Home Chuyện Lạ Có Thật Từ ngân hàng máu, tinh trùng… đến ngân hàng phân người?

Từ ngân hàng máu, tinh trùng… đến ngân hàng phân người?

Các công ty dược phẩm đang chạy đua để phát triển các loại thuốc và vắc xin có thể chống lại một loại vi trùng tàn phá ruột và làm chết hàng nghìn người.

Phân người sẽ là một nguồn thuốc hiếm?
Phân người sẽ là một nguồn thuốc hiếm?

Với những bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Clostridium difficile, việc "cấy phân" có thể trở thành một cách chữa trị tiêu chuẩn trong vài năm tới. Cũng như ngân hàng máu và tinh trùng hiện rất phổ biến, ngân hàng chất thải của con người sẽ sớm ra đời.

Hàng năm, khoảng 3 triệu người Mỹ bị nhiễm vi khuẩn C.diff – vốn lây lan chủ yếu thông qua các bệnh viện, cơ sở an dưỡng và phòng khám của bác sĩ. Tại Australia, loại vi khuẩn này xuất hiện ở nhiều chủng, gồm cả loại chết người 244.

Hầu hết những người nhiễm vi khuẩn C.diff không phát tác triệu chứng gì nhưng khoảng 500.000 người Mỹ, hơn một nửa là trên 65 tuổi hoặc già hơn, đã bị đau bụng, sốt, tiêu chảy và viêm ruột kết. Khoảng 30.000 người chết vì loại vi khuẩn này mỗi năm, thường là do bị nhiễm khuẩn tái phát.

Nhiễm khuẩn thông thường là kết quả của việc uống kháng sinh, vốn quét sạch các vi khuẩn thân thiện khỏi ruột, loại vốn kiểm soát vi khuẩn C.diff. Cấy phân từ những người hiến tặng đã được kiểm tra có thể khôi phục những loại vi khuẩn này.

Các biện pháp chữa trị tốn kém từ Merck & Co và nhiều công ty dược phẩm khác, cũng như một loại vắc xin của Sanofi sắp ra đời. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều chuyên gia về dạ dày – ruột cho rằng việc sử dụng biện pháp cấy phân người – trong giai đoạn thử nghiệm cũng có thể cứu được 85-90% số người nhiễm vi khuẩn C.diff.

"Mãi cho tới gần đây, cấy phân vẫn nằm ở ngoài rìa của chữa trị chính thống. Nó có thể trở thành cách trị bệnh hàng đầu trong vòng một tới hai năm nữa", bác sĩ Cliff McDonald, nhà dịch tễ học tại trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ cho hay.

Những ca cấy phân đầu tiên được tiến hành vào năm 1958 với 4 bệnh nhân bị viêm ruột kết. Cách chữa trị này đã thu hút được nhiều sự chú ý hơn vào giữa những năm 1980, khi nhà nghiên cứu dạ dày-ruột Thomas Borody bắt đầu dùng chúng để chữa trị cho các bệnh nhân bị nhiễm C.diff của ông.

Gần đây, một bệnh nhân người Canada đã thoát khỏi bệnh tiêu chảy hiểm nghèo nhờ cấy phân của người khác vào ruột của mình. Trong thủ thuật này, bác sĩ đã cấy phân của em gái bệnh nhân vào ruột non của người bệnh. Các vi khuẩn thân thiện sinh sôi nảy nở, hỗ trợ vi khuẩn thiếu hụt trong ruột và bắt đầu tấn công lại các loại khuẩn gây bệnh, kể cả C.diff. Sau thủ thuật, chỉ trong vòng 1 ngày, căn bệnh tiêu chảy của Marcia tự nhiên biến mất.

Theo: VNN
Bóc lịch vì trần truồng ngồi lên đầu bức tượng đài thiêng liêngMuốn bán đắt hàng phải cho thần tài “hưởng” nhũ hoa phụ nữChuyện lạ: Làm đám cưới thật với cô dâu… ảo

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận