Từ ngày còn trong nôi, ai nấy trong cái làng này đều mang một nỗi sợ mơ hồi về con giếng đầu làng, cũng không hiểu là vì sao, chỉ biết là qua những lời đồn đại không rõ thực hư, hay chỉ từ những lời thêu dệt không có thật, mà cái giếng hoang đó được người làng gọi là giếng cấm .
Quanh năm nước trong giếng luôn khô cạn, ấy thế nhưng điều kì quái ở chỗ, hễ trong làng có người chết, hay sảy ra những điều kì quái thì không hiểu từ đâu, trong giếng lại từ từ dâng lên một dòng nước đen ngòm, tanh tưởi y như mùi xác chết, nhiều người già cả nói đó là thứ nước của ma quỷ, chớ có động vào kẻo mang hoạ vào người, nhưng có những người lại không tin, lại sẵn bản tính tò mò nên cũng đôi lần vục lên cho thoả, ấy thế nhưng cứ hễ ai chạm vào cái thứ nước kì dị kia thì chỉ qua đôi ba ngày là thân thể nổi mẩn ngứa, tiếp đến đau ốm liên miên, chữa trị tứ phương nhưng đều bó tay, đến cuối cùng lại phải sửa soạn đồ cúng lễ, mang tới miệng giếng mà khấn vái, xin cho gia quyến qua khỏi ách dịch thì mới yên . Truyền thuyết đồn đại thì nhiều, nhưng trong cái làng này chỉ có một dòng họ được biết ngọn nguồn đầu đuôi của sự việc, cứ thế cha truyền con nối, người đời trước kể cho đời sau, nhưng lại dặn dò kĩ càng rằng cấm có được hé răng ra cho người ngoài được biết, nếu không lập tức chết tức tưởi không ai cứu được .
Một ngày cuối vụ, nắng oi lắm, đám người làng đang ngồi đen lại một góc dưới tán cây đa trước đình thì từ phía xa xa, một bà đầu đội nón lá, cả người còn vướng đầy những mảnh lúa gặt vội chạy tới, mặt mày xanh nhợt đi vì sợ hãi
-các ông các bà ơi, giếng cấm lại nổi nước…nổi nước rồi kia kìa
Cả đám nghe vậy thì liền lộ rõ vẻ hoang mang, lắm kẻ già cả còn lo lắng xem có phải sắp tới lượt mình phải về chầu ông bà ông vải hay không, bất chợt từ phía khuất của thân cây đa, một lão rít lên một tràng thuốc lào sòng sọc rồi phả ra cái hơi thuốc mù mịt, khệnh khạng mà vuốt mép
-nước lên thì kệ mẹ nó lên, cớ làm sao mà phải hốt thế ?
-cái ông này, để tôi kể cho
Nói rồi, người đàn bà kia vội ngồi xuống, tay cởi cái nón lá rồi phẩy phẩy
-mọi khi nước trong giếng cấm chỉ lên lưng chừng, chả hiểu cớ làm sao mà lần này lại lên săm sắp rồi
-sợ bóng sợ gió, toàn chuyện không đâu, thôi chào ông bà, tôi chạy ù ra ngoài ruộng xem đám cày mướn nó đến chưa đã
Nói rồi lão đứng dậy, phảy phảy cái đít quần rồi đi thẳng ra phía cánh đồng, để lại cả đám người vẫn chưa khỏi hoang mang, người đàn bà kia thấy vậy thì chép miệng, lắc đầu ngán ngẩm
-rõ khổ, cái lão Thìn này sao cứ ương ngạnh mãi, nói chả chịu nghe gì cả
-lão tợn từ hồi trẻ, nghe đâu từng là lính đặc công cơ đấy
Một bà khác lên tiếng, lại nhớ đến chuyện gì thì liền hỏi
-mà bà tận mắt thấy nước trong giếng cấm nổi lên à ?
-thật chứ sao không, tôi đang gặt dở đám lúa thì ngửi thấy cái mùi lờm lợm, sinh nghi nên vội chạy đến cái giếng đấy xem, hoá ra đúng thật bà ạ
Nói đến vậy thì không tin sao được, lại còn nói lần này nước còn dâng tới tận miệng giếng, ắt hẳn không chỉ là chuyện tầm thường, rồi cái làng này phải đón nhận cái gì nữa đây ?
Bấy giờ thì lão Thìn cũng tất tả chạy tới đám ruộng, phóng mắt ra sung quanh thì chỉ thấy lổm chổm vài ngôi mộ lâu đời, nằm hiu hắt ở trong những đám ruộng đã gặt gần hết, lão lẩm bẩm một vài câu chửi rủa cái đám cày mướn, tới đầu chiều rồi mà vẫn không thấy bóng dáng đâu, bất chợt từ xa, lão thấy như bóng ai đó đang lao chiếc xe máy Honda về phía mình, con đường gập ghềnh toàn sỏi đá làm con xe ì ạch mãi mới chạy tới, hoá ra là người nhà lão Hoạch, nếu nói theo lối phong kiến, thì cái nhà lão Hoạch này phải xét vào diện phú hộ trong làng, của ăn của để không bao giờ ngơi, con cháu ai cũng vẻ vang cả, không làm ông nọ bà kia thì cũng là dân buôn bán kinh doanh, tựu chung lại vẫn là một dòng họ danh giá bậc nhất của cái xứ này
“Mẹ kiếp, sao nhà nó làm gì mà nhiều tiền thế nhỉ ?”
Lão Thìn lẩm bẩm, lại nhìn con xe máy mới cứng mà người kia đang lái vẫn cứ nhảy tưng tưng qua từng cái ổ gà mà không khỏi xuýt xoa, đôi lúc lại chép miệng
-cái cữ này mà để ông cưỡi thì cái đám đồng ngũ có mà lác mắt .
Nghĩ thì nghĩ thế, ấy vậy nhưng quanh năm chỉ trông vào vài ba sào lúa thế này thì tiền đâu mà mơ có cái xe máy . Mất một lúc sau thì người kia cũng từ từ chạy tới, lúc này lão Thìn mới để ý đăng sau còn lai thêm một ai đó, trông cũng lạ mặt, dễ khi không phải người ở làng này, phải đợi cho tới khi tên kia đi qua thì lão Thìn mới cất giọng châm biếm
-thằng Sửu, đi từ từ thôi, hỏng xe thì thằng bố mày lại vụt cho lại khổ
Tên kia mỉm cười, đột nhiên tắt máy rồi đánh chân trống, tỏ ý khoe mẽ mà lấy tay vuốt vuốt đôi gương chiếu hậu
-bác cứ đùa, xe Honda nhập nó khác, chứ có phải mấy loại xe tàu đâu mà hỏng cho được
Lão Thìn thở hắt ra một hơi, trời thì nắng như thiêu như đốt mà vẫn hiên ngang khoe khoang, đúng là bệnh hoạn .
-thế mua bao nhiêu, đợt rồi bác cũng vừa xuất được lứa lợn, dễ thường cũng mua lấy một cái để tiện đi lại
Lão hỏi, thật chất chỉ muốn trào phúng, ấy thế mà tên kia vẫn không ngớt cái điệu bộ tự cao
-bố cháu mua đâu đấy vào gần một cây, bác xem thế nào cũng mua lấy một cái, gì chứ có gần một cây chứ mấy, bác nhẩy !
-ừ ừ
Lão Thì lẩm bẩm, nhẩm tính một hồi thì nuốt vội nước bọt, gần một cây, đâu đó cũng gần chục lứa lợn của lão, tiên sư bố nó, đúng là cái loại có tiền, nói câu nào là khó nghe câu đó .
Nói thêm được dăm ba câu thì tên kia cũng nổ máy mà đi một mạch, lão Thìn còn đứng chắp tay sau lưng một hồi rồi mới đi về, nắng thế này có khi phải tới xế chiều cái đám cày thuê cho lão mới tới được, thôi thì cứ về nhà, đánh một giấc rồi tính tiếp .
Lại nói, cái thằng Sửu sau khi quay về đến đầu làng thì mới ngoái lại, thấy không có ai thì mới cất giọng thỏ thẻ với tên đằng sau
-thầy cho con hỏi khí không phải, sao cứ mấy mươi năm nhà con cũng phải mời thầy về giải hạn vậy thầy ?
-hỏi ít thôi, đi đi, định cho tao đày nắng đấy à ?
Lão vặn lại, có phần khó chịu mà gắt gỏng, ánh mắt vẫn lim dim, nghe vậy thì thằng Sửu có chút bực dọc, trong đầu thầm nghĩ
“Cái ngữ thầy bà , không cẩn thận ông lại gọi đám đầu bò đến đánh cho một trận chứ còn làm cao với ông “
Được một lúc thì cũng về tới nhà lão Hoạch, thằng Sửu bảo lão thầy xuống rồi cẩn thận dắt cái xe vào trong sân, ngoác cái mồm ý ới vào mấy gian nhà cổ
-bố ơi, con đón thầy về rồi, bố ơi
Từ trong nhà, lão Hoạch tắt vội cái đài catxet rồi lật đật chạy ra, cất giọng niềm nở
-gớm quý hoá quá, bắt thầy phải nắng nôi vất vả đến tận đây
-tôi với bố anh cũng là chỗ thân tình, không phải khách sáo thế
Lão thầy cúng gật đầu, lại tiến thẳng vào trong nhà như một thói quen, đến cái bàn uống nước rồi quăng thẳng cái túi đồ nghề qua một bên, với tay tự tiện rót lấy một chén nước rồi tợp một ngụm cho bằng sạch, đợi cho lão Hoạch ngồi tới phía đối diện thì mới mở lời
-hôm nay cũng vừa tròn cái hạn ba mươi năm, tôi theo giao ước cũ mà đến, cốt là vì lời hứa năm xưa của thầy tôi với bố anh
-vâng, vâng, con đội ơn thầy chiếu cố, thế thì…
Lão Hoạch cười hề hề, còn đang tính nói gì thì ngay lập tức bị lão thầy cúng chặn họng
-cứ từ từ, việc này phải tới đêm mới thực hiện được, còn bây giờ tao đói rồi, trong nhà có rượu không?
-có, có chứ, nhà con mới được bạn bè tặng cho một chai rượu tây, để con mang ra thiết thầy
-khỏi khỏi, có nếp nút lá chuối không ? Mang cả ra đây
Lão Hoạch nghe vậy thì gật đầu rối rít, chạy vội xuống dưới mấy gian nhà nhỏ mà gọi thằng cu Sửu ra dặn dò, rằng đi ra chợ mua một ít đồ nhắm, sau đấy bản thân lão cũng tìm hết trong nhà mấy vò rượu quý mà lão đã ngâm gần chục năm nay mang lên cho thầy cúng . Đợi cho tới khi lão no say thì thằng sửu mới lân la tới chỗ lão Hoạch, hỏi nhỏ
-cớ làm sao mà bố lại phải tận tâm với lão thế ?
Lão Hoạch tái mặt, vội bịt mồm thằng con mà kéo nó xuống dưới bếp
-bây giờ tao kể cho mày cái này, nhưng cấm tiệt có được kể cho ai, biết chưa ?
Thằng sửu gật đầu, im lặng chờ đợi cái câu chuyện mà bố hắn sắp kể, lão Hoạch cũng đã ngà ngà say, vuốt mặt một cái rồi sắp xếp trong trí nhớ một vài chuyện xưa cũ, hồi sau mới kể
-ngày trước cụ tổ nhà mình làm quan lớn trong triều đình, thế nhưng cụ tham, vơ vét của dân được cả một núi vàng bạc, sau lại sợ bị kẻ gian tới hãm hại cho nên cất công sang tận đất Tàu để tìm thầy pháp về trấn yểm, sau đấy về làng, cụ trôn hết thảy xuống dưới một cái giếng hoang, yểm xuống mười bảy trinh nữ để tạo thành một thứ nguyền rủa, từ đó về sau cứ cách ba mươi năm thì dòng họ mình lại phải cống cho những oan hồn đó mười bảy trinh nữ khác để làm vật thế mạng, nghe các cụ trong họ kể, cái gia tộc mình giàu có cũng là nhờ pháp này con ạ .
-thế…thế nếu không thực hiện đúng cái pháp đó thì sao hở bố ?
-thì chết, chết hết cả họ
Làng tôi năm hạn phần 2 vẫn sẽ ra đều ạ, mọi người cứ thong thả