Home Truyện Ma Kinh Dị Đạo sĩ tản mạn kì 10 Năm Sau ( Cập nhật chap – 24 END )

Đạo sĩ tản mạn kì 10 Năm Sau ( Cập nhật chap – 24 END )

Chuyện thứ tám: Đến không hình, đi vô ảnh

Đã hơn hai ngày kể từ dạo nhà bà D bị mất chó cảnh. Bây giờ nhà nào trong làng cũng đề phòng không cho trẻ con ra chỗ có ao, mương lạch, sông suối chơi, mấy nhà gần hồ thì đóng cọc chăng dây thép gai những chỗ đất gần mép nước lại. Không khí trong làng như nghẹt thở, khắp nơi u ám một nỗi sợ hãi mơ hồ. Đêm nay, các chú trong hội thợ săn lại đến nhà thằng Việt bàn chuyện, bàn mãi rồi cũng ra quyết định là sẽ nhử con lươn kia bằng mồi thịt bò, rồi thuê mấy tàu chở khách xung quanh, mỗi tàu đều cho người cầm súng canh, lại chế thêm cả nỏ sắt ngoại cỡ, hai người khỏe mạnh mới kéo được dây, dùng nỏ đó để bắn mũi lao có ngạch, chân mũi lao nối với xích móc liền với thuyền. Chỉ cần còn lươn kia bị trúng vài mũi là các thuyền đồng loạt kéo về một hướng, sau đó người cầm súng cứ từ từ nhắm xuống nước mà bắn chết nó. Kế hoạch đặt ra thực quá hoàn hảo, phen này có kéo cả họ hàng hang hốc nhà nó đến cũng chết hết!

Bàn bạc xong cũng đã muộn, bác V cáo mệt xin về trước, bác T cũng về theo để có hai người đi cùng nhau cho an toàn. Mọi người thì ở lại bàn tiếp cách chế nỏ, đặt người sao cho thích hợp. Thằng Việt và tôi căng óc ra nghĩ cách đặt nỏ, kích thước, vật liệu thế nào để khi bắn phải ra lực mạnh nhất, ngồi vẽ vẽ tẩy tẩy được một lúc thì thằng D đột nhiên quát to rồi giơ tay ra hiệu im lặng:

– Tất cả trật tự! Nghe như có tiếng kêu cứu !

Cả đám lắng tai nghe, đúng là có tiếng kêu ở xa vẳng lại, hình như càng ngày càng lại gần, nghe như nghe như tiếng bác T. Chú H nghe ra tiếng bạn đầu tiên, hô to:

– Hai lão kia có chuyện rồi, đem vũ khí ra xem. Nhanh!

Mọi người vội vàng quơ lấy mấy thanh ma trắc, mã tấu trên bàn, phi nhanh về hướng kêu cứu. Đến nơi thì đã muộn, bác T ngồi thần mặt ra đấy, bác V thì chẳng thấy đâu. Chú H cúi xuống lay mạnh vai bác, hỏi lớn:

– Bác T! Bác T! Anh V đâu rồi? Làm sao mà lại ra nông nỗi này!

Nhưng bác T vẫn cứ giương đôi mắt vô hồn nhìn mọi người, chợt bác hú lên, lấy tay che mặt, chân đạp loạn xạ về phía trước, gào khóc:

– Nó kìa! Anh V ơi chạy đi! Nó kìa! Chạy đi!

Từng người một vào hỏi đi hỏi lại cũng chỉ nhận được vài câu ú ớ vô nghĩa từ bác T, chợt thằng D rẽ đám đông ra, rút trong túi áo một mẩu nho nhỏ, hình như bằng gỗ gì đó. Nó châm diêm, đốt mẩu gổ cháy lên như điếu thuốc rồi đưa sát mũi bác T, hươ hươ mấy cái cho hơi khói xông lên mũi. Bác T ngửi xong thì chợt ớ lên một tiếng, nói ra đúng một câu :

– Nhanh lắm, nó nhanh lắm, các bác chạy đi mà giữ….!

