CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM – DƯƠNG
CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 6
Từ đêm đáng nhớ đó, thày Chàm ở lại trên núi Két để thày Chùa chữa bệnh ung thư cho mình. Hàng ngày, những lúc rảnh rỗi, hai Thầy thường lùng sục trong núi tìm những vị dùng thuốc để chữa bệnh ung thư. Thày Chùa Thầy cho thày Chàm uống thay nước liên tục 2 bài thuốc trục nọc độc trong cơ thể ra. Bài thứ nhất gồm 2 vị: BÁCH HOA XÀ + BÁN LIÊN CHI. Bài thứ 2 chỉ có một vị thuốc duy nhất là: Xạ đen. Ngoài uống thuốc, hàng ngày là 2 lần thày Chùa dùng công lực của mình kích thích tất cả những đường Kinh mạch, Huyệt lạc trong cơ thể thày Chàm. Mỗi lần thày Chùa truyền năng lượng vào người, thày Chàm thấy toàn bộ các đường Kinh của mình nóng lên, chạy khắp cơ thể. Những lúc như vậy, thày Chàm tập trung ý nghĩ, đưa các luồng hỏa hầu đi khắp các Huyệt vị trong cơ thể và tập trung vào phá khối ung thư ở vùng bụng. Trong lúc điều trị, thày Chùa từ từ chỉ dẫn cho thày Chàm nghệ thuật chữa các căn bệnh ung thư. Theo thày Chùa, muốn chữa được bệnh ung thư bất kỳ loại gì phải đảm bảo được các yếu tố sau:
Một là: cả Thầy trị bệnh và con bệnh phải có một ý chí quyết tâm thật cao, tin tưởng sẽ thành công trong điều trị. Không có gì làm cho người bệnh chết nhanh hơn là mất ý chí chiến đấu chống bệnh tật. Điều đó giải thích được lý do, chính những bác sĩ, khi bị mắc bệnh ung thư thường chết nhanh hơn người bình thường. Có lẽ, các bác sĩ thường biết rõ về căn bệnh của mình hơn là người bình thường (hay bị người nhà dấu nguyên nhân bệnh). Ngày nay, các bác sĩ khi khám và điều trị ung thư thường quên mất điều này, tuyên bố người mắc bệnh ung thư có nghĩa là tuyên án tử hình người bệnh, làm cho người bệnh suy sụp tinh thần, dẫn đến chán nản, buông rơi điều trị.
Hai là: Việc ăn uống của người bệnh phải khiêng khem hết sức cẩn thận. Tuyệt đối không uống rượu, bia, hút thuốc và cố gắng ăn chay càng nhiều càng tốt. Đừng nghĩ rằng, ăn chay không đủ chất như ăn mặn, thậm chí hiện nay người ta đã chứng minh rằng, trong đậu nành, đậu phộng, mè lại có độ đạm cao hơn cả thịt bò. Ngoài ra nên uống thay nước bằng hai thứ nước của 2 bài thuốc trên.
Ba là: Cần cải thiện môi trường sống, tốt nhất, khi bị ung thư nên chọn những vùng núi cao, sống ở đó mà điều trị. Khí hậu trong lành yên tĩnh và, giúp con người ta chiến thắng bệnh tật tốt hơn.
Bốn là: phải thực hiện đúng câu, Âm phù – Dương trợ, nghĩa là vừa dùng thuốc, vừa dùng chú DƯỢC SƯ và TIÊU TAI KIẾT TƯỜNG đọc vào thuốc hàng ngày. Uy lực của những câu chú sẽ tăng hiệu lực của thuốc. Như vậy, hiệu quả chữa bệnh sẽ chắc chắn và nhanh hơn nhiều. Ngoài ra, những trường hợp bất khả kháng vì bệnh đã quá nặng, hoặc người bệnh hết số thì những điều trên cũng giúp cho người bệnh ra đi nhẹ nhàng và ít đau đớn hơn.
Tháng ngày thấm thoát trôi đi, 100 ngày trên núi đã đi đến những ngày cuối cùng, căn bệnh ung thư của thày Chàm biến mất như chưa bao giờ xuất hiện, thậm chí thày Chàm còn đỏ da, thắm thịt và cường tráng hơn hẳn so với lúc chưa bị bệnh.
Đêm cuối cùng ở trên núi Két, thày Chùa căn dặn thày Chàm lần cuối : Từ nay Thầy phải phát nguyện hành Bồ Tát Đạo, thấy ai có duyên thì chữa trị cho họ và quan trọng là Thầy cô gắng kiềm chế mối hận thù. Oán thù chỉ nên cởi chứ đừng cố buộc làm gì. Ngày mai Thầy phải xuống núi, lần này có lẽ là lần cuối chúng mình gặp nhau. Chúc Thầy thượng lộ bình an và cố gắng hành thiện cứu đời.
Thầy Chàm quỳ xuống lạy tạ ơn cứu tử của Thầy Chùa rồi khoác tay nải xuống núi, nhằm hướng Tây Ninh rảo bước. Đằng sau, mỏ của ngọn núi Két như lúc lắc lên xuống chào thày. Một trang mới lại bắt đầu trong cuộc đời giang hồ của ông thày Chàm.
Về đến Tây Ninh lúc này đã vào giữa mùa khô. Chút hơi lạnh từ phía lòng hồ Dầu Tiếng thổi về như báo hiệu thêm một cái Tết đến gần. Những vườn điều chi chít quả đã chín vàng óng trên cành, phô ra bên ngoài những hạt điều nâu sậm. Những vườn Xoài cũng mang nặng những quả lúc lỉu, thôi thì quả chín, quả hường vàng như muốn trả công một nắng hai sương cho người chăm sóc. Cả Tây Ninh giờ này trông thật là sung túc. Người ta có thể chạy xe hàng giờ cũng không hết những động mía, động mì, những vườn xoài, nhãn tiêu da bò, vườn điều, tiêu. Tại những xóm nhỏ ven đường, có nhà trồng hàng ngàn nọc tiêu, những thân cây khô làm nọc cho tiêu leo, được quấn một tấm áo choàng xanh mướt xếp hàng vươn lên trời xanh. Dân Tây Ninh có một cái lạ là hay làm theo phong trào, nếu thứ cây nào có giá là đua nhau trồng, không hề nghĩ đến đầu ra cho sản phẩm. Chính vì vậy mà người dân Tây Ninh hết khổ vì mì, mía đến tiêu, điều vì lý do bội thu. Thường cứ 3 năm lại có một đợt giá cao, bài hát tiếp đến 2 năm mất giá. Nhiều nhà dở khóc, dở cười, thậm chí sạt nghiệp cũng vì làm ra sản phẩm không có nơi tiêu thụ.
Thầy Chàm trở lại vùng chân Núi Cậu, ven lòng hồ Dầu Tiếng. Việc đầu tiên của ông là ra thắp hương trên phần mộ của hai mẹ con cô Lan. Lần này, ông ngồi rất lâu trước hai ngôi mộ, tay lần nhổ từng cọng cỏ đến khi sạch bóng, sau đó ông lại lui cui dùng xẻng đắp cẩn thận từng xẻng đất lên mộ cho tròn đầy. Khác hẳn với những lần trước sức sôi căm hận vì ý định trả thù, lần này trông ông bình thản, nhẹ nhàng, âu yếm xúc từng xẻng đất đắp mộ, nhẩn nha như một người không còn vương bận với ngày tháng. Chiều xuống, ông giăng võng ngay gần hai ngôi mộ. Một đĩa cá khô sặc, một cút rượu đế Gò Đen ông mua khi đi qua vùng này được bày ra, một đống than hồng được đốt lên. Đêm nay, ông quyết ở lại tâm sự với linh hồn hai mẹ con cô Lan. Treo tay nải và đôi kiếm cổ trên một cành cây chắc nơi mắc võng, ông ung dung ngồi nhậu một mình, chốc chốc lại sớt rượu xuống đất mời vong linh hai mẹ con, ông một mình lẩm bẩm nói chuyện với các vong. Từ chập tối, ông đã ra lệnh cho các Thiên Linh Tử tù đi lùng sức khu vực ông đã thuộc nằm lòng trong suốt thời gian qua trên Núi két. Vì khu vực đó nằm tại Bến Trường – Châu Thành là nơi gần Ngã ba Sọ. Do vậy nên ông cũng đã cho phép đám Thiên Linh về lại thăm nơi chôn cất thân xác của chúng. Chắc chắn, trước khi trời sáng ông sẽ biết rõ sự tình. Đêm nay, ông giành trọn thời gian cho mẹ con cô Lan. Lâu lâu, ông lại tới đốt thêm nhang cắm lên hai phần mộ, ánh nhang trên mộ sáng lập loe cùng ánh lửa,bóng ông thày Chàm ngồi nhậu ung dung, khiển người ta phải liên tưởng như đang ở một cõi u linh nào đó. Khoảng hai canh, khi cút rượu cũng vừa cạn, một luồng gió lạnh bất chợt nổi lên, cuốn tung đi những tàn lửa đỏ vút lên bầu Trời đen đặc, ông thày Chàm vội ngồi ngay ngắn lại: Ông biết vong linh, con của mẹ cô Lan đã về.
Từ trong màn đêm mờ ảo hơi sương khói, bóng hình hai mẹ con cô Lan từ từ hiện ra, rõ dần, rõ dần. Cô Lan vẫn mặc bộ đồ bà ba trắng như ngày nào, dắt thằng bé cụt đầu đến phủ phục ngay cạnh ông. Tiếng rì rầm khóc than, ai oán đến xé lòng của hai mẹ con, ông khiển thày Chàm cũng không ngăn được dòng lệ. Sau một thời gian rất lâu mới ngưng được tiếng khóc, cô Lan cho ông biết tình hình của lão Thày Chà lúc này. Theo cô, đúng như ông đã từng thấy trên Kính Đàn, lão Thày Chà đang luyện công tại một khu rừng chồi ngay tại Bến Trường, cách Ngã Ba Sọ khoảng vài Km. Sở dĩ lũ Thiên Linh tử tù không phát hiện được ra Lão vì Lão đã sử dụng một thuật bí truyền của Huyền Môn để ẩn thân. Thời gian vừa qua, Lão đã luyện thành công được khá nhiều pháp môn của các môn phái khác nhau. Mặt khác, hỏa hầu của Lão hiện nay cũng đang vô cùng sung mãn. Đặc biệt, lão đã luyện thành công một pháp môn tối cổ của người Thái không biết lão học được của ai, để có thể sai lưỡi khiển ngay gươm của địch thủ đang cầm trên tay. Lúc Lão đọc Chú, lưỡi gươ đó sẽ quay lại bất ngờ giết chết chính chủ nhân của nó chỉ trong gang tấc. Ngoài ra, Lão cũng đã luyện thành công cặp Rắn Thần vẫn theo Lão từ bao lâu nay thành một thứ vũ khí giết người từ xa hữu hiệu. Hai mẹ con cô Lan rất lo ngại cho thày Chàm trong cuộc quyết chiến sắp tới. Hai mẹ con thề với thày Chàm sẽ quyết tâm theo dõi tìm những yếu điểm của lão thày Chà giúp thày Chàm thành công trong thời gian tới. Cô nhắc thày Chàm nên liên kết với vợ chồng ông thày Bảy Tây Ninh mới có cơ thắng được trận này.
Ba người cứ thế cùng nhau tâm sự, chút hết những nhớ nhung, oan ức trong lòng tới gần canh tư lúc nào không hay . Bỗng nhiên, từ trong không trung xuất hiện mấy bóng trắng từ từ hạ xuống cùng với mùi tanh hôi khủng khiếp, lan tỏa nhanh hơn trong màn đêm lạnh. Thứ mùi này, người ta liên tưởng tới ngay mùi mà ta hay gặp ở những nhà quàn xác người chết – Lũ Thiên Linh Tử tù đã về.
Khi lũ Thiên linh tử tù vừa hạ xuống trước mặt ba người (đúng ra chỉ có 1 người và 2 hồn Ma), chúng đã vội tranh nhau kể chuyện. Vì đứa nào cũng muốn tranh công nên chúng làm ồn cả lên, khiển chẳng ai nghe được gì, chỉ đến lúc ông thày Chàm nạt nộ chúng, chúng mới chịu yên lặng. Đại khái, chúng kể về những vòng rào tâm linh được lão Chà dựng lên xung quanh khu vực lão luyện công. Từ ngoài vào đến chỗ Lão Chà luyện công có đến ba hàng rào Tâm linh cực kỳ hiệu quả và ác độc. Vòng ngoài cùng được bảo vệ, tuần tiêu bởi lũ âm binh giấy, được lão thày Chàm cắt bằng hình nhân giấy và tập luyện rất công phu. Vòng thứ hai là vòng bảo vệ của các loại Thiên linh Thai nhi, Thiên linh sọ người, Thiên linh chuối hột, Thiên Linh mèo, rắn. Vòng trong cùng là nơi kiểm soát của cặp Rắn Thần vẫn luôn cùng Lão bao lâu nay. Ngoài ra, khỏang cách giữa hai vòng rào là những chiếc bẫy bằng Trận đồ hình mạng nhện, chúng hình dạng như một cái xa đơm cá, mà ở phần cuối là những chiếc hồ lô sành có dán đầy Bùa, dùng để thu phục, bắt nhốt các Thiên Linh của đối phương. Khi những Linh hồn Ma hay Thiên Linh cái không may mắc vào Trận đồ này lập tức bị cuốn vào cuối trận và nhốt vào trong Hồ Lô; Lúc này, chúng bị các lá Bùa tấn công làm cho hồn siêu phách lạc, khó có thể đầu thai sang kiếp khác được nữa. Trận đồ này thật là tàn độc, đến nỗi có một Thiên Linh tử tù mới đến ở khỏang cách khá xa, chút nữa là bị cuốn vào Trận đồ, cho tới tận lúc này hắn vẫn còn sợ chạy.
Nghe chúng kể xong, tất cả đều lặng thinh. Thật là một vùng đất Thiên La – Địa võng, khó mà công phá được. Ông thày Chàm lo lắng ra mặt, lặng thinh củi đầu suy nghĩ. Duy chỉ có hồn cô Lan từ đầu đến giờ vẫn yên lặng, bây giờ mới nói với Thầy Chàm: “Vẫn biết là lão thày Chà có đề phòng, ai dè hệ thống phòng thủ của lão ta quá tàn độc Tuy vậy , không phải là không có chỗ hở. Tôi thấy rằng, Lão Thày Chà không lưu ý tới khúc sông Vàm Cỏ Đông chảy ngay sau lưng . Khúc sông này hàng trăm thước rộng, sâu hơn chục thước, nước chảy siết vô cùng., thuyền bè đi qua khúc này thường bị đắm là do dòng xoáy nước có nhiều .Tại khúc sông chỗ khu vực Bến Lở, ngày xưa có một chiếc tàu chiến của Pháp bị đánh đắm., bùn đất tụ lại tạo thành những vũng xoáy rất nguy hiểm. Chính vì có dòng sông nguy hiểm như vậy mà phía này lão Thày Chà chủ quan ít đề phòng. Ta nên tấn công vào hướng này từ . Mặt khác, Thầy nên sang nhà thầy Bảy Tây Ninh nhờ hai vợ chồng Thầy Bảy trợ giúp.. Tôi nghĩ, nếu có sự trợ giúp của vợ chồng thày Bảy và lũ đệ tử, chắc chắn chúng ta sẽ chiến thắng . Riêng hai mẹ con chúng tôi xin đảm nhận trinh sát phía bờ sông Vàm Cỏ Đông. ”
Thầy Chàm gật đầu đồng ý và phân công lũ Thiên linh tử tù tiếp tục theo dõi mọi động thái của lão thày Chà. Lúc này đã gần sáng, hai mẹ con cô Lan và lũ Thiên Linh tử tù lập tức biến mắt, thày Chà chuẩn bị tay nải , sáng nay sẽ sang thày Bảy Tây Ninh nhờ trợ giúp. Từ phía núi Cậu, những tia sáng buổi sớm đã bắt đầu lên cao, chiếu sáng cảnh bờ hồ Dầu Tiếng ướt đẫm sương đêm, làn hơi trắng đục mờ mit dải trên mặt hồ như những cánh màn giăng, tạo nên một vẻ đẹp thê lương đến não lòng. Một ngày mới lại bắt đầu trên lòng hồ Dầu Tiếng.
