Home Seo Những câu chuyện tâm linh qua lời kể bà ngoại em – Tác Giả bumkom

Những câu chuyện tâm linh qua lời kể bà ngoại em – Tác Giả bumkom

Chap 2b:
=====
Cây trứng cá chỉ phổ biến ở miền bắc những năm 8x đổ lại. Ngày xưa rất ít người miền bắc biết đến loại cây này.
Ông Th sau lần vào nam mua gạo thì có mang cây này về trồng. Ông tự hào nói cả miền bắc có khi chỉ có vài cây nhưng riêng nhà ông có một cây. Quả loại cây này tuy nhỏ nhưng chín ăn rất ngọt.
Ông Th trồng cây này ngay bên cạnh bờ ao trước cửa chỗ đất mà ông cho là màu mỡ nhất dễ trồng các loại cây nhất và rào xung quanh lại. Cây này hồi mới mua về cao khoảng 1m bà em kể nó cao gần bằng bà em.

Quay lại chuyện nhà ông Th.
Mùa đông năm đấy ông Th có một người bạn trong nam ra chơi. Ông Th phải lặn lội xuống tận thị xã để đón ông N.
Ông N là bạn học thời ở Huế của ông Th, ông N hơn ông Th 2 tuổi nhưng cùng nhau tham gia câu lạc bộ guitar của trường nên chơi thân với nhau.
Ông N sau khi tốt nghiệp thì được người thân giới thiệu bổ nhiệm về quê làm quan trong tận miền Tây.
Chính đợt vào nam nhờ sự giúp đỡ của ông N nên ông Th mới có chuyến đi thành công mang gạo về cho người làng.
Chuyến này ông N ra HN để họp hành gì đó nghe bảo là bàn kế hoạch liên quan đến vận chuyển lương thực cứu đói ngoài bắc.
Đi cùng ông N là ông A, cũng trạc tuổi ông N, ông A hình như là tùy tùng trợ lý cho ông N.
Hồi ông N đến chơi cả làng em xôn xao, người ta đồn đoán nếu ông Th mà học hết trong Huế chắc giờ cũng làm quan rồi. Tiếc là gia đình gặp tai ương.
Lúc ông Th đón khách về thì trời đã về trưa. Ông bảo ông N và ông A ra giếng trong vường rửa mặt và dặn bà em làm một bữa thịnh soạn. Bà Th thì đon đả pha trà mời khách quý.
Hồi đấy vẫn còn nạn đói nhé, nên làm một bữa thịnh soạn bà em cũng phải chạy khắp nơi mua đồ, nào gà, trứng, … và đặc biệt là rượu.
Sau khi ăn uống no say thì cả 3 ông ra bàn đá trước sân ngồi nói chuyện.
Lúc này ông N mới nói về chuyện đợt ông Th vào nam mua đồ. Bà em ngồi rửa bát chỗ cái ao thì hóng được. (Đoạn hội thoại sau thì em dựa vào ý chính viết ra thôi nhé. Chắc chắn là không thể chính xác được)
Ông N: Sau khi anh về được mấy hôm thì bọn Pháp cấm tiệt không cho bà con trong đấy bán gạo nữa. Nếu muốn bán thì phải bán cho bọn nó.
Chúng nó gom gạo để phục vụ chiến tranh bên tây (cái này em đoán là thế chiến thứ 2), chúng nó bòn rút người dân trong đó từng hạt gạo bằng tô thuế, chính sách. Cấm tiệt các giao dịch về gạo.
Ông Th tiếp lời: Vậy đợt này anh ra họp gì thế ?
Ông N: Họp với bọn chính phủ Pháp, bàn cách vận chuyển lương thực qua đường thủy. Đoàn trong nam đợt này đi đông lắm, chắc tôi ở chơi thêm một hai hôm rồi về thôi còn triển khai kế hoạch không nó phạt chết.
Ông Th: Anh bận tôi đâu giám giữ, anh ở lại chơi ngày nào vui ngày đó. Anh còn nhớ đến tôi qua chơi là vui lắm rồi.
Ông N cười.
Ông A nãy giờ ngồi uống trà và nhìn quanh lúc này mới lên tiếng.
Ông A: Tôi có chuyện này lúc nãy trong nhà ăn cơm không dám nói giờ chỉ có anh thì tôi mới dám nói.
Trên đường về khi qua đoạn khúc tôi có để ý thì thấy làng này có khúc sông uốn quanh làng rất tốt, nhưng lại có một mỏm đất lồi ra đến gần giữa sông. Xét về phong thủy thì đất làng này không tốt đâu.
Ông Th: Có phải chỗ đất lấn ra sông mà người ta đang trồng ngô không anh ?
Ông A: Đúng rồi, đứng trên cầu là nhìn thấy đấy. Gần đây có long mạch đấy tôi không rõ là bắt nguồn từ đâu nhưng long mạch này chảy theo sông. Đất khu vực này là đất khả sinh vương, vượng khí rất tốt.
Ông Th: Anh nói vậy thì đúng rồi phía bên kia sông là đất Lam Kinh, khởi nghĩa Lê Lợi ngày xưa.
Ông A: Quả nhiên là vậy, đáng lẽ là đất làng này rất tốt nhưng đột nhiên có cái mỏm kia chắn ngang giống như là lưỡi dao chắn ngang họng vậy.
Chứng tỏ làng này dân làng ban đầu làm ăn rất thịnh, nhưng càng về sau thì càng suy dần suy dần, và kiệt quệ.
Ông Th: Anh đúng là thầy phong thủy số một rồi. Làng này chính là như vậy đấy. Ngay cả đến cụ thân sinh ra tôi cũng không thoát khỏi cảnh ấy.
Trước đây cụ nhà tôi là quan thông dịch cho Pháp, nhưng sau bị chúng bắt và mất trong tù. Nhiều nhà trong làng đang làm ăn phất thì cũng dính sự cố tán gia bại sản. Có cách nào hóa giải không anh ?
Ông A: Hóa giải thế nào được, đó là thế đất, là vận mệnh rồi, anh có phá cái mỏm đấy đi thì cũng vậy thôi. Chỉ có nước chuyển nhà sang làng khác mà ở. Tôi khuyên anh nên chuyển sang làng bên kia sông.
Ông Th: Tôi sinh ra lớn lên ở làng này rời bỏ sao được anh, nơi chôn rau cắt rốn.
Ông A: Nói thật với anh ngay chính khu đất này tôi thấy phong thủy cực kỳ không tốt, mặc dù gia chủ đã cố bày biện và sắp xếp rất tốt. Anh nên đi thì hơn.
Ông Th: Khu đất này làm sao thế anh.
Ông N nãy giờ ngồi nghe lên tiếng:
Ông N: Nhà anh phạm vào 2 thế. Thứ nhất là ngã 3 đường đâm thẳng vào nhà. Thứ hai là đầu voi đuôi chuột. Cả 2 thế này đều không tốt cho gia chủ.

* Nói về ông N và ông A thì ông Th từng kể rằng: Ông N là con của một người gốc hoa thầy phong thủy còn ông A ngày xưa là theo bố ông N học nghề.
Ông A vừa học nghề vừa hầu hạ cho ông N như gia nhân, được nhà ông N coi như người trong gia đình. Sau này khi ông N vào Huế học thì ông A đi theo bố ông N làm nghề.
Đến khi ông N quay về thì ông A đi theo ông N làm phụ tá luôn.
Quay lại câu chuyện.
Ông A tiếp lời, lại còn cái cây trước cổng đổ vào trong nhà nữa, về phong thủy thì nó như lưỡi dao đâm vào gia chủ vậy.
(Đây là cái cây mà hồi còn nhỏ bọn em trú mưa trong chap 1 đấy ạ)
Ông Th: Cây đấy là cây hồi nhỏ tôi và cụ trồng đấy, nó như là kỷ niệm của tôi và cụ vậy.
Đến đây thì bà Th trong nhà đi ra tiếp chuyện. Các ông không nói về chuyện phong thủy nữa.
******
Chính nhờ nghe được đoạn hội thoại này mà bà em sau này mới dặn con cháu trong nhà, không được ở quê mà phải đi nơi khác làm ăn.
Do đó gần như họ hàng nhà em thoát ly hết khỏi quê, sau này bà em cũng bỏ quê xuống ở với nhà cậu em dưới thành phố.
Lạ là những người quê em mà đi tứ xứ làm ăn thường rất phất, khấm khá hơn hẳn so với người ở lại, toàn gửi tiền về quê cho các cụ ở nhà. Làng em có thể gọi thuộc dạng ăn chơi của huyện.
******
Đêm hôm ông N và Th đến chơi thì làng em xảy ra một việc mà bà em còn nhớ như in.
******
Đêm hôm đó cuối đông trời vẫn còn lạnh thì trời đổ mưa lớn sấm chớp ầm ầm, bà em ra thu dọn quần áo mang vào nhà.
Vừa lúc đó thì có tiếng người hô hoán bên ngoài “Sét đánh, sét đánh, chết người rồi bà con ơi…” rồi tiếng bước chân chạy rầm rập qua nhà ông Th.
Như đã kể trong chap 1 thì nhà ông Th nằm ngay phía đầu làng từ chỗ nhà ông ruộng chắc chỉ khoảng một hai trăm mét.
Lúc này ông Th và bà Th cũng nghe tiếng thức dậy chạy ra ngoài. Cả ông N và ông A cũng ra sau đó. Cả nhà ông Th mở cổng rồi chạy theo.
Đoàn người chạy men theo bờ ruộng sang phía góc bên kia ruộng thì thấy có đám người đang đứng người thì cầm đèn dầu, người thì cầm đuốc đang soi gì đó.
Chạy lại gần thì bà em nhận ra có chị gái và anh trai bà em cũng đang đứng ở đấy. Và ở ngay gần đó là xác một người phụ nữ bị sét đánh cháy đen người.
Bà em hỏi ra thì biết đó là chị C nhà cách nhà cụ ngoại em mấy nhà.
Tối nay thấy có mưa lâm thâm mấy anh chị trong xóm rủ nhau ra đồng bắt ếch, bắt được một lúc thì trời đổ mưa lớn sấm chớp ầm ầm, mấy người hô hoán nhau bỏ chạy về làng vì lo sét đánh.
Chị gái bà em có gọi chị C nhưng chị đang mải bắt ếch nên gạt đi, “sợ gì chứ!”.
Thế là mọi người bỏ chạy ra đến hết con ruộng ra đến đường dẫn vào làng thì một ánh chớp sáng lóe lên, rồi tiếng sét đánh đùng một cái rất to, tất cả nằm rạp ra đất.
Chị gái bà em kể lúc đấy mọi người tưởng chắc sét đánh chết hết rồi nhưng may phước 3 đời sét không đánh vào chỗ mấy người đang chạy mà lại đánh vào phía bên kia đồng.
Không may lại đúng chỗ chị C đang bắt ếch. Mọi người kịp định thần lại hiểu ra chuyện thì cử mấy người về làng thông báo, còn mấy người thì ở lại chờ hết sấm chớp thì chạy lại chỗ chị C xem như thế nào.

Ông Th lúc này mới kêu mấy người đứng đấy mang thi thể chị C lên chỗ khô ráo, nếu không đứng đấy có thể bị sét đánh tiếp. Mấy người xung quánh đứng nhìn nhau mặt sợ sệt không dám làm.
Thế là ông Th, ông N và ông A, 3 ông cầm tay, chân chị C mang vào đến đoạn đường dẫn vào làng. Vừa lúc đó thì người nhà chị C ra đến nơi gào khóc thảm thiết.

Nói chút về gia đình chị C. Chị C là con cả trong gia đình, nhà có 4 chị em, đứa út nhà đó bằng tuổi bà em.
Bố chị C mất sớm, mẹ chị C (Bà H) đi bước nữa lấy ông H, đẻ ra 3 đứa em chị C. Ông H thời điểm đấy kg khác gì Chí Phèo trong chuyện nhé các bác.
Chửi làng chửi xóm, chửi bà H kg biết đẻ, đẻ toàn con gái, chửi chị C cả ngày, nào là bố láo, nào là hư hỏng theo trai đủ cả.
Ông H trước đây cũng có gia đình, ông sống rất hiền lành, tử tế, đàng hoàng nhưng không may là vợ bị bạo bệnh nên chết sớm mà kg có con. Bà H gần nhà cũng thương ông nên rổ giá cạp lại.
Nhưng sau khi đẻ đứa thứ 3 là gái thì ông H thay đổi tính tình 180 độ. Suốt ngày kg lo làm ăn chỉ chửi bới bà H “Đéo biết đẻ”, rồi rượu chè bê tha, say xỉn suốt ngày.
Ngay cái đêm chị C bị sét đánh thì ông H cũng có mặt ngay sau đó. Vẫn cái giọng say xỉn ông chửi đổng “Mày chết *** đi, trời phạt rồi, ông trời có mắt”.
Cả làng kg hiểu chuyện gì mà ông H lại ghét chị C đến như vậy. Dù trước đây người sống có lỗi lầm gì thì người ta chết rồi là hết thì tha thứ cho người ta.
* Sau này thì bà em mới biết đứa thứ 4 bà H đẻ ra không phải con của ông H mà là con của một ông hàng xóm gần đó. Chị C hay giục bà H bỏ ông H để ở với ông này.
Ông H biết được chuyện đó nên mới suốt ngày uống say xỉn để chửi bới bà H và chị C

Quay lại cái đêm chị C bị sét đánh. Bà H và mấy đứa nhỏ ngồi khóc một lúc thì có 3,4 thanh niên khiêng ra một cái võng mắc qua thanh đòn. Rồi đặt xác chị C lên khiêng về nhà.
Đoàn người lại rầm rầm tiến về nhà bà H. Đến trước sân nhà thì 4 thanh niên khiêng võng dừng lại hạ võng xuống. Bà H thì khóc lóc theo sau, ông H sau khi chửi xong cũng đi đâu mất.
Nhà chỉ còn một người phụ nữ và mấy đứa nhỏ. Thanh niên trong làng xúm lại phụ mỗi người một tay lo việc tang lễ.
Lúc này ông Th mới bảo bà Th và 2 ông bạn về nghỉ ngơi. Bà Th thì có vẻ hơi sợ nên về luôn, ông N và ông A thì bảo ở lại phụ giúp ông Th. Riêng bà em thì đưa bà Th về thì cũng chạy sang phụ giúp luôn.
Khi bà em quay lại thì thấy ông Th đang viết cáo phó, 2 ông bạn thì đang phụ giúp mấy thanh niên mang hòm vào. Nhà ông cố em cũng có mấy người sang phụ giúp.
(Những lúc như thế này mới thấy tình làng nghĩa xóm nó quan trọng lắm các bác. Các bác cứ chê làng xã, nông dân nhưng người ta sống có tình lắm ạ, không như dân TP mạnh ai nấy sống đâu.)
Ông Th viết đến đoạn giờ mai táng thì dừng lại không biết mai táng lúc nào. Mới quay ra hỏi bà H, bà H ậm ừ “Chờ thầy qua xem rồi quyết”.
Nói đoạn vừa lúc ông A bước đến đọc tờ cáo phó. Ông nói “Ngày giờ sinh có chính xác không đây ?”. Ông Th mới bảo “Chính bà H đọc cho tôi”. Bà H quay ra “Đúng rồi bác ạ, em nhớ không nhầm đâu”.
Ông A mới bấm độn tay một lúc thì có vẻ sốt sắng “Thôi chết rồi, chết đúng giờ xấu, ngày xấu, trùng tang rồi”. Nghe đến trùng tang thì mọi người xung quanh đều giật mình.
(Bà em lúc này chưa biết trùng tang là gì. Sau chuyện này bà mới biết)
Một lúc sau thì ông thầy H xuất hiện. (Đây là sư phụ của ông T trong ngoại truyện ông Đ)
Ông H hỏi ngày giờ chết thì cũng phán y như ông A. “Trùng tang rồi, gay go”. Ông H là thầy phù thủy nổi tiếng nhất vùng, có đi học đàng hoàng. Nghe đâu học ở Hà Nam Ninh ngày xưa.
Ông A tiếp lời “Người chết còn do sét đánh nữa. Ca này gay go”.
Thầy H lắc đầu. “Chết bằng sét đánh, là con gái, còn trẻ, chết oan ức. Linh khí mạnh. Rất khó trấn yểm”
Ông A nói “Có khi nào rơi vào ngạ quỷ không ?”
Thầy H đáp “Rất dễ rơi vào ngạ quỷ nếu lúc sống có nhiều khuất tất”
Nghe đến đây thì bà em rùng mình.

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận