Bầu trời sáng sớm nơi rừng núi thật trong lành, dễ chịu khiến cho lòng người cảm thấy thật thoải mái. Bác Hạnh và bố tôi hôm trước nói chuyện với nhau về người thanh niên trên Hướng, hai ông muốn bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân vì sao Hạ Hoàn lại bị giết? Kẻ nào ra tay? Lý do làm sao?
Nhưng trước đó thì chẳng có bất cứ một thông tin gì cả ngoài việc vong hồn của cô Hạ Hoàn về báo mộng hay “ốp bóng” vào bác Hạnh để bố tôi thấy. Còn riêng về bác Hạnh thì đã được cô ấy cho “áp nhãn” nhìn thấy một lần chứng kiến lại cảnh chính mình bị giết bởi một kẻ lạ mặt. Nhưng những thứ đó thì chẳng phải là bằng chứng đáng tin cậy, nếu muốn dùng đến pháp luật thì phải có nhân chứng, vật chứng và động cơ gây án cụ thể? Chứ nếu mang những chuyện này ra mà nói với cơ quan điều tra thì chả khác gì làm trò cười. Khéo họ lại nghĩ là hai ông già bị hâm, đơ theo kiểu “người điên nói mộng” thì bỏ mẹ.
Nhấp chén trà mạn vừa mới được ông Nhân rót ra chén, đang bốc khói nghi ngút, thơm lừng. Bác Hạnh liếc mắt về phía bố tôi rồi cất tiếng nói với ông Nhân;
– Mai là cúng thất tuần cho cháu. Tôi với ông Tú hai anh em đi chuẩn bị ít đồ lễ thắp cho cháu nén nhang. Nhân tiện anh em tôi cũng đi loanh quanh vài vòng, xem ở đây có gì hay ho không.
Cũng muốn giữ lại hai ông khách ở nhà nhưng khi nghe thấy bác Hạnh nói vậy, ông Nhân cũng chẳng biết nói như thế nào chỉ bảo;
– Hay để tôi dẫn hai ông đi, ở đây hoang vu vắng vẻ, không được như ở dưới chỗ các ông ở đâu. Được cái là đất rộng nên cũng khá thích hợp cho chăn nuôi, trồng trọt. Tôi trồng đến vài hecta chè. Đi tôi dẫn hai ông đi thăm quan.
Dứt lời ba người liền đi ra ngoài sân. Bầu trời hôm nay cũng đã trong xanh hơn, dường như cơn mưa lớn cả ngày hôm qua đã gột rửa sạch sẽ những đám mây đen u ám, nặng nề.
Ra đến cổng ngõ thì gặp bà Nghĩa vừa tất bật đi chợ về. Lúc này ông Nhân cũng chỉ dặn dò bà qua loa mấy câu rồi cùng với hai vị khách tiến về đồi chè.
– Công nhận ở đây không khí trong lành thật ông Tú ạ. Hay mai sau già tôi với ông lên đây. Mở trang trại chăn nuôi trồng trọt, tôi bỏ mẹ nó nghề đánh cá. Ông cũng chả phải vất vả ở quê mà làm ruộng, cả năm cấy hái quần quật cũng chả được bao nhiêu mà cực vất vả ý chứ đùa đâu. Tiếng bác Hạnh nửa đùa nửa thật nhìn bố tôi rồi vừa đi vừa chỉ trỏ, tếu táo;
– Gớm…Tôi với ông già cụ nó rồi còn đâu nữa. Giờ thì cũng chẳng mơ mộng làm giàu hay gì gì đó nữa rồi. Chỉ cầu có sức khỏe để giúp đỡ cho con cháu thôi, chứ ông cũng biết là tôi hiện tại cũng chẳng cần gì mà. Bố tôi chỉ khẽ cười rồi trả lời qua loa mà thôi.
Bỗng nhiên bác Hạnh thay đổi thái độ, rồi hỏi ông Nhân đang đi bên cạnh;
– Nhà thằng Hướng người yêu của con Hoàn ở đâu vậy ông?
– Ông nhắc đến nó làm gì? Thằng này tôi cũng không ưa gì nó, chẳng qua là mẹ con con Hoàn nó cứ vun vén vào, chứ thực lòng tôi cũng không ưng nó lắm.
Nghe đến đây bố tôi và bác Hạnh cảm thấy khá bất ngờ, bởi vì lúc trước khi ở nhà ông Nhân thì vẫn giữ thái độ rất bình thường, thậm chí có phần khá quý mến cậu ta…Lẽ nào?
– Nó là một thằng ngỗ nghịch từ nhỏ. Từng vào tù ra tội một lần, lại có rất nhiều điều tiếng xấu nên ở xã này ai cũng không ưa gì nó. Mà các ông biết rồi đấy “không ưa thì dưa có giòi”. Nhưng nó đi lao động xuất khẩu với con Hoàn, một lần thấy con Hoàn nó bảo là thằng này cứu nó một lần nên là có cảm tình…Mẹ nó thì ba phải, gió chiều nào che chiều ấy. Tôi cũng biết là tính tôi nhiều khi cực đoan quá, có phần “rắn rết” và cứng nhắc vớ hai đứa nhà tôi, nhưng mà nếu không như vậy thì có mà loạn.
Nói xong câu này ông Nhân dừng lại, lấy bao thuốc lá ra châm một điếu rồi tiếp tục nói;
– Con Hoàn thì nó cũng thuộc dạng “cá tính” và khá ngang ngạnh. Đàn bà con gái gì mà xăm trổ vằn vện xong còn tụ tập đàn đúm…Các ông bảo tôi không rắn thế thì phải làm như thế nào?
Bố tôi và bác Hạnh lúc này cũng chẳng biết nói gì. Kể ra thì cũng khó vì cha mẹ sinh con trời sinh tính. Nhiều khi trời không chịu đất, đất phải chịu trời đó thôi. Với lại ai cũng có con đều đang tuổi ăn tuổi lớn nên cũng phần nào hiểu được và cảm thông.
– Thế thằng Hướng thì làm sao? Bố tôi cắt ngang lời của ông Nhân.
– Nó kém con Hoàn một tuổi. Năm nay cũng chạc mươi rồi, nhà con một nên được chiều lắm. Bố mẹ nó cũng nuông chiều vì mãi gần năm mươi tuổi ông bà ý mới sinh được nó.
Trong một lần chẳng hiểu mấy đứa mâu thuẫn như thế nào. Thằng Hướng thì cạy mình có chút võ nghệ nên nó cũng hay gây gổ, một lần nó đánh con nhà người ta gần chết. Khiến cho bố mẹ nó phải bán nhà đi mà đền. Sau vụ đó thì nó cũng phải chịu mất mấy năm tù, bố mẹ nó vì lo nghĩ nhiều nên ốm rồi mất lần lượt chỉ sau đó vài năm. Nên khi ra tù lại trở thành một kẻ đầu đường xó chợ, ất ơ, không nhà cửa.
– Thế bây giờ nó ở đâu?
– Nó ở nhờ nhà của ông bà ngoại, ông bà ngoại nó mất sớm, cậu mợ thìkhông có ở nhà nên giao cho nó ở và trông nom luôn.
– Khi nãy ông nói là con Hoàn nhà ông gặp nó, nó cứu mạng ở trong hoàn cảnh nào? Tiếng của bố tôi tò mò hỏi;
– Haizzz…Kể ra thì dài dòng lắm, nhưng quả thực ra thì cũng chính là do con Hoàn nhà tôi. Vì cứu con Hoàn nên thằng Hướng mới đánh con nhà người ta gần chết, nên mới phải đi tù. Chính vì như thế nên mẹ con nó mới cảm thấy có lỗi với thằng Hướng và cũng bởi vì hai đứa nó có tình cảm với nhau nên mẹ nó mới “tiện nước đẩy thuyền” luôn. Nhưng bản thân tôi thì không thích một người như vậy. Có lẽ do tôi ích kỷ chẳng muốn con mình lấy phải hạng người như thế.
Nghe đến đây bác Hạnh và bố tôi cũng chẳng biết phải nói như thế nào. Không khí dường như lúc này cũng trầm hẳn lại, có lẽ mỗi người đang theo đuổi một dòng suy nghĩ riêng. “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” xã hội thì cũng muôn hình muôn vẻ, chẳng ai có thể nói hay, nói tài được.
Mặc dù con có hư hỏng như thế nào đi chăng nữa…Nhưng với bố mẹ thì con mãi mãi là một đứa trẻ ngoãn và nghe lời trong tiềm thức của họ.
***
– Hướng ơi…Hướng?
Gọi đến lần thứ ba thì bên trong căn nhà cấp bốn lụp xụp, đập vào mắt ba người có một thanh niên bước ra. Lúc này hắn ta đang sực nức mùi rượu có vẻ uống đã khá nhiều. Trên người anh ta mặc mỗi chiếc quần cộc, để lộ ra những hình xăm vằn vện. Vẻ mặt hùng hổ từ trong nhà lao ra cất giọng chửi bới lè nhè mà chẳng thèm quan tâm là ai đang gọi;
– Thằng nào vừa gọi tao đấy? Bố mày đang ngủ, đừng có làm phiền. Đ.m chúng mày có biết bố mày là ai không?
Rồi “vèo” một cái vỏ chai rượu từ bên trong nhà quăng ra phía ngoài sân khiến cho nó vỡ toang ra, mảnh của chiếc vỏ chai văng tung tóe.