Rồi bác T lịm đi, người ta dìu bác lên trạm xá, cắt cử ba người ở lại chăm sóc. Còn lại thì người rọi đèn pin, người cầm loa tay, đổ xô đi tìm bác V. Nhưng tìm suốt đêm, sục sạo từng góc vườn, bụi tre mà không kiếm được. Đành phải đổi phiên cho nhóm khác đi tìm còn nhóm này phải về nhà nghỉ vì quá mệt.
Sáng hôm sau, có tin báo từ nhóm thứ hai về, người ta đã tìm ra bác V, hay đúng hơn là phần còn lại của bác. Tôi và thằng Việt, thằng D, Linh kéo lên chỗ thung mà người ta kêu tìm được bác V. Đến nơi thì một cảnh tượng tàn ác, dã man đập ngay vào mặt mọi người. Trong đám thì tôi nhìn thấy đầu tiên, vội vàng kéo đầu Linh úp vào ngực mình, giữ chặt không cho nàng nhìn thấy thứ tôi đang thấy. Trên ngọn tre bị uốn cong vì sức nặng của cái xác, có một sơi dây leo cuốn chặt quanh cổ bác V, nhưng phần bụng của bác thì bị con gì xé toang ra, lòng ruột vắt cả trên cành tre. Tôi nheo mắt nhìn kĩ thì thấy hàm dưới của bác đã bị bẻ gãy, há ngoác ra, mắt bác V trợn trừng nhìn xuống đất. Quay sang nhìn mọi người thì thấy lắm người không thể chịu nổi cảnh tượng thương tâm này, ngồi phệt xuống đất mà thở dốc, đến ngay cả người có máu mặt, từng trải như hội thợ săn của chú H, hay người đã quá quen nhìn thấy ma quỷ như thằng Việt, hết thảy đều lặng ngắt đứng nhìn, không nói được lấy một lời. Đang kinh hoàng nhìn thì tự nhiên Linh rút đầu ra khỏi tay tôi, mắt ngước lên nhìn tho hướng mắt tôi. Nhưng kì lạ là Linh không hề hét lên hay khóc thét như tôi nghĩ, nàng nhìn đăm đăm vào cái xác trên ngọn tre, rồi quay sang tôi thì thào :

– Con Cùng Cục nó làm đấy !

Tiếng nàng tuy thì thầm nhưng cả bãi đó đều lặng như tờ nên thằng Việt và một vài người đứng quanh nghe được. Thằng Việt vội hỏi:

– Con Cùng Cục là con gì vậy? Sao tôi chưa nghe nói bao giờ?

Linh giải thích:

– Con Cùng Cục là một dạng bùa độc, anh Việt chỉ chú trọng giải yểm, giải phong ấn nên không rõ cũng phải.

Thằng D xen vào:

– Bùa độc? Kiểu như mấy lão thầy Campuchia luyện bằng sọ người đấy hả?

Linh đáp :

– Cũng gần như là vậy. Nhưng dạng này là loại độc địa hơn nhiều, kẻ luyện bùa này sẽ dùng hồ lô bạc thu oán vong, dã quỷ vào trong, rồi đem hồ lô đó cho một con khỉ trắng bị chết rũ uống. Uống xong con khỉ sẽ thành phần xác của những oán vong đó, cơ thể nó cũng to lên, biến dị đi. Từ đó, con khỉ sẽ thành con Cùng Cục, chịu sự sai khiến của kẻ luyện bùa. Nhưng nếu người luyện bàu mà đột ngột chết khi chưa phá bùa độc trên người con khỉ thì con Cồng Cộc sẽ thành vô chủ, lúc đó nó trốn đi ngay, tu luyện thành tinh, chỉ có đi giết vật sống rồi hút máu để lấy cốt dương.

Nghe xong, tất cả mọi người đứng đó đều kinh hãi, trước thì có con lươn phong tỏa dưới nước, giờ thì thêm cả cái con Cồng Cộc gì gì này ở trên cạn, thế này thì sống sao nổi. Sáng hôm đó, mọi người quây lại lo đỡ xác bác V xuống, lo hậu sự cho bác. Việc trừ con lươn chưa thành mà hai thợ săn lão luyện đã mất, một người thì chết thảm, còn một người thì thành điên điên khùng khùng.

Tối hôm sau, tôi đang nằm đọc sách trên tầng hai thì nghe có tiếng huyên náo dưới đường, vội quăng quyển sách rồi chạy xuống, xuống đến nơi thì thấy anh E nhà đầu ngõ đang sùi bọt mép nằm co giật, có hai người đang cố sơ cứu, một vài người thì gọi điện thoại cho bác sĩ ở trạm xá đến đưa đi. Bác A mẹ anh thì cứ khóc ầm lên gọi con. Đêm đó, đưa vào viện được một tiếng thì anh E tắt thở, mọi người ai cũng lấy làm lạ vì từ bé đến giờ anh thuộc vào loại trâu lì nhất làng, sức khỏe tốt, gia đình thì chẳng ai có tiền sử bệnh tim hay động kinh cả.

Ngay sáng tiếp theo, cả làng lại thức giấc vì tiếng chửi bới, gào thét từ nhà vợ chồng chị L, dân làng vội vàng kéo ra xem sự thể. Vào đến sân thì chẳng thấy gì, lặng ngắt như tờ, người ta vội vàng đi tìm khắp nhà xem hai vợ chồng anh đâu, tìm ra vườn sau nhà chị thì phát hiện chị L đã chết, chân tay gẫy nát hết cả, trên cổ còn vết toác rộng của răng cắn ngập vào. Tìm thêm lúc nữa thì một cụ sinh nghi, mở nắp giếng khoan nhà chị ra xem. Nào ngờ, trong lòng giếng là anh P chồng chị, hình như anh sợ quá trốn dưới đó rồi chết ngạt từ bao giờ, lúc đem lên xác đã lạnh cứng rồi. Mọi người đặt xác hai vợ chồng ra sân, đắp chiếu lên rồi chờ Công An đến lập biên bản. Đang bình thường bỗng nhiên tấm chiếu đắp anh P lay động rồi tuột xuống đất, một người đứng gần đó vội cúi xuống kéo tấm chiếu lại như cũ. Bất ngờ, cánh tay anh P bật lên, nắm chặt lấy cổ tay người này, cái đầu anh quay một vòng như con búp bê, hai mắt đỏ quạch, nhăn răng ra cười khanh khách. Người kia hoảng quá vội giằng tay ra bằng được, nhưng bàn tay anh P cứ nắm chặt không buông ra. Bỗng thằng Việt bước vào, chắp hai tay lên thái dương, di chuyển xuống ngang ngực, bắt quyết, mồm đọc rành rọt:

– Hồn ở nơi xa! Cung Phong chuyển khách, chủ bị hạ thần, mau về tạ tội!

Xong, nó vỗ vỗ vào cổ tay anh P ba cái, tự dưng bàn tay anh buông thõng xuống, rời tay người kia ra. Anh kia thoát nạn, rối rít cảm ơn thằng Việt. Liền mấy ngày sau, làng lại có thêm hai người nữa hóa điên, dân làng hoảng sợ tột độ. Một bữa, thằng Việt bảo tôi gọi thêm mấy người to khỏe, tháo vát đến đây, xúc đất đắp một cái đàn cao ba bậc, cao tổng là nửa mét, chu vi mười tám mét. Đàn lập xong, thằng Việt kêu thằng D và tôi giúp nó khiêng cái bàn trong nhà ra, phủ vải vàng lên, bày biện trên đó đủ thứ, lại còn cầu kì hơn những lần nó lập đàn hồi trước. Bày biện xong, Linh lại ra cắm xung quanh đàn hai tám ngọn cờ, mỗi ngọn vẽ một chòm sao. Nhìn cái đàn lúc này trông oai nghiêm, bí hiểm vô cùng.

