SERI: PHƯƠNG NAM LINH DỊ KÝ – Tác Giả Đại Việt ( Update Tập 2 )
SERI: PHƯƠNG NAM LINH DỊ KÝ
PHẦN 1: ÁM ẢNH ĐẤT U MINH – Tập 2
Tác giả: ĐẠI VIỆT
***********
Hai người cứ ngồi đó như hai hòn đá ko dám động đậy, được một lúc lâu sau vẫn ko có chuyện gì xảy ra. Thấy lạ ông già tư mới nói thầm trong bụng.
– Kì lạ, sao nó chưa xuất hiện nhỉ.
Ông quay lại nhìn vào ngôi miếu, trong nó có vẻ đã lâu năm lắm rồi, mái ngối có những chổ bị bể nát, phủ kín bởi rêu và lá khô. Xung quanh toàn những dây xích lớn quấn quanh và những lá bùa đã phai màu gần hết, lúc này nhìn kỹ thì bên trong ngôi miếu có ánh đèn đỏ mờ ảo yếu ớt vọt ra. Thấy có gì đó ko đúng, ông già tư rủ thằng bảy chi bằng ngồi đây chờ chết, ta liều một phen xem sao.
Nói rồi ông già tư chóng chiếc xuồng về phía ngôi miếu, ông cặm chặt cây sào giữ chiếc xuồng lại rồi cùng thằng bảy đi lên bờ.
Tiến lại gần cả hai đều cảm thấy sởn gai ốc, cột sống cứ như có một bàn tay vô hình ướt át lạnh ngắt sờ lên.
Khung cảnh lúc này vô cùng quỷ mị, bên trên ngôi miếu là hàng trăm con dơi rất to, chúng đang treo ngược người nhe hai hàm răng nanh trắng xóa về phía hai ông cháu.
Dơi ở rừng U Minh to lắm, to hơn con cò ma nữa.
Đột nhiên một âm thanh gầm gừ quỷ quái từ trong miếu vọng ra, lúc trầm, lúc bổng.
Gió bắt đầu nổi lên làm lay động mấy tán tràm, lũ dơi bay tán loạn, phát ra những âm thanh ken két. Kèm theo đó là muôn ngàn tiếng hú chói tai vang động khắp khu rừng, ko biết là từ đâu vọng về. Khói đen trong miếu bắt đầu tỏa ra.
Những con cú lợn mặt trắng bệch bay đến đậu trên mấy đọt tràm cất tiếng kêu nghe mà rùng cả mình.
Thằng bảy lúc này sợ đến nổi đái ra quần, nó ngồi hụp xuống mà ôm mặt ko dám nhìn lên.
Đứng trước cửa miếu, ông già liền quỳ sụp xuống mà vái lấy vái để, giọng có vẻ kính cẩn lắm.
– Dạ con xin lạy ngài, chúng con lỡ mạo phạm đến ngài, con xin chịu mọi tội lỗi thế cháu nó, mong ngài rộng lòng tha mạng cho nó.
Vừa vái, ông già tư vừa lạy. Đột nhiên cuồn phong lắng xuống, tiếng cười cũng chợt mất. Mọi thứ trở lại bình thường như không có chuyện gì.
Ông già tư ngẩng đầu lên thì ngạc nhiên. Ngôi miếu đã biến mất từ bao giờ.
Vậy là thoát chết, ông già tư cũng chả hiểu nổi là do cái gì. Chẳng lẽ nó lại dễ dàng bỏ qua cho hai ông cháu như vậy sao. Không phải! Theo kinh nghiệm của những người ở đây đi rừng thì khi gặp cảnh này, chỉ hoặc là chết, hoặc là điên dại suốt đời mà thôi.
Suy nghĩ hoài vẫn ko hiểu, thôi thì mặc kệ nó vậy, coi như chưa tới số chết. Hai ông cháu phóng thẳng xuống xuồng mà dùng hết sức bình sinh chóng nhanh về xóm.
Thật kinh ngạc, xác con sấu trên xuồng đã biến mất. Quái lạ, mà thôi còn mạng quay về đã là may mắn lắm rồi, nghĩ như thế ông già tư cũng ko để ý tới nó nữa.
