SERI: PHƯƠNG NAM LINH DỊ KÝ – Tác Giả Đại Việt ( Update Tập 2 )
PHẦN 1: ÁM ẢNH ĐẤT U MINH – Tập 1
Tác giả: ĐẠI VIỆT
Cà Mau năm 1930.
Rừng thiêng nước độc thú bầy,
Xuống sông sấu bắt, lên bờ cợp tha.
Ấy là hai câu thơ diễn tả chân thật nhất mảnh đất Cà Mau quê tôi vào những thập niên đầu của thế kỉ trước.
Ngày ấy đất Cà Mau và Bạc Liêu được gộp chung lấy tên gọi là tỉnh Minh Hải, mãi về sau khi thống nhất về địa giới hành chính tỉnh thì mới được tách riêng.
Khi nhắc đến hai tiếng Cà Mau thì chắc chắn ai ai cũng đã từng nghe qua một địa danh vô cùng nổi tiếng và cũng không ít phần huyền bí cùng những câu truyện huyền thoại, bí ẩn của mảnh đất mang tên U Minh Hạ này.
Được biết đến là vùng đất nhiều huyền thoại, những câu chuyện về mảnh đất này cho thấy nó như một vùng đầy chướng khí, tai ương từ thuở đầu ông cha đi mở cõi.
Cũng như cái tên đã nói lên tất cả, U Minh ( âm u, đen tối).
Với những câu chuyện thật đến tê tái lòng người. Có những người vào đây sinh cơ lập nghiệp gần cả đời nhưng tay trắng vẫn hoàn trắng tay và nổi ám ảnh một vùng rừng đầy những câu chuyện rùn mình về thú hoan và những kẻ cho là khuất mặt khuất mày nơi đây.
Nhưng ko vì lẽ đó mà người dân mảnh đất Phương Nam này lại dễ dàng khuất khục mặc dù cuộc sống của họ luôn chìm trong sợ hãi sau khi bóng hoàng hôn chìm xuống.
Ông già tư câu sấu năm nay đã ngoài 70 tuổi, nhưng thân hình của ông lão còn vẻ cường tráng lắm chắc là do nông dân lao động nhiều. Thuở ấy là lúc người dân về cái xứ U Minh nước đỏ này khai hoang mở đất, đối mặt với sự khắc nghiệt của thiên nhiên cũng như thế lực siêu nhiên nơi đây. Nghề của ông tư là hằng ngày len lõi theo mấy con mương nhỏ vào sâu trong rừng câu sấu.
Vùng này cá sấu nhiều vô kể, người ta thường nghĩ loài này chỉ sống ở các sông lớn, hồ sâu.
Nhưng không, ngày xưa ở nơi đây sấu lội dọc theo sông Cái Tàu ngược về đầu nguồn là cánh rừng U Minh Hạ, ở đó có rất nhiều ao nhỏ và kinh rạch chằng chịt, nguồn cá đồng rất nhiều, là nơi lý tưởng để làm tổ trú ẩn. Nên chúng tập trung về rừng đông lắm, nghe mấy lão niên kể ngày xưa đi rừng có khi thấy ao sấu lội đục nước, nhiều như mù u rụng.
Nhà của ông già tư nằm ngoài bìa rừng, trong một cái xóm nhỏ chừng chục mái nhà. Hồi đó dân ở đây thưa thớt lắm, đa số là dòng họ bởi vì người ta thường kéo cả nhà về vùng này để khai hoang mở đất. Đất rộng người thưa, sản vật thì nhiều, nhưng để mở được từng tất đất cũng đánh đổi biết bao xương máu và thăng trầm không dễ gì có được.
Gia đình ông già tư cũng có thể coi là cố cụ ở cái đất này, ông già thời trẻ cũng là một lục lâm có tiếng nhưng ông ta đã giải nghệ từ lâu.
Thật tình mà nói đất Cà Mau ngày xưa đa phần toàn là rừng rú. Không đơn thuần người ta chọn một nơi hoang vu, người thì ít mà thú dữ thì nhiều như đất U Minh mà an cư lập nghiệp.
Có một lý do, ai cũng rõ đất nước Việt Nam này có hình chữ S tựa như một con rồng. Điểm cực Bắc trung tâm là Hà Nội, tại vị trí thành Thăng Long xưa chính là mắt của con rồng. Và điểm cực Nam ko đâu khác là Cà Mau, đuôi con rồng.
Dãy Trường Sơn hùng vĩ có thể xem như là cột sống của con rồng lớn.
Chín nhánh Cửu Long tượng trưng cho chín con rồng con đang ngủ yên dưới đáy dòng sông, tạo thành một vùng linh khí ngất trời.
Nhưng thật chất mà nói chỉ có bảy nhánh sông lớn mà thôi, và hai con rồng còn lại nó ở đâu?
Theo nhiều nguồn tài liệu nếu logic chúng lại ta sẽ thấy, chín con rồng ấy là con của Thái Tử Kim Long trấn thủ mãnh đất Lãnh Nam này ngày trước.
Từ thời Thượng Cổ, nước ta còn có một tên gọi khác ít ai biết đó là đất Lãnh Nam, một vùng đất hun có đi mà chẳng có về, yêu tinh quỷ quái lộng hành. Trong số đó có bảy con Quỷ Vương vô cùng tàn ác, thần thông sánh thể như thần tiên.
Không một vị thần nào trên thượng giới có thể chế ngự được chúng.
Nhưng về sau khi thấy đây là vùng đất thiêng mà lại bị bọn quỷ dữ chiếm đóng, con người ko thể sinh sống được nên Ngọc Hoàng Thượng Đế đã phái người con trai út của mình đó là Thái Tử Kim Long hạ thế, tiêu diệt bảy con chúa Quỷ.
Xong sứ mệnh chưa hoàn thành, Kim Long kiệt sức, tiên khí tiêu hao nặng nề không thể nào quay trở về trời được. Đành bỏ mạng lại trần gian, thân xác hóa thành con rồng vàng mình cao như núi, dài vạn trượng nằm dọc theo bờ biển của đất Lãnh Nam. Hồn phách phân tán hóa thành mười con rồng vàng phong ấn bảy con chúa Quỷ tại vùng đất phía Nam này. Đó là lý do đất nước ta có hình chữ S, ấy là hình ảnh của Kim Long.
Trong những người con của Kim Long, Lạc Long quân là người con cả tộc rồng tiên, và cũng là người được giao xứ mệnh tạo hóa nên con người Việt Nam.
Chín anh em còn lại có tên lần lược là Đệ Nhất Kim Long, Đệ Nhị Mộc Long, Đệ Tam Thủy Long, Đệ Tứ Hỏa Long, Đệ Ngũ Thổ Long, Lục Đại Phong Long, Thất Đại Vân Long.
Bảy con rồng này hiện tại đang ẩn mình dưới bảy nhánh sông Cửu Long, long mạch nổi của vùng đất phía Nam này.
Con rồng thứ 8 có tên là Bát Đại Kim Long hiện đang ẩn mình ở Ngọa Long Sơn, một trong bảy ngọn núi của vùng Thất Sơn huyền thoại.
Con rồng cuối cùng không đâu khác chính là ông sấu Năm Chèo đang ẩn mình dưới đáy sông Vàm Nao, một nhánh thông giữ sông Tiền và sông Hậu, hai con sông nổi tiếng nhất đồng bằng SCL trong truyền thuyết mà ngày sau khi hội Long Hoa khai mở, Năm Chèo sẽ xuất hiện, cù lao trên lưng sẽ sụp xuống. Xong hội sẽ hóa rồng bay về trời.
Đất U Minh được xem là trung tâm của cái đuôi Kim Long, nên linh khí quy tụ tại đây cũng nhiều, kể cả một phần tà khí của lũ quỷ năm xưa vẫn còn chưa thể tan biến hoàn toàn.
Phần linh khí qua vạn năm kết tinh với tạo vật tự nhiên hóa thành những bảo vật vô giá, vì những thứ đó những kẻ Lục Lâm sẵn sàng liều mạng để có được.
Đấy là lý do tại sao gia đình ông già tư, một lục lâm lão làng lại chọn mảnh đất U Minh.
Nhưng ông tư cũng quên rằng vạn sự trên đời điều phải trả giá đắt mới có được. Gần 30 năm thập tử nhất sinh tại cái đất này nhưng ông vẫn chưa tìm được thứ mình mong đợi, chỉ biết rằng sức ông ngày một yếu và những người thân của ông lần lược từng người ra đi….
Hôm ấy như thường nhật, ông già tư vẫn cầm cái bao bố và cây dao mác bước xuống chiếc xuồng ba lá nhỏ cùng với mớ dây câu bắt đầu chóng nhanh chiếc xuồng hướng thẳng vào rừng. Lúc đó độ 8 h sáng, vì giờ này là giờ lý tưởng để thả mòi.
Lần này ông đi có dắt theo thằng bảy năm nay cũng tròn 16 tuổi, nó đòi đi theo học cái nghề của ông nội nó. Khổ lắm, năng nĩ cả ngày trời ông già tư mới cho đi theo, bởi vì ông già này khó tánh lắm, ông sợ đi theo vướng bận, ko câu được sấu.
Thế là hai ông cháu thay phiên nhau chóng xuồng. Đến một đoạn gần trung tâm khu rừng thì chợt chiếc xuồng ông tư bị khựng lại, giống như có một vật gì đó giữ chặt không cho nó đi tiếp.
Ông tư và thằng bảy cố gắng dùng hết sức lực đẩy mạnh về phía trước nhưng cũng đành bất lực. Thấy sự lạ, ông tư nghĩ bụng.
– Quái lạ. Vụ này là sao, rõ ràng con mương này mình vẫn chóng xuồng hằng ngày, sao hôm nay lại bị mắc kẹt ở đây.
Thằng bảy hỏi:
– Xuồng bị gì vậy nội. Chổ này nước sâu mà sao nó bị mắc cạn được.
Chiếc xuồng vẫn đứng yên không chút động đậy, giống như nó đang nằm yên trên bờ.
– Chẳng lẽ nào………
Đột nhiên ông tư chợt nhớ ra cái gì đó vỗ đùi một cái.
-Đúng rồi! Chắc chắn là nó rồi.
Vẻ mặt ông tư đanh lại, hai hàng chân mày dày và bạc trắng đâu lại với nhau, gương mặt hằng lên những nếp nhăn theo năm tháng ẩn chứa bên trong là những thăng trằm hơn 50 năm qua ông sống trên cái đất này.
Thằng bảy thấy thái độ của ông nội nó mà mặt tái xanh, nó bắt đầu thấy sợ. Dù sao cũng 16 năm ở cái đất này, ít nhiều gì nó cũng nghe những câu chuyện mà ông bà kể lại về cái chốn khỉ ho cò gáy. Quỷ nhiều hơn ma, ma lại nhiều hơn người thế này.
Nó run rẩy hỏi.
– Có…có….ma hả nội……
Ông tư nạt một cái
– Ma quỷ cái gì, thanh niên mà chết nhát vậy bây.
Vừa dứt lời, ông vội lấy một bác hương trong rạp xuồng ra, cùng một nảy chuối xanh. Ông tư lẹ tay cầm nén nhang đưa lại cây đèn dầu thắp lên lầm thầm khấn.
Khi nén nhang vừa được cắm vào nảy chuối, lặp tức chiếc xuồng nhẹ hửng đi, nó tự động lướt nhẹ giống được một bàn tay vô hình buôn ra đẩy nhẹ tới. Ông tư thở phào nhẹ nhõm, mặt thằng bảy cũng đỡ xanh hơn một tí.
Nó liền hỏi.
– Nội khấn ai vậy nội?
Ông già tư nói nhỏ vừa đủ nghe như sợ mạo phạm.
– Khuất mặt khuất mày.
Thế là hai ông cháu tiếp tục bơi, đang bơi chợt thằng bảy nghĩ ngợi gì đó rồi lên tiếng hỏi ông già tư.
– Nội ơi, hồi nảy nội khấn những người khuất mặt khuất mày, mấy người đó là ai vậy nội? Sao người ta không cho mình đi?
Nhìn vẻ mặt ngây ngô của thằng thanh niên mới lớn chưa hiểu chuyện đời, ông già tư vuốt râu cười và nói.
– Hà hà coi bộ bây hôm nay cũng hứng thú với mấy chuyện này nữa hả con. Được rồi để nội nói cho mà nghe.
Những người được cho là khuất mặt khất mày hiểu nôm na là những vong hồn vô danh mà mắt thường ko nhìn thấy được. Họ là những người đầu tiên từ nhiều đời trước đã đến đây khai phá đất này.
Rồi bỏ mạng lại vì nhiều lý do như bị sấu bắt, cợp tha, hay rắn hổ mây nó nuốt, rồi à bệnh tật này kia chết trong đây ko ai hay biết mà thờ cúng, trở thành những vong hồn lang thang chẳng thể nào thoát ra khỏi rừng được.
Ban nảy chắc là do ông dí bây bơi qua cái chổ mà ngày xưa có người chết tại đó, nên người ta phá mình đó mà. Hên cho tao dí bây chứ ko thôi nó lật úp xuồng là mệt à.
Thằng bảy tròn se đôi mắt nhìn trầm trầm ông nội nó đang phân tích mà hứng thú lắm.
Nó thầm nghĩ tại sao trên đời này lại có những chuyện kì lạ đến như thế. Còn chuyện gì đang chờ nó khám phá ở phía trước nữa ko đây.
Hai ông cháu tiếp tục bơi về phía trước, đường rừng khó đi lắm, mấy con mương cứ chằng chịt lấy nhau như cái tổ nhện. Nếu ko phải là dân đi rừng sành sỏi chắc chắn sẽ bị lạt.
Nước chổ sâu chổ cạn, có đoạn hai ông cháu phải cùng nhau phóng xuống mà đẩy. Càng đi sâu vào hướng cái ao sấu trong rừng thì trời cũng giữa trưa.
Những tán tràm già cao lớn cùng với dây trại leo xung quanh thân túa ra như những bàn tay xương xóc khổng lồ, tưởng chừng có thể vươn ra và vồ lấy hai ông cháu bất kì lúc nào.
Chổ này rất khó đi, những bộ rễ tràm già dày đặc, có những gốc tràm to đùn cả ôm, bên dưới là bộ rễ rậm rạp bắt chéo nhau tạo thành những hang nhỏ. Ông già tư chỉ tay vào đó và nói:
– Bây có thấy mấy cái ụ rễ kia không, đó là hang cá sấu đấy.
Thằng bảy lúc này trong lòng vừa có vẻ hứng thú, nhưng cũng ko ít phần lo lắng. Vì đây là lần đầu tiên nó đi rừng, nên còn nhiều điều lạ lẫm và quái dị chưa từng thấy.
Đang bơi bỗng ông già tư dừng phắc lại, thằng bảy hoảng hồn hỏi:
– Sao vậy nội, bộ có gì nữa hả?
Ông già tư ko nói ko rằng, chỉ đưa ngón tay lên môi ý ra hiệu cho nó biết là im lặng.
Mặt ổng nhìn có vẻ lo lắng lắm nên làm thằng nhỏ cũng muốn đái ra quần. Bò sát lại ôm chân ông nội nó.
Ông già tư cứ hít hít như đang ngửi cái gì đó rồi ông mới nói nhỏ với thằng bảy:
– Không xong rồi, lẹ quay lại đi đường khác thôi…
Thằng bảy ko hiểu chuyện gì xảy ra, nó hỏi:
– Nhưng mà tại sao?
Ông già tư có vẻ giận dữ, ông quát:
– Đi nhanh ở đó còn hỏi nữa, mày muốn bỏ mạng ở cái chổ này hay sao!
Nghe đến hai từ bỏ mạng, mặt nó tái xanh, nó hoảng hồn quơ lấy cây xào chóng cùng ông nội nó.
Sau khi chiếc xuồng đi được một khoảng tầm 30 thước. Hai ông cháu dừng lại thở hỗn hễn.
Ông vội lấy cái ráo dừa múc một ít nước trong chậu đem theo mà tuôn ừng ực.
Xong ổng mới thở phào một cái rồi nói:
– Hồi nảy bây có nghe mùi gì ko?
Thằng bảy đang thở hơi lên, nó không nói gì hết, chỉ lắc lắc cái đầu.
Ông già tư châm điếu thuốc rê, rít một hơi thật sâu rồi phả ra. Ổng chậm rãi nói:
– Đi rừng sợ nhất hai thứ, ko phải quỷ, ko phải ma. Nếu là ma hay quỷ thì ta còn có thể chế ngự được chúng, còn nếu gặp ngay cợp hoặc là rắn hổ mây thì kể như toi.
– Vậy ban nãy có cợp sao nội?
– Không. Là rắn hổ mây.
– Sao nội biết? Con đâu có thấy gì đâu.
Ông già tư cười nhếch mép tỏ vẻ một già từng trải sự đời quá nhiều nên ko có cái gì qua mắt được ổng.
– Lúc đang bơi nội nghe cái mùi tanh hôi nồng nặc bốc lên, ban đầu cứ ngỡ là mùi xìn non, nhưng càng lại gần thì mùi càng nồng, chứng tỏ có con rắn hổ mây gần đó.
– Nội đã gặp nó bao giờ chưa? Tại sao nội biết có mùi tanh là có nó?
Thấy thằng nhỏ có vẻ hứng thú tò mò, ông già tư rít thật sâu một hơi thuốc nữa rồi bắt đầu câu chuyện.
– Cách đây 15 năm trước, nội dí tía bây cùng ông chú tám ba người lội vô rừng bắt heo. Lúc đó độ 8 h sáng. Đang đi nữa chừng thì thấy một lối mòn to lắm, cỏ sậy nằm dẹp xuống ngã ra hai bên đường, tụi tao cứ nghĩ là chắc có người đi vào đây rồi nên lần theo lối mòn đó mà đi.
Đi được một quảng thì chợt ông chú tám bây khựng lại, nó hỏi nội có nghe mùi gì tanh tanh ko? Mà thật sự thì lúc đó cái mùi tanh hôi bốc lên khủng khiếp lắm, ba người phải lấy khăn bịt mũi lại.
Đột nhiên trong đám khỉ trên mấy nhánh tràm có một con nó hú lên rồi run nhánh cây như xua đủi, lập tức không còn con nào ở trên đầu nữa, hình như chúng bỏ chạy vì sợ thứ gì đó đang đến.
Rồi tiếng rẽ nước xuất hiện, nó lớn lắm, tựa như có ai đó đang chóng xuồng lại gần vậy. Ba người mới lần theo tiếng nước mà đi, một lúc sau cả ba sững tóc gáy đứng chôn chân một chổ, kể cả thở cũng ko dám thở mạnh.
Thằng bảy nghe đến khúc này thì toát cả mồ hôi, nó hỏi tới tấp.
– Sao sao nội, sao vậy, nội gặp ma hả.
– Không. Là một con rắn hổ mây bự khủng khiếp, nó đang quấn thân từ cây tràm này sang cây tràm bên kia, rồi dùng đuôi quậy xuống nước bắt cá. Nếu ko nhìn kỉ nó chẳng khác gì một cái thân cây. Nó to lắm, ước chừng nó dài hơn 20 thước, cái thân nó to một người ôm ko hết. Tưởng chừng con này nặng dám hơn 5 tạ.
– Trời đất. Thật hả nội.
– Ừm! Nghe có vẻ vô lí, nhưng nó là sự thật. Vùng đất phía Nam này chỉ có hai nơi là có loài rắn khủng lồ ấy. Một là An Giang, hai là rừng U Minh.
– Rồi sau đó sao nội?
Nghe thằng bảy hỏi, ông già tư khựng lại, mặt nghĩ ngợi gì đó rồi đôi mắt rưng rưng đỏ. Ổng đáp:
– Nội dí ông chú tám bây thì có kinh nghiệm, nên từ từ từng bước lui lại tránh nó phát hiện mùi. Còn tía bây thì nó sợ run người, ko dám nhấc chân lên, đến nổi ông chú tám bây phải lôi nó theo.
Nhưng….
– Nhưng sao nội?
– Hazz……. Nhưng trời xuôi đất khiến làm sao tía bây đạp phải một nhánh sậy, nó nổ cái bóc làm con rắn phát hiện. Nhanh như gió nó phóng thẳng vào đớp tía bây một cái như trời nháng, trước tình thế đó biết ko thể nào cứu nó được, nên nội dí ông chú tám bây đành nuốt nước mắt mà bỏ chạy ra khỏi chổ quái quỷ đó..
Nghe đến đây, thằng bảy cũng đỏ hoe đôi mắt, hai dòng nước mắt chảy xuống.
– Trời ơi, vậy là tía của con mất sớm là vì lý do đó sao.
Thế là hai ông cháu cứ ngồi đó, ko nói ko rằng. Độ một lúc sau ông già tư mới cất giọng nói.
– Thôi, chuyện cũng qua lâu rồi. Sanh nghề tử nghiệp là chuyện bình thường. Bây ko nên quá đau lòng, kẻo tía bây nó buồn, ko siêu thoát được.
Thằng bảy đưa tay lên dụi hai con mắt đỏ trạch lia lịa, rồi phát một ít nước rửa mặt.
– Mình đi tiếp thôi nội, gần chiều rồi.
Ông già tư nhẹ cả lòng, ông liền quăn điếu thuốc đang hút dở, rồi cầm cây xào chóng đi tiếp.
Cuối cùng cũng đã đến nơi, ấy là một cái đầm lớn giữa rừng, được bao bọc xung quanh bởi những bộ rễ tràm khổng lồ. Nước ở đây mang một màu đỏ như máu, màu đặc trưng của đất rừng tràm.
Trong cái ao có hàng trăm con cá sấu lớn nhỏ đang chen chút nhau, nhìn đúng thật là như mù u nổi trên mặt nước. Trên cái gò đất cao giữ đầm là một con sấu đực đang nằm há họng ra, thân đầy rong rêu bám lên. Chắc có lẽ nó là con chúa ở đây, nó dài chừng 4 thước, độ khoảng 4 tạ là ít.
Ông già tư tấp xuồng lại tại một nhánh mương nhỏ có lối rẽ vào đầm. Ông bắt đầu chuẩn bị dụng cụ câu sấu.
Đầu tiên ông lấy một bệ thịt vịt móc vào cái móc sắt. Sau đó ông thắp cây đèn dầu lên, ngọn lữa màu cam cam rất ma mị. Rồi ông đặt cây đèn dầu lên một cái bè chuối, bên dưới là cái móc câu và miếng thịt vịt ở đó.
Thằng bảy thấy lạ hỏi:
– Ủa nội, tại sao đi câu sấu mà phải thấp đèn dầu vậy nội?
Ông tư vừa đưa tay tạt nước cho chiếc bè trôi ra, vừa giải thích.
– Cây đèn đó được đốt bằng mỡ người. Đó là mùi mà lũ cá sấu nó rất thích, đốt để vụ nó ra ăn mòi.
– À à…..dạ.
Hai ông cháu cứ ngồi đó chờ đợi, trời cũng gần tối. Đột nhiên ông già tư hóng lên, rồi cười nhếch mép.
– Hừm! Cuối cùng mày cũng chịu ra rồi hen.
Thằng bảy nhìn theo hướng ông già tư nhìn thì thấy có một quợn nước lớn, xìn đen bắt đầu trào lên ùng ục. Từ chổ quợn nước đó, một vật gì đó như đang lao thẳng đến phía cái bè chuối, bọt nước nổi lên cuồn cuộn.
Ông già tư bắt đầu một tay cằm chắc ngọn giáo, tay kia cầm cây sào chóng xuồng lại gần.
Đùn một phát chiếc bè chuối bị táp tan nát, sợi dây câu bị kéo thẳng ra, nó lôi cả chiếc xuồng đi theo. Ông già tư thân thủ nhanh nhẹn, ông liền phóng thẳng ngọn giáo vào quợn nước bên dưới cái bè. Lặp tức máu đỏ trào lên, con sấu càng giãy dụa dữ dội.
Được một lúc mọi thứ trở nên tĩnh lặng như ko có chuyện gì xảy ra, biết con sấu đã chết. Ông già từ liền lôi sợi dây thừng buộc móc câu lên xuồng. Con sấu đực độ chừng 2 thước được kéo lên. Hai ông cháu nhìn chiến lợi phẩm của mình mà hào hứng đắc chí.
Ông già tư nói.
– Nay thu hoạch cũng ko tệ, kì này về nội mua cho bây bộ quần áo mới nghe con.
Thằng bảy nghe vậy liền vui mừng hò reo.
Vậy là hai ông cháu thu dọn chiến trường theo đường củ mà về.
Trên đường về thì trời đã nhá nhem tối, ông già tư kêu thằng bảy mà dặn dò, nhìn mặt ổng nghiêm túc lắm.
– Thằng bảy, nghe nội dặn nè. Từ đây đến khi về tới bìa rừng, dứt khoát ko được nhìn lại phía sau, cứ nhìn thẳng về phía trước mũi xuồng. Nhớ kỉ, dù có ai gọi tên cũng ko được phép quay đầu lại nghe chưa con.
Nhìn vẻ mặt của ông nội nó có vẻ chuyện này thật sự nghiêm túc, nên thằng bảy chỉ biết gật đầu lia lịa dạ vâng.
Nhưng mọi việc không đơn giản như thế.
Chiếc xuồng của hai ông cháu đang bơi ngan qua cái gò đất. Đột nhiên bị vướng mũi vào cái rễ tràm, thằng bảy ngã lăng về phía sau. Ông già tư hỏi có sao ko bây. Nó vội vàng quay lại đáp dạ ko sao đâu nội. Lặp tức nó hoảng hồn la lên.
– Nội! Nội ơi! Nội nhìn kìa!
Ông già tư biết có biến, đành quay lại nhìn xem có chuyện gì và cái kết ông cũng bị giật cả mình.
Là một ngôi miếu hoang nằm giữa cánh rừng. Ông già tư giọng run rẫy lấp bấp.
– Thôi xong rồi! Bỏ mẹ rồi!
– Rõ ràng ban nảy mình đi đâu có thấy nó đâu nội? Sao kì vậy.
– Thì cũng tại mày không đó, nội đã dặn đừng có quay lại nhìn đằng sau rồi mà. Lần này bỏ mẹ rồi con….
Vừa dứt lời ông già tư dục thằng nhỏ bơi lẹ lên, ko thôi thì bỏ mạng. Nó cũng hoảng hồn mà bơi tới tấp. Đi được một lúc hai ông cháu dừng lại nghỉ mệt, thằng bảy quay ra sau nhìn ông nội nó, lần này nó lại một phen hú hồn xanh cả mặt.
– Nội! Nội……nó……nó……nó…..nữa kìa kìa kìa nội!
Ông già tư lúc này đã nghe lạnh sống lưng, toàn thân ướt đẫm mồ hôi hột.
Ổng lầm bầm:
– Kì này bị ma che lối quỷ dẫn đường rồi. Nội dí bây chỉ còn đường chết rục xương ở đây thôi con à.
Ông già nói bằng cái giọng tuyệt vọng. Thằng bảy nghe dứt câu liền òa lên khóc như một đứa bé lên ba.
– Không, không,……con không muốn chết đâu nội ơi…..con còn trẻ lắm……không đâu……
Hết tập 1
Vào đây đọc thêm các tác phẩm mới nhé.
https://www.facebook.com/Đại-Việt-Tâm-Linh-Kí-Sự-872569033079284/