Ngay trong ngày hôm đó, khi thày Chàm đến cầu viện, vợ chồng ông Thầy Bảy đã cho triệu tập tất cả các đệ tử trong môn phái của mình về cấp tốc. Cách của ông kêu đệ tử về cũng lạ. Chẳng cần cho người đi gọi, vì thực tế, nếu có đi gọi thì cũng chẳng biết họ ở đâu mà lần. Chỉ thấy thày Bảy đốt một lư trầm trên bàn thờ Tổ, thắp 7 cây nến xếp theo hình chòm sao Bắc đâu. Sau đó ông lên Đàn lầm rầm đọc chú. Chỉ đơn sơ có vậy mà từ trưa tới chiều tối, hầu hết các đệ tử ở đẳng cấp cao đã có mặt tại nhà thày. Buổi tối hôm đó, thày Bảy triệu tập một cuộc họp bất thường về công việc của ông thày Chàm. Sau khi nghe thầy Chàm kể về những gì mình đã biết về khu vực cũng như những cách thức phòng ngự của lão Chà , tất cả đều thinh lặng, củi đầu suy nghĩ. Ông Bảy cũng suy nghĩ miên man , tạm thời mọi người chưa tính ra được kế gì khả dĩ có thể đột nhập vào nơi đó. Nếu tấn công trực diện, không thể nào tránh được tổn thất về nhân mạng, điều đó cả thày Chàm và vợ chồng ông thày Bảy đều không muốn. Còn để đảm bảo không có tổn thất mà có thể thắng được lão thày Chà thì chưa có một phương pháp nào khả dĩ. Bàn cãi mãi tới nửa đêm chưa ngã ngũ, một nồi cháo gà to tướng được bưng ra chiêu đãi thày Chàm và các chư huynh đệ. Mọi người ai cũng thấy ngót bụng nên chẳng mấy chốc nồi cháo gà đã hết veo. Bà Bảy từ tối đến giờ vẫn yên lặng chỉ huy con cháu nấu nướng, dọn dẹp, bây giờ mới thong thả hướng về ông Bảy lên tiếng. Bà nói: “Ngày xưa, khi chúng tôi còn học phép tại Tà Lơn, Sư Tổ có lần bàn về cách thức giải phá trận đồ kiểu này Chắc ông Bảy còn nhớ buổi dạy của Sư Tổ bữa đó . Đây là một phép phá trận được lưu truyền bí mật trong bản môn, chỉ được truyền lại cho những người trưởng Tràng để tiếp nối cho đời sau .Hồi đó, ông Bảy là một thanh niên thông minh, nhanh nhẹn và rất từ bi nên Sư Tổ chỉ định dạy cho một mình ông , hy vọng sau này ông sẽ thế chức Trưởng môn phái tại Tà Lơn . Tuy nhiên, vì ông Bảy còn mẹ già ở bên Việt Nam, không thể ở mãi bên Tà Lơn được, nên ông đã từ chối học , Nhường cho người bạn thân của mình là vị Trưởng môn đời thứ 7 hiện nay ở Tà Lơn. Sau này, ông Bảy và Bà Bảy được chính Sư Tổ kết duyên cho hai người và về Việt Nam sinh sống như nguyện vọng của thày Bảy .Trước khi cho hai người xuống núi về quê, Sư Tổ âm thầm tặng cho bà Bảy cuốn bí kíp về cách thức phá trận đồ, dặn phải học cho nhuần nhuyễn để lúc hữu dụng, có thể trợ giúp cho thày Bảy. Đây chính là một đặc ân của Sư Tổ dành riêng cho hai vợ chồng ông bà Bảy. Đây cũng chính là kỳ vọng mà Sư Tổ đặt lên vai vợ chồng ông, hy vọng sau này môn phái được phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Thày Bảy ngạc nhiên quá đỗi, vì hai vợ chồng về Việt Nam đã mấy chục năm , bữa nay bà Bảy mới nói ra chuyện này Nhưng ông cũng đã hiểu tính của bà Bảy, cái gì cần đến thì lúc đó bà mới chỉ bảo, không bao giờ nói trước điều gì cả . Có lẽ bà Bảy vẫn còn chưa tha cho ông Bảy câu nói ngày xưa, khi ông thấy bà chăm chỉ vào học các môn thư, yếm nên đã có nói – Không khéo bà sa vào Tà đạo. Lúc đó bà Bảy chỉ im lặng, nhìn ông trân trân và cười nhạt . Cho đến mãi về sau ông mới hiểu rằng, không có những kiến thức về Thư, Yếm của bà Bảy thì giờ này ông cũng xanh cỏ nhiều lần rồi .