CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM – DƯƠNG
CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 10
Tỉnh dậy, Quái nhân thấy xung quanh mình một thứ ánh sáng dịu xanh đang bao trùm. Một sự yên tĩnh kỳ lạ trùm khắp không gian. Tit trên nóc hang, những nhũ đá rũ xuống cũng sáng xanh như đèn neon. Cái cảm giác đau đớn hoàn toàn biến mất. Lạ thay, sau cú va chạm khủng khiếp như vậy, tưởng rằng sẽ thương tích đầy mình. Lão đưa tay rà khắp thân thể – Thật là kỳ diệu, không có đến cả một vết bấm tím. Thấy đói bụng, Lão đi vòng quanh hang để tìm kiếm thức ăn. Thật là xui xẻo, khắp hang, Lão chỉ tìm được một nắm lá cây có dạng như Dương xỉ, nhưng khi ăn có một vị bùi, béo vô cùng. Hết nằm lại ngồi. Lão suy nghĩ tìm đường ra khỏi hang. Theo đường miệng hang mà lão rơi xuống thì không thể trở lại được nữa rồi. Chỉ còn con đường duy nhất là lần theo đường hang nằm ngang xem sao. Tản mạn, lão vớ một cục đất thành trăng trắng ngay bên hang đưa vào miệng nhai nhai cho đỡ buồn. Lạ thay, khi vừa đưa vào miệng, một mùi thơm phảng phất như mùi bánh khảo. Nhai thêm một chút, có vị bùi bùi như ăn gan lợn. Thấy hay hay Lão nhai và nuốt liên tục đến khi no căng. Lần ra dòng nước nhỏ trong vắt chảy trong lòng hang, lão uống thêm mấy hụm nước coi như xong bữa cơm thịnh soạn. Việc phát hiện ra thứ đất ăn được, khiển lão thêm yên lòng, chờ cơ hội thoát ra khỏi hang. (Thực ra với giới khoa học, hiện tượng này đã được biết tới từ lâu và không phải là hiếm ở nước ta cũng như trên thế giới . Theo số liệu điều tra tại Kenya thì trong 285 học sinh, có đến 73% các em nghiện đất, tỷ lệ đó ở phụ nữ Thái Lan là 56% Tại Anh., khoảng 3,000 phụ nữ thú nhận đã ăn gạch và đất vì quá thèm khi thai nghén . Ở đấy người ta phải nhập khẩu đất từ Bengal, Ấn Độ,, chế biến thành thỏi gọi là “Sikor” bán cho phụ nữ và trẻ em . Ở Đức. cũng thấy bày bán loại “đất chữa bệnh” (Healing soil) trong các cửa hàng.
Theo ông Trần Văn Tân, cán bộ Viện nghiên cứu Địa chất và khoáng sản thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thói quen ăn đất cũng có ở các loài động vật. Ở Ruwanda có giống khỉ gorila rất thích ăn loại đất sét giống caolin. Còn Hắc tinh tinh lại ưa món đặc sản đất ụ mối. Ở núi Elgun trên biên giới Kenya-Uganda có mỏ calcit-zeolit là khoáng vật được nhiều loài ưa thích, đặc biệt là voi châu Phi. Loài này thường đến đào bới đất để ăn, lâu ngày tạo thành hang ngầm dưới đất.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của tiến sĩ Lê Nhâm Tuyết, tục ăn đất có từ phong tục hôn nhân lấy gói đất làm đầu thuở Hùng Vương dựng nước. Nó không chỉ mang ý nghĩa tượng trưng bởi đất vốn là nguồn sống của các cư dân nông nghiệp, mà còn bắt nguồn từ thực tiễn. Bà Tuyết cho biết từ xa xưa, đồng bào Kháng ở vùng Thuận Châu, Sơn La vẫn phơi đất trên gác bếp rồi lấy xuống ăn. Người Bana cũng có tục ăn đất là lớp bùn non đọng lại trên mặt đất sau mưa. Riêng ở huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc, người ta không chỉ ăn đất sống mà còn hun, nướng các cục đá non. Thậm chí, có rất nhiều người nghiện món ăn này. Có nhiều gia đình còn sống bằng nghề bán đất cho người ta ăn. – Theo Vnexpress – dienbatn).
Sau khi no nê, Quái nhân leo lên một phiến đá phẳng tính ngủ một lúc. Lão khi vừa đặt lưng xuống, giống như đụng phải ổ kiến lửa phải bật ngay dậy. Thì ra viên đá đó lạnh ngắt như một tảng băng. Xem xét kỹ viên đá, lão nhận ra đây là một viên đá Thạch Anh tím cực kỳ lớn. Một điều khiển Lão vô cùng phân vân, hình như viên đá này không phải có sẵn ở nơi này mà có nguồn gốc ở chỗ khác bở hình thể và tính chất của viên đá không giống như các loại đá ở hang.
Không thể nằm trên mấy phiến đá đen đó được, Quái nhân ra phía một vách hang thẳng đứng phía trước. Thật là kỳ diệu, trên vách hang, qua ánh sáng của đá xanh, Quái nhân phát hiện những dòng chữ vô cùng lạ lùng. Những dòng chữ này không phải khắc trên đá mà như ẩn trong đá chìm, thật thật, hư hư. Đến gần vách đá và chăm chú nhìn kỹ những hàng chữ, Quái nhân vô cùng kinh ngạc – Chẳng lẽ ngày xưa nơi đây đã có người ở? Ngay tại chân vách đá, có một viên đá hình trụ giống như một cái Cối xay lúa. Quái nhân bước lên để xem những hàng chữ cho rõ hơn. Lại một bất ngờ nữa xảy ra trong thân thể ông. Từ lúc bước lên cái Cối đá đó, Quái nhân cảm thấy trong người có một nguồn Sinh lực cực kỳ mạnh, thấm nhanh vào lục phủ ngũ tạng. Càng ngày, Khí lực ngấm vào thân thể càng mạnh. Một sự sáng khoái vô cùng vô tận tràn ngập thân thể Quái nhân. Nhớ lại cách một ông sư ngày xưa ở gần nhà vẫn ngồi – Lão bắt chiếc ngồi thử kiểu Kiết già. Loay mãi hoay, hết kéo chân nọ gác lên chân kia đau điếng, cuối cùng sau rất nhiều cố gắng , Lão đã có thể ngồi Kiệt già trên cái Cối đá đó. Gần như vô thức hay có một sự chỉ dẫn của các đang vô hình, Quái nhân bắt đầu vận khí theo vòng Nhị Thiên, Tam Thiên di chuyển.Cụ thể, ví như vòng Nhị Thiên, đầu tiên quán tưởng cho hơi thở (gọi là Minh châu) nơi Huyệt Huê quang.Bắt đầu hít vô chuyển cho Minh châu lên Thượng đài, chạy vòng xuống Huyệt Chẩm Ngọc xuống Huyệt Giáp tích.Ngưng lại nơi đây, nuốt tân dịch từ từ cho rơi xuống Hạ điền (Rốn ), nằm nơi đó, rồi bắt đầu chuyển từ Huyệt Giáp tích xuống Huyệt Vĩ Lư, tới Huyệt Trường cường, sau đó tách ra làm hai bên và đi vòng xuống hai chân, ngưng nơi hai ngón chân cái rồi thở nhẹ ra (Quán tưởng đưa tất cả trần trước xuất ra ngoài 2 ngón chân cái).. Tiếp tục hít hơi vô, cảm thấy 2 làn Điển quang từ ngoài chạy vào 2 ngón chân cái (Cảm thấy mát lạnh), chạy trở lên Huyệt Trường cường rồi đến Vĩ Lư, lên nữa cho đến Giáp tích và ngưng lại, nuốt Tân dịch lần nữa đưa về Hạ điền, nằm lại đó.Bắt đầu chuyển tiếp từ Giáp tích ra hai tay, chạy đến 2 ngón tay cái thì ngưng lại và thở nhẹ ra (Ý tưởng đưa tất cả trần trước xuất ra ngoài ngón tay cái) Sau đó. lại bắt đầu hít vô, cảm thấy có hai làn Điển chạy vào từ 2 ngón tay đến Giáp tích rồi lên Huyệt Ngọc Chẩm, đến Thượng đài rồi trở lại Huê quang.Như vậy là đã đi hết một vòng Châu thiên-Hành như vậy mỗi lần 36 vòng.
Từ khi bắt đầu các vòng Đại, Tiểu Châu Thiên vận chuyển trong người lão, hàng loạt Luân xa trong con người lão được khai mở. Khí lực trong con người Lão vô cùng sung mãn. Nhiều lúc, thấy thân thể quá nóng, Lão lại ra ngồi trên những phiến đá đen để điều hòa thân nhiệt.
Ta cũng cần phải nói thêm một chút về Huyet vị trên núi Bà Đen này.
“Khoa Địa lý dạy rằng: Một dòng sông bắt nguồn từ nơi đất địa linh hiển, núi cao ngàn năm không người ở, rừng rậm ngàn năm không ai tới lui, phóng lượn sóng ngàn thu nghêng ngang không cạn, thì con sông ấy sẽ kết tụ nơi Huyệt “Long đảnh”, một địa linh rất Linh hiển, phi nhiêu về vật chất, cao siêu bội phần về tinh thần.Ngọn CỬU LONG giang là một dòng Bảo giang oanh liệt oai nghiêm,, vừa tạo thành nên vóc vạc hoàn toàn lối 100 năm nay.Liên kết với các núi, Cửu long giang xuất hiện ra 12 Huyệtt huyền diệu, chấm đậm nét hùng vĩ trên quả Địa cầu này.
“Bắt đầu khởi kết từ nguồn khí âm dương xây nên Địa Huyệt thứ nhất tại THẤT SƠN (Châu đốc) Chỗ ấy ba Huyệt Tiên thiên hiệp lại làm Nê Hườn cung,. Xuất hiện đúng ngày linh hiển Tam huê tụ đảnh . mùi hương lạ kỳ-bí mật bay ra từ núi Sam đến núi Tượng.Chỗ ấy là cân não, tuy cốt của Cửu long.Tên nó được hưởng ứng theo luồng điện Thiên nhiên, oai nghiêm, từ bi, hùng vĩ, đời sau gọi là KIM THÀNH HUYỆT.Đó là huyết dưỡng đã xuất hiện, Cửu long kết lần với hai dãy núi âm phong cô độc, liên hiệp thành cặp mắt HÀ TIÊN và PHÚ QUỐC là THỦY TRUNG HUYỆT.TÂY Ninh, núi ĐIỆN BÀ là HUỲNH MÔN Huyệt, hai đánh núi ấy thuộc về Âm kết Từ nguồn khí tại Trung ương tạo nên ẤN ĐƯỜNG Huyệt (Dương) để khai mở luồng điển quang cho các Huyệt kia vừa ngưng tại lối miệt Long xuyên, Bình mỹ (Một dãy dài cù lao lớn chạy từ Bình mỹ xuống gần đến Cần thơ).
Từ Kim thành Huyệt phóng thẳng xuống mũi Cà mau và núi KỲ VÂN, hai huyệt dưỡng nữa, thì bên một thành sống mũi Cửu long chấm đến Cà mau (Tức là LÂM HUYỀN Huyệt), một bên thì Hàm Rồng tại KỲ VÂN (Tức NGỌC BÍCH Huyệt) Đồng cân với hai Huyệt âm (THỦY TRUNG Huyệt VÀ HUỲNH MÔN Huyệt), hiện ra một Huyệt thứ sáu (BÌNH NAM Huyệt), tại núi Côn nôn là chót lưỡi của Cửu long.
Sáu Huyệt âm dương vừa kết tụ, thì tại Trung ương Huyệt, yết hầu Cửu long, vừa khai mở gần Cần thơ bây giờ, gọi là Trung ương CỬU LONG HUYỆT.Lần ba lần cửa mở ra: cửa Đại, Tiểu … vv vừa thành tựu (Năm Nhâm Thìn 1892), khiển cho ba nguồn Thủy dựng tại Bình Nam châu chuyển động (Lưỡi Cửu long), làm cho các miền ở chánh cửa khẩu phải bị nạn lụt (Vàm Cỏ, Gò công, Bến Tre và các cù lao nhỏ …) ba ngày ba đêm.Đó là bảy Huyệt Linh Thiêng, CHÁNH GỐC của xứ VIỆT NAM mới ngưng kết được lối 100 năm nay.Đứng giữa Hoàn cầu, sự Linh thiêng tân tạo là đầu Cửu long giang, một nguồn Bảo giang Thiên cơ đã định phải chói rạng sự Huyền diệu, nhứt hạng khắp bốn bể, năm Châu.Vì Địa linh ấy mới sanh Nhơn kiệt, các vị Thánh tổ kim thời thuộc mạng âm thì phải xuất hiện ( chứ không phải Giáng sanh), dạy đời trong ba Huyệt âm (THỦY TRUNG Huyệt, HUỲNH MÔN Huyệt và BÌNH NAM Huyệt)., còn thuộc Dương thì phải xuất hiện ở Thất sơn, KỲ VÂN và CÀ MAU (KIM THÀNH Huyệt, BÍCH Huyệt và NGỌC LÂM HUYỀN Huyệt).
(Dật sĩ và NGUYỄN VĂN HẦU-THẤT SƠN MAU NHIỆM).
Cũng theo cuốn Thất sơn mầu nhiệm của Nguyễn Văn Hậu, thì: “Thất sơn nằm trên địa phận tỉnh Châu đốc và sông Cửu long này cũng chảy qua .
Mà Thất sơn tức là Bửu sơn hay Bảo sơn, thì quý báu vô ngần, hiển linh tột bậc: Nơi đây đã có nhiều vị tu hành chứng quả PHẬT, TIÊN, THẦN, THÁNH.Chính phái BỬU SƠN KỲ HƯƠNG đã phát hiện tại vùng này.
Còn Cửu long hay còn gọi là Bửu giang Bảo giang.Con sông này được coi là con sông báu quý, vì đó là con sông lớn nhất và dài nhất trên toàn cầu (hơn 4,500 cây số ngàn). Phát nguyên từ bên Tây tạng , nơi mọc lên dãy núi Hy Mã Lạp sơn cao nhất toàn cầu (8,840 th); Và là nơi đức Phật Thích ca đã đắc quả chánh đẳng – chánh giác.Con sông này chảy qua Việt nam, qua Nam Việt (Nhất là tỉnh Châu đốc), rồi tuôn ra biển Đại thanh với chín cửa biển (Cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Bà Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ chiên, cửa Cung hầu, cửa Định an, cửa Bách xác, cửa Tranh đề), vừa kết từ nguồn khí, vừa phát hiện đủ thứ Địa hình.
Dòm kỹ bản đồ Việt nam, thì ta thấy cù lao Kết (Từ Vàm nao đến Nam vang), giống hình một con Quy, mỏ day về Vàm nao.Mà con Quy đó đã nằm giữa Tiền giang và Hậu giang, lại ở vào khoảng giữa (Tức Trung ương) Thất sơn và Cửu long.Theo nguyên lý NAM THẤT NỮ CỬU thì Thất sơn thuộc dương, cửu long thuộc âm.Địa cuộc có âm dương tương hội thế ấy tất nhiên là Địa linh.Mà Địa linh tất sinh Nhơn kiệt.Sông thế ấy, núi thế kia phải đào tạo được những trang hào kiệt phi thường.
… Cụ Trạng Trình (Nguyễn Bỉnh Khiêm) lại nói rõ về nơi xuất hiện vị anh hùng dân tộc trong tương lai- Một vị Thánh trong câu sấm:
“Bảo giang Thiên tử xuất,
Bất chiến tự nhiên thành. ”
Dường như muốn cho người đời sau có thể tìm hiểu đâu là: “Thành Nhơn hương” (quê hương của vị Thành Nhơn), nên cụ Trạng lại nói thêm:
“Bắc hữu Kim Thanh Tráng.
Nam Tọa NGỌC BÍCH THÀNH
Hòa thôn đa khuyến phệ,
Mục giả, Giục Nhơn canh “.
Theo các tín đồ của đạo Hòa hảo, thì cho rằng người ứng vào câu nói đó là Đức Huỳnh giáo chủ, nhưng theo thien ý của dienbatn phải không thì, mặc dù địa điểm đúng ở khu vực đó, lại thêm chữ HUỲNH là màu vàng.Xin được miễn bàn thêm về vấn đề này.
Như vậy chúng ta đã biết được 12 Huyet vị lớn của miền Nam Việt Nam như sau:
* Các Huyệt 1,2,3 nằm ở Thất sơn có tên là KIM THÀNH Huyệt.
* Huyệt vị số 4 tại ĐIỆN BÀ TÂY NINH gọi là HUỲNH MÔN Huyệt (Là Huyệt vị Trung ương của miền Nam Vị trí cụ thể dienbatn sẽ nói rõ ở phần sau..
* Huyệt vị số 5 tại HÀ TIÊN-PHÚ QUỐC có tên là THỦY CHUNG HUYỆT.Huyệt vị này còn có tên khác là THỦY MÔN Huyệt.
* Huyệt vị số 6 nằm tại khu vực Long Xuyên-BÌNH MỸ (Một dãy Cù lao lớn chạy dài từ BÌNH MỸ xuống gần đến CẦN THƠ).
* Huyệt vị số 7 nằm tại CÀ MAU tên là LÂM HUYỀN Huyệt.
* Huyệt vị số 8 nằm tại dãy núi KỲ VÂN (gần LONG HẢI-Thuộc tỉnh Bà Rịa) Huyệt vị này có tên là NGỌC BÍCH Huyệt hay KỲ VÂN Huyệt.
* Huyệt vị thứ 9 nằm tại CON LON có tên là BÌNH NAM Huyệt.
* Huyệt vị số 10,11,12 là Trung ương CỬU LONG Huyệt nằm gần CẦN THƠ. ”
(Trích: NHỮNG CUỘC HÀNH HÓA KHAI THÔNG HUYỆT ĐẠO THỜI NAY-dienbatn)
Như vậy, làm một bí ẩn thiêng liêng của tạo hóa, vô tình Quái nhân đã được hay bị?? xô đẩy vào cái bí ẩn tận cùng của Vũ trụ. Cái tận cùng bí ẩn mà con người vẫn mong ước vượt qua.
ĐIỆN BÀ TÂY NINH gọi là HUỲNH MÔN Huyệt (Là Huyệt vị Trung ương của miền Nam) – thuộc về Âm kết Từ nguồn khí tại Trung ương tạo nên ẤN ĐƯỜNG Huyệt (Dương) để khai mở luồng điển quang cho các Huyệt còn lại. Vẫn biết, trong cuộc đời này, ai cũng có một Thiên chức, một nhiệm vụ bất khả kháng của tạo hóa, để thực hiện cái quy luật biến dịch vô cùng, vô tận của Vũ trụ; Nhưng cái bí ẩn tận cùng xô đẩy Quái nhân bước vào thì thật là hy hữu Nguyên là. khoảng hơn 100 năm trước – HUỲNH MÔN Huyệt, tức huyệt vị Trung ương làm CỬU LONG giang là một dòng Bảo giang oanh liệt oai nghiêm,, vừa tạo thành. Huyệt vị này được gọi là Trung ương Huyệt vì nó chi phối tất cả các Huyệt vị khác của miền Nam tươi trẻ. Vì là những huyệt vị mới được kết phát, nên oai lực của nó vô cùng mạnh mẽ. Cửu long hay còn gọi là Bửu giang Bảo giang.Con sông này được coi là con sông báu quý, vì đó là con sông lớn nhất và dài nhất trên toàn cầu (hơn 4,500 cây số ngàn) Phát nguyên. Từ bên Tây tạng, nơi mọc lên dãy núi Hy Mã Lạp sơn cao nhất toàn cầu (8,840 th); Và là nơi đức Phật Thích ca đã đắc quả chánh đẳng – chánh giác.Con sông này chảy qua Việt nam, qua Nam Việt (Nhất là tỉnh Châu đốc), rồi tuôn ra biển Đại thanh với chín cửa biển (Cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Bà Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ chiên, cửa Cung hầu, cửa Định an, cửa Bách xác, cửa Tranh đề), vừa nguồn khí kết tụ, vừa phát hiện đủ thứ Địa hình. HUỲNH MÔN Huyệt mang sức mạnh của của dòng sông Cửu Long lại được sự phù trợ của một vùng núi non trùng điệp của Tây Nguyên. Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nùng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao nguyên M’Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 9-100 m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam). Cái Khí lực đó vô cùng vô tận, hàng ngàn năm qua đã ngưng tụ thành những kết và Địa Huyệt của miền Nam, đứng đầu là HUỲNH MÔN Huyệt trên núi Bà – Tây Ninh.
Chính nhờ những kỳ duyên đó, Quái nhân đã hấp thụ được một sinh lực vô cùng xung mãn, đủ cả Âm – Dương. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, Lão đã có một thành công lực bằng nhiều người tu luyện cả đời. Cho tới một ngày, khi đang ngồi nhập định, điều tiết cho dòng Khí trong người tuần hoàn theo Đại – Tiểu Châu Thiên, Lão bỗng nghe một tiếng nói vang vang bên tai: “Con hãy đọc theo ta”. Ngạc nhiên, Lão ngó mông lung ra xung quanh xem ai nói, nhưng hang động tĩnh lặng vẫn không có một bóng người ngoài chính bản thân Lão. Ba ngày liên tiếp, giọng nói đó vẫn vang vọng bên tai: “Con hãy đọc theo ta – SI OP Ray – MI CA MI MIT, SI OP Ray – MI CA MI MIT, SI OP Ray – MI CA MI MIT, SI OP Ray – MI CA MI MIT …..” Lão gần như thụ động đọc theo, đọc mãi theo giọng nói kia: SI OP Ray – MI CA MI MIT, SI OP Ray – MI CA MI MIT, SI OP Ray – MI CA MI MIT …. Cho tới lúc đọc thật nhanh, lưỡi lão đã quíu cả lại và ngay lập tức, một tràng tiếng lạ tai từ miệng Lão cũng tuôn ra như nước chảy mây trôi: SI OP Ray – MI CA MI MIT – LA TI SAT – CAT ĐÔ NA – PA RA TI – Chí CHA RA – NA TA LI …… Lão cứ ngồi như vậy và miệng liên tục tuôn ra những câu chữ lạ mà bản thân Lão chẳng hiểu mô tê gì. Liên tục hơn mười ngày sau, giọng nói đó cứ khuyến khích, nhắc nhở Lão tiếp tục công việc đó. Những ngày cuối cùng, Lão đã dần dần hiểu được mình đang nói cái gì??? Ngày một tiến bộ, Lão đã có thể nói chuyện bằng thứ ngôn ngữ lạ tai đó với giọng nói vô hình kia. Thì ra, người đó là Thầy Tổ nhiều đời, nhiều kiếp của Lão. Qua trao đổi với Thầy Tổ, Lão biết rằng trong nhiều kiếp trước, Lão đã từng theo học rất nhiều Thầy Tổ bằng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. Các Thầy Tổ cũng nhiều người hiện về, nói chuyện và dạy Lão những điều mà kiếp trước Lão đang học dở dang, kiếp này Lão chỉ là tiếp tục những gì đang dở học. Một thời gian ngắn sau nữa, Lão cũng đã đọc thông viết thạo được rất nhiều loại chữ Vô Vi (Loại chữ mà dienbatn đã Pot ở trên).
Chỉ sau một thời gian không lâu, Lão đã có một kho kiến thức mà những nhà nghiên cứu dành cả đời tâm huyết cũng không bằng một góc của Lão. Mỗi khi có vấn đề gì nam giải, Lão lại dùng các loại ngôn ngữ của Thầy Tổ để hỏi và câu trả lời thường là những bài giảng hết sức chính xác và súc tích. Có một điều lạ Lão nhận ra là: Có những chuyên môn rất xa lạ với cuộc sống bên kia sân chim trước, nhưng khi được nghe Thầy giảng giải Tổ, Lão hiểu và nhớ liền và lại cảm thấy thân thuộc rất. Lão cũng biết rằng Lão đang theo học các Thầy Tổ Vô Vi Phật Pháp. Vô vi nghĩa là không phụ thuộc, không bị ảnh hưởng, không vì nhân duyên mà sinh ra, đối nghĩa với vô vi là Hữu vi (有为, lúc saṃskṛta)., Cũng thường được hiểu là “Không làm”. Trong Phật giáo nguyên thuỷ thì chỉ có niết-bàn được xếp vào hạng vô vi, tất cả các pháp còn lại đều là hữu vi. Quan niệm này được lưu lại trong Thượng toàn bộ (pi. theravādin) và Độc Tử bộ (sa. vātsīputrīya). Tất cả những bộ phái khác đều dần dần thay đổi cách sử dụng danh từ này.Đại chúng bộ chấp nhận 9 pháp vô vi, đó là hai cách Diệt độ (sa., pi nirodha)., Trong đó một loại (1. ) đạt được bằng sự phân biệt phân tích, gọi là Trạch diệt (sa. pratisaṃkhyā-nirodha), tương Ưng với niet-bàn. Loại Diệt thứ hai (2.) Không đạt được qua sự phân tích, phân biệt (phi Trạch), được gọi là Phi Trạch diệt (sa. apratisaṃkhyā-nirodha), liên hệ đến những lậu hoặc (ô nhiễm) mà một A -la-hán không còn vương mắc. Được xếp vào vô vi pháp nữa là Hư không (3), Không vô biên xứ (4.), Thức vô biên xứ (5.), Vô sở hữu xứ, tức là cái “. Không có gì” (6.) , Phi tưởng phi phi tưởng xứ (7.), nội dung của thuyết Duyên khởi (8) và. Bát chính đạo (9.).
Thuyết nhất thiết hữu bộ công nhận ba pháp vô vi là Hư không và hai loại Diệt trên. Duy thức tông liệt kê thêm vào ba vô vi pháp này một loại Diệt bằng một trạng thái thiền định an vui bất động, sự chấm dứt suy nghĩ và cảm thụ của một A-la-hán và Chân như (sa. tathatā). Pháp Tạng bộ (sa. dharmaguptaka) xếp vào loại vô vi pháp Chân như và sự “Trường tồn của mọi pháp” Dưới “Trường tồn của mọi pháp” họ định nghĩa rằng cái đặc tính gì không biến đổi của nó (sự không. biến đổi của nó chính là sự biến đổi) và định luật nhân quả (Nghiệp) cũng như một vài trạng thái Định. Khi học theo Vô Vi Pháp, Lão đã trực tiếp liên hệ được với Thầy Tổ nhiều đời, nhiều kiếp mà Lão từng theo học và một Điếu đặc biệt hơn nữa, Lão đã tiếp cận được kho kiến thức khổng lồ của Vũ trụ mà không một thư viện nào của con người sánh được. Lão cũng nhận thấy rằng, bản thân những kiến thức về Quy Luật Vũ Trụ, tương tác đến đời sống con người, Tuân theo những quy luật và đơn giản tổng quát, nhưng vì con người không nắm được nên cứ càng ngày càng làm lại ram cho nó rối thêm lên. Kết quả là sai và đi quá xa những cái nguyên lý ban đầu. Cũng có lẽ vì lý do đó mà những kiến thức từ hàng ngàn năm trước lại chính xác và tinh tế hơn những gì mà loài người đang hiểu biết trong thời đại gọi là KHOA HỌC này.
