứu vớt chúng sinh khỏi bể khổ lầm than, tương truyền cho tới ngày hôm nay cả 4 người bọn họ vẫn đang tiếp tục cuộc hành trình đi chuyền bá phật pháp nhiệm mầu. Nhưng kể cũng lạ khi mà 4 vị đại đệ tử này hầu như không ai biết mặt mũi, tướng mạo họ ra sao, ngay đến trong sách kinh phật cổ cũng chỉ có ghi lại hai câu nói để ca ngợi họ “trụ thế bất niết bàn, lưu thông ngã pháp”, có thể hiểu là ở lại thế gian để hoằng dương phật pháp. Và đương nhiên, chính 4 người này cũng là 4 vị đệ tử đầu tiên được xưng tụng bậc A La Hán. A La Hán trấn mà ông Trà sử dụng chính là mượn oai nghiêm và phật pháp nhiệm mầu của bốn vị này để đánh đuổi tà linh, giữ chân không cho nó quậy phá. Vì không ai biết tướng mạo, nên đành phải dùng máu của quan mãnh dần viết tên mà kêu mời họ về để bảo vệ việc xây dựng chùa. Ngay khi mà ông Trà viết xong tên vị đệ tử cuối cùng thì Hà quả thật là như có người dẫn đường cũng đã dừng lại bên cạnh ông ta, dù cho không nhìn thấy đường, nhưng Hà như được phật pháp nhiệm mầu đưa đường chỉ lỗi mà đi đủ 4 vòng quanh chùa, không hề vấp ngã.
Sau khi đã yểm xong, ông Trà bảo Hà tiến thẳng vào cửa ngoài sân chùa, đặt bát hương xuống vái ba vái và đi giật lùi lại nhưng đầu vẫn phải đội khăn vàng. Cũng nhờ có thể, mà cuối cùng thì nền cũng đã được xây xong, và ngôi chùa cũng dần dần hình thành. Ngồi chùa ngự trị tại cái đất Rừng Câm này được đặt tên là Hương Lâm, ý nghĩa của nó là để mong rằng hương khói của những người thành tâm có thể xoa dịu tà linh trong rừng mà mang lại bình yên cho người dân sống quanh đây. Thế nhưng mà chùa được xây dựng lên cũng đã lâu mà lại không có vị sư nào tu hay như trụ trì? Có rất nhiều nhà tu hành biết đến chùa Hương Lâm này, thế nhưng mà khi biết nó được đặt ở Rừng Câm thì không ai dám tới đảm nhận việc canh gác chùa. Vậy cho nên việc chông coi, nhang khói, hay như lau chùi dọn dẹp đều do người dân trong vùng thay phiên nhau làm. Thời gian cứ thế thấm thoát trôi qua, và cái ngôi chùa Hương Lâm này vẫn đứng đó hiên ngang giữa rừng, và tưởng như rằng sẽ không có một nhà sư nào dám tới đây trụ trì… nhưng rồi cuối cùng cái ngày đó cũng tới, đã có một người tới.
Thằng Hà còn nhớ như in cái buổi sáng hôm đó, lúc đó cu cậu lên 13 tuổi và đang đứng quét lá trước sân chùa, ông Trà và mấy người khác trong vùng đang dọn dẹp và lau bàn thờ trong điện chính. Hà đang đứng ở sân thẫn thờ tay cầm chổi quét lá nhưng chân thì chưa tìm thấy ống bơ để đá thì bất ngờ cậu bỗng có cái cảm giác gì đó thanh thản vô cùng bào chùm lấy toàn thân. Hà khẽ ngửng đầu lên nhìn ra phía cửa sân chùa, trước mắt cậu là một vị ni cô với khuôn mặt rạng ngời thanh tao tới lạ thường. Nhìn qua thì Hà đoán là vị ni cô này mới chỉ tầm trên dưới 30 là cùng. Vị ni cô này nhìn Hà chấp tay nói:
– Mô phật, cậu cho tôi hỏi người cai quản chùa có ở đây không?
Hà như bị ai đó điêu khiển, cậu cũng vội buông rơi cây chổi chắp tay lại cúi chào và nói:
– Dạ, cô đi theo con.
Thế rồi Hà dắt ni cô vào trong, ni cô đi theo sau hà thì chăm chú nhìn cậu ta, thi thoảng ni cô lại đưa tay lên xoa đầu Hà với vẻ mặt khá tâm đắc. Sau khi ông Trà và ni cô đã ngồi ở bàn nước nói chuyện với nhau rồi thì Hà lại giả vờ vòng ra ngoài sân quét tiếp, nhưng kì thực là cậu cứ lấp ló ở cửa để hóng hớt. Ông Trà rót ra hai tách trà mời ni cô và hỏi:
– Tôi tên là Trà, một trong những người quản lý chùa Hương Lâm này. Xin hỏi ni cô pháp danh là gì để cho tiện xưng hô.
Vị ni cô này làm ngụm trà, thế rồi bà ta đáp:
– Ông đừng hiểu nhầm, tôi không phải là ni cô mà là cư sĩ, tên là Thanh Tịnh.
Ông Trà nghe người này tự xưng là cư sĩ thì có hơi ngạc nhiên, đơn giản là vì nhìn cái giáng vẻ cử chỉ của người này thì ông ta tin rằng phải là người của cửa chùa, ai ngờ lại chỉ tu tại gia. Ông Trà ngồi đó im lặng một hồi lâu, chẳng là ông đang muốn coi tướng số và cố bấm quẻ của người này nhưng không thể được. Bất ngờ cư sĩ Thanh Tịnh nói:
– Xin hỏi chùa này đã có ai trụ trì ngày đêm nhang đèn chưa?
Ông Trà như bị cái câu hỏi đó làm cho thức tỉnh, ông mỉm cười đáp:
– Dựa vào địa thế mà ngôi chùa được xây dựng lên, tôi tin chắc cư si đã có câu trả lời rồi mà.
Cư sĩ Thanh Tịnh mỉm cười, thế rồi bà ta nói:
– Nếu vậy tôi xin phép ông được trụ trì để ngày đêm tụng kinh nhang đèn giúp chấn yến mảnh đất rừng này được không?
Ông Trà cười gật đầu:
– Được, được chứ. Tôi thấy cư sĩ cũng là người khá phi pham, chỉ nhìn vẻ bề ngoài đã thấy rằng bà là người am hiểu phật pháp. Nếu có được cư sĩ làm trụ trì thì còn gì bằng…
Nói đến đây ông Trà đổi giọng:
– Xin hỏi cư sĩ là … ai cho cư sĩ biết về chùa Hương Lâm này mà tới đây?
Cư sĩ Thanh Tịnh mỉm cười nói:
– Chính phật pháp nhiệm mầu đã đưa tôi tới đây.
Nghe đến đây thì ông Trà chỉ còn biết mỉm cười và tự cho đó là ý trời. Cư sĩ Thanh Tịnh nhìn ra cửa nơi mà Hà đang thập thò hóng hớt kia mà hỏi:
– Cậu nhóc kia có phải là đệ tử của ông không?
Ông Trà có phần ngỡ ngàng vì vừa gặp mà cư sĩ này đã nhìn ra được, ông khẽ gật đầu. Cư sĩ Thanh Tịnh tiếp lời:
– Một cậu nhóc có căn số khá là cao, tuy chỉ có điều là phần âm nhiều hơn phần dương.
Ông Trà càng nghe cư sĩ này nói thì càng trầm trồ thán phục, làm sao mà một vị cư sĩ mới gặp Hà lần đầu có thể nhìn thấu được cậu nhóc như vậy:
– Dẫu biết là cao số, nhưng mà cái nghiệp của cậu ta khá nặng. Thêm vào đó, một thầy cao tay như ông sau này cũng sẽ phải gánh nghiệp hộ cậu ta phần nào đó, chưa kể đến là các đồng môn của cậu ta.
Ông Trà càng nghe thì càng thẫn thờ:
– Dù sao chúng ta cũng có duyên kỳ ngộ, tôi mong muốn sau này trụ trì ở đây có thể mở các khóa tu cho người dân trong vùng. Và tôi hy vọng rằng cậu nhóc kia cũng sẽ tham gia được, tôi mong muốn được dùng phất pháp, tiếng tụng kinh gõ mõ ngày ngày có thể khiến cậu ta hóa giải được cái nghiệp phần nào? Ông thấy sao?
Ông Trà nghe đến đây thì gật đầu lia lịa:
– Được … được chứ, tôi thấy chuyện đó rất hớp lý.
Cũng kể từ cái ngày đó, mà cư sĩ Thanh Tịnh chính thức trụ trì chùa Hương Lâm tại rừng cầm này. Và có lẽ không chỉ có mình ông Trà biết, mà ngay bản thân cư sĩ khi đặt chân tới đây cũng hiểu, đây sẽ là nơi an nghỉ cuối cùng của bà ta.