Về đến bìa rừng, nhìn thấy những ngọn đuốc đang lấp ló ở đầu xóm, ông già tư mừng thầm trong bụng, nhẹ cả người. Thằng bảy nó hỏi:
– Sao xóm mình hôm nay đốt đuốc đi đâu đông quá vậy nội?
– Ờm thì đi kiếm nội dí bây chứ còn ai nữa, bây ko thấy ngót canh ba rồi sao.
Hóa ra thời gian trong rừng nó lại qua nhanh đến như vậy. Chả trách người nhà lo lắng, đốt đuốc rủ nhau đi tìm.
Thấy bóng hai ông cháu đang bơi về gần bến nước. Bà tư khóc lóc mà vái tạ trời phật.
– Trời ơi, con lạy trời, ông nhà con đã về….
Sao ông dí thằng bảy đi lâu như thế, một ngày trời ông có biết cả cái xóm này lo cho hai ông cháu lắm ko hửm….
Ông thừa biết cái quái quỷ gì ở trỏng mà, sao còn đeo theo cái nghề thập tử nhất sinh này mãi, đã vậy còn dắt thằng nhỏ theo, có chuyện gì làm sao tui ăn nói dí cha nó dưới suối vàng đây ông ơi là ông……
Bà tư nói như thác đổ, ông già tư cũng ko nói được tiếng nào. Đành im lặng mà nghe bã quát cho đã miệng thì thôi, dù sao cũng ko phải lần đầu.
Một lúc sau, ông già tư mới lên tiếng. Giọng cọc cằn.
– Thôi! Toàn mạng trở về được là mừng rồi, hôm nay tí nữa là bà phải khóc đưa hai cái mạng này rồi đó.
Bà con trong xóm cũng nóng ruột lắm, ông chú tám mới hỏi bằng cái giọng chọc ghẹo:
– Sao! Lại gặp miễu biết đi nữa ak, anh tư?
Là dân Bửu Kì, chỉ cần nói những từ ngữ kí hiệu thôi là đã hiểu hết ý nhau rồi. Miễu biết đi của ông chú tám nói là ám chỉ đến con quỷ rừng đã phá ông già tư lúc nảy. Do đã nhiều lần chạm trán nên ko gì là lạ với hai ông già cố cụ ở cái đất này.
Nói về ông chú tám, xét theo vai vế là em họ của ông già tư. Hai ông già này năm xưa cùng gia đình dẫn đầu là ông nội tuân theo lời đức Phật Thầy mà về vùng này khai hoang lập ấp.
Vốn đất Nam kì lục tỉnh ngày xưa toàn là rừng rú, tại An Giang có một đạo lớn ra đời gọi là đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do đức phật thầy Tây An làm giáo chủ. Người mở đầu phát động phong trào khai hoang của vùng đất Tây Nam Bộ này.
Cả nhà ông già tư và ông chú tám đều theo đạo Bửu Kỳ và hai ông già cũng là đệ tử của Thất Sơn Thần Quyền, võ công cái thế, tài phép cũng hàng cứng cừ. Nên mới dám về cái đất hung này mà sống mấy chục năm qua.
Ông già tư tháo cái khăn rằn trên đầu xuống và lao đi mồ hôi trên mặt, ông lằm bằm:
– Mẹ nó! Xém chết bỏ mẹ. Mà hình như lần này nó mạnh hơn nhiều rồi.
Ông chú tám mặt đanh lại, hai chân mày dày như sâu rợm đâu lại với nhau, tay đưa vuốt vuốt hàm râu dài đen tuyền mà nói.
– Ah thử sức dí nó sao?
– Không! Tao cũng lớn tuổi rồi, chỉ một mình e là lấy trứng trọi đá, vả lại còn thằng bảy, nó ko nên chứng kiến những thứ chưa nên thấy.
– Vậy sao ah nói nó mạnh hơn?
– Lúc nãy tao có đến gần chổ đó, cảm nhận được tà khí xung thiên, sát khí rất lớn, có thể dễ dàng áp chế cả tao thì ko phải tầm thường. Vả lại phong ấn cũng gần như mất tác dụng, tao e là nó sẽ sớm thoát ra thôi.
Hai ông già nhìn nhau một hồi rồi cùng quay sang phía con sông hướng thẳng vào rừng, sương bắt đầu xuống. Cả một dòng sông trải dài màu sương trắng xóa mờ mờ ảo ảo. Phía xa xa là một vùng âm u đen tối của cánh rừng tràm, ẩn chứa bên trong là những âm thanh ghê rợn ám ảnh lòng người và cái thứ đang ngự trị trong đó. Chợt ông chú tám lắc đầu ngao ngán.
– Lần này nó tha cho anh, chắc chắn là có âm mưu gì đó. Thứ đó nó ko dễ gì bỏ qua mồi ngon đâu.
– Ừm, tao cũng nghĩ như mày. Mà biết làm sao bây giờ, chạy thoát thân rồi tính tiếp.
Thằng bảy ngồi thở nảy giờ cũng phần nào lấy lại sức, nó nghe hai ông già nói chuyện mà tò mò theo:
– Ông nội, ông chú. Hai người nói cho con biết thứ kia là gì được không. Sao mà nó lại ghê gớm đến như vậy.
Cả xóm chừng chục người im bặc, ko ai nói với ai câu nào, bởi vì họ sợ, họ rất sợ đối diện với sự thật, nhất là khi nhắc về cái miễu biết đi đó.
Họ thừa biết thứ đó là gì. Họ cũng đã từng đối mặt với nó rất nhiều và chắc chắn mỗi khi nó đến sẽ là thảm cảnh.
Ông chú tám thấy vậy thì thở dài một tiếng:
– Hazz…… Lần này có lẽ là ý trời, đại nạn lại sắp đến nữa rồi….
Không khí cả xóm trở nên nặng nề vô cùng, một sự yên tĩnh đến đáng sợ. Ngoài đầu xóm mấy con chó cứ tru lên từng hồi thê thiếp, dường như chúng cũng linh cảm được điều gì đó đang đến. Ai ai cũng hiểu, chỉ trừ thằng bảy và mấy đứa nhóc nhỏ trong xóm ra.
– Thôi. Ai về nhà nấy, cũng khuya rồi, ngủ đi mai tính tiếp.
Sau lời nói của ông già tư, mạnh ai nấy đi về, dường như xét về vai vế và tuổi tát thì ông già tư thuộc hàng cố cụ ở cái đất này rồi nên ai cũng kính trọng ông.
Sau khi mọi người ra về hết. Ông chú tám lại vỗ vai ông già tư.
– Tui với anh cũng ở cái độ tuổi ngoài lục tuần rồi, ko biết đã bao lần vào sanh ra tử, biết sợ chết là gì. Nhưng chỉ tội cho sấp nhỏ, tụi nó còn trẻ quá. Chúng ta phải tìm cách thôi. Dù sao cũng ko thể để phụ lòng Tổ Sư và Nga Mi Lão Tổ.
Ông già tư ko nói gì, chỉ tuôn một hơi thở dài, rít thật sâu rồi phả vào không gian một luồng khói thuốc rê trắng xóa, trắng tựa như mái tóc của ông bây giờ.
” Đất Nam Bảy Núi
Linh khí ngất trời
Bốn phương long ẩn
Ấy mà lại hung ”
Sáng hôm sau, ông già tư cùng ông chú tám đã ra sàn lãng ngoài mé sông ngồi uống trà bàn việc gì đó từ bao giờ. Trong đó có mặt của ông hai Cợp tuổi chừng ngoài 80, mái tóc bạc trắng, gương mặt khắc khổ mặc bộ bà ba đen đang ngồi đó se se điếu thuốc rê.
Sở dĩ gọi ông ấy là ông Hai Cợp bởi vì khi còn trẻ, ông là tay thợ săn khét tiếng cả vùng này. Từng giết ko dưới chục đầu hổ, nghe nói lão này biết thế võ đã hổ gì đó, chỉ cần một khúc cây cũng có thể hạ được một con mấy trăm kí.
Thằng bảy ngồi đó mà têm trầu, nó cũng hứng thú với cuộc trò truyện của mấy ông già này lắm.
Mấy bà già thì rủ nhau ra cái miếu thổ thần trước xóm mà lao chùi dọn dẹp sạch sẽ, nhan đèn hoa quả nghi ngút.
Mấy bã cầu xin thổ thần bảo vệ cái xóm nhỏ này thoát khỏi tai kiếp, thoát khỏi thế lực hắc ám đang cai trị khu rừng này.
Nhưng họ ko biết một điều, dù là thổ thần nhưng ông ta chỉ cai quản việc đất đai và những vong hồn tử nạn trên đất đó. Còn đối với cái thứ mà cả xóm lo sợ, thổ thần cũng chỉ biết nhắm mắt làm ngơ chứ thân ông ta lo còn ko xong thì cứu giúp ai được.
Cả ba ông già ngồi nhìn ra xa xăm, ngoài cánh đồng mới mở phủ một làn sương trắng, ko ai nói với ai câu nào. Chợt ông già tư mới mở miệng:
– Kì này nghĩ mình phải một phen liều mạng với nó thôi. Chứ ko thể để nó tiếp tục ám cái xóm này mãi được.
– Anh tư nói phải, dù sao đây cũng là đất ông bà có công khai phá, thế hệ chúng mình cũng đã rồi, giờ còn sấp nhỏ. Mình phải liều cái mạng già bảo vệ mảnh đất này cùng con cháu chúng ta thôi.
Ông hai Cợp ngồi thẳng dậy, đặt ly trà nóng đang uống dở xuống và nói:
– Tụi bây chớ có làm liều. Mảnh đất này vốn dĩ là đất hung, mấy chục năm qua bao thế hệ đã cấm dùi tại đây rồi, nhưng nghèo vẫn là nghèo. Ko thể ngốc đầu lên nổi.
Sở dĩ như thế cũng ko có gì là lạ. Tụi bây còn nhớ lời của thằng Sáu Lục năm xưa ko?
Ông chú tám châu mày nghĩ ngợi gì đó, rồi đưa ly trà nóng bốc khói hớp một hơi, xong ổng mới lên tiếng:
– Ý của chú hai là thằng Sáu Lục con của Tứ Nương ngày xưa từng giúp xóm ta lập miếu thổ thần để trấn yểm đấy à.
– Đúng như vậy! Nhớ năm xưa lúc vừa dựng lên ngôi miếu, nó có dặn rằng mảnh đất này long mạch không tốt, âm thịnh dương suy. Nếu sống lâu dài, ắc có tai họa, hơn nữa đây là đất mà tà khí quy ẩn. Ko lâu sau chắc chắn sẽ xảy ra chuyện lớn.
– Tại sao lại như vậy, vùng đất phía Nam này chỉ duy nhất nơi đây là đất hung.
– Chuyện này thì tao nhớ năm xưa sư phụ chúng ta từng nói, vốn đất Nam Kì là đất trấn yểm bảy con Chúa Quỷ. Nên đức phật Thầy mới cho các đệ tử đi khắp nơi khai khẩn đất hoang, nói thì nói khai hoang chứ thật ra là chia nhau ra đi tìm tà khí mà diệt.
Mỗi một vùng đất mới mở sẽ được phật Thầy trấn yểm tại đó để thâu hết tà tinh, thế dân mới có thể mần ăn sinh sống được.
Hazz…nhưng đến vùng rừng này thì gặp phải tà khí quá mạnh, các đệ tử của phật Thầy bỏ sức suốt ba năm trời mà vẫn ko khống chế được thế lực tà tinh nơi đây. Nên đành trở về núi, tìm đến nhờ những đệ tử của Thất Sơn Thần Quyền ra tay cứu giúp.
Tụi bây nghĩ sức của tụi bây có thể ko? Ba cái mạng già này cũng ko đủ làm mòi nhắm cho nó nữa.
– Vậy chú hai nói coi giờ phải làm sao. Chẳng lẽ ngồi chờ chết.
Ông già hai ngồi đó vẻ mặt trầm ngâm.
– Cũng ko hẳn, tao đang đợi một người.
Sau câu nói của ông già hai, ông già tư và ông chú tám ko khỏi ngạc nhiên, chưa kịp hỏi ông hai đợi ai thì ổng đã nói tiếp.
– Bây giờ chắc nó đã mạnh hơn nhiều rồi. Ta ko nên làm liều, kẻo mất cả chì lẫn chày.
Ông già tư chen vào.
– Tại sao năm xưa người của Thần Quyền ko giết nó đi chú hai. Biết để nó sống thì sớm hay muộn cũng có tai họa mà.
– Hazz. Ko phải là ko muốn giết, nhưng cái thứ đó nó đã tồn tại quá lâu. Lớn lên nhờ tà khí vùng này, muốn giết nó phải đúng người, đúng thời cơ.
Ông chú tám chợt nhớ ra gì đó rồi hỏi.
– À người của Thần Quyền năm xưa đến đây giúp chúng ta là ai vậy chú hai?
– Lý Bá và Cao Mãng.
– Hai người đó là ai?
Nói giữa chừng, ông già hai cầm miếng trầu bỏ vào miệng nhai, độ chừng khi trầu đã miềm ông mới nói tiếp.
– Trong 7 đại đệ tử của Tổ Sư Thần Quyền, sư phụ của chúng ta là đại đệ tử của vị thứ 7. Chính là Nga Mi Lão Tổ.
– Nga Mi Lão Tổ? Có phải vị đạo sĩ trong bức tranh ở nhà chú ko?
– Ờm. Chính là vị ấy.
– Nói thật với chú, cho đến bây giờ tụi tui chỉ biết mỗi mình sư phụ, còn những bậc tiền bối khác chỉ nghe loáng thoáng qua. Mà thật sự thì môn phái của mình bí ẩn quá, các tiền bối hầu như mai danh ẩn tích về cuối đời, ko ai hay biết.
– Đúng là như vậy. Tao cũng chỉ nghe sư phụ kể lại, ổng cũng ít nhắc đến các vị thời trước lắm, nhưng tao biết Tổ Sư của phái chúng ta rất lợi hại. Khi về Thất Sơn ông ta lập ra phái Thất Sơn Thần Quyền, chuyên dạy võ công, trị bệnh, trừ tà, tài phép vô biên, thủy hỏa bất nhập. Cuộc đời ổng chỉ nhận 7 đệ tử và nghe đâu sau này 7 vị đó đều thành tụ và chứng quả, mỗi người tu một núi. Sư phụ của chúng ta là một trong những đệ tử của vị thứ bảy, núi Ông Két.
– Như vậy lai lịch của Lý Bá và Cao Mãng?
– Hai người đó là sư thúc của chúng ta, đệ tử của Nga Mi Lão Tổ.
– Tứ Nương thì sao?
– Còn Tứ Nương cũng là đệ tử của Thần Quyền, nhưng nghe đâu sư tổ của bà ta là vị đệ tử thứ 3 gì đó.
– Vậy rồi sau đó chú hai? Người của Thần Quyền có trấn được đất này ko?
Ấy là câu hỏi của Tám Mẹo, một tay bắt rắn lành nghề của cái xóm này. Nó là con của ông chú tám, từ nảy giờ lặn dưới mé sông vô tình nghe thoáng qua cuộc trò chuyện của mấy ông già nên cũng hứng thú lắm.
Thấy nó lội lên, ông chú tám mới móc nhẹ:
– Sao nay có đồ gì bén bén ko tí tía dí mấy chú bác mầy lai rai đỡ buồn miệng.
– Dạ nảy con mới chụp được ổ rắn hổ ngựa, tí đem lên nướng nhậu là hết sảy.
– Chà chà thằng này coi bộ được nghe bây, nhớ chừa tao cái mật nó nghe.
– À mà tía dí mấy mấy chú đang bàn về cái miễu biết đi đó hửm? Con nghe hết rồi.
Nhưng mà còn chuyện trấn yểm, nó xảy ra thế nào mà đến bây giờ lũ tà tinh đó vẫn còn tồn tại?
Nghe câu hỏi của Tám Mẹo, ông già hai thẫn thờ, đôi mắt già nua mơ màng nhìn về phía cái miếu nhỏ, tay chỉ thẳng vào đó và nói:
– Kìa, hai ổng nằm ở đó kìa.
Tám Mẹo ngơ ngát nhìn ngôi miếu tỏ vẻ ko hiểu. Ông hai nói tiếp.
– Ngày ấy loạn lạc lắm, nếu kêu kể lại thì tao cũng ko biết bắt đầu từ đâu. Đại khái là họ đến đây và lên kế hoạch giết con quỷ rừng đó, nhưng do nó quá mạnh, cả hai ko còn cách nào khác đành hy sinh thân xác để kết ấn nhốt nó lại. Nhưng cái gì cũng có giới hạn, phong ấn đó chỉ có thể cầm cự chừng vài mươi năm, có lẽ bây giờ nó đã thoát ra rồi.
– Vậy tại sao nó ko tìm đến xóm ta?
Nghe câu hỏi của Tám Mẹo, ba ông già im bặt, hai chân mày châu lại với nhau như suy nghĩ gì đó. Ông già hai vuốt vuốt hàm râu gật đầu:
– Ừm! Nếu tao đoán ko lằm thì là do phong ấn năm xưa nó cũng tác động phần nào đến con tà, tuy nó đã thoát ra được nhưng chưa thể tìm được cách ra khỏi rừng do một lời nguyền nào đó.
– Vậy tại sao hôm qua nó lại xuất hiện, chẳng lẽ ai đó đã giúp nó thoát khỏi lời nguyền.
– Ko sai! Do thằng bảy đã nhìn về phía sau khi đang đi ra khu rừng nên lời nguyền che mắt quỷ đã đến lúc bị phá. Giờ nó có thể tung hoành khắp nơi và chuyện nó tìm đến đây cũng là sớm hay muộn.
Nói đến đây, thằng bảy liền chen vào, có lẻ sức chịu đựng của nó ko còn nữa. Nó muốn biết ngay cái thứ mà mấy ông già và cả cái xóm này đang lo sợ là thứ gì.
– Ông nội, rốt cuộc thì cái thứ kia nó là cái gì mà khủng khiếp đến vậy?
Ông già tư ko trả lời, trong lòng ông có vẻ đang phân vân ko biết có nên nói sự thật cho thằng bảy nghe hay ko, chỉ sợ nó thêm phần lo sợ mà thôi. Chợt ông già hai thở dài….
– Hazz…..bây muốn biết thì cũng được thôi. Dù sao sớm hay muộn gì nó cũng đến.
Thằng bảy mừng thằm trong bụng, nó nhảy lên ngồi gần ông hai để nghe cho rõ, ông hai đưa tay lấy ly trà tuôn cạn, rồi từ từ vào câu chuyện.
– Cách đây 30 năm về trước, vùng này vốn là đồng không mông quạnh. Người thì ít mà thú dữ thiều nhiều. Nếu ko phải là dân sành sỏi trong việc khai hoang dí có chút ngón nghề thì ko dám bén mảng vào đây.
Ngày đó, tao cùng với ông cố của tụi bây rồi mấy ông chú bác từ đồng Nọc Nạng xuôi về đất này mà lập nghiệp. Trên kia tụi cường hào địa chủ nó cướp đất quá, mần ăn ko khá nổi nên đành chọn cái chốn khỉ ho cò gáy này làm nơi gắn bó hết cuộc đời.
Lúc ấy đất U Minh này toàn là rừng rú, cỏ lao mọc cao hơn cả đầu người. Mũi rừng cứ đêm đến nó bay ra như ong vỡ tổ, kêu như sáo thổi. Còn dưới nước đỉa nó lội từng đàng như bánh canh, như bây giờ bây cũng thấy rồi đó.
Nhưng cái mà cả xóm này ngày đêm lo sợ, không đâu khác chính là cái miễu biết đi đó.
– Miễu biết đi? Có phải cái mà đêm hôm qua mình gặp không nội.
Thằng bảy đưa đôi mắt nghi ngờ về phía ông già tư.
– Ừm… Nó đó.
Ông già hai mới nói tiếp:
– Sở dĩ người ta gọi nó là miễu biết đi, vì cứ hễ ban đêm ai đi rừng mà quay lưng nhìn lại đằng sau là sẽ thấy nó. Và nó sẽ che mắt ko cho chúng ta tìm thấy đường ra, cứ như là cái miễu đó lun đi theo sau lưng mình vậy.
– Vậy nó là cái gì ông hai, nếu chỉ là cái miễu sao ko đập bỏ đi cho xong?
Ông chú Tám lúc này cười phá lên.
– Khà khà đúng là suy nghĩ của tụi con nít. Nếu dễ vậy thì sẽ không có dụ đi gần chục cái mạng đạo sĩ rồi đâu con.
– Lúc mới về cái đất này khai hoang, tao đã thấy có gì đó kì lạ rồi. Khắp nơi ko một bóng người. Nước đỏ như máu, cứ hễ đi phá rừng hay động thổ gì đó mà ko xin phép đất đai thì bây sẽ ko bao giờ hoàn thành công việc.
Kì lạ nhất ở chổ đêm đến từ sâu trong cánh rừng tràm lại có những âm thanh gầm gừ phát ra.
Ban đầu cứ ngỡ là mấy con thú, nhưng càng về sau người ta lại thường hay bắt gặp những cặp mắt đỏ to đùn như hai đóm lửa, chúng cứ lướt qua lại trên những đọt tràm.
Người ta gọi nó là Quỷ Hầu.
Nó có tên gọi đó vì nó vốn là một con Âm Hầu tu luyện lâu năm ở cái đất này nên hóa thành tinh. Vốn đây là nơi hoang vu, tà khí tích tụ nhiều nên là cái chổ lý tưởng để bọn yêu quỷ ẩn náo, ngày qua ngày hấp thu tà khí mà lớn mạnh vô cùng.
– Vậy làm sao hai vị đạo sĩ kia thu phục được nó ông hai?
Đó là câu hỏi của Tám Mẹo, nó vừa nhai mấy trái bần mới bẻ chua lè. Ông già hai tặc lưỡi.
– Thật sự mà nói tao cũng nể hai ổng thiệt. Nhớ lúc đó Quỷ Hầu nó giết gần hai chục mạng nên nó mạnh lắm, hai ông đạo phải tự cắt tay dùng máu của mình dụ nó ra và lập trận phong ấn nó lại tại một khu đất giữa rừng.
Mà hai ông này làm việc rất bí ẩn, ổng chỉ dặn là sau đêm hai ổng đi phong ấn con quỷ hầu thì sáng hôm sau hãy vào tìm xác hai ổng ra. Dặn là sau này nên hạn chế đi rừng, nếu có đi tuyệt đối ko đc quay đầu nhìn lại phía sau.
– Rồi sao đó ông hai?
– Hai ổng ko cho ai theo hết nên cũng ko ai biết trong đó xảy ra chuyện gì. Chỉ biết là trong cái đêm đó sấm chớp dậy động cả một vùng trời, những âm thanh la hú rùng gợn cứ vang lên trong gió. Sáng hôm sau người ta vào rừng tìm thì thấy xác hai ông đạo sĩ đang chết trong tư thế ngồi thiền. Trước mặt là một ngôi miếu nhỏ phủ đầy bùa chú.
Đi rừng sợ nhất là gặp thú dữ và thứ hai là nó. Ai mà bị nó ám rồi thì chỉ có đường chết, cơ hội sống sót rất là ít. Hôm qua hai ông cháu bây toàn mạng trở về, quả thật chuyện hiếm thấy.
– Ờm chú hai nói thì tui mới nhớ. Lúc đó thằng bảy nó ngồi rụt xuống lấy hai tay mà che mặt. Còn tui thì chỉ biết cầu xin. Nhưng khi ngước lên thì nó đã biến mất.
Nghe đến đây vẻ mặt ông già hai hơi sáng lên một tí như vừa nhớ ra cái gì đó rồi ông nói.
– Quái lạ. Thằng bảy! Bây còn nhớ ngày sanh tháng đẻ của bây không?
– Dạ……dạ….hình như là…..là….
Chưa kịp nhớ ra, ông già tư đã cắt ngan lời của nó.
– Ngày rằm tháng giêng.
Hết tập 2
Các bạn hãy vào đây ấn like để theo dõi những tác phẩm tiếp theo của Đại Việt nhé!
https://www.facebook.com/Đại-Việt-Tâm-Linh-Kí-Sự-872569033079284/