Bác Hạnh, bố tôi là lính đặc công nên phản xạ cực kỳ nhanh nhẹn, còn ông Nhân cũng là quân nhân giải ngũ nên cũng né kịp thời, không ai bị làm sao cả. Chỉ có điều ấn tượng của ba người về gã thanh niên này, bây giờ càng thêm xấu.
– Anh vừa chửi ai đấy? Tiếng của ông Nhân vang lên khiến cho gã thoáng sững sờ, nhưng có lẽ lượng cồn nạp vào người quá nhiều nên gã không kiểm soát được hành vị, tiếp túc chửi;
– Ông là thằng nào? Về đi nay tôi bận? Thích đánh nhau để hôm khác.
– Anh say quá rồi…Cứ như thế này bảo sao mà nhà tôi có ác cảm với anh?
Nghe đến đây gã chợt giật mình, biết là mình đã lỡ lời nên tiến lại phía trước, nhưng bước chân của gã xiêu vẹo như sắp ngã;
– Bác Nhân….Con xin lỗi…Con không biết là bác tới. Mời bác vào nhà uống nước.
– Không dám…Tôi sang định thông báo cho anh ngày mai là bốn mươi chín ngày của con Hoàn. Nhưng thấy anh như thế này thì tôi không dám làm phiền nữa.
– Con xin lỗi bác…Thực sự là con không biết bác và hai bác đến đây, con tưởng là mấy thằng ất ơ nó đến càn quấy. Dạo này khu con ở lắm trộm chó lắm. Con mà bắt được con chặt mẹ nó chân.
Nghe đến đây không chỉ ông Nhân, bác Hạnh mà ngay cả người điềm tĩnh như bố tôi cũng không khỏi tái mặt. Thằng này quá hỗn láo rồi, có thể vì nó say quá nên ăn nói lẫn lộn, lung tung. Nhưng biết đâu nó cố tình cạnh khóe ý bảo mấy ông là trộm chó thì khéo bỏ mẹ.
– Về thôi hai ông…Ông Nhân khá tức giận, quay về luôn. Mặc kệ cho hai vị khách kỳ lạ đang nhìn gã thanh niên bằng ánh mắt dò xét. Đặc biệt là quan sát những hình xăm vằn vện và những vết sẹo chi chít trên người gã, thêm vào đó là những hành vi cử chỉ “không đúng mực” của mình nên không khiến cho gã lúc này đã bị “đưa vào tầm ngắm”.
***
– Tình hình kinh doanh dạo này vắng khách lắm. Anh xem thế nào kiếm “hàng mới” đi. Chứ người khách vào thì có đến chín người “cá chê” nhân viên quán mình già, xấu anh ạ.
Một người đàn ông chạc ngoài ba mươi tuổi, có gương mặt khá dữ tợn. Trên người của gã cuồn cuộn những múi cơ rắn chắc, cộng với cái đầu trọc hếu và đôi lông mày được gã cạo nhẵn nhụi kết hợp với ánh mắt sắc lạnh như dao cau. Đủ để biết đây chính là một kẻ dữ tợn. Gã tên là Quân thổ, một trong những tên “đệ” cứng của A Lý.
Mặc dù nhìn dữ dằn như vậy nhưng Quân thổ cũng chỉ dám nhìn len lén về phía đại ca của mình, lúc này A Lý đang ngồi vắt vẻo trên chiếc ghế tựa thưởng thức bài hát quen thuộc trên chiếc đĩa than. Trên tay gã cầm một ly rượu ngoại rồi gật gù theo điệu nhạc và mắt lim dim hưởng thụ.
– Tao biết rồi…Mai mày liên hệ với con Mai, bảo nó cố gắng “săn hàng”…Càng trẻ càng tốt mang về động cho anh. Nhớ là chú ý làm mọi việc thận trọng cho anh.
Dứt câu gã phẩy phẩy tay muốn đuổi gã đàn em ra ngoài. Gã ghét nhất là kẻ nào làm phiền gã trong khi mình đang nghe nhạc.
Tên đàn em khẽ cúi đầu rồi nhanh chóng lui ra ngoài. Gã theo thói quen đưa một tay lên vuốt vuốt vào dái tai. Nhưng vì dái tai của gã đã bị kẻ nào đó cắt mất rồi nên gã chỉ vuốt vào không khí. Nhìn điệu bộ khá buồn cười. Nhưng trên gương mặt sắc lạnh đến vô cùng ấy nếu bác Hạnh ở đây có lẽ sẽ nhận ra được kẻ này…
***
Ngay từ tối hôm trước ngày cúng bốn mươi chín ngày cho cô Hạ Hoàn. Bố mẹ cô và em trai cũng đã chuẩn bị mọi thứ xong xuôi đâu vào đấy hết rồi. Pháp sư, thầy cúng cũng đã được bà Nghĩa đi mời từ hôm trước, hẹn ngày mai tới.
Ps: AI VÀO NHÓM PHÍ INBOX N Ạ. CẢM ƠN MỌI NGƯỜI.