Quê tôi ngày ấy, một vùng quê nằm sát con sông Hồng, có những cánh đồng màu mỡ được phù sa bồi đắp, có bờ đê với những rặng tre xanh ngắt rì rào, có con đường vào làng vắt qua những ruộng lúa chín. Lối vào xóm tôi được lát gạch cổ, qua những hàng rào cũ kỹ, qua những bức tường mọc đầy rêu xanh. Ngõ vào nhà tôi có hàng rào dâm bụt, rồi đến căn nhà ngói ba gian được lợp đi lợp lại, vá chỗ này chỗ khác. Bố tôi là nhà giáo, hay đúng hơn phải gọi là ông đồ. Người làng hay gọi ông là “thầy Thứ” vì ông hay cho chữ và giải thích ý nghĩa của từng chữ cho người đến xin. Bố mẹ tôi sinh được hai anh em, anh đã lập gia đình. Bố mẹ cho anh một miếng đất to, tính theo sào Bắc bộ thì là 3 sào, khoảng 1000 m2 để xây nhà và chăn nuôi. Tôi thì ở cùng bố mẹ, thừa hưởng miếng đất cũng được gần 500 m2. Hồi đó làng chưa có điện, mỗi khi trời tối tôi lại chuẩn bị đèn dầu, kiểm tra bấc và bóng đèn. Bấc thì phải gẩy bung lên và kiểm tra dầu ở dưới đèn, bóng thì phải lau sạch muội đen ở xung quanh. Tôi phụ trách hoàn toàn cái đèn dầu, dùng chai mua từng cút dầu, nút lá chuối chai dầu cẩn thận chuẩn bị cho vài ngày trong tuần. Chiều về, làng vang lên những tiếng cuốc, cầy va vào nhau cùng tiếng gọi í ới của bà con làng xóm. Khói bếp cũng bắt đầu tản, trời bắt đầu tối. Đó cũng là lúc tôi bắt đầu nhiệm vụ của mình là thắp
lên ngọn đèn dầu. Sau đó, tôi trải chiếu, bưng nồi cơm ở dưới bếp được ủ than còn nóng lên hiên nhà, dọn bát đũa. Gia đình ngồi quây quần bên mâm cơm sau một ngày làm việc mệt nhọc. Mẹ và anh kể về công việc mùa màng, còn bố tôi cầm chiếc quạt phe phẩy, thỉnh thoảng cười nói thêm vào câu chuyện. Những đêm trăng sáng, nhà tôi lại có khách. Mọi người quây quần kể chuyện vụ mùa, rồi chuyện ngày xưa. Những tiếng cười vui thoảng trong gió dưới ánh trăng sáng vằng vặc.
Đêm đã khuya, bầu trời u ám không một ánh trăng sao, cuồng phong không ngừng gào thét, bão cát mù trời, những đám mây đen dường như bao phủ khắp bầu trời. Trong đêm tĩnh mịch chỉ có ếch nhái râm ran từng hồi, một ánh chớp lóe qua bầu trời chiếu sáng gương mặt vốn đã trắng bệch có tiếng kêu cứu.
— Ối giời ơi.! Có người chết bà con ôi.?
Người kia xanh mặt chạy thẳng về làng, buổi sáng tinh mơ ngày hôm đó khi mọi người vẫn chưa thức giấc, bác Lương đang ngủ trên chiếc giường tre ọp ẹp đơn xơ thì có tiếng đập cửa inh ỏi của buổi sáng tinh mơ kèm theo tiếng gọi hối hả thất.
— Bác Lương ơi có..có..có.! Ngườichết bác ơi, bác nhanh nhanh lên bác Lương ơi.?
Ông Lương vội vàng ra mở cửa hỏi gấp gáp.
– Có chuyện gì thế mới sáng sớm ngày ra mà ầm ĩ thế, ai chết, chết ở đâu, tại sao lại chết.!
Thằng Khang lắp bắp nói.
— Thằng..thằng..Minh..Minh.! nó chết rồi bác ạ, mọi người vừa đưa nó về, mọi người đang ở nhà nó đông lắm bác đến nhanh đi bác.?
Ông Lương không kịp hỏi thêm, ông vớ lấy đèn pin cùng thằng Khang đến nhà thằng Tư, nhà thằng Tư ở sát nghĩa địa của làng, lúc ông Lương đến nơi đã thấy mọi người tụ tập đông lắm người ra kẻ vào, cũng có người đứng chỉ chỏ bàn tán to nhỏ. Mọi người nhìn thấy ông Lương đến, ai đấy bảo nhau tránh xa cho ông vào, vừa vào đến cửa đâp vào mắt ông cảnh tượng ghe rợn khiến ông phải bàng hoàng.
Cái chiếu trải giữa nhà là cái xác thằng Minh đang nằm ở giữa nền nhà, cái xác ấy chương phình mắt bị cá rỉa mất một bên ngoài bốc mùi hôi tanh, cảnh tượng kinh dị lắm khiến người ta phải rùng mình, có vài người không chịu nổi thì ôm bụng mà nôn thốc nôn tháo. Men theo con đường chạy xuyên qua bãi chuối xanh mướt dưới triền đê, hơn 10 con thuyền chắp vá, nằm chơi vơi trên sông chính là nơi trú ngụ, mái nhà của những hộ dân nơi đây suốt bao năm qua. Thứ duy nhất để kết nối họ với thế giới bên ngoài chính là những con đò nhỏ, thô sơ nay đã mục dần theo thời gian.
Gọi là xóm chài vì phần lớn những những hộ dân ở đây đều sinh sống chủ yếu vào nghề đánh bắt cá, tôm tự nhiên trên sông Hồng. Mặc dù những con thuyền đã được các hộ dân gia cố bằng các loại cọc, mỏ neo thế nhưng cũng không ngăn nổi những đợt sóng dập dềnh, những trận mưa xối xả ven sông. Vào mùa mưa bão, nước sông dâng lên đột ngột, nhiều cột sóng dâng cao, liên tục đánh táp vào bờ làm cho thuyền dân trong xóm bị đắm nước, tốc mái, lật ngửa là chuyện bình thường. Đợt nào bão mạnh quá, chúng tôi phải mặc áo mưa rồi lên đê ngồi, chờ cơn bão qua rồi mới dám xuống thuyền”.
Đợt ấy làng tôi có đợt mưa to gió lớn suốt ngày suốt đêm không ngớt, mưa to gió lớn đã hơn một tuần. Trong trận đại hồng thủy làng tôi rất nhiều người bị nước cuốn trôi, ông Tràm cùng các thanh niên trong làng đi vớt xác mọi người khi nước rút. Ông giao lại cho đứa con trai lớn tên Minh, lúc ấy cậu mới 19 tuổi lo liệu việc quét dọn nhà cửa.
Sau khi dọn dẹp xong, Minh cùng người bạn đi ra phía cồn đất cao dẫn bò về chuồng. Khi hai thanh niên chèo ghe ra đến giữa sông, bỗng bất ngờ bị lật và bị nước cuốn trôi. Cả hai cố gắng bơi vào bờ nhưng Minh bị đuối sức, sau vài tiếng kêu cứu rồi chìm nghỉm.
— Cứu tôi với, có ai không cứu tôi với..Ặc..ặc..ặc..!
Trước khi chết, Minh vẫn cố ngoi lên, trong lúc chới với vẫn nhìn một người đang đứng trên bờ nhưng không nhảy xuống sông cứu cậu. Cuối cùng cậu đã bỏ mạng tại khúc sông này. Tiếng nói như xoáy sâu vào trong đầu thằng Khang.
— Cứu tôi với.! Cứu.. cứu..Ặc..ặc..ặc..?
Khang thất thần đứng nhìn thằng bạn thân của mình, đang dần dần chìm xuống đáy ao lạnh lẽo, mất vài tiếng sau Khang mới chạy vào làng kêu cứu. Sau nhiều giờ đồng hồ tập trung tìm kiếm, chỉ đến khi được ông Hải ở xóm dưới cầm cây sào cắm đúng vị trí thì mọi người mới tìm thấy xác.