Đạo Sĩ Độ Nhân – Tác Giả Gia Huy ( Update Chương 9 )
Chương 3: Quỷ không đầu
– Gấu… Mới về hả con?
Gấu là tên quen thuộc được bà nội đặt cho mình khi còn bé. Vì theo quan niệm người xưa cho rằng đẻ ra khó nuôi, đặt tên xấu cho ma khỏi bắt.
Mình chưa kịp trả lời thì người phụ nữ ấy lại tiếp:
– Mèn ơi, đi đâu cả năm nay, trắng trẻo đẹp trai vậy cà!
Đó là giọng the thé tone cao tận trời xanh của bà Tư Đía. Sở dĩ gọi bằng cái biệt danh ấy bởi vì bà Tư có tật hay nói xạo, chuyện một nói thành mười, chuyên thêm mắm thêm muối. Bà ấy dừng lại với chiếc xe đạp cót két chở theo là thúng bánh bò, bánh tiêu thơm nứt mũi. Phải công nhận một điều rằng bánh của bà Tư làm ngon nhất xã, không ai sánh bằng.
Sau khi chào hỏi vài câu xã giao và mua thêm vài cái bánh lát về nhà hai ông cháu cùng ăn. Trước khi tiếp tục cất bước mình hỏi:
– Sao nay đem bánh ra chợ bán trễ vậy bà Tư, lúc trước trời còn trưa sáng con đã thấy bà ngoài đó.
Đang loay hoay sửa sợi xích xe đạp bị trật răng bỗng khuôn mặt vui vẻ ấy chuyển sang lấm lét sau khi nghe câu hỏi. Giọng người đàn bà ấy bỗng nhỏ lại và ghé sát vào tai mình cứ như là sợ một thế lực gì đó nghe thấy.
– Bà Tư bị quỷ nó phá, ở đoạn cây dầu ngay cánh đồng hoang gần nhà con nè.
Vừa nói vừa hấc hàm về phía có địa điểm làm bà đến suốt quảng đời còn lại chẳng thể nào quên được. Đó là một cánh đồng rộng khoảng năm trăm mét vuông nằm sát con đường về nhà của mình. Giữa cánh đồng là cây Dầu cao chót vót. Không ai biết nó đã được trồng từ bao giờ, chỉ biết khi còn nhỏ mình và thằng Phúc cùng đám nhóc trong xóm thường kéo nhau ra đấy chăn bò, thả diều. Tán lá cây dầu rất to có thể phủ bóng rất rộng vì thế đó cũng là nơi đóng quân ưa thích của bọn trẻ mỗi khi có nhu cầu nghỉ mát.
Hôm đó bà Tư Đía mang bánh ra chợ sớm khi trời còn chưa sáng. Đang đạp chiếc xe cũ kĩ chở theo thúng bánh đến đoạn cánh đồng hoang thì bỗng có một người phụ nữ khoác trên người chiếc Xà Rông trang phục truyền thống của dân tộc Khơme, quấn quanh cổ là chiếc khăn quàng đen đứng bên vệ đường, vẫy tay có ý muốn mua hai mươi cái bánh bò. Vì chưa mở hàng mà đã gặp khách sộp nên bà Tư không để ý đến cách ăn mặc kì lạ của nữ khách kia. Chỉ biết miệng cười vui sướng, và cặm cụi gói hai mươi cái bánh lại, khi bà vừa ngước lên trao bánh cho khách và báo giá:
– Cho tui xin bốn…
Chưa kịp dứt câu thì bà Tư tá hoả tam tinh miệng cứng lại, tim đập gần như bay ra khỏi lồng ngực. Vì thứ đang đứng trước mặc bà Tư Đía vẫn là vị khách kia nhưng chỉ có từ phần cổ đang quấn chiếc khăn trở xuống. Còn cái đầu đang lơ lửng tít trên ngọn cây dầu. Ánh trăng mờ ảo soi rọi xuống từng tất đất, len lỏi qua từng kẻ lá. Những cơn gió rít lên từng hồi, mang theo cái lạnh như từ cõi âm ti ùa về thổi qua lũy tre làng khiến thân chúng vặn mình nghe răng rắc, có lúc kẽo kẹt. Những âm thanh đó hoà lẫn với nhau nghe như một bản nhạc cầu hồn khiến người ta chỉ cần nghĩ đến thôi cũng phải rợn tóc gáy. Cái đầu quỷ dị kia từ từ bay thấp xuống là là trên mặt đất tiến về phía bà Tư. Người bà Tư Đía lúc này mềm nhũn ra như bún, mắt tối dần rồi bà lịm đi mặc phó cho số phận.
Kể đến đây bỗng người phụ nữ ấy rùng mình lên một cái, mặt tái xanh, cắt không còn một giọt máu rồi bà nói:
– Bữa đó mà không có chú ba thì chắc cái mạng già này chết queo rồi.
Mình ngạc nhiên ngắt ngang:
– Chú ba nào vậy bà Tư?
– Thì là ông nội con chứ ai, cũng hên là lúc đó ổng đi cắm câu về. Thấy bà nằm xỉu trên đường, nên ổng cõng chạy về nhà rồi hô hào bà con lối xóm qua giúp đỡ.
Nếu câu chuyện đầy ma mị này được truyền khẩu lại bởi một người khác thì có lẽ mình đã tin sái cổ. Nhưng đây lại là bà Tư Đía nổi tiếng thêm mắm thêm muối cả cái xã này không ai là không biết. Người ta thường nói “có thờ, có kiêng, có thiêng, có lành” vậy mà chỉ vì thoả mãn được cái tật xấu là nói xạo mà bà Tư lại mang cả quỷ thần vào trong câu chuyện nhằm qua mắt thiên hạ.
Nhưng có lẽ mọi suy nghĩ nghi ngờ của mình đều hiện rõ trên khuôn mặt nên bị người phụ nữ ấy dễ dàng đoán được. Bà đạp chiếc xe rời đi không quên để lại câu nói:
– Không tin về hỏi ông nội bây thì biết!
Trở lại với con đường quen thuộc, mình lại rảo bước muốn mau chóng về đến nhà, xác minh câu chuyện vừa rồi của bà Tư Đía với ông nội. Và tất nhiên là có đi ngang qua cánh đồng hoang với cây Dầu sừng sững hiên ngang giữa đất trời. Nhưng sao hôm nay khung cảnh ấy có gì đó lạ lắm, không còn quen thuộc như lúc trước. Dù là ban ngày nhưng không hiểu sao vẫn có cảm giác như có ai đó từ trên cây Dầu đang dõi theo từng nhất cử, nhất động của mình.
Cách đó khoảng năm trăm mét là ngôi nhà mái ngói đỏ. Xung quanh có một hàng cây Trúc Quân Tử xanh mướt bao bọc, tránh kẻ lạ xâm nhập vào khuôn viên bên trong. Tuy hàng trúc ấy dày đặt nhưng vẫn giữ được vẻ thoáng mát mà vẫn không kém phần uy nghiêm của căn nhà. Chỉ vừa bước đến cổng thôi, người ta có thể ngửi thấy mùi trầm hương thoang thoảng quanh đây, ấm áp và nồng nàn, dịu nhẹ và không gắt. Từ bên ngoài sẽ thấy ngôi nhà được thiết kế theo phong cách xưa và đầy đủ các yếu tố tạo nên “Tàng Long Tụ Khí” thường được nhắc đến trong thuật phong thủy. Trước sân, một ông lão đã ngoài tám mươi, hơi gầy, đang lom khom tưới nước cho hai chậu cây Thiết Mộc Lan.
Mình kêu to:
– Ông nội ơi!
Ông lão lúc nãy bị âm thanh làm giật mình buông rơi xô nước đang tưới dở, miệng hấp tấp:
– Chết cha, chết mẹ mày cái thứ âm binh cô hồn các đảng làm tao hết hồn.
Vì quá vui mừng nên mình quên bén đi việc ông nội thường bị liệu.
– Mới về hả Gấu, sao không cho nội biết để chuẩn bị cơm trưa hai ông cháu cùng ăn.
– Con định Tết về nhưng lại có dịp bất ngờ nên không kịp báo nội biết!
Mình vừa nói vừa cười rồi hai người dắt nhau vào nhà. Mọi đồ vật bên trong vẫn vậy, vẫn yên vị trí cũ. Cái tủ thờ luôn được lau chùi sáng bóng dùng để thờ “Cửu Huyền Thất Tổ”. Cửu tức là chín, Huyền được hiểu như đời, thế hệ. Thất là bảy, tổ được tính từ đời ông nội là nhất tổ, ông cố là nhị tổ, ông sơ là tam tổ, cứ thế mà xếp tiếp các bậc cao hơn. “Cửu Huyền Thất Tổ” được hiểu nôm na là chín đời và bảy ông tổ trong dòng họ.
Ông nội ngồi vào bộ ghế làm bằng gỗ Hương đặt ngay giang nhà chính có chạm khắc hình Long, Lân, Qui, Phụng một cách tinh tế. Sau khi để ông nội hỏi thăm về việc làm ăn ngoài Vũng Tàu, thì mình kể sơ về tình hình của anh Trung bị tai nạn, giấc mơ về mấy con nghiệt súc. Sau đó thì đến câu chuyện của bà Tư Đía.
– Chắc bữa đó bà Tư đi bán sớm rồi trúng gió nên nằm ở đó hả nội?
Mình cố đưa ra những suy luận để chống lại câu chuyện của bà Tư. Nhưng rồi ông nội đáp lại bằng câu nói làm mình vô cùng thất vọng:
– Đúng là bả đã gặp oan hồn!
Trả lời câu nói đó là một câu hỏi mang đầy tính hoài nghi:
– Nhưng sao nội biết?
Ông lấy ra điếu ba số từ trong gói, dốc ngược đầu lọc nện vài cái xuống bàn rồi đưa lên môi. Dùng chiếc hộp quẹt zippo mà mình đã tặng lên châm lửa, kéo một hơi dài từ từ nhớ lại.
To be continue…..
hay