MỐI KHINH KHỦNG TẠI ĐỒN LÍNH PHÁP
Cái tính hiếu sát của hắn đã tỏ lộ rõ ràng hai lần: lần thứ nhất, khi hắn được tập “bay-don-nét” đâm vào những thằng người rơm giả làm quân địch. Hắn tự nhiên thấy nóng mắt, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, và tưởng tượng ngay rằng những thằng người rơm đó là những kẻ bằng da bằng thịt… Chính vì thế mà lưỡi “bay-don-nét” nhọn hoắt và sáng loáng kia, hắn đâm phập vào một cách rất là sung sướng, hơn nữa, khi rút đầu nhọn ra, còn có máu nóng nung theo!
Chúng ta cũng nên công nhận cho hắn rằng trước đây, hắn không bao giờ ngờ rằng mình lại có ý muốn “thích giết người” đến như vậy… Lần thứ hai, là trong cuộc tập bắn. Mỗi phát súng của hắn trúng bia, là hắn thấy trong lòng hồi hộp vô cùng, tưởng tượng ngay rằng hồng tâm ấy chính là trái tim một kẻ trúng đạn ngã xuống và giãy giụa trong vũng máu. Cũng may là trường bắn lúc đó đông người, chứ không thì rất có thê hắn quay súng chếch đi, đê nhắm bắn vài người bạn đồng ngũ đứng không xa bia mấy, cốt đê hô to lên số điêm của người tập bắn trúng hay sai đích nhiều ít thế nào.
Một người lính thường, có một bộ thần kinh lành mạnh tất không bao giờ có những ý tưởng khát máu như hắn. Nhưng có lẽ ông thầy thuốc khi khám sức khỏe của hắn đã không lưu ý đến cái bệnh “tinh thần” kia của hắn, nên hắn mới có thê khoác được lên người bộ quân phục, và trong khi tập bắn và tập “bay-don-nét” mới có ý nghĩ ghê gớm kia!
Trong thời đại chiến thứ nhất – mà các ông “quyền” thường gọi là thời “la ghe đít-nớp-săng-cà-cộ”, cái đồn lính Pháp này, đóng sát ngay biên giới, ở một chỗ đèo heo hút gió nhưng được cái không khí trong quân ngũ cũng không lấy gì làm buồn tẻ lắm. Vì ở đây đã thu thập được một số người có rất nhiều nghề lạ: anh Vệ Choắt, trước đã đi theo gánh xiếc có tài thổi kèn “bú-dích” bằng dọc đu đủ, và vận hơi trong bụng nói được thành tiếng rõ ràng, nghe vẳng như tự đằng xa đưa lại trong khi hai môi anh không hề mấp máy chút nào… Lại anh Binh Thông, hãy còn ít tuổi mà đã bạc đầu – trước hình như đi hát tuồng trong một rạp nào ở ngõ Sầm Công hay Tam Thương gì đó – trong lúc hứng chí vẫn ca những bài hát Nam hay hát Khách, với những điệu bộ ngẩn ngơ thì thực khó ai nín cười với anh được! Lại cả anh Bếp Toóng-đơ nữa, trước có kiêm cả nghề thầy cúng, thầy tướng, cung văn và kép nhà trò nên anh không bỏ lỡ một dịp nào mà không thi thố những sở trường… Anh em trong đồn săn được một con hoẵng, thế là anh lập tức tổ chức ngay một buổi tế… bà chúa rừng. – Có đủ cả bát âm, hát nhà tư và múa bài bông nữa. Nhờ có bọn người vui tính ấy, nên không khí trong cái đồn biên giới này không bao giờ buồn tẻ, mặc dầu bọn người lìa gia đình này chẳng phải là không có nhiều lúc thương nhớ vợ con…
Đêm hôm đó, – vào hạ tuần tháng mười – đã bắt đầu giá lạnh. Trong đồn, dưới ánh mấy cây nến ấm áp, bọn Bếp Toóng-đơ đương quây quần lại mà hát cô đầu với nhau, cười nói giòn giã, thì điệu kèn “tắt lửa” nổi lên…
Binh Thông buông hai thanh tre dùng làm phách xuống, rồi ra hiệu cho Vệ Choắt tắt nến đi:
– Bọn ta quấy nhộn lắm, xem chừng ngài Đội đã có ý “trù”, kèn “tắt lửa” rồi mà còn đê nến, khéo mà anh em ăn cơm muối nhọc!
Vệ Choắt đã thổi nến, sực nhớ lại hỏi:
– À, mà cậu Cả Hợp mò mẫm đi đâu bây giờ chưa thấy về?
Cả Hợp là một anh lính mới, xinh tươi, rất được bọn các cô “mái” miền sơn cước quý mến… Hợp hiền lành, ngoan ngoãn, nên được tất cả các bạn đồng ngũ coi như đứa em nhỏ và hết sức che chở mỗi khi mắc phải lỗi lầm. Bếp Toóng-đơ chép miệng mà bảo:
– Tôi thấy thằng Hợp đi vào trong làng Mường từ lúc chập tối, chắc nó lại có hò hẹn với cô nào… Nhưng thằng bé độ này cũng mảng vui chơi quá, thường về ngủ chậm, thế nào cũng có một hôm ngài Đội vớ được lại phải tù sớm!
