Chương 1:
“Con nhỏ này chết rồi, phải làm sao đây?”
“Thôi mày bỏ đại đây đi, không ai biết đâu!”
“Thôi đi! Hai cha tính hoài? Giờ thằng Ní có cây xẻng bên người, thôi thì chôn xác nó đi?”
“Sao chôn tại đây luôn hả?”
Ba tên thanh niên niên kia theo ý thằng cầm xẻng trên tay, là chôn đại cái xác này phi tang đi, chứ để đây hoài liệu ai thấy thì chết chắc, bốn đứa nó thay phiên nhau đào một cái hố vừa phải, rồi đặt cô gái trẻ đó xuống lắp lại. Xong xui hết, tụi nó quay đi bỏ về, tụi nó đi khoảng chưa bao lâu bỗng cái lớp đất tụi nó lấp lại, lộ ra một bàn tay trắng trẻo, móng tay hồng hào rất dài và nhọn, trong những ngón tay đó có một chiếc nhẫn bạc đính viên hột màu đỏ, ngay bụi rậm chôn cô gái đó, chiếu xuống một ánh trăng sáng, rọi thẳng vào chỗ đất, pha trúng viên chiếc nhẫn đỏ đó, một mảnh khói le lói đêm trăng, bay đến trú ẩn vào chiếc nhẫn.
Cô gái đáng thương đang nằm đó tên là Tuyết Nhung, Nhung năm nay chỉ mới tròn mười tám, cô ấy sống tại xóm trạch B, một cái xóm thật yên bình, không có nhiều tệ nạn cho lắm, người dân rất yêu thương nhau, giống như lá lành đùm lá rách vậy. Trong đó có một cô bé gái, cô bé đó gia đình rất khó khăn, cô bé đó sống chung với mẹ, cha cô bé thì đã bỏ nhà theo đàn khác từ khi cô lên 10, đến đây cũng đã 5 năm, cô ấy cũng đã lên 15, mà cô giờ phải tự thân lo cho mẹ già đang bệnh ở nhà, mẹ sinh cô ra lúc đó mẹ cô chỉ 25 tuổi, 15 năm nuôi nấng giờ bà đã bốn mươi, mẹ cô có vấn đề xương khớp nên làm việc nặng không được nhiều, ngày nào cũng đi làm mướn cấy lúa ngoài đồng gán lo cho Nhung ăn học để có với người ta. Nhung hiền lành, thương mẹ hiểu chuyện, biết mẹ cô cực khổ, nên cô cũng lén mẹ đi làm thêm sau giờ học, mẹ cô cũng thương con, mà không muốn con mình cực khổ mà khuyên nhủ gán chăm chú học hành, cô học rất giỏi mà có đều cô vẫn muốn đi làm, để có tiền phụ mẹ, Nhung được một người ra trả công công nếu phụ người ta đan lục bình, công việc không quá khó với Nhung, cô nhìn sơ thôi là học hết cách đan rồi thực hành. Làm công việc này khoảng hai ba ngày rồi một tuần, mỗi lần học xong cô liền ghé đó làm đến xế chiều rồi về, tiền lương thì trả ngày theo giờ làm, tuy không nhiều cũng đủ xoay sở cơm rau ăn uống hằng ngày, Tuyết Nhung năm 15 tuổi cô được mọi người yêu quý, với mấy anh thanh niên trong xóm cỡ 20 trở lên đều thích Tuyết Nhung, gương mặt cô trắng trẻo hồng hào, tuy dân quê làm ruộng đi nắng, mà da cô đẹp lắm khiến ai cũng mê mẩn, luôn hỏi bí quyết cô dưỡng da là gì, mà cô nào giờ có chăm sóc da hay xài gì đâu, cô cũng lắc đầu khiến ai cũng tiếc nuối rằng, người gì đâu không dùng mỹ phẩm mà da dẻ đẹp hết biết. Tóc cô mượt mà thắt bím hai bên, lâu lâu cô còn để kiểu tóc thắt hai bên mép tóc buộc chùm lại, sã đuôi tóc ra hai bên, nhìn kiểu thục nữ lắm . Cô ấy hay thích mặc đồ bà ba, mấy bà cô may đồ trong xóm hay còn thừa dải là may cho cô vài bộ mặc đi làm đi ruộng, tuy không được đẹp mà khi Nhung mặc vào toát lên sự vẻ đẹp của gái miền tây, đã đẹp người đẹp nết, mà cô lại còn trời cho một giọng hát hay tuyệt vời, mỗi lần đi làm đi ruộng buồn buồn cô hay hót lên những vọng hò ơi thật xao xuyến, nhiều chàng trai trong xóm chết mê chết mệt bởi cô bé này, nhiều anh đâm ra suy nghĩ mang trầu cau qua hỏi cưới cô bé, mà cô mới 15 thôi sao cưới hỏi được, mẹ cô không đồng ý cô cũng không thích làm gia đình sớm, tuy mấy anh đó hơi buồn nhưng được cái suy nghĩ thấu đáo bảo nhau rằng, em ấy chưa 18 đâu, lạng quạng bóc lịch như chơi.
Trong một buổi chiều buồn, cô bé đang ở ngoài mé ruộng vừa chăn vịt thuê cho người ta, ngồi đó ngắm những nhành lúa buồn hiu, bỗng cô bé hát lên câu hò của một bài ca :”Ơi! Hò ơi! Bon chen phố đô anh mệt không? Ơi ơi, hò ơi! Về đây đắp xây tình quê.
“Về đây kéo lúa kéo chày ta sẽ đong đầy mái nhà đơn sơ.
Người thương em có chất đầy, nhưng để lâu dài chỉ mình anh thôi”
Bài hát đó chỉ vỏn vẹn vài câu thiết tha của cô bé, mà lại khiến mấy anh đang cáy lúa ruộng kế bên xao lòng, họ cứ lo nhìn cô bé ấy mà bỏ bê việc, cho đến khi những cô gái sư tử hà đông đến quát mắng thì mấy người đó mới đưa mắt qua chỗ khác.
Cô bé ấy chỉ nhìn những người đó mà cười nhẹ nhàng rồi bỏ đi, về, đến một ngày khác cô bé đang ngồi đan lục bình ngoài tiệm, vừa lúc đó cảm thấy buồn cô mới mới cất tiếng lên một vọng hò của một bài cô rất yêu thích từ trước giờ : “Từ là từ phu tướng. Báu kiếm sắc phán lên đàng. Vào ra luôn trông tin nhạn, năm canh mơ màng. Em luống trông tin chàng…Ôi! Gan vàng thêm đau í à! ”
Tiếng ca Dạ Cổ Hoài Lang của cô bé đã vang đến một người trong ngành nghệ thuật, Kim Ngọc. Kim Ngọc là một bà chủ của một nhà hàng nổi nhất tỉnh trên, bà ta vừa là chủ mở nhà hàng lớn, mới đây bà ta vừa mở một cái sân khấu hát dành cho ca sĩ phòng trà, ca sĩ nghiệp dư, chính trong nhà hàng bà luôn, vừa tạo nơi ăn uống, tạo luôn những bài ca bài hát cho khách giải trí cũng có một chương trình hát với nhau cho khách hàng của mình, bản thân chỉ mới có 30 tuổi mà bà ta đã tạo ra tiếng vang như thế rồi. Ca sĩ nào bà cũng mướn cũng mời, nhưng khách họ cũng đã nhàm chán, bà muốn tạo một ca sĩ nghiệp dư cho chính quán mình, trong lúc suy nghĩ nghêu ngao rảnh rỗi xem rằng có kiếm được ai không, thì từ xa bà Kim Ngọc đã nghe được một giọng hát ngọt ngào, chiêm vào những câu vọng cổ tình quê, khiến Kim Ngọc để ý tới Tuyết Nhung, một cô bé 15 tuổi, xinh đẹp, hiền người còn thêm giọng hát cao thánh thót khiến ai cũng mê mẩn.
