Trời Tru Đất Diệt
người viết : Thần Côn
chương 7
Sang hôm sau, mới sáu giờ tôi đã có mặt ở nhà thằng Hoàng, cho thằng bạn thời gian năm phút để đá vội bát mì, sau đó tôi vội vàng kéo nó ra ngoài, hai thằng khoá cổng cẩn thận rồi leo lên xe, phi sang nhà ông Văn. Bà Vân hôm nay cũng đã ra khỏi nhà từ sớm để thực hiện nốt những phần việc dang dở mà tối qua ông Văn đã căn dặn.
-” hai đứa … mau vào nhà đi.”
hai thằng tôi bấy giờ mới lục tục kéo nhau vào nhà. Rót hai chén nước, đẩy sang cho hai thằng, ông Văn hỏi ngay.
-” thằng Hoàng mới tỉnh lại, thế đã nghe thằng Tuấn nói gù chưa.”
-” dạ cháu nghe cả rồi.”
Hoàng đáp, ông Văn ánh mắt phức tạp.
-” ừ…đến bây giờ ta vẫn không nghĩ ra được kẻ nào có khả năng gây ra việc này.”
-” dạ… con đã biết là ai làm.”
tôi bấy giờ lên tiếng, nghe tôi nói, ông Văn cùng thằng Hoàng ánh mắt mong đợi nhìn sang. Tôi hớp một ngụm nước chè, đoạn lấy chuyện đêm qua đã gặp thằng Phong mang ra kể lại một lần. Nghe xong, khuôn mặt ai nấy trầm tư. Ông Văn hỏi.
-” Hoàng… vậy cháu có thù oán gì với thằng Côn không, sao nó lại muốn hại cháu như vậy.”
Hoàng lắc đầu, biểu thị là hoàn toàn không có. tôi gật đầu đồng tình.
-” mới đầu tao nghe thằng Phong nói, tao cũng không tin, ngay từ đầu bọn mình và đám thằng Côn không hề qua lại, những tao nghĩ laị nó cũng không rảnh đến mức đi làm điều thừa thãi, ăn nói linh tinh, còn đánh nhau với tao một trận. Khả năng chuyện này là thật, nhưng tao không biết nguyên nhân là do đâu.”
Nghe tôi nói thế, ông Văn thêm vào.
-” thằng Tuấn nói đúng đấy…! nếu như nguồn cơm không bắt đầu từ cháu, vày thì chỉ có thể là từ cô Yến, một lát nữa ta sẽ theo hai đứa đi qua đó, còn bây giờ , ta muốn cho hai đứa xem cái này.”
Nói đoạn, ông Văn đứng dậy, đi vào nhà trong. Một lúc sau ông đi ra, trên tay mang theo một thanh kiếm cùng một chiếc hộp gỗ được chạm khắc tinh xảo. Đặt hai món đồ lên bàn, ông đẩy qua cho Hoàng.
-” từ giờ hai thứ này sễ là của cháu.”
Hoàng ngạc nhiên.
-” sao lại của cháu.”
-” ờ… cái chuyện này nói ra thì đài , cứ từ từ để ta kể cháu nghe. ”
Tôi thúc giục.
-” ông mau kể đi ông, rốt cục hai thứ này có lại lịch gì.”
ông Văn cười khẽ.
-” lai lịch thì ta không biết, chỉ biết vật này là của sư phụ ta truyền lại, thầy căn dặn nhất định phải giao cho đúng người.”
Ông Văn kể lại. Khi xưa ông cùng ông “Võ” tức là ông nội tôi là hai đứa trẻ mồ côi được sư phụ nhận nuôi. Từ ngày còn nhỏ, hai anh em đã theo sư phụ đi hàng ma, tróc quỷ. Ban ngày thì thầy dạy cho đạo pháp, tối đến thầy lại chỉ cho con chữ. Hai anh em cứ như vậy lớn lên trong sự yêu thương, được thầy coi như con đẻ. Không phụ lòng mong mỏi, hai anh em học đạo thành tài, sớm vượt qua cả thầy mình. Không muốn để tài năng uổng phí, ba thầy trò quyết định sẽ lên đường, đi khắp nơi để trừ ma tróc quỷ. Cho đến một ngày, thầy gọi hai người vào, bảo là có việc quan trọng. Hai anh em đang luyện tập ngoài sân, thấy thầy gọi bèn vất kiếm chạy vào. nhìn hai người đệ tử đã yên vị thầy mới nói.
-” Văn, Võ, hai đứa theo ta đã lâu, ta vốn không con, không cái, nên coi hai đứa như con ruột, một thân đạo pháp cũng đã truyền hết , không giữ lại gì. Mặc dù muốn cùng hai đứa tiếp tục hành trình, nhưng giờ ta tuổi đã cao, sức đã yếu, mắt thì mờ, chân thì chậm, không thể tiếp tục, lại thêm duyên sư đồ của thầy trò ta đến đây là hết. Thôi… trước khi hai đứa đi, ta còn một việc cuối cùng muốn giao cho hai đứa, mong là hai đứa sẽ không làm ta thất vọng.”
Thấy sư phụ nói thế, ông Văn bấy giờ còn là một chàng thanh niêm ngoài đôi mươi, vội quỳ thụp xuống.
-” sư phụ… sư phụ, hai anh em con có làm sai điều gì xin sư phụ cứ trách phạt, người đừng nói như vậy làm chúng con sợ.”
ông Võ bên kia cũng cuống quýt.
-” đúng đấy sư phụ, thằng Văn nói đúng, người cứ phạt chúng con thật nặng vào, chúng con không đam oán trách nửa lời, chỉ xin người đừng đuổi chúng con đi. Đúng rồi, người không đi được, chúng con có thể dìu người.”
Nhìn hai người đệ tử nước mắt tèm lem, sư phụ trong lòng bất nhẫn, ông đỡ hai người dậy.
-” không phải là ta đuổi hai đứa, nhưng bây giờ hai đúa đã trưởng thành, hai đứa có những việc cần tự mình làm. Ta già rồi, tho mệnh cũng sắp phải trả cho trời đất, đâu thể cứ theo hai đứa mãi.”
Đã rõ ý tứ của sư phụ, hai anh em lúc này nhẹ nhàng đứng dậy, ông Văn dịu giọng.
-” ý thầy đã quyết, anh em con xin nghe, vậy việc mà người muốn chúng con làm là gì.”
Vị sư phụ thở hắt, như buông được tảng đá trong lòng, ông canh cánh về chuyện này suốt thời gian vừa qua, ông không biết phải mở lời thế nào. Trong mọi hoàn cảnh, chia li luôn là điều buồn nhất, và lời tam biệt cũng là lời khó nói nhất. Đợi hai người đệ tử bình ổn lại tâm trang, vị sư phụ khi này mới mang ra một cái túi vải, bên trong có thanh kiếm và một hộp gỗ, giao túi vải tậm tay hai người, vị sư phụ mới nói, giọng khi này đã nhẹ đi mấy phần.
-” tử giờ ta giao thứ này cho hai con bảo quản, hai con hãy mang theo nó đi tới một ngôi làng. Ở ngôi làng đó có một vùng tử địa, nơi đó có rất nhiều yêu, ma, quỷ, quái lộng hành, đặc biệt có một con đại quỷ đã hại đến mạng người. Ấy là tai hoạ của cái làng đó, các con hãy giúp dân làng tiêu trừ mối tai hoạ này, rồi ở lại đó, lập một trận pháp, phong ấm tất cả yêu ma ở vùng tử địa, có nghe chưa.”
Ông Võ sụt sùi.
-” dạ con nhớ rồi, nhưng tại sao bọn con phải ở lại đó, mà không tiếp tục hành trình.”
-” ta còn chửa nói hết. ”
vị thầy gõ nhẹ lên đầu ông Võ.
-” các con đến đó không chỉ tiêu diệt ma quỷ, mà còn phải đợi một người.”
-” người nào thưa thầy.”
Ông Văn hỏi, vị thầy lắc đầu.
-” ta cũng không tính được người đó là ai, nhưng ta chắc chắn một điều, khi con gặp người đó thì sẽ lập tức nhận ra ngay. Con phải nhớ, khi đó phải tận tay giao những món đồ này cho người ấy, phải hướng cậu ta vào con đường chính đạo, nghe chưa.”
-” nhưng thân phận của người ấy là gì ? thưa thầy.”
-” ta cũng không rõ, điều này là do môn phái ta nhiều đời truyền xuống, thường là truyền miệng, và chỉ truyền lại cho trưởng môn, nhưng đến bây giờ thì môn phái ta đã suy tàn, ta chỉ có thể nói cho con biết người ấy là người mang trên mình thiên mệnh.”
trò chuyện thêm mấy câu, sau khi nói hết những gì cần nói, vị sư phụ hất tay, đuổi hai người ra ngoài, phần mình thì tiến lại chiếc võng, nằm đung đua, tay bốc mấy hạt lạc bỏ vào miệng, quay người vào tường, đầu không ngoảnh lại mà nói.
-” những gì cần nghe các ngươi cũng đã nghe, ăn bám ta bao nhiêu năm vậy là đủ rồi, giờ thì mau cút cho khuất mắt để ta còn an hưởng tuổi già.”
Hai người thấy thầy tuyệt tình như vậy thì cũng quay người, nhẹ nhàng bước ra bên ngoài, khép lại cánh cửa, đoạn cả hai quỳ xuống, dập đầu ba lần.
-” lạy cha… chúng con đi…!”
bên trong, vị sư phụ lúc này nước mắt đã thành dòng, hai khoé mắt đỏ au, ông cố dùng hàm răng cắn chặt môi để không bật khóc thành tiếng.
-” đi đi… hãy đi đi các con của ta.”
Kể đến đây, ông Văn dừng lại, trong mắt ông đã ầng ậng nước, ông khẽ giơ vạt áo lên chấm chấm. Nhìn ông xúc động, cũng chẳng biết nên an ủi sao cho phải, tôi đánh bó gối lặng im. Một lúc sau Hoàng lên tiếng.
-” ông ơi…! vậy có cách nào để phá giải hồn đinh đang ghim trên người Yến.”
Câu hỏi của Hoàng như đặt trúng vấn đề duy nhất đến bây giờ vẫn chưa có lời giải. Cặp lông mày của ông Văn xoắn tít vào nhau, ông trầm ngâm chốc lát.
-” thật sự thì việc này rất khó, hồn đinh là một thứ vô cùng tà dị, khi bị đóng lên hồn thể, nó sẽ không ngừng tra tấn, khiến vong hồn phải chịu thống khổ như ở địa ngục, từ đó sinh ra oán khí, lại thêm tà khí từ cây đinh sẽ khiến vong hồn ấy rơi vào hận thù và giết chóc, không những thế cô Yến còn là người thuần âm.”
-” vậy thật sự không còn cách nào sao.”
Hoàng vò đầu, bứt tai.
-” cách phả giải hồn đinh thì ta không biết, nhưng để cứu cô Yến thì ta còn một cách, có lẽ có thể thử.”
-” là cách gì ông mau nói đi.”
Hoàng nói như muốn hét lên, tôi thấy vậy liền vỗ vai cho Hoàng bình tĩnh lại, nhìn điệu bộ như sắp cháy nhà của Hoàng, ông Văn cũng không thừa nước đục thả câu, ông nói ngay.
-” hồn đinh cũng có thể coi là một loại pháp khí, muốn để nó hoàn toàn phát huy tác dụng cần phải có sự khống chế của pháp sư. đã luyện ra nó Nói cách khác, giữa pháp khí và pháp sư luôn có một sợi dây liên kết. nếu muốn cắt đứt sợi dây liên kết đó, chỉ có thể dùng cách cắt bỏ đi một trong hai đầu.”
-” nghĩa là chúng ta phải giết tên tà đạo kia.”
tôi chen ngang câu nói, ông Văn quay nhìn tôi nhưng không trách, chỉ khẽ lắc đầu.
-” không…chúng ta là người sống trong vòng luật pháp, kể cả pháp sư cũng không ngoại lệ, vì thế chúng ta không thể tuỳ tiện giết người. Với tên tà tu kia, ta chỉ cần phế đi pháp lực của hắn là đủ rồi.”
Nghe ông Văn giảng giải, tôi gật đầu như bổ tỏi, dù chẳng hiểu gì lắm . Ở bên cạnh, thằng Hoàng vẫn ngồi im trầm mặc không nói.
-” này… này nghĩ gì đấy, có cách cứu em Yến mà sao mặt mày ủ rũ cứ như đưa đám vậy. ?”
Thằng Hoàng không trả lời câu hỏi của tôi mà quay sang ông Văn.
-” ông… cháu có thể xin ông một việc được không.?”
-” việc gì, cứ nói.”
Hoàng ấp úng.
-” sau khi cứu Yến, ông có thể, có thể để cô ấy ở lại với cháu được không.?”
Nghe câu hỏi của Hoàng, ông Văn khẽ thờ dài như ông biết chắc Hoàng sẽ hỏi như vậy.
-” cháu có biết để một quỷ hồn lưu lại nhân gian thì hàng năm quỷ hồn đó sẽ phải chịu những gì không.”
Ông Văn nhẹ giọng.
-” khoan nói tới chuyện này, cháu có từng nghĩ chưa, cháu là người, cô ấy là quỷ, hai người mãi mãi sẽ không có kết quả. Còn chưa kể mai sau chấu sẽ ra ngoài, sẽ có rất nhiều mối quan hệ, sẽ tiếp xúc với rất nhiều cô gái khác, liệu cháu có chắc đến lúc ấy mình sẽ không rung động, rồi nhỡ đâu cháu đến với một cô gái khác, lúc ấy người khổ là ai, là Yến, không phải cháu. Liệu cháu giữ tình cảm này đước bao lâu, năm năm, hay mười năm, cháu có chắc mình bên cô ấy được cả đời.”
Từng câu, từng chữ ông Văn nói như những câu hỏi lớn cứ quanh quẩn trong đầu Hoàng, cậu gục xuống bàn, cả người run lên từng chập. Hoàng suy nghĩ không phải vì Hoàng không đủ tình cảm với Yến mà vì cậu biết mình cũng là con người, mà là con người thì luôn thay đổi, đến bản thân mình trong tương lai sẽ trở thành như nào, cậu còn không đám chắc, sao đám nghĩ mình có đủ khả năng bảo vệ cho Yến. Hoàng cứ gục mặt như vậy, chẳng biết qua bao lâu thì ngẩng phắt lên, ánh mắt kiên định, nhìn thẳng vào ông Văn.
á-” xin ông hãy cho Yến ở lại, cháu nhất định sẽ bảo vệ được cô ấy.”
-” tốt … ta biết cháu sẽ trả lời như vậy. Được… ta sẽ phá lệ một lần, nhưng ta phải nói trước nếu cháu để Yến ở lại nhân gian, với tội trạng của hai người, mai sau chết đi sẽ không được tiến nhập vào cõi âm, thậm chí còn bị âm ti tiêu diệt.”
-” cháu không sợ, chỉ cần cháu đủ mạnh, nhất định sẽ không ai làm gì được bọn cháu. Cùng lắm, mai sau cháu sẽ cùng Yến làm một đôi vợ chồng quỷ, lang thang khắp nơi, tận hưởng hạnh phúc.”
-“oẹ., thôi đi ông cóc”
Nghe thằng Hoàng ba hoa khoác lác, tôi giả bộ nôn khan một tiếng, thấy tôi như vậy, thẳng Hoàng ngượng đỏ cả mặt, nó quay sang bóp cổ tôi.
