“Nổ tung” cổ họng sau khi uống vodka dỏm
“Người ta có thể uống 10 hoặc 20 ly rượu mỗi đêm. Bạn không nhận ra rằng mỗi đêm mình có thể uống bao nhiêu. Đó là kinh nghiệm tệ hại nhất trong đời tôi. Mọi người bảo rằng họ lên mây (sau khi uống rượu) nhưng tôi thì gần chết”.
Megan Thomason nằm viện sau khi uống rượu dởm
Sáng hôm sau, cha dượng gọi cô dậy sớm và Thomason bắt đầu nôn mửa suốt 24 giờ liền khiến cổ họng càng tổn thương.
Tại bệnh viện, các bác sĩ nhận thấy mặt Thomason sưng phù, khí quản rách, phải khâu 3 mũi. Cô sinh viên ĐH Hull, Anh được chẩn đoán bị chứng khí thũng khiến mặt và nổ sưng to khiến cô khó thở. Các bác sĩ cho biết cô không được ăn, uống trong vòng 6 ngày liền.
“Tôi cảm thấy như bong bóng đang được thổi lên trong má, miệng và ngực. Đến bây giờ tôi mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Nếu ăn, tôi có thể bị nhiễm trùng máu từ thực phẩm và có thể sặc nếu thức ăn đi vào phổi”.
Thomason cho biết hiện cơ thể cô đã mất các loại enzyme cần thiết để tiêu hóa
các loại rượu
Thomason cho biết hiện cơ thể cô thiếu các loại enzyme cần thiết để tiêu hóa các loại rượu. Cô thề sẽ không bao giờ uống rượu nữa và cảnh báo về mối nguy hiểm của các loại đồ uống chứa cồn. Tuy nhận trách nhiệm về phía mình, nhưng Thomason cũng cảnh báo rằng các loại thức uống giá rẻ trong quán bar và các câu lạc bộ mang lại nguy cơ lớn đối với sức khỏe giới trẻ.
Giáo sư Paul Wallace, trưởng cố vấn y khoa về các loại đồ uống chứa cồn của tổ chức Drinkaware, cho biết: “Tác hại chính của các loại bia rượu là cồn sẽ tác động đến não và cơ thể bạn, uống càng nhiều thì mối nguy càng lớn.
Trước đó, tháng 11-2012, thiếu nữ Gaby Scanlon đã phải cắt bỏ dạ dày sau khi uống nhiều cocktail chứa nitơ lỏng trong bữa tiệc mừng sinh nhật 18 tuổi.