Sau một thời gian, học nói và viết các chữ Vô vi, Quái nhân lại được Thầy Tổ dạy thêm về Pháp Thuật và Võ công. Cách học võ của Lão cũng vô cùng quái lạ. Sau khi ngồi Kiết già, thiền định một lát là lại có giọng nói chỉ điểm: “Con hãy đọc theo ta,
THOÁI LA TÍT RA,
MẶC CA RÂY
LA MÍT TẶT LÔ MÍT , CẠC SI SÊ.
MẠC MO RAY TỐT TÍT.
SAY RI PHU MI NA SÁT NÁT.
.. ” Lão lập tức làm theo, mới đọc được khoảng hơn 20 lần, tự nhiên thấy Lão tay, chân mình chuyển động nhịp nhàng như múa. Hai bàn tay của lão thay nhau phóng ra một dòng Khí mờ đục, liên miên bất tận. Những khi chuyển bộ theo những hình Lão chưa thấy bao giờ, bàn chân Lão thoăn thoát phóng ra những cú đá kinh thiên động địa
THOÁI LA TÍT RA,
MẶC CA RÂY
LA MÍT TẶT LÔ MÍT , CẠC SI SÊ.
MẠC MO RAY TỐT TÍT.
SAY RI PHU MI NA SÁT NÁT.
.. miệng đọc, tay múa quyền, chân chuyển động theo bộ pháp nhanh như gió cuốn mây trôi. Thỉnh thoảng hứng chí, Lão lại phát chưởng vào vách đá – Một tiếng nổ vang động, sáng, bụi đá bay ra trắng xóa như một cơn cuồng phong. Đắc chí, Lão cười phá lên vang động cả lòng hang: HA, HA, HA … Thay Tổ còn chỉ thêm cho Lão biết rằng: Nếu Lão chỉ có tay không thì bài quyền trên đã là không có địch thủ rồi. Nếu Lão cầm trong tay một thanh gỗ, tưởng như thanh kiếm một thì những đường kiếm trác tuyệt sẽ tự động bung ra, ngay cả những Sa Mu Rai Nhật Bản cũng khó bì kịp lão. Ngược lại, chỉ cần lão tưởng đó là một ngọn giáo thì ngay lập tức những bài múa giáo cũng bung ra và trong thiên hạ, có lẽ chỉ thua ngọn giáo của Triệu Tử Long trong trận Tương Đương – Trường Bản. Phương pháp này hoàn toàn theo ý và theo những khẩu Quyết tự hiện ra trong đầu Lão. Dùng vô chiêu thắng hữu chiêu – Chính vì vậy kẻ địch không làm sao đoán được các thế tiếp theo. Những câu Quyết cứ tự động tuôn ra trong đầu Lão: NGŨ HÀNH CƯỜNG KHÍ – KIM MỘC THỦY HỎA THỔ CHUYỂN THÔNG – Aum Mani Padme Hum BRUM – NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT TỔ NHƯ LAI CHỨNG MINH – THỐNG NHẤT CHỈ THẦN CÔNG – GIẢI PHÁ TOÀN THÂN KHAI THÔNG BÁ MẠCH – KHÍ HUYẾT LƯU THÔNG – TAM HOA TỤ ĐỈNH – NGŨ KHÍ TRIỀU NGUYÊN ……( dienbatn tạm dịch ra tiếng Việt từ chữ Vô Vi).