Đến chừng 8h tối, thằng Việt tay cắp một cây kiếm thép dẻo, mỏng như lá lúa, bước lên đứng bên bàn tế, hôm nay nó không mặc áo vàng như trước nữa, nó mặc một bộ áo cánh hạc màu trắng tinh, hai cánh tay và lưng áo thêu đầy hình âm dương bát quái, hai bên vạt áo lại vẽ vô số chữ loằng ngoằng như giun như dế. Linh hôm nay cũng đứng vào phụ đàn, nàng mặc một bộ đạo bào màu đen, thêu hình con hạc sau lưng, đầu búi tóc kiểu giả nam trang. Chờ đến đúng 9h, thằng Việt nhón một nhón muối, ném qua ngọn lửa đèn cầy, đám muối cháy tanh tách, nổ xòe như bông. Gác thanh nhuyễn kiếm lên bàn, nó một tay cầm một quả chuông đồng, một tay cầm tám đồng xu nối với nhau bằng chỉ đỏ, rồi nó lắc quả chuông liên hồi, mồm liến thoắng đọc chú. Bỗng gió nỗi lên ào ào, lúc này thì Linh mới chính thức chạy đàn, nàng xoay thanh kiếm ngang ngực, tay bắt kiếm quyết rồi lại chuyển sang áp chỉ, trỏ hai ngón lên trán, bắt đầu chạy quanh đàn tế, vừa chạy vừa đọc đều đều như tụng kinh. Thằng Việt đặt chuông xuống, hai tay tung xâu tiền lên không rồi bắt lấy, nhẹ nhàng tung hững, vừa tung vừa bắt quyết, miệng đếm từng đợt: ” Thanh! Yến! Hỏa! Tích Lịch! Phổ! Ám! Phi! Tân!….”, nó đọc đến chữ “Vệ” thì dừng lại, ép xâu tiền vào hai lòng bàn tay, nhẹ nhàng miết một cái, sợi chỉ đỏ đứt tung, rồi nó quăng tám đồng tiền ra tám hướng. Khi đồng tiền cuối cùng quăng đi thì nó hươ tay chỉ thằng về trước, lại giật về bắt quyết ngang chân mày, cuối cùng là xòe cả bàn tay ấn xuống đất. Sau đó, thằng Việt nâng một cái đĩa vẽ hình tứ linh ra, trên đĩa chia thành nhiều vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng lại chia thành nhiều khoanh nhỏ đều nhau, trong mỗi khoảng trống lại có mấy chữ bé tí khắc vào. Nó nhẹ nhàng cầm cái đĩa lên đặt vào một que hương độc nhất đang cháy dở trên bát hương con, kì lạ thay, cái đĩa đững vững không hề nghiêng ngả chút nào. Thằng Việt lẩm nhẩm đọc quyết chú, một tay chỉ vào khoảng Ấn đường, một tay chắp lại, chừa ngón trỏ và ngòn út, trỏ vào cái đĩa. Bỗng nhiên, cái đĩa từ từ quay trên que hương, cứ càng ngày càng quay tít mù mà que hương thì vẫn cứ từ từ cháy tiếp như thường. Ở ngoài vòng, Linh đã ngừng chạy, bày rất nhiều đèn thành hình thất tinh, hướng thẳng về bắc. Gần một giờ sau thì hương hết, cái đĩa quay dần dần chậm lại rồi dừng hẳn, thằng Việt vẫn dữ nguyên vị trí tay trỏ rồi vạch một đường mực đánh dấu chỗ ngón tay vừa chỉ vào, xong nó đặt cái đĩa xuống, khiêng một cái lư đồng nhìn như lò bát quái ra, đặt lên bàn tế. Thì ra cái lò đó là đựng những vỏ cây xay với bột vẽ bùa. Nó cầm một đấu nếp rắc đều ra xung quanh, rắc cả đậu đỏ, đỗ xanh nữa, xong nó khẽ khoát tay, rồi đột ngột vung mạnh tà áo một vòng, đồng loạt chỗ gạo đỗ vừa rắc bỗng cháy sáng đỏ hồng, xong thằng Việt cúi xuống bốc chín nhúm tro lên, thả vào trong lò bát quái. Lúc này, Linh như bỗng xuyên bốn lá bùa vàng vào cây kiếm đào mộc, đứng thẳng người bắt quyết niệm chú, nhanh như cắt lao ra chỗ bảy ngọn đèn, chĩa mũi kiếm xuống hất vào bấc đèn, mỗi lần hất là một tư thế, một kiểu kiếm quyết khác nhau. Nhưng mỗi lần hất….một ngọn lửa lại bay vù từ ngọn đèn lên trên cốc dầu đặt trên đỉnh cờ từ bao giờ, mỗi ngọn hất được bảy lần thì tắt, và khi ngọn đen cuối cùng tắt cũng là lúc đỉnh của hai tám cây cờ sáng lên ánh đèn. Trên đàn, thằng Việt lạy ba lạy rồi cầm lấy cây nhuyễn kiếm, chỉ ngang chỉ dọc xong rồi xoay một vòng, đọc to:

– Thiên địa hữu tình! Trừ ma vệ đạo! Khôn thiêng giúp ta! Cứu khổ bá tánh!
Thái Thượng Lão Quân cấp cấp như luật lệnh!

Xong nó uốn cong cây nhuyễn kiếm, cắn ngón tay lấy máu rồi búng lưỡi kiếm chỉ thằng vào miệng lò, ngón tay ép vào mặt kiếm cho máu nhỏ theo rãnh kiếm ra đến mũi. Trong lúc giọt máu từ từ chảy xuống mũi kiếm thì lửa từ hai tám ngọn đèn trên cờ bỗng phụt thẳng vào lò như phun xăng. Lò bát quái cháy bập bùng cháy lên, rồi khi giọt máu nhỏ vào lò, bất ngờ ngọn lửa bùng cháy xanh lam cao vượt đầu người. Thằng Việt mỉm cười hài lòng, lấy mấy nhành lá, cỏ cây trên bàn quảng vào lò, sau đó lấy mười tám lá bùa xanh, xuyên vào lưỡi kiếm, tay trái nhẹ nhàng tuốt cả chỗ bùa vào lò, gác kiếm lên xong lại bắt quyết chỉ tay vào lò khấn lầm rầm. Cuối cùng nó đậy nắp lò lại, tay vớ lấy cây phất trần phất mấy cái xong mở nắp lò ra,bên trong lò là một thứ bột nhuyễn màu đen xì. Nó lau mồ hôi rồi bước xuống đàn, bảo thằng D lót tay kĩ xong bê cái lò xuống, đem ra sân, sau đó lấy tiết gà, máu chó đen hòa vào chục thùng nước, mỗi thùng ba bát mỗi loại. Hòa xong thì chia đều chỗ bột đen ra, hòa đều vào các thùng sao cho đừng sóng thành bọt. Làm xong tất cả thì cả bốn đem chỗ này ra ngoài làng, lấy chổi con quét vôi nhúng vào, quét nước này lên cửa mỗi nhà. Nhà nào cũng phải quét thành hình vòng tròn, giữa vạch một đường thẳng chia vòng tròn làm hai. Cả đêm hôm đó tới tận sáng hôm sau, bốn người chúng tôi và mấy chú bác lớn tuổi đem quét hết từng nhà, ngay cả trụ sở xã cũng quét. Làm xong thì đã hơn 9h sáng, vẫn còn thừa một thùng, thằng Việt bảo cất đi ắt có lúc dùng đến, để bao lâu cũng được.

Sau đợt đó, trong làng yên hẳn, đường vào làng cũng không bị chặn nữa, dân làng lại thoải mái ra vào, làng lại tấp nập như trước. Nhưng một ngày, lúc 2-3h sáng bỗng có tiếng trống dồn dập trong núi, sau đó là tiếng reo hò, chửi bới, rồi tiếng chạy rầm rầm trên đường làng. Cả làng vẫn còn khiếp hãi chuyện lần trước nên im bặt, mấy nhà gần mặt đường có người lén nhìn qua rèm thì thấy một đám đen trắng đủ cả, chạy ầm ầm từ trong núi ra ngoài rồi sáng lại chạy về. Ba ngày sau, một hôm thằng Việt bảo bọn tôi chuẩn bị vũ khí, đồ nghề bùa phép thực kĩ. Tôi vội hỏi:

– Tao tưởng xong rồi chứ! Bây giờ còn làm gì nữa?

Thằng Việt cười đáp:

– Lần trước chỉ là phòng thủ thôi, lần này mình sẽ không chỉ phòng thủ nữa.

Thằng D ngơ ngác :

– Thế rốt cục là bây giờ phải làm những gì nào?

Thằng Việt nhẩm tính gì đó rồi bảo:

– Còn rất nhiều việc, rồi còn phải đi gặp vài người bạn cũ, đi gặp đồng minh, đi mượn vũ khí,…nhiều lắm. Phen này có dịp cho mày trổ tài đấy thằng cốt đột. Tre muốn chặt thì gai phải đốn!

Nghe nó nói úp úp mở mở chẳng hiểu gì cả, làm mình sốt hết cả ruột
Liền một tháng sau là bận rộn, đối phó với đủ thứ biến cố, dọn đường cho trận đánh thực sự.

Ngoại Truyện :

Năm nay ông Bách cũng đã phải hơn trăm tuổi là ít, râu tóc bạc phơ mà da dẻ lại hồng hào, dáng mực quắc thước. Tôi ngồi chơi cờ với ông, nhân lúc vui chuyện, tôi hỏi:

– Ông cho con hỏi cái này. Ông có bí quyết gì mà sống thọ đến như vậy ạ? Con chỉ ước sống lâu bằng một nửa ông là phúc lắm rồi!

Ông Bách cười khà khà, vuốt râu đáp:

– Để sống lâu thì trước hết phải biết buông chứ đừng nắm. Các cậu ngày nay sống không thoát nổi tham sâm si, lúc nào cũng thấy là chưa đủ, đầu óc lúc nào cũng ưu phiền. Cái gì mình càng tìm đến thì nó lại càng chạy xa, cứ mặc theo tự nhiên, biết đâu đấy!

Rồi ông trầm ngâm :

– Ta sống đến ngần này tuổi, những tưởng sự đời chưa có cái gì là chưa biết, sự học chẳng có cái gì là không thông. Ấy vậy mà vẫn còn phiền não!

Lời ông Bách nói quả thực rất khó hiểu, khiến người ta phải suy ngẫm lâu mới hiểu chút ý trong đó, đúng là người càng sống lâu thì lại càng khôn ngoan, mình mới hiểu biết chút ít mà đã tự phụ là đi nhiều biết lắm, nay ngồi cạnh ông mới thấy mình chẳng qua cũng chỉ như hạt cát trong biển thời gian. Tôi băn khoăn :

– Ông nói là ông còn phiền muộn! Vậy ông cứ thử nói cho con nghe cái phiền của ông xem sao, có khi lại trút được.

Ông Bách trầm ngâm :

– Đời ta có hai cái vẫn day dứt. Cái thứ nhất là ta không tìm anh trai ta về nhà được, cũng chẳng khuyên phụ mẫu xin tội cho anh được. Cái thứ hai là mối tình thời trai trẻ của ta.

Tôi ngạc nhiên nhìn ông, ông tiếp :

– Đừng có nhìn ta như vậy, hà hà! Ta cũng có một thời tuổi trẻ, cũng từng như các cậu, biết yêu biết hận, biết hờn ghen, tức tối. Mọi chuyện cũng phải gần trăm năm rồi….

Năm đó, ta mới mười bảy tuổi, ta đem lòng yêu cô gái nhà hàng xóm. Hai ta là bạn thanh mai trúc mã, lớn lên với nhau từ bé. Gia đình hai bên thấy đôi trẻ vừa ý nhau thì cũng vừa ý, hứa là đợi khi cô gái đến tuổi hợp sẽ gả cho ta làm vợ. Được tin ấy ta vui lắm, đếm từng ngày từng đêm chờ đến tiết Lập xuân năm sau. Nào ngờ, mùa đông năm đó ta lại bị nhiễm khí hàn, bệnh lại biến chứng thành bệnh khác. Lang y đều bó tay, cha mẹ ta khóc hết nước mắt, ta thì chỉ còn đợi lúc bỏ vào quan tài, hi vọng ta sống được chỉ còn trông vào thuật bù thọ của họ nhà ta, nhưng cả họ chẳng có ai có duyên âm với ta để làm thuật này. Thế rồi Anh Anh, người con gái ta yêu đã vì ta mà tình nguyện lấy tuổi thọ mình bù vào tuổi thọ của ta. Mọi chuyện thực ra do cha ta sắp đặt, ông biết để cứu ta thì chỉ có duyên âm của Anh Anh mới hợp với ta nên nhiều lần nói bóng gió đánh động cho nàng biết. Rồi thì chuyện đến nó cũng đến, Anh Anh đổi bảy mươi năm dương thọ cho ta, chỉ xin giữ lại hai tháng dương thọ để cùng ta sống nốt những ngày cuối đời.

Sau khi được bù thọ, bệnh ta khỏi chỉ sau hai ngày, không những thế ta lại còn hưởng thêm bảy mươi năm dương thọ, thấy bệnh hết thì ta rất vui mà chẳng hiểu sao. Suốt hai tháng sau khi ta khỏi bệnh, cha ta tự nhiên không ép ta học dồn dập như trước nữa, bảo ta cứ chơi cho thoải mái, cho bệnh chóng bình phục. Có cơ hội ta liền đưa Anh Anh đi chơi khắp Thiểm Tây, Cam Túc, lúc trở về ta đề cập đến chuyện kết hôn thì cha lại ậm ừ kêu để sau tính tiếp. Lúc đó ta mới sinh nghi, rồi ta dò hỏi Anh Anh, khéo léo gợi chuyện ra, nhưng nàng cứ nhất quyết giấu không nói. Khi đó cái tính sĩ diện của ta bùng lên, ta mắng mỏ nàng, không nhìn mặt nàng nữa, suốt một tuần ta đóng cửa không gặp mặt ai, lòng đinh ninh tất cả đều giấu diếm mình điều gì. Nhưng một ngày, cha ta gõ cửa bảo ta một câu mà đến giờ ta vẫn nhớ như in từng thanh điệu, cảm giác lúc đó :

– Con à! Con có sang viếng Anh Anh với cha không?

Như một con thú hoang, ta lao đi, ta điên cuồng bật cả nắp quan tài ra để ôm nàng, xin lỗi nàng, nhưng muộn mất rồi. Anh Anh của ta nằm đó, không còn hơi ấm nữa, không còn nói cười với ta nữa, hình như khóe mi nàng còn đọng một giọt lệ. Người nhà nàng, đưa xấp thư nàng viết gửi ta, họ nói trước khi mất mấy ngày, ngày nào nàng cũng ngồi viết chỗ thư này, lại dặn dò kĩ càng là chỉ mình ta được đọc. Sau đó thì nàng không bệnh gì mà tự nhiên mất. Ta đem xấp thư về nhà, nâng niu đọc từng câu từng chữ, ta vừa đọc vừa khóc. Trong thư là lời nàng giãi bày tình cảm với ta, yêu thương ta, lá thư cuối nàng giải thích mọi sự thể, lại bảo ta đừng giận cha ta và đừng giận nàng, kêu ta phải sống thay cả phần của nàng nữa.

