Sáng sớm hôm sau, Bae chuẩn bị đồ đạc cần thiết cho chuyến đi sang Dãy Trường Sơn (Việt Nam) tìm ngải. Là nơi đã sinh ra người cha của anh. Khi xưa, các đạo sĩ ở Việt đa số học phù chú, hoặc có những người ở vùng núi hẻo lánh, khí hậu lạnh giá thì học nuôi Cổ Trùng. Ông Bảy, cha của Bae cũng đi theo con đường học thuật, nhưng ông lại muốn học những thứ ít người biết đến, ông chịu khó học tiếng Lào, đi sang tận bên ấy tầm sư học đạo. Nhờ cơ duyên mà thỉnh hội được Hồng Cầu Ngải, trở thành người có tiếng nhất nhì trong giới. Ông Bảy kết hôn và ở bên Lào, xem nơi ấy là quê hương thứ hai. Chỉ thỉnh thoảng mới về Việt Nam tìm ngải. Thời gian luyện ngải, ông chơi thân với Hat-Sa-Dy một người mang hai dòng máu Việt-Lào. Cả hai cùng nhau gắn bó, cùng nhau đi lên. Năm Bae lên mười bảy tuổi cũng là năm ông Bảy hoàn toàn chinh phục được Hồng Cầu Ngải, khoảng thời gian ấy là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của ông ,khi cái tên ‘Ông Bảy’ bậc thầy luyện ngải, không chỉ vang đến tai các vị học thuật ở nước Lào, cái tên của ông còn vang xa đến các nước thân cận. Một số người, thật lòng tâm phục khẩu phục nhưng cũng có vài người, nhìn ông lại thèm khát cái bí kíp luyện ngải của ông, luôn dùng mọi thứ dơ bẩn để có thể có được cái bí kíp luyện ngải ấy, nhưng chưa một lần thành công. Hết cách, họ không ngại đến tận nước Lào xin ông truyền dạy. Nhưng chưa được bao lâu, ông Bảy qua đời sớm, nguyên nhân chết của ông không phải do tà thuật gây ra mà chỉ là do ông ngắn số. Sự ra đi của ông để lại vô số bí kíp luyện ngải và một đứa con chưa thể lĩnh hội được hết tất cả của ông. Bấy giờ các tay luyện ngải lại bắt đầu nhen nhóm ý định lấy đi cái bí kíp ngàn vàng ấy. Nhưng đến bây giờ, đã được mười một năm trôi qua, họ chưa một lần nhìn thấy được một chữ nào của bí kíp. Bae lại được cho là người đã lĩnh hội được những gì của cha, nên mặc dù ông Bảy mất đi, anh cũng được bọn họ tôn trọng. Lúc sắp rời đi, Bae đặt tay lên trán của con, nắm tay vợ hồi lâu rồi mới đi ra ngoài, huýt sáo gọi con Diều Lửa. Từ trong những cái cây to xanh um tùm, một con chim có cái đầu màu trắng, đôi cánh màu nâu đỏ sải cánh rộng bay đến bên tay của Bae :
_ Đi thôi nào, chúng ta về Trường Sơn !
Bae đưa tay hướng về phía Đông Nam, con thú cưng nhắm thẳng hướng đó mà bay lên cao. Hành trang về quê hương Việt Nam của Bae chỉ gói gọn trong một túi tay nải. Bae đi theo con đường mòn, mất một ngày đi đường mới đến được vùng rừng non, đường khá bằng phẳng. Dần dần anh đi vào vùng đồi rừng rậm hơn và bắt đầu leo núi. Đường đi càng lúc càng dốc hơn. Đêm thứ hai, Bae đứng ở Dãy Trường Sơn, Việt Nam cách anh không xa nữa. Cách đó không xa, có một ngôi làng nhỏ mang tên Làng Rô. Cơ thể của Bae sau mấy ngày vượt dãy Trường Sơn đã thấm mệt. Nhưng khi đưa mắt nhìn về quê hương của cha, lòng anh không ngừng xôn xao vì chính anh cũng là một người mang một nửa dòng máu người Việt. Những chuỗi ngày tìm Hồng Cầu Ngải của Bae bắt đầu từ hôm nay. Thật ra, Hồng Cầu Ngải ở bên Việt Nam có rất nhiều. Có một số nhà còn lấy nó làm cây cảnh. Nhưng những cây ngải ấy hoàn toàn không có khả năng đủ mạnh để chiêu mộ được hồn ngải. Chỉ có những cây ngải mọc tự nhiên trong rừng. Hằng ngày hấp thụ tinh hoa nhật – nguyệt, từ năm này, sang năm khác mới có khả năng hội được hồn ngải. Con Diều Lửa vẫn luôn theo dõi Bae từ trên cao. Chỉ có điều nó luôn ẩn mình trong rừng, tìm những xác chết đã bốc mùi thối làm thức ăn. Nhưng thú cưng của Bae rất thông minh, nó có thể nghe, và hiểu những gì Bae dạy. Có hai thứ Bae không muốn nó ăn cho dù đang đói là xác của cọp và xác người. Và tuyệt nhiên, cho dù Diều Lửa bị hai thứ mùi ấy thu hút, cho dù đã nhìn thấy cũng không bay xuống ăn lấy một miếng. Thú cưng của Bae lại thuộc dạng gan lớn, nhiều lần không ngại mổ đầu vài con rắn. Đó là điều mà không phải chú chim Diều Lửa nào cũng dám làm.
Bae đang đứng ở một nơi đủ cao để có thể nhìn thấy Làng Rô, Việt Nam. Mấy ngày tìm ở dãy Trường Sơn nhưng vẫn không thấy bóng dáng Hồng Cầu Ngải đâu, chỉ thỉnh thoảng nhìn thấy có người đi rừng, họ tập trung thành nhóm đi vào rừng, hết nhóm này đến nhóm khác.
Hôm nay là ngày mùng 5 tháng 5, theo như lời của thầy Hat-Sa-Dy thì ngày hôm nay là một ngày vàng để thỉnh ngải từ rừng về, một năm chỉ có một lần. Những người luyện Độc trùng theo một cách thường cũng bắt buộc phải chọn ngày này để luyện trùng. Bằng không, cổ trùng sẽ không thể hoá thành Cổ Mẫu, đồng nghĩa với việc đó, việc luyện sẽ thất bại. Do Cổ Mẫu là loại có tính cách độc chiếm cao, nên mỗi người luyện Cổ Trùng chỉ có thể luyện, và sở hữu duy nhất một con, nếu xuất hiện con thứ hai, cả hai Cổ Mẫu sẽ cắn nhau cho đến khi một con đã chết mới thôi. Cổ trùng có thể luyện ra Cổ Mẫu, Cổ Mẫu sau khi được luyện có thể sinh ra cổ trùng. Nhưng phần lớn để thứ vu thuật này thành công, thuộc phần lớn vào ngày mùng 5 tháng 5. Nói về Cổ Trùng luyện ở cách thường, những bậc cao tay sẽ sai khiến Cổ Mẫu qua tiếng trống hoặc qua một điệu thổi sáo dài thay vì dùng chú điều khiển vì nó giảm khả năng có kẻ luyện Cổ Trùng khác bắt trước được mà sai khiến cổ trùng mà bản thân đã dày công nuôi luyện. Trở về nơi mà Cổ Trùng được sinh ra chính là Tây Tạng, người Miêu đã làm ra thứ vu thuật khủng khiếp ấy, có thể không để Cổ Mẫu sống cũng có thể khiến người ta chết trong khổ sở, đau đớn. Chính vì không để Cổ Mẫu sống, nên họ không bị chính con Cổ mình nuôi phản lại. Sau này vu thuật mới được truyền sang Trung Quốc rồi mới đến các nước lân cận. Từ từ, thuật luyện âm binh thông qua bùa chú cũng được truyền sang Việt Nam, loại thuật ấy lại được các đạo sĩ học nhiều. Nhiều hơn là vu thuật luyện Cổ Trùng. Các thầy pháp Việt có một vài người luyện âm binh công phu đến nỗi những vong hồn cũng có thể tát cạn nước ruộng trong một đêm khi trời còn chưa đến 5 giờ sáng. Người ta có thể nghe được tiếng tát nước trong đêm nhưng khi bước ra chẳng thấy ai cả. Trở vào nhà ngủ thì sáng ra cái ruộng của người luyện âm binh đã cạn nước. Chính vì ở Việt Nam có quá nhiều người luyện âm binh, nếu là thầy tốt thì không sao, còn nếu là thầy xấu, dùng âm binh phá nhà phá cửa người khác rồi bày biện vẽ ra bao nhiêu thứ cúng kiến mới được yên thân mà ở, những người thầy kiếm lợi cho bản thân khiến ai cũng ghét, nhưng họ không dám nói ra. Nơi mà ông Bảy ở là một nơi có ông thầy luyện âm binh hách dịch, luôn cậy thế lực ấy mà phá làng trên xóm dưới, bà con nhiều phen khốn đốn. Đến lúc ông ta phá nhà của ông Bảy, ông vì không nhịn nhục được mới tìm đường tầm sư học đạo lại còn có cơ duyên luyện được Hồng Cầu Ngải, thứ mà có thể một đấu một, nghìn đấu nghìn với âm binh. Nhưng ngày ông Bảy trở về, ông thầy kia đã bị chính những âm binh của mình giết chết. Thù coi như gác qua một bên nhưng số âm binh mà ông ta để lại vẫn sẽ theo lối cũ phá nhà người khác, ông Bảy chỉ còn nước vẽ ra một đàn pháp, đặt chậu Hồng Cầu Ngải ở trước đàn, ba ngón tay điêu luyện của ông chạm vào Ngải một cách nhẹ nhàng .