THẦY PHÁP VÔ DANH
P1 – Vong Ám Nhà Tôi-1
————————————
Tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê nghèo đồi núi miền bắc. Năm tôi học cấp hai thì bố mẹ tôi quyết định tạm xa quê hương vào mảnh đất rừng núi tít trong DakLak lập nghiệp. Bố mẹ để hai chị em tôi lại ở quê nhờ các bác đùm bọc, hẹn một vài năm thu xếp trong ấy ổn thoả sẽ ra đón hai chị em tôi vào.
Sau nhiều năm sống và làm việc tron ấy, bố mẹ cũng mua được một mảnh đất để trồng cây ăn trái, tiêu, cafe, sầu riêng, và sau này là Điều và cao su. Lúc kinh tế của bố mẹ đã vững thì tôi đã đậu đại học công nghiệp ngoài Hà Nội. Thế là tôi quyết định ở lại theo học, không vào định cư cùng bố mẹ.
Mấy năm sau, tôi cũng tốt nghiệp đại học, cầm trên tay tấm bằng loại khá tôi bắt đầu đi xin việc. Thời buổi khó khăn, nên mãi tôi chẳng tìm được cho mình được một công việc phù hợp. rồi một ngày tin vui cũng đến với tôi. Một công ty cơ khí có vốn đầu tư nước ngoài đã nhận tôi vào làm việc. Tưởng chừng niềm vui ấy là trọn vẹn thì sau hai năm tôi dứt áo ra đi. Hồi đó một công ty của Nhật đã yêu cầu công ty tôi thiết kế một cây cầu bắt qua sông , dự án này rất lớn. Bên ấy bảo, bản vẽ của ai được duyệt thì họ sẽ đồng ý để người đó qua Nhật làm việc cho họ trong vòng ba năm, với mức lương khá hấp dẫn mà bao người mơ ước. Tôi không nộp đơn ứng tuyển, vì xét thấy bản thân mình chưa đủ khả năng, nhưng lại rất thích. Trong tôi cứ mâu thuẫn mãi, nửa muối vẽ, nữa không muốn vẽ, cuối cùng tôi quyết định vẽ chơi, cho thoả đam mê. Ông giám đốc vô tình thấy bức vẽ của tôi trên bàn làm việc, tự ý đem bản vẽ đi nộp, lúc tôi phát hiện ra bản vẽ của mình bị mất cũng là lúc ông ấy báo có nhân kia trúng tuyển. Lúc trong phòng họp, ông ấy công khai bản vẽ, là tôi nhận ra ngay nó là của tôi. Sau cuộc họp, tôi đến phòng ông ấy trình bày liền bị ông ấy la mắng. Ông ấy đòi tôi đưa ra bằng chứng, chứng minh nó là của tôi. Biết mình không yếu thế không làm gì được, tôi ngậm đắng ra về, cái dại của tôi là bức vẽ không có chữ ký, nên để người ta không làm mà có ăn. Sau vụ đó tôi chán nản, vài tháng sau tôi xin nghỉ việc, tôi quyết định về quê một thời gian để lấy lại cân bằng.
Nửa tháng sau.
Tôi khắn gói lên đường bắt xe vào Daklak thăm bố mẹ. Ngày đầu tôi đặt chân đến đây cảm giác chưa quen lắm. Ngoài quê tôi nhà tiếp nhà ở san sát nhau, nhưng trong rừng rẫy nơi đây lại khác, Có khi đi cả 5, 10 phút mới có một nhà. Điện đóm thì lờ mờ đỏ oạch. Chẳng hiểu sao, bố mẹ lại có thể sinh sống ở đây được? Chắc có lẽ, tâm lý người già và tuổi trẻ khác nhau, trẻ thì ham vui, già thì thích bình dị, ít ồn ào. Tối đến, muỗi ngoài vườn bay vào, con nào con ấy to đùng, tôi cứ ngồi vỗ đôm đốp, mình mẩy ngứa ngáy đến khó chịu. Bố bảo tôi do chưa quen, hồi xưa , lúc bố mẹ mới vào cũng thế. Quanh đây toàn là rẫy, cây cối rập rạp, um tùm. Mẹ sót tôi bị muỗi cắn liền đốt cây nhang muỗi để xua đuổi. Thấy bố ngồi rít điếu thuốc lào ưu tư, tôi đi lại, ngồi xuống bên ông và hỏi.