Nghe người dân kể về gia đình cô, Kim Ngọc đi tìm thân thế bé gái ấy, biết gia thế khổ sở, Kim Ngọc không ngừng ngại tìm đến nhà, ngõ lời muốn đứa bé ấy làm việc cho mình, sẽ trả công hậu hĩnh, việc nhẹ lương vừa phải, lo ăn uống cho bé ba buổi, sáng trưa chiều, sẽ sắm sửa cho cô bé và cho tiền người mẹ mua thuốc uống cho bệnh xương khớp của mình. Thấy bà Ngọc ra điều như thế, mẹ Nhung cũng sợ liệu bà ta có bắt con gái mình làm chuyện xấu hay không, biết mẹ Nhung nghi ngờ mình, bà cũng đảm bảo không có gì xảy ra với cô bé cả, bà Ngọc rất thích giọng hát của cô bé ấy, mà muốn cô về làm ca sĩ độc quyền cho bà, bà sẽ mướn người huấn luyện cô bé đến trưởng thành, bà ấy sẽ coi Nhung như em gái mình vậy, nên mẹ Nhung cũng yên tâm.
Tuyết Nhung từ khi theo Kim Ngọc, cuộc đời cô đã thay đổi trong vòng ba trăm sáu mươi độ, theo thời gian, một năm trời. Cô bé dần trở thành cô gái 16 tuổi, với thân hình trưởng thành, cao ráo sáng sủa xinh người, trên bộ áo dài trắng thướt tha với những họa tiết sắc nét, cô mang một đôi guốc cao, bước nhẹ từ cánh gà lên sân khấu, với mái tóc buộc chéo ra sau, rồi xã nhẹ lên hai bên vai. Cô bé xinh đẹp với gương mặt trắng hồng không trang điểm nhiều, cô vẫn giữ gương mặt như ngày nào ở quê, chỉ đánh nhẹ son môi rồi đứng trước sân khấu tại nhà hàng lớn nhất tỉnh của Kim Ngọc. Tiếng vỗ tay hô hoan của những người giàu từ già đến trẻ, từ nữ đến nam, réo tên Tuyết Nhung, họ lại muốn cô hát đến bài tạo nên tên tuổi của Tuyết Nhung bây giờ, Dạ Cổ Hoài Lang. Cô cất tiếng hát theo ban nhạc, khán giả họ cũng im mà phiêu theo lời nhạc, giọng hát cô bé, cứ ngọt ngào xao xuyến như đang nói lên nỗi lòng của người viết ra lời nhạc này vậy, ánh mắt sắc sảo nhìn vào những ánh đèn sân khấu khiến cô càng đẹp hơn biết bao, những tên thanh niên ngồi bàn phía xa hay gần đều thấy Nhung hát, họ vẫn ngỡ ngàng nhìn mà không chớp mắt, họ luôn nghĩ về, làm sao để rước cô ca sĩ này về bên mình đây, về làm vợ họ. Biết bao nhiêu anh đã nhân lúc tỏ tình cảm với Nhung trước sân khấu, tặng bông tặng quà chỉ mong cô xiêu lòng mà đồng ý, thay vì từ đó mà mấy anh chỉ nhận lại một từ là không. Trong những vị khách ngồi bàn đó, có một tốp thanh niên 4 người đều là con nhà giàu, trong đó có một anh đã có gia đình, mà hắn ta vẫn say mê Tuyết Nhung, muốn cưới cô từ cái nhìn đầu tiên. Đúng thật là anh ta với đám bạn chỉ mới vào nhà hàng này lần đầu, chỉ vì nghe đến danh tiếng danh ca Tuyết Nhung, giờ bọn họ chính tai mình nghe, chính mắt mình thấy danh tiếng của cô gái này, mà không ngừng đăm chiêu nhìn mà miệng cứ chép nước bọt, nghe hát sâu xa bỗng một tên thanh niên hỏi bạn mình là thằng Duy.
“Nè Dương! Cô gái đó đẹp giữ thần luôn, lẽ giờ tao cưới thêm cô ấy?”
Nghe vậy ba thằng còn lại nháo nhào mắng lại thằng Duy, thằng Khanh nói trước.
“Thôi đi cha nội! Ông có vợ ở nhà kìa lo mà ăn ở đó đi, né em Nhung của tôi ra!
Nghe khanh bảo Dương cũng xen vào.
“Thôi đi ông, đồ đó chưa ăn được đâu mà giành, tôi ở đây nghe hát nhìn ẻm lâu lắm rồi, mà còn chưa cua được huống chi mấy người!”
Nghe ba đứa bạn thằng Ní cũng chen vào cho đủ bộ.
“Thằng Dương nó nói đúng đó, hai cha mới vào đây làm gì biết em Nhung mới 16 tuổi?”
Khi biết em Nhung còn nhỏ tuổi mà Duy với Khanh lắc đầu ngao ngán.
“Hày! Thôi từ từ đi mấy ông, Tuyết Nhung chưa 18 đấy, lạng quạng bóc lịch như chơi!”
Bốn đứa nó thằng Duy, Dương, Khanh và Ní, nhìn nhau tự bảo, tự chờ đợi đến năm em Nhung đủ tuổi, rồi làm bằng tất cả mọi giá khiến em ấy làm vợ mình. Ba thằng thanh niên tầm 25 ngang nhau, độc thân vui tính, con nhà chẳng phải dạng vừa gì, ăn chơi quậy phá khiến ai cũng nể vì sự chịu chơi của họ, đến bà Kim Ngọc cũng nể, mà nể thôi chứ không ưa gì bọn nó, bà biết nó đang manh me Tuyết Nhung nên luôn cho người bảo vệ cô ấy, chứ thân con gái nguy hiểm lắm. Mà ba thằng độc thân nhưng lại có một đứa đã có gia đình, đã có con rồi, mà lại vẫn giữ mình như trai tân vậy, đi ngoài tình ăn chơi bỏ vợ, dù biết tính chồng mình vậy vì thương nên cô không nỡ ly dị, giờ đây anh ta lại mê mụi bởi nhan sắc giọng hát của Tuyết Nhung.
Bốn tên đó đã theo đuổi Tuyết Nhung trong vòng hai năm sắp đến, Tuyết Nhung chính thức đủ 18 với cũng đã lớn ít được che chở, giờ cô đã tự lập lo cho mẹ, tuy đi hát trên tỉnh mà mỗi tối cô đều về với mẹ, khoảng hai ba ngày nếu khách đông, Kim Ngọc lo cho sự an toàn của Nhung nên đều bắt cô ở lại, Kim Ngọc biết càng lớn càng xinh đẹp Tuyết Nhung lại phải gặp nguy hiểm của bốn tên kia, an toàn của Nhung là trên hết. Mà bà nào ngờ rằng đêm 15, là đêm trăng rằm, đêm đó Tuyết Nhung bất chợt nhớ mẹ, cũng đã hai ba đêm không về vị khách ở quán quá đông. Bây giờ cô rất nhớ mẹ, sẵn mới vừa chợp tối lề đường còn hàng rong, nên cô mua cho mẹ một hộp bánh cống tôm, món mẹ mình yêu thích, rồi xin Kim Ngọc về ngay trong đêm. Cũng lo cho nhung lắm, mà biết tính cô vậy, bà cũng không chấp, chỉ muốn cô về cùng lính bà cho an toàn mà cô lại không chịu, miệng cô cứ bảo: “Không sao đâu đâu chị Ngọc! Nhà em cũng gần lắm chỉ cách có mấy cây cầu chứ nhiêu, sẵn đó em ghé lề đường mua bánh cho mẹ luôn. Chị yên tâm đi nha, về rồi em lại lên hát bù cho he!”
Biết tính Nhung rất diệu ngọt mật, nên Kim Ngọc cũng ỉ y, rằng cô về rồi lại lên vì cô ấy cứ về ên gặp mẹ hoài , mà nào ngờ đâu lần đó là lần cuối Kim Ngọc gặp gỡ Tuyết Nhung. Vào lúc trên đường về, Nhung vừa vui tươi nhộn nhịp cầm trên tay hộp bánh mẹ thích, rồi lại hát lên bài ca mà mình thuộc lòng bấy lâu, chẳng hạn như bài Lý Cây Bông, Vọng Kim Lang, còn bài cuối là bài mà cô hát vừa xong là cái chết ập đến lập tức.
“Đường dầu sai ong bướm. Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang. Đêm luống trông tin bạn. Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu!” Vọng – phu vọng luống trông tin chàng. Lòng xin chớ phụ phàng.”
Những câu hát dang dỡ nữa bài đó phải dừng lại, khi bốn tên thanh niên từ đâu vay quanh Tuyết Nhung, trong đó có một tên cầm xẻng trên tay càng làm Nhung sợ thêm. Bọn nó không ai khác là tụi thằng Dương.
“Ơ kìa! Đây có phải là em đào hát độc quyền bên bà Kim Ngọc không ta?”
Thằng Ní lên tiếng, sau đó là giọng thằng Khanh đáp lời.
“Hehe! Đúng ẻm rồi chứ ai, mà khuya rồi em đi đâu vậy Nhung? Đi ên nguy hiểm lắm hay để tụi anh đi chung với! Hehe!”
Giọng cười thằng Khanh biến thái, nói thôi tay nó không ngừng sờ mó lung tung trên người Nhung, tiếp đến có một thằng không ngần ngại không chọc ghẹo gì cô mà tiến đến kéo áo bà ba cô ra.
“Quao! Giọng hát em đã ngọt rồi mà da dẻ em còn ngọt hơn nữa!”
Nói xong thằng Duy nuốt nước bọt không ngừng, tiến đến ôm chầm lấy Nhung làm cô đánh rớt cả cái bánh mua cho mẹ.
“Tránh xa tao ra đồ khốn, có ai khác cứu tôi với?”
Nghe cô hét lớn thằng Dương khoái chí cười.
“Em la đi để coi có ai cứu em không? Ở đây rất vắng người chỉ toàn cây với cây thôi! Nào em ngoan ngoãn nghe lời anh đi?”
“Không bao giờ! Tránh xa tao ra lũ khốn kiếp, đừng đụng vào người tao?”
Thấy Nhung qua dữ dằn, còn đánh lại cả thằng Dương, Duy thấy vậy liền nhào đến nói thẳng vào tụi bạn.
“Có nhiêu đó làm cũng không xong, tụi mày cứ để tao! Ngắm nghía em ấy mấy năm rồi giờ mới thịt được, tiếc nuối gì mà không ăn!”
Nghe những lời nguy hiểm về phía mình mà Nhung càng muốn thoát khỏi đây, mà lại bất thành khi thằng Duy quá nhanh nhẹn mạnh bạo, ôm chặt lấy cô lôi thẳng vào bụi lùm gần đó, đè mạnh Nhung ra làm những trò đồi bại. Cởi hết áo trên người, xé rách áo Nhung ra lộ phần thân thể trắng nõn khiến nó càng phấn khích thêm.
“Cuối cùng ngày này cũng đến, Tuyết Nhung em phải là của anh! Haha!”
“Không, đừng mà làm ơn, tha cho tôi đi! Đừng mà, đừng?”
Tiếng cười khoái chí của Duy kèm theo tiếng la rên rỉ của Nhung nó làm nhục, thằng Duy như một con cọp bị bỏ đói lâu ngày, khi thấy thịt ngon nó lại hung hăng vào cắn xé ăn cho đã, miếng thịt đó bây giờ chả còn gì. Tiếng Nhung la vang vọng ra cả tiếng thở gấp vì thoải mái trong người của Duy, làm tụi còn lại là Khanh, Dương, Ní đều bàn tán về thằng bạn.
“Thằng này coi bộ mạnh giữ à! Làm em Nhung rên la quá trời kìa?”
“Mà không biết nó ăn gì mà lâu vậy? Bộ không chừa cho tao hay gì?”
“Bởi tao đang nôn quá đây nè, nghe em la mà tao chịu hết nổi rồi! Công nhận thằng đó lâu thiệt?”
Ba thằng còn than phiền thằng Duy biết lâu, giờ nó mới chịu ra ra hiệu cho tụi bạn vô xử tiếp, lâu ngồi mới có ngày ăn được Tuyết Nhung nên đứa nào cũng xung mãn, thằng Duy trong lúc mặc quần áo. Ngồi phía ngoài nghe tụi bạn hành sự, nghe tiếng kêu của Nhung nó chỉ cười nhẹ, bởi nó đâu tưởng có ngày lại được thưởng thức món lạ như vậy, lại là em Tuyết Nhung cô đào xinh đẹp trong Kim Ngọc. Đang ngồi khoái chí trong người vì đã xả hết sự kiềm chế, mà chưa được bao lâu nó lại nghe thằng Khanh hét lớn.
“Chết… Chết… Tuyết Nhung chết rồi?”
Nghe Tuyết Nhung chết, thằng Duy nhanh chân chạy vào.
“Gì? Tụi mày làm gì ẻm chết giữ vậy?”
Thằng Dương xanh mặt quăng Tuyết Nhung qua một bên.
“Tao thấy cổ la quá sợ phát hiện nên tao… Tao bịt miệng em ấy lại, nào ngờ đâu em ấy chết rồi?”
Nghe sự cố không muốn này, mà bốn đứa nó sợ hãi tìm cách giải quyết, chỉ là muốn ngủ với Tuyết Nhung thôi mà nào có ngờ xảy ra cớ sự vậy. Thằng Duy cố gắng suy nghĩ tìm cách giấu chuyện này đi, liền nó thấy thằng Ní ngồi ngay Nhung cầm theo cây xẻng trên tay. Nó liền lên tiếng.
“Giờ thằng Ní có cây xẻng bên người, thôi thì chôn xác nó đi?”
Nghe thằng Duy Bảo vậy ba đứa kia cũng hoảng theo.
“Ổn không? Chôn nó tại đây luôn hả?”
Thằng Duy gật đầu.
“Giờ cứ chôn đại nó ở đây đi? Chứ để vậy hoài, ai thấy rồi báo công an đều tra có khi ở tù cả đám, thôi thì chôn nó ở đây luôn, không ai biết không ai thấy cả?”
Nhất trí theo thằng Duy, cả đám thay phiên nhau, đào đất tạo ra một cái hố vừa phải đặt xác Nhung vào, một thân xác trần truồng không một mảnh vải che thân, mắt cô trợn trừng như nhìn từng tên hung thủ hãm hiếp mình. Từng đứa lắp cô lại rồi, thể là tụi nó nhìn nhau một vòng rồi bảo bùng .
“Bây giờ tụi mày cứ quên đi đêm hôm nay, cứ coi nó chưa tồn tại, cứ nghĩ chúng ta không quen biết cô ta!”
Tụi kia chỉ biết nghe thằng Duy thôi, vì thằng Duy sát gái như cơm bữa, chẳng có gì làm nó sợ cả huống chi lỡ tay giết chết một mạng người, chỉ có ba đứa còn lại là sợ hãi đủ đều, thằng Khanh sợ rằng sẽ bị bại lộ, rồi nó sẽ bị ở tù. Còn thằng Ní nó lại sợ, cô ta chết vậy rồi sẽ thành ma quay về báo thù mình không, bởi nó rất nhát hay sợ hãi đến tâm linh ma quỷ. Nhưng chỉ có thằng Dương bình tĩnh, không sợ hãi mà tin tưởng đứa bạn khét tiếng sát gái như Duy, còn cho rằng ma quỷ làm gì có thiệt, mà hai thằng kia sợ hãi quá đà, nhằm khi coi chừng bị lộ là tiêu. Mà nào tụi nó lại ngờ rằng, từ xa phía sau lưng nó có một bóng trắng vừa mới hiện hình, nhìn tụi nó bỏ đi, cặp mắt u sầu đứng đó chỉ biết hát lại câu hát quen thuộc, rồi lại tan thành sương khói bay đến trú ẩn vào chiếc nhẫn bạc, có viên hột đỏ huyết. Chiếc nhẫn được đeo vào ngón tay với bàn tay trắng trẻo đầy những vết đất chôn vùi mình, dưới thân xác bị đầy đất, chỉ có thể lú ra một bàn tay đeo nhẫn, chiếc nhẫn đó được chiếu rọi ánh sáng đêm trăng rằm, thế là bóng sương khói mờ đó đã trú ẩn vào đó, đế chờ đợi một ngày nào đó quay lại, giết chết từng người đã làm cho cô chết thảm như này.
Bốn đứa nó đã đi thật xa khỏi đây, chỉ để lại nơi này một tiếng hát ngọt ngào u ám đến lạnh người, khiến ai nghe qua cũng khiếp sợ dù chỉ là ma mới.
“Từ là từ phu tướng. Báu kiếm sắc phán lên đàng. Vào ra luôn trông tin nhạn, năm canh mơ màng. Em luống trông tin chàng…Ôi! Gan vàng thêm đau í à! ”