Đọc xong thư, ta vừa thương Anh Anh bao nhiêu lại càng giận cha ta bấy nhiêu. Rồi ta quỳ trước từ đường, xin dòng họ cho đặt bài vị Anh Anh vào thờ, để cho nàng có một danh phận thực sự, người trong họ vì sợ ta tức quá mà hóa điên nên chấp nhận thỉnh cầu của ta, nhiều chú bác khuyên ta đừng giận cha nữa, làm cha ai mà chẳng thương con. Nhưng ta không nhìn mặt ông, dọn đồ, chuyển ra ở một căn hộ tồi tàn cạnh nhà, lấy nghề làm bánh bao mưu sinh, ngày ngày ta đi qua đi lại trước cổng nhà mình, rao bán bánh bao để trêu tức cha ta. Mãi đến khi ta lấy vợ, sinh ra bác cả của thằng Việt được vài năm, khi đó ta mới hiểu lòng cha mẹ, chịu quay về nhà, xin cha ta tha thứ.

**************************************

Giọng kể của ông Bách cứ trầm trầm dần, nhỏ nhỏ dần, cuối cùng thì như nghẹn đắng lại. Ông Bách đứng lên, vào trong nhà, lúc sau ông đi ra, tay cầm vật gì. Tôi nhìn kĩ thì đó là một cây sáo trúc, ông Bách ngồi xuống, bảo tôi :

– Đây là cây sáo mà lúc còn sống Anh Anh hay nghe ta thổi. Sau khi nàng chết, ta bỏ tâm trí vào phát triển thuật Thanh Âm Du Dã, ta dùng cây sáo này làm vũ khí thay kiếm đào mộc. Mỗi lần thổi lên thì tuy không tấn công được vong linh, ma quái nhưng bất kể là loại nào, tu luyện bao lâu thì khi nghe âm thanh ta tạo ra đều sẽ bỏ chạy cả. Nhân cậu nghe được chuyện ta giãi bày, cũng xem như có duyên, ta dạy cậu môn này.

Nói đoan, ông Bách rút một lá bùa nhỏ, dài, gấp lại thành hình rồi quấn buộc lấy tua sáo. Ông xoay cây sáo sang ngang, bắt quyết hai lần rồi đưa lên miệng thổi. Tiếng sáo nghe trầm bổng, du dương, khi thì hối hả như nước triều, khi lại bồng bềnh như vân vũ, ẩn trong đó nghe như một tâm sự cất sâu trong lòng. Thổi hết bài, ông Bách quay sang chỉ tôi cách vẽ lá bùa kia, cách bắt quyết ra sao, đọc câu chú thế nào. Môn này thực đơn giản mà lại hữu ích, tôi nghe qua hai lần là thuộc hoàn toàn. Xong ông bắt tôi làm thử cho ông xem, nghe xong, ông tấm tắc :

– Cậu có mệnh Chu Long, có thể học được tài nghệ trăm nhà mà không cần dựa vào huyết thống, đấy thực là cái may trong cái rủi của cậu. Nhưng cậu lại thiếu cái duyên nên khó mà thành tài được. Ấy thế mà môn này lại có duyên với cậu, cậu lại có duyên với Thanh Âm Du Dã. Sự đời thực là khó lường, bảo kiếm tầm chủ nhân. Tài nghệ này chỉ cần cậu cố gắng trau dồi thì sẽ vượt cả ta.

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận