Trúng Ngải – Tác Giả ArterNis
Câu chuyện này tôi nghe từ chính bác tôi, trong 1 lần tôi chăm bệnh cho ông nội ở bệnh viện Trưng Vương tpHCM. Bác tôi kể khi vào thăm ông nội bệnh. Còn hiện h thì cả 2 ông đều ở nơi cực lạc cả rồi. 🙂
Hẳn ở đây chắc cũng có nhiều bạn biết về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam diễn ra giữa quân VN và Khơ me đỏ của Miên. Bác tôi cũng như bao nhiêu người chiến sĩ đã phải đổ xương máu. ?
Ngày đó ông còn trai trẻ, cùng vs lòng yêu nước dâng trào, sau đợt tàn sát dân của quân Polpot vào VN. Ông đã theo các chiến sĩ khác tiến đánh vào Campuchia nhằm lật đổ Khomeđỏ và bình định lại quê hương. Dĩ nhiên chi tiết cuộc chiến thì các bạn có thể google tham khảo hoặc xem các kênh lịch sử chính thống trên Youtube, an ninh nhân dân để có cái nhìn cụ thể và khái quát của cuộc chiến này.
Ông bác tôi thì ở 1 câu chuyện khác, đó là câu chuyện sau cuộc chiến. Khi quân ta đóng quân khoảng 5-6 năm ở trời Miên thì việc lên rừng núi khai hoang, thực địa nó là những nhiệm vụ rất đỗi bình thường vs 1 người lính. Mà có lẽ mọi việc bắt đầu từ đây mà ra.
Bác tôi lên núi và bị lạc trong rừng của họ. Càng đi càng vào sâu vào rừng thiêng nước độc, mấy ngày trời khiến lương khô đem theo và sức lực gần cạn kiệt. :sweat: Những tưởng đã bỏ mạng nơi đất khách quê người nhưng may mắn (trong thời điểm đó) sao mà ông lại bắt gặp 1 bản làng nhỏ nằm nép trên dạ núi. Họ thấy ông kiệt sức và khác lạ nên bắt ông về làng cho ăn uống và chữa trị.
Tuy nhiên, mọi việc đâu dễ dàng đến thế. Những tưởng đã thoát khỏi địa ngục thì lại rớt vào tầng địa ngục khác. Người làng này bắt ông ở lại làng, lao động khổ sai, phục dịch cho họ như nô lệ vậy. Ông đc 1 gia đình trong làng nuôi và cho ở, ăn uống ngủ nghỉ ở xó nhà. :ops:
Nói chung tâm trạng người lính xa quê hương lúc nào cũng mong mỏi trở về với gia đình, ông đã nhiều lần bỏ trốn nhưng lần nào cũng bị bắt lại. Đây là một trong những phần kì lạ nhất mà ông kể lại cho tôi nghe. Khi ở trong làng thì sức khỏe ông rất tốt, mạnh như trâu, lao động ko biết mệt mỏi là gì. Tuy nhiên mỗi khi ông bỏ trốn khỏi làng thì sức lực ông dần mất hết, càng đi xa thì bụng càng đau quặn, người lạnh đi, tay chân bủn rủn cả, mắt hoa và đôi lúc gục xuống xỉu giữa rừng. :angry:
Nhưng cả chục trăm lần bỏ trốn thế ông vẫn ko chết hay làm mồi cho thú rừng, vì đi hướng nào, xỉu góc nào, rớt vào cái xó xỉnh nào đi nữa thì người làng vẫn có thể tìm ra ông và mang về làng cứ như họ định vị được ông vậy. Và mỗi lần bắt về như thế, thì ông lại ăn những trận đòn roi, bỏ đói và lao động cực khổ hơn từ dân làng. :beat_brick:
Bẵng đi 10 năm cũng đã trôi qua, dẫu tình yêu hương mãnh liệt, nỗi nhớ nhà nhớ gia đình da diết, sự cứng rắn của 1 người lính. Nhưng nó dần bị đánh bại bởi thời gian, bởi những lần bỏ trốn, bởi những trận roi đòn mà ông nhận phải. Ông lú lẫn dần theo năm tháng, cam chịu và đã đặt suy nghĩ trong đầu có lẽ ta sẽ nằm lại nơi đất khách quê người, làm ma nơi xứ lạ. 😥
Nhưng đời mấy ai biết đc chữ ngờ, trong 1 đêm mưa bão lớn về. Lũ quét kéo qua làng đẩy áp lực nước lên những căn nhà sàn trong làng. Trong trận mưa bão định mệnh đó, căn nhà có người nuôi ông rung lên bần bật theo dòng nước cuốn qua. Bức tượng gỗ nhỏ treo ở cửa nhà rớt xuống dòng nước và cuốn trôi đi mất.
Và khi bức tượng đó cuốn đi, bỗng dưng ông đc tỉnh táo lại, sự nhu nhược của ông ko còn nữa, tự nhiên trong lòng ông trào lên nỗi nhớ nhà. Ông quyết định nước vừa rút nhẹ, trời tối và dân làng đang bận bịu vs lũ. Ông trốn ngay trong đêm đó, và thật kì lạ làm sao. Lần này ko như những lần trước nữa, ông càng đi càng háo hức, ko bệnh, ko mệt, ko hoa mắt, chóng mặt hay mất hết sức lực như mọi lần. Lội 2 ngày men theo rừng ông ra được đến con đường mòn nhỏ, ông lại đi theo nó mãi gần 4-5 ngày sau, đi đến đâu thì hái quả dại, uống nc mưa và xin nhờ người lạ nếu gặp. Tầm tuần là ông đến đc gần biên giới Việt-Cam. Ở đây có nhưng người cam biết tiếng Việt và họ hiểu đc lời ông nói. Thế là ông đc dẫn đến bộ đội biên phòng và dẫn về lại vs gia đình người thân.
Bản thân dòng họ tôi lúc đó ai cũng nghĩ là ông đã chết mất xác trong chiến tranh rồi, nên gặp lại ai cũng dâng lên 1 nỗi niềm cảm xúc khó tả trong lòng. Chỉ biết ôm nhau mà nc mắt cứ chực trào ra.
Riêng về phần bản làng, sau khi về đc lại VN. Làm quen sống và ổn định lại tinh thần, khi kể và xâu chuỗi lại nhiều sự việc diễn ra. Ông mới nhận ra bức tượng bị nước cuốn trôi trong đêm mưa bão định mệnh đó chính là thứ đã trói buộc ông ở lại làng. Ông sống ở đó hơn 10 năm, biết bao căn nhà sàn trong làng. Tuyệt nhiên duy nhất nhà ông đc ở và nuôi là có bức tượng đó. Có lẽ nó chính lài 1 loại bùa ngải gì đó khiến ông ko thể đi xa khỏi làng, càng đi xa sẽ càng khiến ông chết. Và nó là thứ khiến cho dân làng biết đc ông đang ở đâu để lôi về.
Đó là hồi tưởng và câu chuyện của bác tôi về những năm tháng chiến tranh, tôi vẫn nhớ lại dòng nước mắt của ông khi kể câu chuyện này. Có lẽ là vết thương và nỗi sợ mà ông ko bao giờ quên đc. H đã nhắm mắt xuôi tay, cũng qua 1 kiếp người của 1 đứa con, 1 người lính VN. :sweet_kiss:
-Hết-