Một số những chia sẻ – Tác Giả Nâu Đá
Trong câu chuyện ” Bốc Mộ” của mình lần trước, có một số thắc mắc và một số thiếu sót mà mình muốn trả lời và bổ sung và đồng thời sẽ kể thêm một số chi tiết khác để mọi người tin tưởng hơn chuyện của mình không gió máy.
1. “Chuyện mình không sợ ma”
Khẳng định luôn nhé là nếu mà nghĩ đến ma, hay tự mình thần hồn át thần tính í thì bất kể ai cũng sợ. Lí giải vô cùng đơn giản vì ma ở trong lòng bạn, bạn tự biết điểm yếu của mình là như thế nào thì bạn chắc chắn sẽ liên tưởng được ra con ma làm bạn sợ và tự dọa lấy bạn. Ví dụ bạn sợ máu, thì bạn lại hay tưởng tượng ra con ma đấy đầu đầy máu me…
Khi gặp ma thật thì lại là chuyện khác, lúc đó bạn có thể không sợ hoặc chỉ mình mình cảm thấy thế vì những lí do rất đơn giản.
– Hồn ma lúc đó là người nhà mình, và là người mình đã quen mặt
– Hồn ma xuất hiện không khác lúc còn sống mấy, họ không xanh lét hay nhỏ dãi hay máu me be bét đâu bạn. Nếu mình mà thấy thế thì chắc mình cũng sợ xỉu chứ nói gì ngồi đây tám chuyện thế này.
– Thường hồn ma mình gặp thì lại không trêu trọc như những bạn khác hay kể mà người ta về lại hay có mục đích riêng. Thế nên mình không cảm thấy sợ
Càng lớn thì mình càng yếu bóng hơn 1 chút vì cũng có lần bị dọa, và đặc biệt là khi chỉ mình bạn trông thấy thì bạn còn có thể tin là mình mờ mắt gì đó, nhưng khi người lớn cũng thấy, thậm chí còn kể cho nghe thì bạn sẽ hiểu cái cảm giác đấy nó khiếp thế nào, tại vì hồn ma về được rõ ràng như thế thì thường sau họ có những câu chuyện rõ là ghê gớm.
Tuy nhiên khi mà gặp ma rồi và hiểu được rằng ma không đến mức khiếp đảm như dân gian đồn đại, thì mô hình chung là mình không hẳn sợ ma, mà chỉ sợ bị hại thì đúng hơn. Tức là người ta về thì không sao, nhưng bị dọa hay bị bóp cổ… thì có chứ sao không Biểu tượng cảm xúc smile
2. “Chuyện bốc mộ ”
Hồi đó nhà mình đặt niêu đất và dự định là sẽ chôn hoàn toàn chứ không bốc mộ lại nữa. Nhưng không rõ có bạn nào có thân quyến chôn ở Văn Điển không, thì đã từ lâu ở Văn Điển người ta chỉ cho phép những người có công với cách mạng hoặc người thân gần được phép chôn. Sau đó những mộ phần của những người thường đều phải hóa tro hoặc di chuyển về quê chứ không được phép chôn tại đó. Nên nhà mình mới bắt buộc phải bốc mộ cụ lên. Bốc mộ xong cũng phải trấn trạch cẩn thận, rồi tụng kinh cả trăm ngày trời… cơ bản là thủ tục rất lằng nhằng… Sau đấy nhà mình cũng cạch đến nỗi cứ có họ hàng nào mới mất, đều sẽ hỏa táng để tránh phải bốc mộ lại.
3. Một số chuyện râu ria mình muốn kể thêm để các bạn cũng có thể tránh:
– Đừng hứa với người chết: Thực ra cái này cũng khó bạn ạ, nhưng nên tránh hết cỡ. Lúc cụ ông sắp mất thì tối hôm đó không rõ là cô hay chú qua chơi, tuy nhiên lại có hứa với ông sáng hôm sau sẽ mang bánh trôi bánh chay cho ông ( ông còn sống rất thích 2 món này). Sau đó đến khi ông mất thì một phần là mất lúc đêm gần về sáng nên chết đói, và tiếp nữa là ông cũng đợi được ăn món ăn ông thích nhưng người kia lại không thực hiện được nên ông có í quấy quả.
– Đừng thù oán người đã mất hoặc trong khi người ta ốm đau lại đối xử không tốt: Khi người ta gần mất thì sẽ có rất nhiều âm khí hoặc người âm ở gần xung quanh họ để chứng kiến, cho nên khi bạn gây nghiệp vào thời gian đó, âm khí sẽ tụ lại trong nhà và ám vào những vật nào có thể ám, có thể chỉ là trên các tán cây hoặc con vật gì. Không hẳn sẽ bị dọa ma, nhưng gia đạo sẽ lủng củng lắm. Thậm chí ngay chuyện yểm niêu đất của ông mình cũng không phải chuyện nên làm vì làm cho con cháu nặng nghiệp.
– Chuyện treo quần áo trong phòng, không nên treo đồ trắng: Mấy lần mình có đọc được trong một số sách nói rằng không nên treo quần áo trong phòng đề phòng ma chốn vào đó, thần thổ địa sẽ không biết để đuổi đi. Thực ra cũng có phần đúng cũng có phần không vì chả lẽ lại không treo quần áo lên mắc. Tuy nhiên theo như lời người già trong nhà mình nói thì không nên treo quần áo trắng lên mắc, nó giống như đồ tang trắng vậy, rất dễ thu hút sự chú í của người âm. Còn chuyện họ có ám vào đó được hay không thì mình cũng không dám chắc, nhưng thôi tránh voi chẳng xấu mặt nào.
– ” Chiều như chiều vong” và chuyện nên cẩn thận lời ăn tiếng nói: Đó cũng là lí do vì sao càng lớn mình càng nhát hơn 1 chút.
Khi mình lau nhà hoặc phòng thờ, mình có thói quen hát hò nghêu ngao… dù cẩn thận đến bao nhiêu nhưng mình cứ để í rằng hôm nào mình không cắm tai nghe nghe nhạc thì hôm đó không sao. Nhưng khi mình cắm tai nghe nghe nhạc hát hò là mình sẽ bị ngã, cộc đầu hoặc vấp tím mình mẩy. Bác gái mình thì không bao giờ bày được hoa quả trên bàn thờ do hay ăn nói lung tung nên hay bị người âm ” dỗi”.
Ông mình hồi còn sống vốn cũng không phải quá khó tính, nhưng khi mất thì thay tính đổi nết và chấp nhặt rất nhiều chuyện. Khi bác gái đi xem bói thường hay bị ông quở trách về việc tự tiện bốc đồ ăn trước khi cúng hoặc ra đường hay chửi tục những từ liên quan đến cha mẹ cụ kị… nên người âm ngoài đường người ta cũng hay quở lại cho.
Trên đây là một số điều mình chia sẻ thêm, chỉ là những gì mình biết để các bạn có thể cẩn thận hơn, không phải hoàn toàn tin tưởng nhưng cũng là hiểu và phòng những thứ không mong muốn. Nếu có í kiến hay thắc chia sẻ, các bạn có thể liên lạc với mình qua email: [email protected]. Chúc các bạn nhiều sức khỏe.