Đoạn số bỏng ngô được đặt dưới góc ngải hết. Hat-Sa-Dy đưa cái dĩa cho Huy :
_ Cầm giúp ông !
Huy cũng nhanh tay cầm lấy cái dĩa, Hat-Sa-Dy quay đi, điềm tĩnh bẻ nhanh một nhánh tre con, to hơn mũi kim một chút. Ông đi tới chậu Huyết Ngải mà Huy bị dính độc lần trước, không ngần ngại đâm thẳng cây tre con vào cánh tay. Huy chứng kiến hành động đó của ông thì giật mình lùi về sau một bước, hai con mắt mở to kinh ngạc. Vẻ mặt của Hat-Sa-Dy hết sức bình thường, như là không đau đớn, phải chăng hành động này đã lập đi lập lại quá nhiều lần khiến cơn đau thành thói quen nên không còn cảm giác gì nữa. Ông Hat-Sa-Dy đưa cánh tay còn lại ra một chậu ngải khác. Các ngón tay điệu nghệ nhẹ nhàng bắt ấn rồi nhẹ nhàng lấy đi một lá ngải cứu đắp lên vết thương nhỏ.
Sau khi xong, ông tiến tới Huy mỉm cười, dắt Huy ra khỏi vườn ngải rồi ông mới nói :
_ Việc cho máu vào ngải sẽ như một hợp đồng giao kết vậy. Ngải theo mùi máu mà nhận chủ nhân. Tùy loại thì cần huyết chủ nhân, có loại thì không. Nhưng riêng với dòng thuộc Huyết Ngải, hội ngải vốn đã khó, duy trì chúng ở lại càng khó hơn. Dòng Huyết Ngải đều là ngải độc, rất khó thuần phục và càng không thể thuần phục khi không có máu để nuôi. Linh hồn của chúng linh thông đến nỗi trước khi nhận chủ nhân sẽ thử pháp chủ nhân. Pháp thử như thế nào còn tùy vào hồn ngải đưa ra, không ai giống ai nên không thể nói cụ thể được. Nhưng nếu pháp sư không vượt qua màn thử ấy… haizzz! Nhẹ thì bại liệt, nặng thì vong mạng !
Đức Huy trợn tròn mắt :
_ Một vong ngải có thể giết người sao?
_ Ừm, thường thì vong ngải sẽ đòi hỏi khả năng khiển âm binh của một người thầy, hoặc là khả năng làm chủ được bản thân của người thầy ấy… !
_ Xin lỗi ông nhưng mà khoan đã ! âm binh thuộc trợ thủ của phù hay còn gọi là bùa mà ?
Điều này chính ông Đại khi xưa đã dạy cho cậu và tới tận bây giờ cậu vẫn nhớ rất rõ. Ông Hat-Sa-Dy chỉ mỉm cười nhẹ :
_ Bất kể một thầy luyện ngải nào cũng phải biết vẽ phù chú và khiển âm binh, chỉ là số lượng ấy ít mà thôi ! Ngải có tác dụng nhanh hơn bùa, nhưng độ bền lâu thì có thể nói là không bằng. Bùa và ngải nếu đem so sánh bên nào mạnh hơn thì không thể so, chỉ có thể dựa vào tài pháp của thầy để khẳng định bên nào mạnh hơn. Do ngải tác dụng nhanh lên người nạn nhân, nên rất nguy hiểm. Những người không khống chế được vong ngải của mình, một khi đã nhận lệnh thì hậu quả rất khó lường. Con người muốn dựa vào nó để có sức mạnh tâm linh. Linh hồn ngải chúng cũng có tham vọng tăng tu vi của chúng. Một khi chủ nhân không khống chế được nó, nó sẽ áp vía người khác và lấy mất vía đi. Người bị hồn ngải lấy vía sẽ trở nên khờ khạo, nhìn rất đáng thương !
Linh lực của bùa sẽ hỗ trợ ngải trở nên mạnh hơn hoặc dùng để khắc chế vong hồn ngải ít làm càn hơn !
Vừa nói ông vừa chỉ tay vào chậu Huyết Ngải đằng xa kia làm ví dụ. Huy nhìn ông, không giấu nổi thán phục :
_ Ông biết nhiều thật đó, con ngưỡng mộ ông ghê !
Ông Hat-Sa-Dy cười khà khà, nhìn xa xăm rồi nhìn thẳng vào Huy :
_ Ông sẽ dạy cho con hết những gì có thể dạy, quan trọng vẫn là sự cố gắng của con !
Đức Huy ngập ngừng :
_ Vậy… con có thể gọi ông là thầy hay không ?
_ Có vội vàng quá không khi chỉ trong phút chốc con lại muốn nhận ông làm thầy?
_ Vậy… một thời gian nữa ông có thể nhận con làm đệ tử hay không?
_ Nếu con có thể chăm sóc tốt vườn ngải của chú Bae, ông sẽ xem xét việc nhận con làm đệ tử !
Đức Huy trả lời một cách tự tin :
_ Được thôi, ông nhớ giữ lời đó !
Huy chắp tay tạm biệt ông, hướng đến vườn ngải của Bae. Vì muốn ông Hat-Sa-Dy truyền dạy cho mình, Huy ra sức để tâm chăm sóc những cây ngải đã lớn và còn xới đất cho tơi trồng những củ ngải xuống một cách tỉ mỉ. Một tuần lại trôi qua, số ngải ấy bắt đầu nảy mầm. Thời gian này giữa Huy và chú chim Diều kia có phần thân thiết hơn khi nó đã chịu đứng cả giờ đồng hồ chỉ để nghe cậu tâm sự những chuyện vu vơ. Bae nuôi chim mười lăm năm, đây là lần đầu anh thấy thú cưng của mình gần gũi với một người khác. Bae niềm nở tiến lại gần Huy, ho lên một tràng dài, giọng cũng khản đặc :
_ Làm cách nào mà con chim này chịu đứng cạnh bên con vậy ?
Đức Huy quay qua :
_ Nó là chim của chú đúng không ạ?
Bae gật đầu, Huy nhìn anh rồi nói :
_ Nó đẹp thật, nhưng con chưa một lần chạm được nó !
Bae nhìn cậu vài giây, cười khà khà rồi huýt sáo ra hiệu cho con chim đậu trên tay của mình. Lần đầu tiên nhìn cận cảnh con chim ấy, Đức Huy không khỏi trầm trồ, con chim vốn to lớn, gần hơn lại trở nên đồ sộ, bộ lông vũ óng lên màu nâu đỏ tuyệt đẹp. Bất giác cậu đưa tay vuốt, Bae còn nghĩ chú chim của mình sẽ nổi cáu nhưng không, nó đứng yên mặc kệ Huy sờ lưng, đầu, cổ nó. Tiếng ho của Bae làm ngắt quãng cơn say của Huy :
_ Chú bị bệnh sao? Con nghĩ chú nên nghỉ ngơi nhiều hơn và ăn uống đúng buổi hơn !
_ Haha, chú không sao, nhưng chú thật sự bất ngờ khi lần đầu tiên chú thấy con chim này lại cho một người lạ chạm vào nó mà không phản ứng gì !
_ Hihi, chắc là do con dễ thương đó. Chuyện vườn ngải con thật sự xin lỗi, con đã gieo củ rồi và ngải nó đã nảy mầm. Sớm thôi con sẽ trả lại vườn ngải của chú !
_ Con người không ai là không mắc sai lầm, quan trọng khi ta biết rằng mình sai, phải sửa cái sai đó !
Nói vừa dứt câu, Bae lại ho không ngớt. Huy nhìn Bae liền nói :
_ Mẹ con biết ít thuốc nam trị ho rất hay, con sẽ nói với mẹ làm cho chú một ít !
Bae lắc đầu :
_ Không cần đâu, chú thật sự không sao, nghỉ một hai đêm là sẽ khỏi ngay thôi !
_ Chú đừng ngại, mẹ con luôn sẵn sàng giúp những người bị bệnh mà. Mà thôi, con về nhà đây !
Huy chắp tay cúi đầu :
_ Tạm biệt chú !
Huy đi về nhà, bước đi nhanh, vững vàng đã tạo lên dáng cậu một phong thái đặc biệt. Chiều ấy sau khi ăn cơm xong, Huy nhìn mẹ bằng con mắt tinh nghịch. Thúy vừa nhìn đã hiểu ý con trai :
_ Con có chuyện gì muốn nói với mẹ hả ?
_ Hêhê, đúng là mẹ của con ?
_ Sao? Có chuyện gì ?
_ Mẹ có thể làm cho con ít thuốc trị ho không ?
Thúy lo lắng đặt tay lên trán con trai kiểm tra :
_ Là con bệnh sao?
_ Không ! Con cho một người khác, chú đó ho nhiều lắm !
_ Nhưng nhà mình không có mật ong…
_ Tưởng cái gì chứ cái chuyện đó dễ mà, ở đây nhiều cây như vậy, tìm tổ ong không khó. Để con đi lấy cho !
_ Thôi, nguy hiểm lắm con…
_ Không sao mà mẹ, con lớn rồi, với lại đây đâu phải là lần đầu con đi lấy mật đâu !
Nhìn gương mặt mẹ vẫn còn rất lo và không muốn cho mình đi, Huy đặt tay lên tay mẹ :
_ Mẹ đừng lo, con sẽ đi xung quanh đây thôi, nếu không có con sẽ đi về !
Thúy gật nhẹ đầu, Huy mỉm cười hớn hở chuẩn bị đi lấy mật ong. Cậu bước ra khỏi nhà đầy vẻ tự tin, Thúy lo lắng căn dặn :
_ Cẩn thận đó nghe con !
_ Dạ con biết rồi !
Huy rời khỏi nhà, mang theo bên người một con dao và một cái hột quẹt. Khi còn ở bên Việt, nhiều lần đi lấy mật cho mẹ bào chế thuốc nên Huy cũng tích được chò bản thân một số kinh nghiệm. Trời xuống núi từ lâu, những tia hoàng hôn đỏ cuối cùng cũng đã biến mất thì Huy mới quay về. Trên tay còn cầm theo chiến lợi phẩm khoe mẹ :
_ Mẹ thấy chưa, con vẫn không sao mà !
_ Con mẹ rất giỏi, mẹ luôn ước con được bình an vượt qua khó khăn. Bởi vì khi chúng ta đối đầu với khó khăn, chúng ta mới học được cách trưởng thành ! Mẹ đi đào thuốc !
_ Phần vắt mật cứ để cho con !
Thúy ra ngoài đào cả thân cả củ lên. Một loại cây có lá mọc thẳng đứng, các bẹ lá xếp vào nhau xòe ra như một cái quạt. Trở vào trong, Thúy rửa từng bẹ lá sạch sẽ rồi giã nhuyễn, cô vắt chất diệp lục ra một cái chén, phần xác lá bỏ đi. Tiếp tục với phần củ, cô gọt bỏ vỏ bên ngoài, băm thật nhuyễn phần củ ấy. Đổ chất diệp lục ban nãy và mật ong vào cùng. Cô khéo léo xoe thành những viên tròn. Mật ong giúp chúng kết dính lại với nhau.
_ Đợi đến sáng mai, mật ong sẽ khô lại một chút, lúc đó thì con có thể đem đi rồi !
_ Con cảm ơn mẹ !
Thúy mỉm cười :
_ Con cũng đi ngủ đi, tối rồi !
_ Dạ, mẹ ngủ ngon !