Nhưng không, Bếp Toáng đã quá lo xa… Lần này, dù vắng mặt lâu đến chừng nào, binh Hợp cũng không phải bị phạt.
Vì buổi sớm hôm sau, anh gác đã tìm thấy xác Hợp co quắp trên một mô đất nhỏ, cách đồn không xa mấy. Đầu Hợp bị chém gần lìa khỏi cổ, bằng một lưỡi “bay-don-nét”, lưỡi hãy còn sáng loáng một cách rùng rợn, dưới ánh triêu dương hãy còn nặng trĩu sương mờ!
Hợp bị ám sát một cách bí mật như vậy đã là một lối lo nghĩ cho các cấp chỉ huy. Cuộc điều tra lập tức được mở ngay, nhưng kết quả cũng không có gì, thì lại xảy ra một việc khác cũng tương tự như vậy.
Khác hẳn vụ án mạng trước, lần này người ta không còn nghi ngờ gì là chuyện thù hằn nữa. Vì kẻ bị giết, anh lính trẻ tuổi Lặc, lại là một người ngoan ngoãn hiền lành nhất trong cái đồn biên giới này. Lặc mới mười chín tuổi, không hề giận ai bao giờ, mặc dầu anh em đồng ngũ có tinh nghịch mà đặt cho cái biệt hiệu Di Lặc. Vì Lặc tuy còn ít tuổi, nhưng phốp pháp béo tròn. Hai má lúm đồng tiền, cái bụng anh phè phè, ai có đùa nhiều, chế giêu quá thì anh chỉ đỏ mặt mà cười hề hề…
Vậy mà Lặc cũng bị giết, và cũng trong một trường hợp rất dị kỳ. Đêm hôm ấy, Lặc nhân có người nhà gởi lên cho một ít tiền và quà bánh, đã đem khao anh em… Một bữa linh đình được tổ chức và nhân những dịp này, các bạn ít có liên lạc gia đình cũng được chia vui, bớt phần buồn bã… Chính bữa ăn linh đình ấy đã giết Lặc. Vì anh em ăn uống xong, đi ngủ quá lúc 1 giờ đêm, Lặc lổm ngổm bò dậy. Người bạn nằm bên hỏi:
– Di Lặc đêm khuya còn định đi đâu đấy?
Lặc ôm bụng nhăn nhó đáp:
– Nguy quá, anh ạ, tôi đau bụng từng cơn cuồn cuộn, tưởng có thê chết đi được. Tôi đã uống gần nửa chai dầu Nhị Thiên mà cũng không đỡ.
Và Lặc với tay lấy chiếc mũ vải vàng:
– Trời bên ngoài lạnh lắm, bây giờ phải ra giải quyết cái vấn đề “tiêu hóa” thì thực là buồn…
Lặc ra khỏi phòng, người bạn đồng ngũ lại còn cười, hỏi đùa tiên một câu:
– Liệu đi nhanh nhanh mà về nhé, ngồi lâu ngoài ấy, ông “ba mươi” vồ bắt thì lại cũng được một bữa “thương thực” đấy!
Nào có ai ngờ câu nói ấy lại là một lời vĩnh biệt: Lặc không bị con cọp vồ, nhưng lại bị ám sát thì cũng thế… Người bạn nói câu ấy sau đó đi ngủ, nhưng tới sáng, bừng mắt dậy, vẫn không thấy Lặc đâu cả… Trước hắn còn tưởng cái bệnh đau bụng của Lặc chưa khỏi, nhưng đợi mãi một lúc, vẫn không thấy Lặc trở về, hắn mới hoảng hốt đi báo cho viên Đội.
Thế là trong đồn phút chốc đã náo động vì cái tin Lặc bị ám sát, lần này cũng bị đâm chết bằng “bay-don-nét”. Một điều đáng chú ý hơn nữa là Lặc lại bị giết cách chỗ người đứng gác không xa là mấy. Theo lời người gác nói thì hắn đứng gác chỗ cách cây quéo cổ thụ chừng ba mươi thước đúng lệ thường, cứ nửa giờ đồng hồ thì hắn đổi “rỏn” một lần, đi đến đầu Suối Bạc thì trở về… Đêm hôm đó hắn cũng vẫn theo thường lệ đi gác và đi “rỏn” và cũng không thấy có điều gì lạ cả, mãi cho tới khi sáng, lúc thấy trong đồn náo động, hắn mới đê ý thấy phía sau gốc cây quéo như có nhiều ruồi nhặng bâu quanh một vật gì.
Và đó chính là xác chết của Lặc.
