Bố tôi và bác Hạnh cả đêm trằn trọc suy nghĩ về những việc đã sảy ra, đợi trời sáng hẳn để nói với bố mẹ cô gái về những việc kỳ lạ mà hai người đã gặp khi ngủ ở nhà họ.
Vẫn có câu “đồng sàng dị mộng” nhưng ở đây lại là “đồng sàng đồng mộng”. Hai người cùng đi cùng gặp và cùng mơ một giấc mơ kỳ lạ về cùng một người, cùng một thời điểm. Ắt hẳn đó chẳng phải là điều ngẫu nhiên hay trùng hợp.
Tiếng gà gáy le te báo hiệu ngày mới đã sang. Bà Nghĩa dậy đi chợ sớm chuẩn bị đồ ăn sáng cho chồng và hai vị khách quý. Sau khi đánh răng rửa mặt và pha ấm chè thật đặc. Ba ông ngồi nói chuyện. Bác Hạnh khẽ liếc mắt về phía bố tôi rồi nhìn về phía ông Nhân chủ nhà nói bằng giọng nói khá bí ẩn;
– Không có bà xã ông ở đây. Tôi hỏi thật ông…Trước khi con gái ông mất, ông có thấy cháu có điều gì kỳ lạ không?
Không trả lời câu hỏi này ngay, mà ông Nhân nhìn về phía ảnh thờ của con gái mình, nói bằng giọng buồn buồn. Ánh mắt rơm rớm, hồi ức lại;
– Con bé nó ngoan lắm, là một đứa con hiếu thảo. Từ hồi còn tấm bé đến giờ cháu nó chưa bao giờ để lại điều tiếng gì xấu cho bố mẹ. Lớn lên một tí thì nó đi làm kiếm tiền về phụ giúp gia đình. Tôi và bà nó nhiều lần thúc giục muốn cháu lập gia đình để yên bề gia thấy nhưng nó bảo nó còn trẻ, muốn đi kiếm tiền về giúp bố mẹ sửa sang lại căn nhà và nuôi em ăn học thành tài đã rồi tính tiếp. Vợ chồng tôi nói nó bảo phận gái có thì. Nhưng nó cứ gạt đi bảo “Con gái của bố mẹ không ế được đâu mà lo”. Ấy vậy mà…
Ông Nhân òa khóc nức nở, gương mặt nhăn nheo khắc khổ của một lão nông vốn đã vất vả, lại thêm cú sốc cực lớn này càng thêm suy sụp. Bác Hạnh và ông Tú hai người cũng chẳng biết nói thế nào. Lúc này ai cũng mang theo một tâm lý nặng nề, ảo não.
– Thế trước khi mất cháu có điều gì chưa làm được hay còn có ước nguyện gì mà cháu muốn làm mà vẫn chưa hoàn thành không? Bố tôi nhìn về phía ông Nhân nói bằng giọng cảm thông, chia sẻ;
– Tôi cũng không rõ lắm, thực ra ước nguyện lớn nhất của con Hoàn là xây được cái nhà cho bố mẹ. Tôi thì thương binh nghỉ mất sức, nên chỉ loanh quanh phụ bà xã làm mấy việc nhà, chăm con gà con lợn mà thôi. Mọi chi tiêu sinh hoạt của gia đình này đều nhờ bà nhà tôi đi chợ hàng ngày. Thằng út nhà tôi thì vẫn còn học nên cũng chưa đỡ đần gì được. Dường như lúc này không khí trong nhà lại thêm trầm mặc, chỉ còn tiếng mõ tụng kinh phát lên đều đều nghe thật ảo não.
Bà Nghĩa lúc này cũng vừa xách làn đi chợ về. Gương mặt khắc khổ, dáng vẻ mệt mỏi chẳng giống người phụ nữ mới hơn năm mươi tuổi một chút nào. Vừa vào đến nhà bà liền nghe thấy tiếng ông Nhân nói với ra;
– Bà nó thắp cho con nén nhang. Tuần nhang tôi thắp khi nãy cháy hết rồi.
Chẳng nghe thấy bà Nghĩa đáp lời, chắc là có việc đi ra sau nhà. Ông Nhân đứng lên lấy ba nén nhang ở trên bàn châm lửa thắp hương lên ban thờ. Nhưng đúng lúc này có một con chim nhỏ từ đâu bay vào trong nhà, con chim bay lượn lòng vòng rồi đậu ngay trên di ảnh của cô Hạ Hoàn. Rồi bát nhang bùng cháy lên dữ dội. Thật kỳ lạ. Ông Nhân thấy vậy liền gọi vợ;
– Bà Nghĩa, bà Nghĩa ơi…Tiếng gọi giật giọng của ông Nhân khiến cho bà vợ đang bưng mâm cơm cúng cũng vội chạy vào trong nhà làu bàu;
– Có chuyện gì thế? Mới sáng ra sao mà ông gọi giật giọng đến mấy lần thế? Tôi đang dở tay làm cơm cho con Hoàn.
Nhưng khi nhìn về phía bóng lưng của chồng và nhìn lên bức ảnh của Hạ Hoàn thì bà mới ngớ người ra. Khi thấy con chim nhỏ lạ kỳ đang đậu trên bức ảnh của con gái mình, bát nhang vẫn đang cháy đùng đùng. Tuy giật mình bà Nghĩa cũng không lấy làm hoảng loạn, vốn cũng là một người khá tinh ý nên bà liền châm một tuần nhang khác. Cắm ngay vào bát cơm cúng mà bà vừa mới đơm xong. Trên mâm cơm thì chỉ có một bát cơm, một đĩa rau luộc và ít nước mắm không thêm một ít thịt luộc.
– Mẹ xin con, con sống khôn thác thiêng. Có điều gì oan khuất hay còn điều gì muốn nói thì hãy báo cho bố mẹ biết.
Con chim nhỏ đậu trước di ảnh lúc này như có linh tính, nó có bộ lông màu trắng muốt và đôi mắt màu đỏ rực như máu. Hai bàn chân nó bậu chặt vào khung ảnh rồi liên tục gõ vào bức di ảnh của cô gái. Sau đó nó liền bay ba vòng quanh gian nhà sau đó chui vào buồng của cô Hạ Hoàn qua một ô thoáng chỉ to bằng viên gạch.
Bác Hạnh và ông Tú hai người chứng kiến tận mắt câu chuyện lấy làm ngạc nhiên, sau đó đợi hai vợ chồng ông bà Nhân Nghĩa ra bàn uống nước rồi bác Hạnh nói với hai người;
– Tôi thấy kỳ lạ lắm. Tôi qua tôi và ông Tú ngủ ở giường kia, nhưng quá nửa đêm tôi và ông ấy đều nằm mơ thấy một giấc mơ giống hệt nhau, đều có bóng dáng của một người đàn ông cao lớn đi thẳng vào trong phòng của cô Hoàn. Chẳng hay ở trong phòng của cô ấy có còn chứa bí mật gì mà cô ấy muốn nói với chúng ta chăng? Lại thêm cả sự việc vừa rồi, con chim kia rất kỳ lạ…Chẳng phải ngẫu nhiên mà từ đâu bay đến rồi đậu lên di ảnh của cô ấy đâu. Chắc chắn có điều gì cô ấy muốn nói rồi. Ông Tú cũng gật đầu đồng tình, nhìn về phía hai vợ chồng chủ nhà muốn vào trong buồng của cô Hạ Hoàn tìm hiểu xem điều gì đang diễn ra ở đây.
– Căn phòng này thực ra cũng chẳng có điều gì đặc biệt. Nhưng kỳ quái ở chỗ là khi con Hoàn nó đi Đài Loan được ba năm về lần thứ nhất thì tôi thấy nó có những hành động khá kỳ lạ.
Tiếng của bà Nghĩa vang lên khiến cho ba người đàn ông đều chú ý lắng nghe. Bác Hạnh và ông Tú bố tôi đều lên tiếng;
– Kỳ lạ như thế nào? Sao tôi không biết?
– Ông thì biết gì? Cũng chẳng bao giờ chịu gần gũi và thân thiết với con nên mà. Bà Nghĩa khẽ liếc mắt về phía chồng rồi làu bàu. Nghe chừng giọng nói có vẻ trách móc nhiều hơn.
– Các ông đi theo theo tôi vào đây…Dứt lời bà Nghĩa liền đi thẳng vào trong nhà, ông Nhân vội vàng theo sau, kế đó là bố tôi và Bác Hạnh.
Cánh cửa làm bằng gỗ khá cũ kỹ, hiện tại đã được thay bằng ổ khóa mới. Bà Nhân tìm chiếc chìa khóa buồng rồi lúi húi mở ra. Vừa vào căn buồng của cô Hoàn. Đập vào mắt mọi người là những hình vẽ và những bức ảnh kỳ lạ, không nói đúng hơn là kỳ dị thì đúng hơn. Căn phòng chỉ độ tầm hơn mười mét vuông được dán chi chít những hình ảnh đáng sợ, đầy máu me và những hình ảnh chết chóc. Ngay cả chiếc bóng điện ngủ cũng được trang trí bằng một màu đỏ, khi đèn buồng vừa bật lên, nó đập ngay vào thị giác khiến cho người mới nhìn lần đầu tiên không khỏi hoang mang, sợ hãi.
Ở giữa phòng có treo một bức hình chân dung của một cô gái đang nhìn thẳng, cô gái có nụ cười rạng rỡ, ánh mắt hút hồn nhưng ẩn sâu trong đôi mắt đó có một nét buồn rười rượi. Bác Hạnh bỗng cất tiếng hỏi;
– Tại sao nhà mình lại để tất cả những đồ dùng cá nhân của cô Hạ Hoàn lại mà không đốt hoặc mang thiêu, cho cô ấy “ở dưới đó dùng”?
Bà Nghĩa thoáng khựng người lại. Nhưng ngay lập tức nói lảng sang chuyện khác, có lẽ rằng cũng không muốn nhắc lại đến câu chuyện này. Chỉ chăm chăm tìm con chim khi nãy nó vừa bay vào trong này.
– Con Hạ Hoàn nó dặn dò chúng tôi từ trước rồi. Nó bảo rằng, kể cả có bất cứ chuyện gì cũng không được mang đồ đạc của nó trong phòng này di chuyển đi đâu cả…Ông đặc biệt nhấn mạnh câu “Kể cả có bất kể chuyện gì”. Tôi cũng tò mò muốn hỏi xem sao lại trang trí phòng ốc gì kỳ lạ như vậy thì nó không nói. Hỏi mẹ nó thì mẹ nó bảo không biết. Tiếng ông Nhân thở dài.
Bác Hạnh và ông Túc nhìn nhau. Có lẽ trong đầu hai người lúc này đang nghĩ rằng chuyện gia đình nhà ông bà này cũng phức tạp. Vợ chồng con cái có lẽ không hòa hợp cho lắm. Nhưng đây là vấn đề khá tế nhị, lại liên quan đến chuyện gia đình nhà người ta nên hai ông không nói gì thêm. Mọi người bắt đầu tìm kiếm con chim kỳ lạ mà khi nãy nó đậu trên ban thờ của cô gái, nhưng thật kỳ lạ. Dù cố gắng tìm kiếm, lục lọi mọi xó xỉnh như thế nào cũng chẳng thể tìm ra. Căn phòng chỉ độ chục mét vuông mà có tới bốn cặp mắt liên tục ra xét nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy gì cả. Quan sát thật kỹ xung quanh bác Hạnh và bố tôi nháy nhau đi ra ngoài. Khi ra đến bên ngoài, ông thở hổn hển, nói bằng giọng lắp bắp, run rẩy;
– Ông có thấy kỳ lạ không? Sao tôi vào trong phòng của cô gái mà cảm thấy như có ai đang nhìn mình ý. Hay là tôi hoa mắt nhỉ, bức chân dung treo trên tường ấy cứ nhìn chằm chặp lấy tôi, làm cho tôi cảm thấy rất không thoải mái.
– Ông cũng cảm thấy thế à? Nhưng đó chỉ là bức chân dung thôi mà, ảnh chân dung thì hay chụp góc thẳng nên có cảm giác vậy thôi. Chứ tôi thấy bình thường mà. Có lẽ ông thần hồn nhát thần tính thôi. Tôi thì thấy kỳ lạ việc con chim màu trắng kia mà thôi. Rõ ràng có bốn người, tám con mắt tìm tòi lục lọi mà không thấy nó đâu. Trong căn phòng đó cũng kín và chẳng có lỗ thoáng nên không thể nào nó bay ra ngoài được. Lẽ nào…? Đó chỉ là…
Bố tôi lấp lửng khiến cho bác Hạnh lúc này cũng sững sờ. Hai người mặc dù từng trải nhưng những chuyện như này có lẽ vẫn “chưa quen” nên là cảm thấy rất hoang mang. Đoạn bố tôi nói tiếp;
– Mà cũng chẳng hiểu vì sao một người con gái trông hiền lành, dễ thương vậy sao lại có thể trang trí căn phòng nhìn giống như “phòng thờ” thế nhỉ? Ông có nhìn thấy điểm ấy không?
– Ừm…Tôi cũng thấy lạ. Nhưng tôi để ý có một bức ảnh mà tôi cực kỳ thấy nó quen thuộc, nhưng không nhớ ra là đã gặp nó ở đâu. Nhưng ngay lúc đó bác Hạnh liền quay lại căn phòng. Hai ông bà Nhân Nghĩa lúc này vẫn đang chăm chú lau dọn căn phòng. Chẳng ai nói với ai tiếng nào. Mặc dù là phòng kín nhưng chúng vẫn phủ dầy một lớp bụi, hai người cẩn thận lau từng thứ một.
Bỗng nhiên bà Nghĩa kêu lên một tiếng, như phát hiện ra điều gì đó. Mở ngăn kéo tủ trang điểm của cô Hạ Hoàn ra thì bà thấy một phong bì chứa đầy những bức ảnh kỳ dị. Điều này thật quá sức tưởng tượng của hai người, ngay cả bố tôi và bác Hạnh lúc này nhìn vào cũng sững sờ. Nhưng bác Hạnh liền cầm bức ảnh giống hệt với một bức ảnh đang dán trên tường.
Hình ảnh một cô gái, bàn tay đang chới với ở giữa dòng sâu thăm thẳm, bên trên bàn tay đó có vẽ những chiếc bóng như những bóng ma lởn vởn nửa muốn kéo lên nửa muốn dìm xuống. Trông thật kinh hãi.
– Đây rồi…Bác Hạnh nói bằng giọng run run.
Chính là bức ảnh này, lần đầu tiên tôi gặp cô ta, cô ấy “áp nhãn báo mộng” cho tôi nhìn thấy được, đúng y sì cảnh này. Có lẽ nào đây chính là “cái chết được báo trước”?