Xưa kia ở bên Tàu bỗng nảy ra mười hai con quỷ dữ ,chuyên giết những người cùng họ với một người chết “nhằm vào giờ độc”. 12 con quỷ đó gọi là “Thập nhị thời thần”.Người Việt gọi là “12 Thần trùng”.! từ thủa xưa bên Bắc quốc có 12 con quỷ dữ chuyên giết những người cùng họ với người chết “nhằm vào giờ độc”. 12 con quỷ đó được Hán nhân gọi là “Thập nhị thời thần”.Ví dụ hình trên, dân gian vẽ thần trùng xuất hiện dưới dạng một con chim, gọi là “thần nanh đỏ mỏ” từ trên không đáp xuống mồ người chết mổ thật mạnh đến nảy lửa làm cho người chết phải rên la. Do vậy bức tranh này người xưa chú là: “Thương tàn vật mệnh chi báo”.
Để trừ hậu họa, dân chúng đã nhờ đến các Đạo sĩ. Một đạo sĩ giở phép “thiên la địa võng” vây bắt được 12 con quỷ dữ đó. Sau đó Đạo sĩ đem nhốt chúng vào một cái hòm lớn, đậy nắp lại và dán lá bùa lên, rồi thả bè trôi sông. Hòm trôi ra biển, sóng gió đưa giạt dần xuống vùng biển nước Nam.
Bấy giờ ở làng nọ có một ngư dân tên Tín khi ngồi thuyền câu cá trên biển. đã trông thấy cái hòm nghĩ là hòm của cải châu báu. Ông này liền kéo với chiếc hòm lên và mở ra xem. Thế là 12 quỷ dữ được giải thoát, lên bờ, tràn vào nước Nam. Lũ quỷ hại người có thân nhân mất vào giờ độc được người Việt gọi là “Thần trùng”.
Nghe xong ai cũng hoang mang lo lắng đến mặt mũi tái xanh, bà xoan vẫn chưa hết sốc sau cái chết của con trai mình, bà lại nghe tin này không khỏi lo lắng hỏi:
— Con xin cụ giúp chúng con, mong cụ giúp gia đình chúng con, thầy cố gắng giúp chúng con.!
Cụ Kha thở dài nói.
— Tôi cũng muốn giúp gia đình nhưng mà bất lực, tôi không có khả năng giải trùng.! Tôi chỉ có thể giúp gia đình lo ma chay cho thằng nhỏ, còn việc còn lại e rằng.?
Cụ Kha ngập ngừng Khó nói, ông Tràm bấy giờ mới lên tiếng.
— Xin cụ chỉ nước mách lối cho chúng con, chúng con đội ơn thầy.!
Cụ Kha lắc đầu nói.
— Tôi tính được trong vòng 49 ngày gia đình sẽ có người chết nhưng chưa biết là ai, tôi với gia đình chỉ có duyên đến đây thôi, tôi sẽ cố hết sức giúp đỡ hết sức cầu mong phúc đức tổ tiên có thể giúp đỡ con cháu vượt qua kiếp nạn.!
Nói đến đây cụ Kha xin từ biệt gia đình ra về, cụ hẹn mai sẽ đến cúng cho Minh, nghe câu chuyện cụ Kha kể mọi người đều lo sợ, không biết là ai sẽ là người tiếp theo nằm xuống.
Sáng hôm sau thì mọi người đều đã có mặt đầy đủ tại nhà bà loan để dự đám tang Minh, ai cũng tiếc thương cho một người con hiền lành chất phát là một người con hiếu thảo, ai cũng yêu mến, cụ Kha đến sớm để làm lễ cúng cơm chuẩn bị tang lễ cho Minh, cụ dặn mọi người sau buổi chiều chôn cất thì luôn phải thắp hương bàn thờ gia tiên tuyệt đối không được ra ngoài cho đến khi gà gáy, nhớ chửa không thì hỏng hết việc.
Lấy 1 nắm gạo và 3 đồng tiền kẽm mài sạch bỏ vào miệng người chết (nhà phú quý dùng 3 miếng vàng sống, 9 hạt châu) gọi là lễ phạn hàm. Người xưa nói:
— Đấng thiên tử thì dùng trân châu, vua và chư hầu thì dùng ngọc, quan đại phu thì dùng ngọc bích, kẻ sĩ thì dùng bối, dân dã thì dùng cơm gạo, tiền kẽm…!
Đem quan tài vào, đổ tro, vôi dày 1 tấc, để tấm thất tinh lên, rồi trải tấm khâm, xong rải 3 tấm ngang, 1 tấm dọc, (tiểu liệm) rồi tiếp 5 tấm ngang, 1 tấm dọc (đại liệm), để tấm tấn thủ trên đầu, tấm túc dưới chân, trải giấy thấm hoặc trà. Đúng giờ hoàng đạo, chủ tang vào cử ai đốt nhang cúng bái (có thầy lễ phụ trách). Những người khâm liệm đưa thi hài vào quan tài, dở khăn úp mặt cũ thay khăn mới, để bao hàm dưới cầm, để 2 tấm áp nhỉ 2 bên tai, để tấm phúc diện lên mặt, để tấm phúc trung từ ngực đến bụng, để 2 tấm tả hữu thốn túc. Khuyết chỗ nào lấy quần áo cũ chêm vào. Xong kéo tấm tung đại lên phủ từ đầu xuống chân, tiếp 5 đoạn hoành xếp ngay ngắn, rồi tiếp đồ tiểu liệm, tấm tung tiểu kéo lên từ trên đưa xuống, cột lại, rồi đến hoành tiểu buộc lại, xong trải tấm khâm. Đậy nắp quan tài, khoan chốt, hay đóng đinh, rồi đặt quan tài lên 2 con ngựa gỗ để an trí.
Theo tục lệ, trong quan tài thường có miếng ván đục hình sao Bắc Đẩu thất tinh, hay dán bùa chú. Chết nhầm giờ xấu thì bỏ vào hòm 1 cổ bài tổ tôm, hay 1 quyển lịch Tàu, hay 1 tàu lá gồi để trấn áp ma quỷ.
Buổi chiều hôm ấy trời sùi sụt mưa Ngâu. Cả tuần nay mưa rả rích, mà mưa thì thường không vui đặc biệt là những cơn mưa dầm rả rích, số phận nào đó của ông Trời đã kéo đi những người bạn, những người cận kề bên mình về cõi hư vô. Chưa khi nào mà ta thấy ranh giới giữa sống và chết cận kề đến như vậy. Thoắt đến, thoắt đi, mang theo những người thân của ta vào cõi vĩnh hằng, Cụ Kha nhấp hụm nước chè rồi thở dài, mưa gì mà mưa lắm thế rồi ông ngâm câu thơ vang vọng một chiều mưa buồn.
— Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé, Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha, Lấy ai bồng bế vào ra
U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng, Kìa những kẻ chìm sông lạc suối, Cũng có người sẩy cối sa cây, Có người leo giống đứt dây, Người trôi nước lũ, kẻ lây lửa thành, Người thì mắc sơn tinh thủy quái, Người thì sa nanh sói ngà voi, Có người có đẻ không nuôi, Có người sa sẩy có người khốn thương, Gặp phải lúc đi đường lỡ bước, Cầu Nại Hà kẻ trước người sau, Mỗi người một nghiệp khác nhau, Hồn phiêu phách lạc biết đâu bây giờ.?
Hàng xóm láng giềng xúm lại giúp đỡ đưa cậu ra đồng, bốn người đàn ông lực lưỡng đến bên quan tài chuẩn bị chờ hiệu lệnh, ấy thế mà không thể nhấc cái quan tài lên nổi, cái quan tài như bị đống đinh, dù cố sức cũng không thể nào di chuyển hay xê dịch dù chỉ một chút, thấy thế vài người cũng sắn tay áo lao vào phụ giúp.
Lần này thì nhấc quan tài mà ai cũng gồng mình hết sức, mặt mũi người nào người ấy đỏ gay cả lên, có người không chịu nổi khụy xuống đất làm cả đám bất ngờ buông tây, chiếc quan tài rơi uỳnh xuống đất, mọi người ai cũng thở hồng hộc mệt nhọc,cái quan tài này nặng như mang đá chứ không phải là đựng thi thể người nữa.
Cụ Kha lại gần quan tài móc lá bùa từ trong túi rồi cắn máu ở đầu ngón tay vẽ lên mấy ký tự lằng ngoằng miệng lẩm nhẩm đọc chú dán lá bùa lên nắp quan. Mọi người tiếp tục khiêng quan tài lần này nó nhẹ hơn nhiều, buổi lễ chôn cất diễn ra thuật lợi không xẩy ra chuyện gì.
Chủ tang nhờ thầy địa lý nhắm hướng chọn chỗ để đào huyệt, định giờ hoàng đạo để hạ huyệt. Đến huyệt, 2 thần Phương Tướng đi dạo 4 góc, đoạn đưa quan tài xuống, tháo tấm minh tinh trải lên quan tài lật qua lật lại 3 lần, con cháu khóc lạy, khách khứa vào viếng, mỗi người ném 1 hòn đất hoặc 1 cành hoa xuống huyệt, rồi lấp đất. Tang quyến làm lễ cúng Thổ Thần cầu cho người nằm dưới mộ được yên ổn. Nếu theo Phật thì các Tăng Ni làm lễ cúng Quy Lăng cầu Phật độ vong, vừa đi quanh mộ vừa niệm “Nam mô A Di Đà Phật”, gọi là dong nhang.