Lại một đêm nữa trôi qua, sáng ấy Thúy đựng những viên thuốc trong túi nilon, và một phần cơm do cô nấu đưa cho con trai :
_ Thuốc của con đây. Mới có một đêm nên mật ong vẫn chưa khô lắm. Con có thể nói với người kia là phơi thêm một ít nắng vẫn được !
_ Dạ, vậy con đi nghe mẹ !
Thúy đứng nhìn Huy đi khuất rồi mới quay vào nhà. Cô đâu biết được số thuốc ấy Huy sẽ đem tặng cho ai. Cậu đi tới vườn, kiểm tra những cây ngải con, xong lại nhờ người khác giúp mình cải thiện khả năng giao tiếp, lúc thì Sila lúc thì Keo-Xava-Khan-Xay sẽ giúp cậu nói chuẩn hơn khi giao tiếp. Đến trưa cậu mới gặp Bae đang đi cùng Sa-nanh con trai của ông ấy. Trên tay của Sa-nanh còn cầm theo một chậu ngải đen rất thơm. Sợi dây chuyền mà Sa-nanh giống với sợi dây của Thúy giữ bên người, chỉ là viên đá ấy ánh xanh ít hơn. Đức Huy cất tiếng gọi :
_ Chú Bae !
Bae nghe ai gọi mình, theo trực giác nhìn theo tiếng gọi thì thấy Huy, anh quay sang bảo con trai :
_ Con vào nhà đi, cha ra thăm vườn ngải một lát !
Sa-nanh đặt chậu ngải xuống chắp tay tạm biệt cha rồi lại đem chậu ngải đi vào. Bae bước tới bên Huy liền nở một nụ cười thân thiện :
_ Con gặp khó khăn khi trồng ngải hay sao ?
Huy chắp tay cúi chào :
_ Dạ không! Hôm qua con có nói là nhờ mẹ làm thuốc cho chú, thuốc ở đây !
Nói đoạn cậu lấy ra túi nilon đưa cho Bae. Bae nhìn những viên thuốc tròn, tự tánh đột nhiên bất ngờ đến lạ :
_ Chú cảm ơn con !
Đức Huy mỉm cười :
_ Con xin phép đi trước !
Huy quay đi, Bae cầm túi thuốc trên tay, chợt ý nghĩ lại nhớ tới Thúy vô cùng. Anh đem túi thuốc trở vào phòng riêng, cầm viên thuốc không rõ người bào chế trong tay mà anh lại nhớ đến Thúy rất nhiều, từng ánh mắt, từng nụ cười, giọng nói… anh nhớ tất cả những gì thuộc về người con gái ấy. Bae lại lấy chiếc túi của Thúy làm tặng ra ngắm nhìn rất lâu :
_ Xin lỗi, đã nhiều năm rồi anh vẫn không thể về bên em, anh thật sự là một kẻ bất tài. Hi vọng em bên đó sẽ có cuộc sống bình an. Anh đã cố gắng hết mức nhiều năm qua để mong có được Hồng Cầu Ngải nhưng đến giờ vẫn chưa được. Anh sợ khi anh về bên em sẽ khiến em gặp nguy hiểm, xin lỗi vì đã làm tổn thương em !
Đôi mắt của Bae đọng nước, chỉ là giọt nước mắt sắp rơi liền bị anh nén chặt vào trong. Cảm giác nghẹn ở cổ họng, và rồi anh lại ho. Tiếng ho ấy kéo anh ra khỏi dòng suy nghĩ miên man. Bae cầm viên thuốc ngậm vào liền tròn mắt bất ngờ :
_ Cái vị ngọt này là của mật ong, cái vị đắng rồi lại chát đến bó lưỡi như vậy là của ngải cứu…!
Mảng kí ức đẹp đẽ lúc anh đi tìm ngải cứu về hướng dẫn cho Thúy cách bào chế thuốc lại ào ào hiện về. Vì vị thuốc quá giống với những gì anh đã từng dạy cho Thúy.