Theo sự khám nghiệm của ông quan ba thầy thuốc thì Lặc bị giết không sớm hơn trước lượt đi “rỏn” lần thứ ba của người gác là mấy. Cuộc điều tra tiến hành ráo riết và chỉ đi đến một kết quả là: Lặc đã bị giết một cách thật là oan uổng, có lẽ hung phạm nhằm giết người gác kia, đã núp vào sau gốc cây quéo từ lâu lắm, và vô tình, Lặc đã tới đó trước khi người gác đi “rỏn” nên hung phạm nhầm tưởng là hắn mà hạ sát.
Điều này khám phá ra, làm cho những sĩ quan được lệnh mở cuộc điều tra càng thêm bối rối vì khi hung phạm đã nhằm giết một người như vậy, tức là phải có một duyên cớ xác đáng nào…
Điều đáng chú ý nữa là giữa Hợp, – kẻ bị giết lần trước – với người lính gác, bị giết hụt lần này, không hề có một chút gì dính líu với nhau cả. Hợp thì có thê ngờ rằng vì chuyện ghen tuông mà bị giết, nhưng đối với người gác chết hụt này thì thực không còn có thê nghi ngờ điều gì được. Hắn là người lính gương mẫu, không hề phạm lỗi bao giờ, đối với anh em rất là khéo xử lại sẵn sàng giúp đỡ đối với mọi người… Có thê nói rằng ai hắn chỉ có thân ít hoặc thân nhiều mà thôi chứ không hề có một kẻ thù..
.
Binh lính trong đồn bàn tán rất nhiều về việc Lặc bị giết oan uổng, và nhiều người mê tín lại cho ngay rằng đó là một chuyện tác quái của con ma cây quéo. Người ta xì xào bảo: Cây quéo có một con ma to lắm, là một người con gái trước đây đã treo cổ lên cây đó đê tự tử, và oan hồn lẩn khuất, thường vẫn mặc áo trắng hiện lên trêu ghẹo mọi người…
Nhưng còn Hợp? Bọn người mê tín cũng buộc tội cho con ma cây quéo đã run rủi cho Hợp bị giết một cách bất ngờ…
Các nhân viên có nhiệm vụ điều tra thì nhận xét một cách thiết thực hơn, nhất là ở chỗ hai người bị thiệt mạng cũng đều bị lưỡi “bay-don-nét” đâm hay chém cả. Như vậy thì hung phạm là một quân nhân ở trong đồn, mới quen sử dụng thứ khí giới này và thứ nhất mới có thê đi lại trong khu vực mà những người gác không nghi ngờ gì hết.
Điều thứ nhất này làm cho một tờ báo trong quân đội có viết những câu: “Có một con yêu ở ngay trong hàng ngũ chúng ta. Nó lặng lẽ, hung tợn, trong đêm tối đi quanh quẩn rình mò trong trại rồi giết người, không vì một mục đích gì… Bởi vậy tuy có hình dáng người mà đích thực là một con yêu tinh ghê gớm, giết người chỉ vì khát máu mà thôi!”.
Anh em binh sĩ đọc bài báo này chẳng khỏi nhìn nhau mà e ngại. Sự thực họ không phải là người nhút nhát, ra trận, đối diện với cái chết, không có gì đáng sợ, đằng này cái chết lại len lỏi một cách ghê tởm, bất ngờ…
Nhưng họ còn ghê tởm hơn nữa, nếu biết chính con yêu tinh ấy cũng đọc bài báo ấy, sẽ nhếch mép cười một cách rùng rợn, rồi gấp tờ báo lại.
Và trong tuần tới, lại đến lượt viên Cai 73 bị giết, ngay sát cạnh đồn, khi viên này đi kiêm soát các vọng gác. Cũng vẫn mấy nhát “bay-don-nét” gọn gàng, vẫn không một nguyên cớ gì tỏ ra rằng hung phạm đã giết người vì Tiền, vì Thù hay vì Tình!
Một lần nữa, cũng vẫn một con yêu tinh ghê gớm kia hành động!Đê cho một tờ nhật báo trong quân ngũ, sau khi thuật lại rõ vụ án mạng bí mật này, kết luận bằng một câu hỏi làm cho mọi người rợn gáy: “Vậy đến bao giờ thì đến lượt anh hay tôi bị giết?”.
Anh Bếp Toóng-đơ đứng dậy ngáp dài rồi nói:
– Chán quá, tôi đi quanh trại một lúc cho đỡ buồn!
Một bạn nói:
– Trời tối như mực, có gì ở ngoài ấy mà chơi với bời… Anh hãy ngồi xuống đây, hát nốt cái bài “ả phiền” 36 giọng ấy cho anh em nghe nhờ với nào!
Bếp Toóng-đơ với tay lấy cái mũ treo ở trên tường:
– Sẩm hát mãi mà chẳng có ma nào thưởng gì đâu? Thôi, đê đằng này đi cho đỡ cuồng cẳng một lát, rồi chốc nữa lại về hát cho anh em nghe mà…