Từ trước đến này làng Hạ nổi tiếng với những gánh hát vô cùng nổi tiếng như Huỳnh Kỳ, Hạc Mai, Lan Điền,… trong số đó đáng chú ý nhất chính là gánh hát Huỳnh Kỳ. Sở dĩ gánh hát Huỳnh Kỳ nổi tiếng bậc nhất trong làng đào hát thứ nhất là dựa vào dàn đào hát hùng hậu lại có tài. Thứ hai là do chính ông chủ gánh hát ý thức được thời thế, hằng năm đều tổ chức những chuyến lưu diễn khắp các làng thông qua con đường thuỷ chứ không ở tại một địa điểm như các gánh hát khác. Thứ ba không thể không nhắc đến cô đào hát Phùng Thu, cô là một trong những cô đào có giọng hát ngọt ngào nội lực cùng một vẻ đẹp khiến người ta vừa nhìn đã ngây ngất cả lòng.
Phùng Thu vốn là con gái của ông ba Phùng kéo đàn, mẹ cô trước đây cũng là đào Mai hát chính trong gánh hát, tuy nhiên sau khi sinh cô được vài năm thì bà Mai bệnh nặng không qua khỏi, từ đó ông ba Phùng chỉ có thể mang theo đứa con gái nhỏ theo gánh hát Huỳnh Kỳ phiêu bạt khắp nơi kiếm miếng cơm qua ngày.
Phùng Thu lớn lên đã có vẻ ngoài vô cùng xinh đẹp lại được thừa hưởng khả năng cảm âm cũng như chất giọng ngọt ngào của mẹ, thế nên việc trở thành đào hát chính trong gánh hát là chuyện sớm muộn. Ngày đầu tiên Phùng Thu hát chính là đêm ba mươi tết ở làng Hạ tại nhà ông bà phú hộ Nguyễn, tưởng như lần đi hát này cô có thể thuận lợi nhận một phần tiền công để mua thuốc cho cha, ai biết được một lần đi hát này lại mang đến không ít phiền toái còn là đền tính mạng cũng mất vì nó. Cha cô sau khi nghe được tin dữ cũng phát bệnh mà chết, trong một ngày hai mạng người đã được người ta an tang trong bãi tha ma mà không có nổi một mảnh chiếu che thân.
Từ khi Phùng Thu mất, là chuỗi ngày Làng Hạ phải sống trong chuỗi ngày kinh hoàng. Ai biết được Phùng Thu là gái đôi mươi, khi chết vẫn còn trong trắng trinh nguyên, còn chết trúng giờ linh cộng với sự oán giận trong lòng cô đã khiến cho cô trở thành một oan hồn không thể siêu thoát.
#KLL_GNNNN
???̂́?? ?? ??́? ????? Đ?̂? – ???̛?̛?? ?
???ℎ??: ??̉ ??̣? ???̀?
Đêm nay là một đêm mưa nặng hạt. Phía Tây làng Hạ là nơi mà chỉ có những hộ dân nghèo sinh sống, từ trong ngôi nhà nhỏ ở cuối xóm đang phát ra từng chuỗi tiếng khóc rấm rứt của trẻ con, tiếng khóc hoà cũng tiếng mưa rơi ngoài hiên nghe thật thê lương. Bên trong gian nhà ấy thứ duy nhất có thể chiếu sáng là ngọn đèn dầu leo lắt được đặt ở giữa gian phòng, bà Thi nằm trên chiếc chõng tre xập xệ cố gắng duy trì hơi thở yếu ớt cuối cùng.
Bà Thi liếc mắt nhìn về phía đứa trẻ đang đứng bên cạnh, đôi tay nhỏ của nó siết chặt lấy đôi tay chai sạn của bà như thể nó sợ chỉ cần nới lỏng ra là bà sẽ ngay lập tức biến mất vậy. Nhìn đứa nhỏ gương mặt sợ hãi giàn giũa nước mắt, trái tim bà như bị ai đó bóp nghẹn. Có lẽ ở thời khắc cận tử thì mối lo ngại lớn nhất của bà chính là Phùng Thu đứa con gái đang trong tuổi ăn tuổi lớn này.
– Bà cứ yên tâm đi đi, tôi ở lại lo cho cái Thu được mà… – Như hiểu được nỗi lo lắng của bà Thi, ông ba Phùng đưa tay vỗ nhẹ vào bàn tay bà an ủi.
-…
Có những lời này của ông ba Phùng, bà Mai mới cảm thấy an tâm, từ khoé mắt đầy nếp nhăn của bà trào ra một dòng nước mắt nóng hổi, khi giọt nước mắt kia rơi xuống cũng là lúc đôi mắt đã rệu rã của bà Thi khép lại.
– Mẹ ơi, mẹ ơi mẹ, mẹ đừng bỏ con… Mẹ ơi, con hứa con sẽ ngoan mà, mẹ đừng bỏ con… Mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ ơi… – Thu như cảm nhận được bàn tay nó đang nắm đã mất đi sức sống hoàn toàn thì hét lớn. Nước mắt nó như cơn mưa ngoài trời cứ ồ ạt mà rơi xuống, nó ôm lấy người bà Thi vừa lay vừa gọi trong tuyệt vọng.
Thời gian vừa qua bà Thi bị căn bệnh quái ác bám víu không tha, bà không thể đi hát ở gánh nên sức nặng về kinh tế trong gia đình đổ dồn lên ông ba. Hầu như trong làng ai thuê ai mướn gì ông ba cũng làm, ngay cả buổi tối dù mệt đến rã người thì ông cũng cố gắng kéo đàn cho gánh hát để kiếm thêm mấy đồng bạc lẻ. Ấy vậy mà tình trạng bệnh tật của bà Thi không có tiến triển, tiền thuốc hàng tháng của bà đã ngốn hết cả một nửa tiền lương của ông, chưa tính đến tiền ăn thì số còn lại đã phải đồ dồn vào tiến thuế đóng cho quan lại.
Khi mà tiền thuế cứ chớp mắt lại tăng thì tiền trong nhà ông ba lại càng thâm hụt, dù ông có cố gắng cày ngày cày đêm cũng không thể có đủ tiền để trang trải cuộc sống qua ngày cũng vì thế mà thuốc thang của bà Thi cũng bị chững lại bữa có bữa không. Chắc cũng vì vậy mà bệnh tình đã nặng nay lại nặng hơn, cho đến hôm nay khi mà bà Thi đã không còn sức để chống chọi với căn bệnh quái ác này nữa thì bà buông xuôi tất cả mà rời đi.
Ông ba Phùng cúi xuống ôm lấy cái Thu vùi đầu nó vào trong lòng mình tránh cho nó thấy bà Thi lại kích động. Nhìn thi hài đang lạnh dần của vợ cùng đứa con gái đang khóc nghẹn trong lòng mình, nước mắt ông ba cũng lặng lặng mà tuôn trào. Đối với một người đàn ông quanh năm suốt tháng bán mặt cho đất bán lưng cho trời, rảnh rỗi thì kéo đàn cho gánh hát kiếm tiền nuôi vợ nuôi con, xem hạnh phúc của vợ con như niềm vui của mình như ông ba thì việc mất đi người vợ sớm chiều gắn bó với mình là một nỗi đau không cách nào miêu tả được.
– Đừng khóc, Thu đừng khóc… Con khóc mẹ sẽ không vui, có ba đây, con đừng khóc… – Kiềm chế lại cơn đau trong lồng ngực, ông ba Phùng vỗ nhẹ lên lưng Thu cố gắng dỗ dành con bé.
– Ba ơi, con ăn khoai lang được, con… Con không kén chọn… Ba bảo mẹ đừng bỏ con đi, đừng bỏ con đi… – Thu ở trong lòng ông ba thì thào, tiếng của nó còn bị tiếng nấc ngắt quãng khiến cho nó khó khăn lắm mới nói ra được một câu hoàn chỉnh.
– Thu ngoan, ba xin lỗi… Là do ba, là do ba không đủ sức chăm lo cho hai mẹ con, là do ba vô dụng… – Nghe thấy giọng nói non nớt của cái Thu, lòng ông ba càng thắt chặt lại, càng nghĩ thì ông lại càng trách bản thân mình không đủ sức để cho bà Thi lẫn cái Thu một cuộc sống ấm no. Ông ôm chặt Thu vào lòng mà khóc rống lên như một đứa trẻ vừa mất đi thứ quý giá nhất đời mình.
Hai ba con ông ba Phùng ôm nhau khóc bên cạnh thi hài của bà Thi, ngoài trời mưa vẫn nặng hạt, tiếng sấm chớp đùng đoàng ngoài kia như cũng đang cùng khóc với hai người bọn họ.
Không chỉ riêng gia đình ông ba Phùng mà còn là đối với tất cả những người nông dân nghèo khổ ở cái làng Hạ này, bệnh tật nó cứ như một con ác quỷ gặm nhắm họ không buông tha, thuốc men thì đắt đỏ, tiền công thì ít ỏi, quan lại thì suốt ngày bóc lột công sức của người dân bằng những thứ thuế vô cùng vô lý,… Thế nên cơm áo gạo tiền chưa bao giờ là chuyện dễ dàng đối với người dân nơi đây.
Sáng hôm sau, người dân trong làng sau khi biết tin bà Thi đã qua đời thì cũng gom góp mỗi người một ít giúp ông ba lo ma chay cho bà. Nói là ma chay nhưng thật ra cũng chỉ là kiếm một tấm chiếu sạch gói gọn thi thể bà Thi lại rồi đưa đi chôn ở bãi tha ma đầu làng mà thôi. Những ngày sau đó người ta vẫn thấy ông ba đi làm, ban ngày thì làm thuê làm mướn cho những gia đình phú hộ trong làng, ban đêm thì đi kéo đàn cho gánh hát.
Cái Thu năm nay cũng đã lên sáu tuổi, dù là thân con gái nhưng ông ba Phùng vẫn cố gắng xin xỏ để nó có thể sẽ theo học ở một ông đồ trong làng. Thu thông minh lại ham học nên sức học so với những đứa trong làng chỉ có hơn chứ không có kém, vậy nên ông đồ cực kỳ yêu thích nó tiền học mỗi tháng cũng là được giảm phân nửa. Sau khi mẹ mất tính tình nó tuy trầm lặng hơn nhưng chưa bao giờ bỏ bê việc học, những ngày rảnh rỗi còn có thể theo ông ba ra đồng phụ giúp những công việc nhẹ. Cũng vì tính tình lễ phép lại ngoan ngoãn nên người trong làng đều rất quý mến nó, có thứ gì ngon thường cũng sẽ cho nó một ít.
Đầu giờ thân, trước cổng nhà ông phú hộ Đỉnh, tá điền cùng người hầu trong nhà xếp hàng dài chờ nhận tiền công tháng này, ông ba mang theo cái Thu chen lấn giữa một đám người lớn chờ đến lượt mình nhận tiền công.
– Ông ba Phùng!
Ông ba nghe thấy tên mình thì mừng rỡ kéo tay con gái chạy đến chiếc bàn cách đó không xa, người làm nhìn thấy ông thì tra sổ sách một chút rồi đưa cho ông 30 quan tiền. Ông ba Phùng nhận được tiền thì cười cười cảm ơn người kia rồi dắt tay Thu rời đi, chưa đi được hai bước thì đã nghe thấy giọng nói từ trong nhà chính vọng ra.
– Cho ông ta thêm 20 quan tiền đi!- Một người đàn ông tuổi ngoài tứ tuần, vận trên mình chiếc áo tất gấm đỏ vô cùng đẹp đẽ bước từ trong nhà chính ra. Nhìn thấy người kia thì toàn bộ những người có mặt ở đây đều đứng dậy cúi người chào tỏ vẻ vô cùng cung kính.
– Dạ, dạ con chào ông Đỉnh ạ!- Ông ba Phùng đứng gần nhất hơi cúi người về phía trước chắp tay chào.
– Chào với chả hỏi, mấy người rõ làm màu! Ai nấy cứ làm việc của mình đi!- Ông Đỉnh chống cây ba tong đi lại gần bàn tình, người làm thấy vậy thì cũng đứng dậy nhường lại ghế ngồi cho ông.
– Dạ Dạ… – Mấy người khác nghe thấy lời ông Đỉnh thì cũng tự nhiên mà tiếp tục công việc của mình, người gọi tên vẫn cứ gọi tên, người chờ đợi nhận tiền công vẫn chờ đợi nhận tiền công.
Ở bên này, ông Đỉnh ngồi xuống chiếc ghế được người làm nhường cho, nhìn ông ba Phùng rồi lắc lắc đầu khẽ nói.
– Âu thôi thì cũng là cái số, nhà anh có chuyện buồn thì tôi cũng có biết. Nay anh lại là tá điền nhà tôi, thôi thì cứ xem như 20 quan tiền này tôi cúng biếu nhà anh, anh cố gắng mà giữ gìn sức khoẻ để còn lo cho cái Thu!- Ông Đỉnh phất tay, người làm trong nhà như hiểu ý đếm đủ 20 quan tiền sau đó đem đến giao cho ông ba.
– Ấy chết nào có lí đó, con không làm thì làm sao dám nhận tiền của ông đây… Huống hồ vợ con cũng đã mất hơn tháng nay rồi!- Ông ba hơi lùi bước tránh né, ánh mắt hiện lên rõ sự khó xử nhìn ông Đỉnh.
– Tôi cho thì anh cứ lấy, anh không phải là chê tiền của tôi đấy chứ?- Vuốt vuốt chòm râu đã có ít sợi bạc dưới cằm, ông Đỉnh dừng một lúc rồi mới tiếp tục lên tiếng.
– Lạy ông, con nào dám chê tiền của ông… – Ông ba theo bản năng mà quỳ xuống, cái Thu ở phía sau lưng ông thấy ba quỳ thì cũng vội vàng quỳ xuống.
– Đấy, không chê thì cầm lấy! Sau này anh còn làm cho tôi dài dài, huống chi đây là tiền cúng biếu bà nhà anh chứ tôi có cho không anh bao giờ!- Ông Đỉnh ra hiệu cho người làm đưa tiền ra trước mặt ông ba Phùng.
Ông ba Phùng dưới ánh mắt bức ép của ông Đỉnh thì đưa đôi tay run run nhận lấy 20 quan tiền từ tay người làm.
– Dạ con cảm ơn ông, cảm ơn ông đã thương gia đình con!- Ông ba sau khi nhận tiền thì dập đầu bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với ông Đỉnh.
– Ơn nghĩa gì, trời cũng không còn sớm nữa nhanh về đi!- Thấy ông ba đã chịu nhận tiền ông Đỉnh mới đứng dậy chuẩn bị đi vào bên trong nhà chính.
– Dạ dạ thưa ông con về!- Ông ba Phùng cũng đứng dậy lần nữa cúi chào ông Đỉnh rồi mới dắt theo Thu rời đi.
Từ trước đến giờ phú hộ Đỉnh nổi tiếng là một người nhân từ, ông không giống với những lão phú hộ khác trong làng, không ham rượu chè không mê bài bạc, hơn hết là không nhiễm cái thói hư háo sắc như mấy lão già có tiền suốt ngày muốn bức bách con gái nhà lành về làm kê hầu người hạ trong nhà mình. Làm công ở nhà ông Đỉnh thì không sợ bị bóc lột càng không sợ không được trả tiền công đúng thời hạn, hằng tháng đúng ngày rằm thì ông đều tổ chức phát gạo, phát khoai có khi còn phát cả tiền cho người dân trong làng Hạ, hầu như chưa từng thấy có một người hầu hay tá điền nào nói xấu nhà ông, người dân ở làng Hạ cũng rất mực yêu mến và kính trọng ông cũng vì thế mà ông trở thành cái gai trong mắt đám quan lại cùng đám phú hộ giàu có trong làng.
Tuy nhiên, cây tốt lại chẳng cho ra trái tốt. Trái ngược với tính tình đôn hậu của ông Đỉnh, cậu cả Khoa lại là một kẻ hung hãn chuyên đi gây chuyện khắp nơi, hết bài bạc rượu chè thì lại chọc phá trêu ghẹo con gái nhà lành, làm cho người dân cùng đám con gái trong làng vừa thấy cậu cả Khoa thì chỉ có thể tránh đi. Nhà ông Đỉnh trước đó còn có cậu ba Chương là người có cả tài lẫn đức, nhưng chẳng biết vì lẽ gì mà năm tám tuổi cậu rơi xuống cái hồ đầu làng, dù không mất mạng nhưng lại trở thành một tên khờ, còn là một tên khờ không đi được.
Cái Thu chân thì bước theo ba nhưng mắt lại nhìn về phía sau khung cửa nhà chính, ở nơi đó thấp thoáng hình dáng một đứa con trai trên người mặc áo dài tấc màu trắng, gương mặt vô cùng ngây ngô dương một cặp mắt tròn xoe nhìn nó.