– Bố sao thế? Hay nông sản rẻ nên bố phiền lòng.
Ông đặt cái điếu xuống, nhấp xong ngụm trà, thở dài nói.
– Uh, đến lúc nhà mình được thu hoạch, thì nông sản nó rẻ. Tiền phân bón thì lại đắt đỏ, bán được nhiêu, trả tiền phân bón cho đại lý cũng gần hết.
Tối hôm ấy, tôi và bố ngồi nói chuyện cho đến khuya. Lúc nằm trong mùng đi ngủ, tôi vắt tay lên trán suy nghĩ, tôi thấy mình bế tắc, chán trường, mãi chẳng tìm ra lối thoát. Rồi tôi thở dài quyết định
Có lẽ tôi sẽ ở đây luôn cùng bố mẹ, tôi thấy họ già đi nhiều, đầu tóc đã bắt đầu đốm bạc.
Sau ba tháng, tôi dần quen với nếp sinh hoạt nơi đây, tuy nó ít ồn ào, nhưng bù lại, nó rất bịnh dị. Ít ra , ở đây cũng không có những kê mưu mô thủ đoạn, ngày ngày tôi vào rẫy cùng bố mẹ, có gì ăn đó, tôi thuộc loại dễ nuôi, quăng đâu cũng sống được. buồn buồn thì tôi qua nhà bác họ chơi, rủ mấy anh đi cf cà pháo. Nhưng ông trời cứ trêu ngươi tôi hoài, đẩy tôi hết nỗi buồn này đến đau khổ khác.
Tôi còn nhớ như in hôm ấy.
Sau cơn mưa như trút nước đêm qua, sáng ra mẹ thấy trời đã tạnh, bà đội cái nón lá lên đầu, tay cầm cái liềm bảo với bố.
– Mình với thằng Dũng ở nhà, trưa hai bố con cứ ăn cơm trước đi, đừng đợi tôi. Tôi gói ít đồ ăn mang theo rồi, gần tối tôi mới về.
Bố thắc mắc hỏi lại.
– Mưa vậy mà bà đi đâu?
Mẹ chười hì hì trả lời.
– Ờ tôi vào rẫy đây, mưa xong mấy đọt tiêu nó vươn ra, tôi đi hái bỏ bớt cho khỏi hại cây.
Bố cản mẹ lại.
– Thôi..thôi.. bà ở nhà đi, ngày nay nghỉ, không vào rẫy nữa. Mai tạnh ráo hẳn thì hẵng đi.
Mẹ không nghe, nhất quyết đi vào rẫy để làm. Bố cũng bất lực, ông hiểu tính mẹ, mẹ đã muốn làm thì trời cũng không cản nổi. Lúc mẹ đi qua sân, tôi thấy mẹ ghé nhà dưới cầm theo một cuộn dây thừng bà một con dao chặt củi. Tôi đoán mẹ sẽ đem về một bó củi khô để nấu cơm. Tôi đứng ngoài cửa, nhìn lưng mẹ khuất bóng sau vườn cây điều tôi mới quay vào nhà. không hiểu sao, tôi lại thấy bất an trong lòng, cứ có suy nghĩ mẹ đi sẽ không trở về. Bên
trong nhà, bố gọi tôi vào cùng ông uống trà
– Uống trà đi con, trà này ngoài vườn nhà mình. Mẹ mày tháng rồi thu hoạch được một ít, nó ngon đáo để.
Tôi vẫn ấm ảnh với bóng dáng lom khom của mẹ hồi nãy, tôi nói với bố.
– Bố, con cứ thấy mẹ hôm nay sao, sao ấy. Mặc dù chưa biết là gì ? nhưng con thấy nôn nao trong lòng. Hay để con đi gọi mẹ về, mưa gió vừa tạnh, vào rẫy nước trên cây đổ xuống cũng ướt hết.
Bố chẹp lưỡi trả lời.
– Uh thôi, chờ gần trưa rồi vào bảo mẹ về.chắc bà ấy lại vác thêm ôm củi, sẵn đó thì vác về cho mẹ mày luôn. Tao còn lạ gì tính mẹ mày.
Tôi gật đầu . Gần trưa tôi vào rẫy tìm mẹ nhưng lại không thấy. Rõ ràng, tôi đã đi hết rẫy tiêu, qua rẫy cf, đến hết vườn cao su, mà vẫn không thấy bóng dáng mẹ, Lòng tôi lại càng thêm nóng ruột. Tôi tìm mẹ suốt hơn một giờ vẫn không thấy, rồi tôi nghĩ có lẽ mẹ đã quay về. Tôi quay lại, đi về nhà, vừa tới cổng bố hỏi.
– Mẹ đâu con? Sao đi gì mà lâu vậy?
Tôi ngơ ngác.
– Con không thấy mẹ, con tưởng mẹ đã về nên con quay lại xem thử.
Bố chẹp lưỡi.
– Thôi, vào ăn cơm đã , trưa quá rồi.
Trên bàn, bố đã dọn sẵn mâm cơm, hai bố con ăn nhanh như bay để đi tìm mẹ. Thi thoảng bố lại trấn an.
– Đừng lo quá. Có khi mẹ mày lại ghé nhà bác nào chơi cũng lên.
Rồi ông lại làu bàu trong miệng.
– Cái bà này, đi lại còn không đem theo điện thoại. Rõ thật là…
Bố dặn tôi ăn xong thì bê mâm đi cất, ông lấy con xe 81 chạy lòng vòng tìm vợ, đi hết xóm, vào nhà ai, người ta cũng lắc đầu. Bố thất vọng quay về, thấy mặt ông buồn bã tôi hỏi.
– Có tin gì của mẹ không bố?
– Chưa thấy con ạ. Không biết bà ấy đi đâu mà chẳng ai biết, bên nhà bác Lực cũng không, đã bảo đừng có đi rồi mà.
Bố thở dài, rót chén trà tu một hơi, ông bảo thôi đừng lo quá,sẩm tối nếu chưa về thì lại đi tìm tiếp. Tôi và bố dọn dẹp loanh quanh thi thoảng lại đảo mắt ra phía vườn điều ngóng mẹ. Chờ mãi.. cơm tối cũng nấu xong, hai bố con ngồi ngoài cửa chờ đến cơm canh nguội ngắt vẫn chưa thấy mẹ về. Bố bắt đầu nóng ruột, cầm đèn pin vào rẫy tìm mẹ. Trước khi đi bố bảo.
– Dũng, bố e là mẹ con gặp chuyện rồi. Con sang nhà chú Trí, bác Lực, nhờ mấy bác, mấy anh đi tìm phụ. Khổ thân mẹ mày, nếu chẳng may bà ấy có chuyện gì? Thì tao sống cũng chẳng vui.
Nói xong bố chạy thẳng vào đám rẫy tối đen. Tôi cũng vội khoá cửa, lấy xe qua nhà hàng xóm, nhà các chú, các bác nhờ người đi tìm giúp. Mọi người nhanh chóng cầm đèn pin vào rẫy đi tìm, chúng tôi chia nhau ra, mỗi người một ngả, vừa nhìn vừa gọi lớn.
– Mẹ .. mẹ ơi.. mẹ có ở đây không? Nếu có thì lên tiếng để mọi người đến giúp.
Đáp lại lời tôi là sự im lặng, xa xa bên kia, tiếng bố gọi mẹ trong bất lực vang lên
– Mình ơi, mình ở đâu? Về nhà đi mình.
Vẫn không ai trả lời, tôi chỉ nghe tiếng gió hú thoảng bên tai mình, xương sống tôi lạnh buốt, tóc gáy tôi dựng đứng. Tìm mãi đến gần sáng, mọi người đều thấm mệt. Chúng tôi buồn bã quay về trong lo lắng. Lòng bố thấp thỏm lo âu, ông rưng rưng nước mắt lo cho vợ mình.
Bác Lực lên tiếng an ủi.
– Đã tìm hết rẫy nhà chú, lại tìm sang những rẫy bên cạnh, vậy mà vẫn không thấy cô ấy. Thôi trời cũng gần sáng rồi, biết đâu cô ấy chỉ đi lạc hoặc giả có gặp nạn lại được ai cứu cũng lên. Giờ hai bố con tranh thủ ngủ đi, sáng mai chúng ta lại đi tìm tiếp.
Chờ mọi người về hết, tôi dìu bố vào nhà nằm ngủ, lòng tôi không yên nên ngủ chũng chẳng ngon giấc . Tiếng muỗi bay o e làm tôi nhớ mẹ, nhỡ đâu mẹ ở ngoài kia thì sao? Mẹ làm mồi cho đám muỗi rừng mất. Hai mắt tôi đỏ oạch, cổ họng nghẹn đắng.
Suốt ngày hôm sau, tin tức về mẹ tôi vẫn im bặt. Chiều Bố chạy xe lên xã báo cáo cán bộ. Họ cho người xuống nhà, vào rẫy tìm kiếm, kiểm tra nhưng cũng không thấy. Hàng xóm thương tình nên chẳng ai bảo ai, rẫy vườn nhà ai tự nhà ấy tìm giúp, vậy mà, mẹ tôi vẫn như bị bốc hơi khỏi thế gian này. Một chút tin tức cũng không, cái liềm, cuộn dây thừng, chiếc nón lá, hay đôi dép, mà mẹ đem theo cũng không cánh mà bay theo mẹ. Bố con tôi và họ hàng, cùng chòm xóm tìm mẹ suốt ba ngày, ba đêm ròng rã. Mọi người ai cũng thất vọng. Bố lo lắng đến đổ bệnh, mới mấy mày không ngủ, mà trông bố già đi hẳn, tóc bạc nay càng bạc thêm.
Đêm ngày thứ ba.
Nửa đêm, tiếng nồi niêu xoong chảo dưới bép kêu loảng xoảng, tôi giật mình tỉnh dậy, ngồi trên giường tôi lắng nghe và nghĩ “ chắc là mấy con chuột đi ăn vụng” tiếng bố bên phòng cất lên hỏi tôi.
– Dũng, tối qua con úp đồ ăn kỹ chưa? Chuột bọ leo vào thì hỏng hết.
Tôi nói với vào trả lời bố.
– Dạ! con cất rồi. Bố ngủ đi để con kiểm tra lại.
Tôi xuống bếp bật đèn, dưới ánh đèn điện vàng đục, trước mắt tôi, dưới sàn nhà là bãi đồ ăn vương vãi tung toé. Tôi không hiểu con chuột này nó to đến đâu? mà nồi thịt kho tối qua tôi đã đậy rất kỹ, còn đè thêm cái thớt rất to lên đấy, thế mà nó vẫn hất bay cái thớt ra được. Nghĩ cũng lạ! Tôi lắc đầu, tắt đèn, khoá cửa lại, chờ sáng mai rồi mới dọn dẹp. Quay về phòng nằm ngủ, trong cơn giấc ngủ chập trờn tôi thấy mẹ. Mẹ đứng ngoài sân nhìn vào trong nhà khóc thút thít, gương mặt mẹ tái xanh như tàu lá, đôi môi thâm thì xám xịt vì lạnh. Đầu mẹ vẫn đội nón nhưng cái liềm và cuộn dây thừng tôi lại không thấy mẹ cầm trên tay nữa. Mẹ nhìn tôi đôi
Mắt buồn rười rượi, đôi môi mấp máy vừa khóc vừa nói với tôi trong tiếng nấc.
”’Con ơi.. Dũng ơi.. Dũng ơi.. Dũng của mẹ ơi.. mẹ chết thảm quá, mẹ lạnh quá con ơi.. lạnh lắm.. lạnh lắm.. chúng nó không cho mẹ về.. cứu mẹ với Dũng ơi..”
Tiếng mẹ âm vang sâu thăm thẳm, như tiếng cõi âm vọng về, tôi rùng mình một cái, chạy ra gọi mẹ.
– Mẹ! Vào nhà đi mẹ. Ngoài đó sương rơi lạnh lắm. Sao mà mẹ chết được? Con không cho mẹ chết, mẹ không được bỏ bố con con mà đi. Ai không cho mẹ về? Mẹ đang ở đâu? Cho con biết, Con tới đón mẹ về..?
Mẹ chưa kịp trả lời. Tôi thấy cái bóng đen hiện ra từ trong vườn, nắm tay mẹ lôi mẹ vào vườn Điều, mẹ chìa tay về hướng tôi khóc lóc.
“ Cứu mẹ với.. cứu mẹ với.. cô ta không cho mẹ về con ơi..”
Tôi chạy theo mẹ hét lớn.
– Mẹ.. chờ con với.. ai bắt mẹ đi..? Ai không cho mẹ về..? Mẹ ơi.. mẹ ơi..?
Tiếng bố đứng cạnh giường gọi làm tôi bừng tỉnh. Tay bố đập vào người tôi đau rát.
– Này. Con sao thế hả? Gọi mãi mà chẳng chịu dậy, chân tay thì khua khoắng.
Tôi nhìn bố, đôi mắt vẫn ngấn lệ. Giọng run run trả lời.
– Con.. con.. mơ thấy mẹ, mẹ về báo mộng . Mẹ bảo người ta không cho mẹ về, mẹ đói và lạnh. Bố! Có khi nào mẹ con…?
Bố xua tay ngăn lời tôi nói.
– Thôi ngủ đi con, đó chỉ là mơ thôi. Mẹ con không sao, bà ấy sẽ về nhà sớm thôi.
Bố chậm rãi quay đi, tôi biết trong lòng bố lúc này đang nặng trĩu. Tôi làm sao mà ngủ lại được, trong khi bố ngồi chết lặng ngoài hiên, ngóng vợ mình về.
Trưa ngày thứ 4, sau ngày mẹ tôi mất tích.
Tôi đang nấu cơm dưới bếp, bố thấy mệt trong người nên nằm trên võng tranh thủ chợp mắt. Ngoài cổng vang lên một giọng nói trầm ấm của một ông cụ. Tôi ngó đầu ra nhìn. Thì ra là một ông lão hành khất, tôi đoán ông ấy cũng khoảng hơn 60 tuổi, nước da sạm đem như người lao động cực khổ, trên vai là một chiếc tay nải cũ kỹ. Bộ quần áo mày nâu trên người ông ấy mặc đã bạc phếch theo thời gian, chân ông đi đôi giày bata cũ rích. Đầu đội chiếc nón lá rách như xơ mướp, nhìn đến là tội. Tôi nghĩ ông ấy vào xin cơm, tôi bèn hỏi.
– Dạ ông tìm ai ạ?
Ông ấy mỉm cười hiền từ trả lời.
– Tôi đi thăm bà con xa trên này, mà lâu quá không ghé nên quên đường. Đồ ăn , tiền bạc, lương thực đem theo đã cạn. Không biết nhà mình có cơm canh thừa thì cho lão xin một bát. Tôi xin cám ơn.
Tôi nhìn ông cụ luống cuống bảo.
– Ây chết! Sao lại cho ông cơm thừa canh dư được ạ? Dù chúng ta không quen biết, nhưng may quá, cơm canh con vừa nấu xong, hãy còn nóng hổi, để con múc cho ông một tô, mời ông.
Tôi múc cho ông ấy một tô cơm đầy, xúc mấy muỗng đồ ăn lên trên, bê thêm một bát canh rau ngót. Mời ông ấy vào bàn ăn cho nóng. Ông ấy mỉm cười gật đầu. Cơm nước xong xuôi, ông ấy nhìn chăm chăm ra ngoài vườn và bảo.
– Đất này có vong sao?
Tôi giật mình, ngơ ngác, hỏi lại.
– Vậy là sao ạ? Con mới ở quê vào có mấy tháng. Đây là nhà và vườn rẫy của bố mẹ con. Nhưng nhà con đang có chuyện buồn, nên lá cây rụng kín vậy mà con chưa có thời gian để quét.
Ông trầm giọng hỏi tôi.
– kể ta nghe, đã có chuyện gì thế? Biết đâu ta giúp được gia đình con.
Tôi ngồi xuống, chậm rãi kể lại hết tất cả. Ông ấy nghe xong gật gù. Tôi thấy ông lấy trong túi ra một chiếc lông màu trắng muốt. Ông cầm nó trên tay, thổi nhẹ vào đó ba hơi, sau đó ông vẽ vẽ gì đó loằng ngoằng như như viết thư pháp trên mấy đầu ngón tay. Vẽ xong ông đưa tay lên miệng nhẩm gì đó mà tôi nghe không hiểu. Nhẩm xong ông thở dài.
– Mẹ cậu chết rồi, bà ấy chết đã ba ngày nay. Nếu muốn tìm được bà ấy thì đúng 4h chiều, đi về hướng tây phía vườn điều. Đi sâu vào 500m . Tới đó tìm gốc Điều nào già cỗi, tán lá xanh bất thường,
lâu năm nhất. Đá vào gốc cây đó 9 cái, đá xong cậu phải nói” Trả mẹ lại cho tôi” , mẹ cậu sẽ xuất hiện.
Tôi quỳ sụp xuống oà khóc.
“ Mẹ tôi chết rồi ư..?”