Home Seo CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM – DƯƠNG

CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM – DƯƠNG

CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 8

Một hồi rất lâu sau, hai ông đành tạm biệt NAM THÀNH THÁNH THẤT lần ra ngoài đường. Bóng chiều đã dần buông trên những cánh rừng. Từng đàn trâu đeo mõ lốc cốc đi về chuồng. Ngoài đằng kia, nhà nào đốt rơm đuổi muỗi cho trâu, hương vị của khói rơm nao nao trong lòng người xa xứ. Tìm mãi mới được một quán cóc còn bán hàng, hai ông lần vào trong, gọi hai xị rượu đế với một miếng khô cá đuối nướng . Nhâm nhi ngồi, nghĩ tới công việc ngày mai.
Nhớ lại những bài thơ buổi trưa, ông Thầy Bảy chợt cất giọng ngâm theo điệu Nam ai:
” Mê đắm tình đời luống khổ Tâm,
Muôn Thu chịu mãi bước sai lầm.
Xa đường Thiên Đạo không trông thoát,
Nhơn dục cháy bừng đốt tri Tâm … ”

Rồi quay sang ông Thầy Chàm cùng cạch ly và hỏi nhỏ: – Bây giờ ông tính sao?
Từ nãy đến giờ, ông Thầy Chàm ngồi bó gối im ru, mắt ông ươn ướt, đầy vẻ thê lương. Mãi một hồi lâu sau ông mới cất tiếng: – Anh Bảy ơi! Sao tôi khổ tâm quá. Việc của mẹ con cô Lan, ông đã biết rồi, không trả thù thì tôi đâu còn mặt mũi nào nhìn họ nữa. Nhưng nghĩ đi cũng phải suy lại, từ vị sư già trên Núi Két cho tới vị chưởng quản NAM THÀNH THÁNH THẤT đều có ý khuyên chúng ta nên bỏ ý định trả thù. Tôi hoang mang quá anh Bảy ơi.
Ông Bảy cũng trầm ngâm, rồi ôm vai người bạn già đau khổ mà nói: Thôi thế này, ngày mai chúng ta thử đến chi nhánh của các Giáo phái Tân Chiếu Minh, Tổ Tiên Chính Giáo, Vô Vi pháp, Ayasanta gần đây xem sao. Tôi nghĩ với tình thâm giao mấy chục năm trời , lẽ nào họ lại không giúp chúng ta, nếu trường hợp tất cả cùng chối từ, thì âu cũng là mệnh Trời. Bây giờ phải kêu thêm hai gói mỳ tôm dằn bụng để mai có sức đi tiếp. Đêm hôm đó, hai vị Thầy giăng hai cánh võng nhờ cột của quán nằm đốt thuốc mông lung. Suốt đêm đó, không ai ngủ được, mọi việc được quay lại như một cuốn phim chầm chậm. Thấm thoát đã hơn một năm từ ngày cái đầu lâu mất tích. Từ đó bao nhiêu biến cố đã xảy ra, đẩy hai ông bạn già, hai vị Thầy cao tay khét tiếng xứ Tây Ninh này phải vạ vật nơi đây. Lâu lâu, trong đêm thanh vắng, tiếng chó tru từng hồi dài như muốn báo hiệu một kết cục không lấy gì tốt đẹp. Mãi gần sáng, hai ông mới chớp mắt được đôi chút. Trong giấc ngủ mộng mị, hai ông như con thấy mẹ cô Lan và lũ Thiên Linh tử tù quần đảo khắp xung quanh, canh gác cho hai ông ngủ. Một ngày mới lại bắt đầu …
Ngày hôm sau, hai Thầy lại tiếp tục lên đường trở về chợ Long Hòa. Lúc đi qua ngôi tháp Bát quái cạnh chợ, họ dừng lại thắp vài nén nhang, tưởng nhớ đứa con đã mất và trận chiến bi hùng năm trước. Tây Ninh trời vẫn xanh ngăn ngắt một màu, những hàng cây chò chỉ vẫn oai phong vương lên Trời cao như những người lính xếp hàng. Chợ Long Hòa vẫn tập nâp kẻ mua, người bán, dòng đời hối hả như đã quên lãng hai vị thày. Qua chợ Long Hoa, họ đi về phía núi Bà Đen. Từ xa, ngọn núi Bà cao vút, in bóng hình trên nền Trời xanh và mặt nước của hồ Dầu Tiếng cũng ngăn ngắt xanh. Gọi một con đò ngang, họ tiến về một cù lao nổi lên ở giữa hồ. Nơi đây có một Thất của phái Tân Chiếu Minh do một người bạn cũ của họ làm chưởng quản. Phái Tân Chiếu Minh làm ngài Ngô Minh Chiêu sáng lập, vị tiền bối khai Đạo và cũng là vị Giáo Tông anh cả đầu tiên trong nền Tôn Giáo Cao Đài, tức Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Ngài sinh ngày mùng 7 tháng Giêng năm Mậu dần, nhằm ngày 28-02-1878 tại Quận Bình Tây, tỉnh Chợ Lớn. Liễu Đạo ngày 13 tháng 3 năm Nhâm Thân, nhằm 18-04-1932 tại Cần Thơ hưởng dương được 54 tuổi được bổn Đạo Chiếu-Minh xây tháp tại nghĩa-địa Chiếu-Minh trước Thánh Đức Tổ Đình cách Châu Thành Cần – Thơ lối 3 cây số.
Ngài có lập gia đình với bà Bùi Thị Thân và sanh được 9 người con, mất hết 2 còn 7 người, 2 và 5 trai gái. Cha mẹ là công nhân nghèo làm việc tại nhà máy Bình Tây Chợ-lớn, vì phải theo chủ đi ra Hà Nội Bắc Việt, nên gởi lại con cho người em gái nuôi. Ngài xa tình thương rất sớm phụ mẫu từ lúc mới lên 7 tuổi và được người cô dưỡng nuôi cho đi học tại trường Mỹ Tho. Sau được học bổng lên học tại trường Trung Học Chasseloup-Laubat ở Sàigòn và đỗ được bằng thành chung năm 21 tuổi . Được bổ làm việc , trước tại sở Tân Đào (sở di trú) ngày 31/12/1902, sau tại Dinh Thượng Thơ ở Sàigòn. Dời về làm việc tại Tòa Bố tỉnh Tân An ngày 05 Tháng 1 năm 1909 và thi đỗ tri huyện năm 1917. Sau vì buồn mẹ mất và không muốn liên quan đến làm việc không liêm chính của một số đồng liêu, Ngài xin đổi ra Hà Tiên một tỉnh xa xôi gần biên giới Cao Miên và bờ biển Vịnh Thái Lan.
Chính nhờ cảnh trí xinh đẹp Trời nước mênh mông và núi non thanh lịch khêu gợi, nên Ngài hay đến Thạch Động để cầu Tiên và được các Đăng thiêng liêng dẫn dắt đưa về nẻo Đạo huyền vi. Đến khi ra mhậm quận trấn Dương Đông ngoài đảo Phú Quốc, trong Vịnh Xiêm La, Ngài mới ngộ được Đạo Trời và được đức Cao Đài Tiên Ông trực tiếp truyền trao bí pháp tu luyện cho đến khi đắc Đạo. Chính tại quận đường, ban ngày Ngài đã tận mắt thấy “Thiên Nhãn” hiện ra hai lần với hào quang rực rỡ chói lòa khiển để Ngài dùng làm biểu tượng mà thờ đức Chí Tôn Thượng Đế mở Đạo kỳ ba để độ tân Nhơn loại , là Giáo Chủ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, tức Đạo Cao Đài, Ngài là vị môn đồ đầu tiên được đức Cao Đài Thượng Đế phong chức Giáo Tông, là người anh cả để dẫn dắt các em trở về với Đại Từ Phụ.
Đêm qua đức Ngọc Hoàng Thượng Đế mùng 9 tháng Giêng năm Bình Dân (21-2-26). Ngài Ngô Minh Chiêu mới xin đức Cao Đài Thượng Đế lấy tên mấy người đệ tử đầu tiên đề cho một bài thi kỷ niệm. Thượng Đế có cho 4 câu như vầy:
CHIÊU, KỲ, TRUNG độ dẫn HOÀI sanh,
BẢN đạo khai SANG QUI GIẢNG thanh,
Hậu Đức Tắc Cư Thiên Địa cảnh,
Hươn Minh Mân đáo thủ đái danh.
(12 chữ lớn ghi trong bài thi là tên 12 vị đệ tử đầu tiên, còn ba tên chót Hươn Minh Mân là 3 vị hầu đàn)

Vâng lệnh Đức Chí Tôn, ngày 13 tháng 8 năm Bình Dân (29/6/26), ông Lê Văn Trung hiệp cùng 247 môn đệ đức Cao Đài đứng tên lập tờ khai Đạo gởi đến Chánh Phủ Pháp qua ông Thống Đốc Nam Kỳ Ông là Lê fol (trao toàn quyền Pasquier vào ngày 7/10/26).
Đến đây Ngài Ngô Minh Chiêu nhận thấy đã xong nhiệm vụ xây dựng nền tảng cho cơ Phổ Độ, nhường lại cho quí ông Trung, tiếp tục và xin trở về ẩn tu để tịnh luyện cho được thành công viên mãn và mở cơ Tuyển Độ Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi. Để dẫn độ một số người đại nguyên căn, quyết cầu tu giải thoát hầu tu chứng tại tiền cho Nhơn sanh tin tưởng nơi Tân Pháp Cao Đài do đức Thượng Đế truyền trao cho Ngài hồi ở Dương Đông Phú Quốc năm Tân Dậu (1920) .
Phương châm tu hành của phái Chiếu Minh Tâm thanh vô vi:
Đệ tử Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi thuộc Cao Đài Đại Đạo cần phải tuân hành những lời dạy của đức Giáo Chủ Ngô Minh Chiêu, như dưới đây:
Thập thanh điều:
1 / Không nên thâu dụng của Tánh bộ,
2 / Không nên dự vào việc Quốc chánh,
3 / Không nên thốt đến Đạo nào,
4 / Không nên niệm chú thư phù và chắc thói tà mị.
5 / Không nên bưởi móc việc quan và che lấp việc phải của người.
6 / Không nên Bường Tánh phổi tự, phải xét những việc tội lỗi mà chừa.
7 / Không nên gần kẻ bạo ngược, hung hăng. Phải ẩn dật lo tu.
8 / Không nên tham luyến hồng trần, vinh hoa phú quí.
9 / Không nên coi người giàu sang hơn người nghèo hèn.
10 / Phải giữ đạo đức, hiếu nghĩa, trung tín, liêm sĩ, tiết trinh, từ bi Chơn chánh.
Thập thanh điều:
Một khuyên giảm khẩu còn lo,
Hai khuyên chánh kỷ cho tròn hóa Nhơn.
Bà khuyên giảm Tánh giận hờn,
Bốn khuyên giữ lễ chớ lờn oai Tiên.
Năm khuyên kính mến người hiền,
Sáu khuyên đậy mắt lánh miền thị phi.
Bảy khuyên học chữ Từ Bi,
Tám khuyên hành đạo kịp kỳ Long Hoa.
Chín khuyên suy xét gần xa,
Mười khuyên lập nét ôn hòa độ dân.
Mỗi người đạo hữu nào muốn vào cầu Đạo tu theo Phái Đại Thừa Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, đức Ngô có căn dặn cặn kẻ, trước tiên phải suy nghĩ chính chắn liệu chở nổi cái Đạo hay không rồi sẽ bước tới, vì tu theo Đạo của Ngài phải chịu khổ sở lắm và phải vui vẻ chấp nhận mọi thử thách khảo đảo.
“Vậy Thầy dạy cho các con biết Đạo Thầy rất khó, muốn tu đặng thành vị phải vào tử ra sanh, chịu trăm ngàn cay đắng, khổ hạnh muôn vàn xét công. Thử người mà muốn tạo một địa vị khả quan nơi cõi tạm này, còn phải hao tốn biết bao sức lực khó khăn, lựa là tạo một ngôi bầu ở chốn thông thả muôn năm, ngàn kiếp thanh nhàn . Vậy con bình tâm suy xét cho kỹ càng, liệu lấy sức mình trước khi , rồi Thầy sẽ định đoạt.
“Đạo Thầy thiệt rất khó ngộ, nhưng cũng dễ tìm, vì Thầy tùy duyên hóa độ, kẻ có căn dễ gặp, người vô phước khó tri ..”.
Muốn thọ Pháp Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, người cầu Đạo phải đã thọ trường trai ít lắm 100 ngày trước đó và được hai bạn đạo tiến dẫn vào một đàn nào đó. Sau khi được người chủ đàn cho biết rõ điều kiện như đã kể ở đoạn trên và đọc Thánh Huấn vừa rồi để tự xét nét lấy, coi có theo nổi không.
Nếu nhận thấy được, xin các thỉnh keo, xin keo được rồi thì sẽ được cho hầu đàn dự cúng lễ theo các đạo hữu. Nếu muốn theo thì thỉnh kinh về học cho thuộc và lo sắp đặt bàn thờ Thầy theo đúng nghi thức đã qui định của qui điều nội lệ Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi.
Sau khi xét nét tự kiểm điểm kỹ càng có thể theo nổi đến ngày cuối cùng đời mình, thì trở lại để được hầu đàn cơ cho ơn Trên dạy. Nếu được chấp thuận chủ đàn thì lựa ngày nào tốt như ngày rằm, đến đàn xin keo để đốt hồng văn, sẽ có người hướng dẫn Đạo Pháp, công phu tứ thời mỗi ngày và chỉ cách thức giữ gìn qui giới, từ cách sanh sống, ăn uống, ngủ nghê, không bỏ sót chi tiết nào. Người chỉ Đạo có phận sự hướng dẫn tận tình cho người thọ pháp. Người thọ pháp phải tôn kính người đó mà tuân theo, vì người đó thay Thầy để truyền Đạo cho mình, cùng đồng chịu trách nhiệm chung như nhau trước thiêng liềng. Học sư bất như học hữu; Đạo Vô Vi, Sư Vô Vi trên có Thầy, đức Cao Đài Tiên Ông bố hóa, dưới có bạn hiền hướng dẫn, chỉ cần đương sự quyết tâm cầu tu giải thoát, siêu độ tự mình, pháp Đạo dầu có linh đến đâu mà người thọ pháp không cần chuyên, chịu cực khổ sớm trưa chiều khuya, tứ thời công phu tịnh luyện thì Pháp Đạo vẫn không cứu được mình.Chính mình phải tự giải thoát lấy mình, chớ Thầy không bồng ẵm mình được.
Vào tới Thất, hai Thày lập tức được mời vào uống trà đàm Đạo cùng Đàn chủ. Mùi trà sen thanh khiết, hòa trong gió của hồ Dầu Tiếng, hòa lẫn với những tiếng chim hót véo von trên cành, tưởng như đang ngồi ở một động Tiên.

Nói tới giếng Chùa hang hay giếng Trời, không ít người Tây Ninh còn nhớ truyền thuyết về ông Đạo Dừa. Người “sáng lập” ra Ðạo Dừa này là Nguyễn Thành Nam, sinh năm 1909 tại xã Phước Thịnh, tổng An Hòa, huyện Trúc Giang, tỉnh Kiến Hòa (nay là huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre ). Ông là con của một gia đình giàu có , cha tên Nguyễn Thành Trúc,. làm chánh tổng từ năm 1940 đến năm 1944 và mẹ là bà Lê Thị Sen.Năm 1928, ông sang Pháp du học tại Rouen.Năm 1935, ông tốt nghiệp kỹ sư hóa học và về nước.Xuất thân trong một gia đình khá giả ở huyện Châu Thành, du học ở Pháp với tấm bằng kỹ sư hóa học, Nguyễn Thành Nam về nước, lúc đầu tổ chức sản xuất xà phòng, nhưng vì không cạnh tranh nổi, nên phải giải nghệ Sau đó, ông bỏ lên núi tu khổ hạnh, mỗi ngày chỉ ăn một lần vào giờ Ngọ bằng rau và hoa quả, uống nước dừa Xiêm.. Năm 1945, ông đến chùa An Sơn ở Bảy Núi, Châu Đốc , quy y cầu đạo với hòa thượng Thích Hồng Tới – Tu theo luật đầu đà, ông ngồi tại cục đá trước cột Phươn chùa suốt 3 năm, đêm ngày tịnh khẩu, chịu đựng gió sương, thân hình chỉ còn da bọc xương. Năm 1950, ông trở lại xã Phước Thạnh dựng đài bát quái cao 14 thước, đêm đêm lên ngồi hành đạo trên đài, choàng một manh áo, chịu đựng mưa nắng . Mỗi năm. ông chỉ tắm một lần vào ngày Phật Đản . Một năm. sau , từ núi, ông về lại Bến Tre, dựng một túp lều ở cù lao Tân Long vào năm 1952. Sau mấy tháng hoạt động, thấy bất tiện, ông về quê ở ấp I, xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, mua một xà lan nhỏ, đậu bên sông Ba Lai và dựng một lều cao trên một mẫu vườn dừa, rồi ngồi tu “tịnh khẩu”. Bên cạnh đó, ông cất nhà cho một số chân tay phục vụ ở và cho khách vãng lai có chỗ trú ngụ . Kỹ sư Nguyễn Thành Nam bắt đầu xưng giáo chủ của một đạo lấy tên là “Đạo Dừa”. Tương truyền, đã có lần ông Đạo Dừa tìm đường xuống hang giếng trời . Chẳng thấy biết được điều gì mà từ đó ông tịnh khẩu luôn.

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận