– Ăn… ăn đi mấy đứa !
Bà Tâm nén tiếng thở dài chực trào ra cổ họng rồi nhanh tay xoa vết thâm bầm trên mặt rồi gắp mấy miếng đậu hũ cho ba đứa con đang tuổi ăn , tuổi học .
– Ăn đi … nhanh lên không lão về là chết đòn !!!
Ba đứa trẻ gắp lấy gắp để . Bà Tâm nhìn ba đứa con rồi chực trào nước mắt , những trận đòn roi của lão Hiểu chồng bà, làm bà đau một , thì nỗi thương thân trách phận , nỗi lo lắng cho tương lai của ba đứa con vẫn còn nhỏ dại làm bà đau đớn gấp trăm ngàn lần .
Bà Tâm ngồi tựa lưng vào bao thóc dưới căn bếp lụp xụp, rồi bần thần nhớ lại những thứ đã xảy ra sau tròn hai chục năm về làm vợ lão Hiểu .
Hai mươi năm trước
Bà Tâm vốn là sinh viên tốt nghiệp loại ưu của một trường đại học có tiếng ở đất Hà Thành . Lại xinh đẹp như hoa, như ngọc nên nhiều chàng trai con nhà quyền thế đều muốn đưa đón, mỗi khi bà lên giảng đường hay bất cứ nơi nào bà muốn tới . Nhưng bà Tâm lại chẳng mấy mặn mà với đám công tử chỉ biết tiêu tiền của bố mẹ mà ăn không ngồi rồi như thế.
Số phận đưa đẩy cho hoa khôi của trường về dạy học ở một ngôi trường tận mảnh đất Hà Nam đầy nắng và gió , rồi lại phải lòng một anh chàng rất đỗi bình thường , không đẹp trai hào hoa , không túi vàng túi bạc mà lại làm nghề sửa xe đạp ở cái phố huyện đó .
Mà kể ra chuyện bà quen lão cũng kì lạ và lãng mạn lắm ! Hôm đó bà đi dạy học ở cái trường huyện về thì gặp trời mưa to , rủi thế nào xe đạp lại tuột xích . Đang loay hoay không biết xử lí như thế nào vì cơn mưa mỗi lúc một lớn làm bầu trời tối sầm lại, kéo theo tiếng sấm sét ầm ầm dọc ngang trời , mà chiếc xe mini của bà thì việc lắp lại xích rất khó khăn, đúng lúc đó thì một chàng trai xuất hiện :
– Xe cô bị hỏng à ?
Một giọng nói trầm trầm vang lên bên tai làm Tâm bất giác giật mình , rồi nhanh chóng đứng dậy trả lời :
– Vâng … xe em bị tuột xích anh ạ ! Em loay hoay mãi mà vẫn không lắp được …
Chàng trai cười dịu dàng rồi bảo :
– Cô để tôi giúp xem sao ! Cô che đỡ cho khỏi ướt !
Nói rồi chàng trai đưa cho Tâm cây dù trên tay mình rồi cắm cúi sửa lại chiếc xe
– Xong rồi đó ! Cô nhanh về không tối ! Trời càng lúc càng mưa lớn rồi
Tâm gật đầu cảm ơn :
– Em … em cám ơn anh ạ !
– Không có chi ! Sau này nếu xe cô có hỏng cứ ghé tôi , tôi có tiệm sửa xe đạp ngay đầu con dốc này . Thôi chào cô tôi về nhé !
Tâm gật đầu nhìn bóng người đàn ông chạy vội dưới mưa gió, mà quên béng việc chưa trả anh ta chiếc dù đang cầm khư khư trong tay .
Trưa hôm sau , nhân lúc đi dạy về , theo lời người thanh niên , Tâm ghé đến đoạn đầu con dốc và quả nhiên tìm được tiệm sửa xe đó . Sau khi trả lại cây dù và nói chuyện dăm ba câu thì Tâm biết được người đàn ông đó tên là Hiểu . Hiểu cũng trạc tuổi Tâm , lại mồ côi cha mẹ từ tấm bé . Hiểu lớn lên ở cô nhi viện và sau này làm thuê trăm công, nghìn việc và cuối cùng học được nghề sửa xe .
Dần dà qua lại thế nào mà Tâm và Hiểu lại có tình cảm với nhau . Hiểu khác hoàn toàn với đám người trước đây theo đuổi Tâm , lại bị cuộc đời phong trần của hắn lôi cuốn , những lần Hiểu chờ đợi chỉ để dúi cho Tâm nắm xôi , hay những món quà đơn giản tự tay Hiểu làm. Rồi những lần Hiểu kể những dự định ở tương lai, càng làm cho Tâm thêm say đắm chàng trai nghèo nhưng có chí tiến thủ này.
Tâm còn nhớ rõ cái lần hai đứa đi ăn tiệm . Tâm ngạc nhiên lắm khi thấy Hiểu gọi ra mấy món toàn là cá . Tâm mới thắc mắc hỏi :
– Ủa anh ! Anh thích ăn cá hả ?
Hiểu mỉm cười , rồi nhẹ nhàng gắp một miếng mắt cá cho Tâm rồi dịu dàng bảo :
– Lúc anh còn ở trại trẻ mồ côi, các sơ thương anh lắm ! Mỗi lần có món cá lại ưu tiên gắp cho anh . Và bây giờ anh muốn giành sự yêu thương đó đến cho em . Em đồng ý nhé !
Trái tim của cô giáo viên mới ra trường đã trao cho hắn trọn vẹn từ giây phút đó .
Tâm nhớ như in cái lần Tâm đưa Hiểu về ra mắt , mẹ Tâm đã kéo nàng ra một góc rồi bảo :
– Con ơi … yêu và kết hôn là chuyện cả đời . Mẹ không cấm cản gì con nhưng …. nhưng mẹ thấy thằng Hiểu này nó … nó cứ thế nào ấy !!!
Nói rồi bà nhìn Tâm rồi thở dài não nuột . Tâm gặng hỏi :
– Anh ấy làm sao hả mẹ ?
Bà Dương nhìn Tâm rồi bảo :
– Tốt xấu gì cũng lộ hết ra mặt , thằng này con ngươi nhỏ, ánh mắt hung dữ thì đó là người lòng dạ ác độc, sẽ ức hiếp bắt nạt vợ. Các cụ đã dạy rồi ” Mắt trắng , Môi Thâm ” chả phải cái thứ tốt đẹp gì ! Bố con mất sớm , mẹ lại có mỗi mày là con một , mà người ta thường nói “Đàn ông sợ nhất là làm nhầm nghề, phụ nữ sợ nhất là lấy nhầm chồng” . Mẹ chỉ sợ đời mày sau này khổ thôi con ạ !
Tâm gắt nhẹ :
– Mẹ lạ thật ấy , sao lại nhìn mặt mà bắt hình dong như thế ? Con quen ảnh cũng hơn hai năm trời rồi , tính khí ảnh như nào con phải rõ hơn cả ! Dù ảnh mồ côi cha mẹ từ tấm bé , lại không được ăn học đàng hoàng nhưng ảnh chịu thương , chịu khó . Nếu con gái mẹ sợ khổ , sợ nghèo thì đã chả quen mấy anh ở trên Hà Nội rồi !!!
Bà Dương thở dài não nuột , bà biết con gái bà đã yêu hắn lắm , nên dù bà có khuyên can cỡ nào Tâm cũng nhất định không nghe . Cực chẳng đã bà đành phải im lặng mà đồng ý cho hai đứa tiếp tục qua lại.
Đám cưới của Tâm và Hiểu diễn ra đơn sơ, chỉ có dăm mâm cỗ gọi là ra mắt, vì Hiểu vốn là trẻ mồ côi , lại cũng chẳng có mấy bạn bè, còn bố của Tâm cũng mất từ khi cô còn tấm bé .
Của nải dành dụm được bà Dương cũng cho hết hai đứa để có cái vốn mà làm ăn . Hai vợ chồng lấy nhau đẻ được ba
đứa con , hai trai một gái . Hoá là anh lớn
năm nay nay mười sáu tuổi , Trâm là đứa thứ hai cũng là đứa con gái duy nhất năm nay mười bốn, Kha là em út năm nay vừa tròn mười hai tuổi .
Cuộc sống của vợ chồng Tâm sẽ chẳng có gì khúc mắc, nếu mâu thuẫn âm ỉ không xảy ra từ những lời đàm tếu của đám bạn xấu hay qua lại với Hiểu :
-Hừ ! Ông cứ suốt ngày quanh quẩn với xe với chả cộ , con vợ ông nó phây phây ra thế kia , coi chừng thằng nào nó hốt mất đấy !
– Vợ đẹp là vợ người ta ông ạ !
– Đấy ! Mơn mởn ra thế kia thì bảo sao … thôi , bỏ sửa xe đi mà về giữ vợ kẻo hối không kịp đấy ….
Mấy lần đầu Hiểu đều gạt phắt đi và bênh vực cho vợ.Nhưng lâu dần , những câu nói của đám bạn xấu cứ xoáy sâu vào tâm can của lão.
Thành thử không biết từ bao giờ , lão có cái tính ghen hơi . Tức là bất cứ lúc nào lão cũng ghen bóng ghen gió , cả những khi Tâm mặc áo dài có trang điểm một chút để chuẩn bị đi dự khai giảng năm học mới , lão cũng ghen . Con trai chị bạn đồng nghiệp dạy chung trường có đám hỏi , Tâm trang điểm lão cũng ghen . Lão bảo :
– Mày có chồng con rồi còn thích son phấn để dụ trai đúng không ?
Tâm đã nhiều lần ngọt nhạt để khuyên bảo lão , nhưng càng vậy lão càng có cớ để ghen . Có lần Tâm được cử đi công tác ngoại tỉnh ba ngày hai đêm ở tận Đà Nẵng , lão nhất định không cho đi làm Tâm buộc phải huỷ chuyến công tác đó. Không những thế , có những lần mâu thuẫn lên đỉnh điểm , lão còn thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với Tâm . Làm cho nàng nhiều hôm phải xin nghỉ dạy , lấy lí do là bị ốm .
Càng chìm đắm vào ghen tuông , lão còn mắc thêm cái tính nghiện rượu và bỏ bê luôn cái tiệm sửa xe , vốn là cái nghề kiếm tiền chính của lão . Lão cứ ghen là lại say , say là lại đánh đập vợ con , nên nhác thấy bóng lão là hai đứa con lủi đi mất dạng . Cũng vì chuyện đó mà tình cảm vợ chồng Tâm xa cách , nhiều lần nàng đã định cắt đứt với lão , nhưng nghĩ đến hai đứa con đang ở tuổi ăn học nên lại cắn răng chịu đựng .
Rượu làm thân hình cường tráng của lão teo tóp, nhỏ bé, gầy gò nhưng tối nào lão ta cũng phải chứng tỏ bản lĩnh đàn ông của mình bằng cách giày vò vợ, mặc chị Tâm quá mệt mỏi vì cả ngày phải đứng lớp và còn nhai ra dạy thêm.
Có hôm, sau khi tắt đèn thấy Tâm nhắm mắt ngủ luôn, Hiểu nghiến răng ken két, xỉa xói:
– Á cái con này, mày đi với giai cả ngày rồi nên mệt, nhắm mắt là ngủ phải không?
Còn nếu vợ chưa ngủ, Hiểu đay nghiến:
– Đích thị là mày lại nhớ giai nên trằn trọc không ngủ được rồi !