-” a.. mẹ thằng chó, hôm nọ mày bị tao bóp cổ còn chưa chừa à , mày thích không… thích không.”
Trông hai dứa tôi nô đùa, ông Văn không nhịn được cười phá lên. Thế là trong căm nhà nhỏ bé vốn yên ắng, nay nhờ hai thằng thanh niên bỗng chốc trở nên rộn ràng, ấm cúng hẳn. Trưa ngày hôm đó, tôi cùng thằng Hoàng đích thân xuống bếp nấu vài món ngon để thết đãi ông Văn, tuy nói chúng tôi là thanh niên, lại là con trai, nhưng cả hai thằng đều nấu ăn rất khá. Bữa trưa ngày hôm đó diễn ra trong bầu không khí hết sức vui vẻ. Đầu giờ chiều, những tia nắng chói chang còn in hằn xuống mặt đường, phản chiếu lên làm người ta loá cả mắt. Tôi, ông Văn cùng thằng Hoàng cưỡi trên hai con xe, nhắm thẳng đích đến là ngôi nhà mà bố mẹ Yến đang ở. Tới nơi, cả hai đá chân chống xe, thằng Hoàng tiến lại gọi cổng.
-” bác Trung ơi…bác có nhà không, cháu Hoàng đây., bác mở cổng cho cháu với”
Sau vài tiếng gọi, bóng dáng một người đàn ông chập chững từ trong nhà bước ra, vừa nhìn người đàn ông, tôi đã nhận ra ngay, là ông Trung, bố của Yến. Thấy mấy người tập trung trước cổng nhà mình, ông Trung nheo nheo mắt đánh giá, nhận ra là Hoàng, ông liền lên tiếng.
-” cậu Hoàng đấy à, thế cậu đến đây tìm tôi có việc gì ? rồi hai người này là ai ? sao lại đứng trước cửa nhà tôi thế này?”
-” dạ… hôm nay cháu sang đây muốn hỏi bác một số chuyện có liên quan đến Yến, còn đây là ông Văn, với thằng Tuấn bạn cháu, bác có thể cho cháu vào nhà được không, chuyện này nói ra dài lắm, đứng đây cháu e là không tiện.”
Ông Trung cả người hốc hác, khuôn mặt xanh xao, khi nghe Hoàng nhắc đến con gái mình thì vẻ mặt ông đổi sang màu xám ngắt như tro tàn, mồ hôi trên trán rịn ra, to như hạt đậu, miệng ông lắp bắp.
-” con… con yến nhà tôi nó mất rồi, cậu còn muốn hỏi gì, nếu cậu đến thắp cho con bé nén hương, thì vợ chồng tôi cảm ơn, nhưng nếu cậu đến để chọc ngoáy vào nỗi đau của gia đình tôi thì mời cậu đi cho, đừng làm phiền gia đình tôi nữa.”
Xong, ông đóng cổng đánh sầm, vẻ mặt như giấu giếm điều gì, bỏ vào trong nhà, không cho Hoàng cơ hội nói thêm điều gì.
-” nếu như chú không cho chúng tôi vào, thì tôi e vợ chú không còn chịu được lâu nữa đâu…!”
Ông Văn đang đứng bên cạnh tôi , lúc này tự nhiên nói câu vu vơ không đầu, không cuối. Tôi với thằng Hoàng thấy vậy, liền không hẹn mà cùng hướng ánh mắt khó hiểu nhìn về ông Văn. Ông Văn đứng chắp tay, không giải thích, vẻ mặt như đang chờ đợi điều gì. Bên kia, ông Trung đang rảo bước vào nhà bỗng khựng lại, ông quay ngoắt thái độ, chạy ào ra mở cổng.
” sao ông biết… sao ông biết là vợ tôi đang mắc bệnh.”
Ông Văm như đoán trước việc này, vẻ mặt không chút gợn sóng.
-” tôi không chỉ biết vợ chú mắc bệnh, mà tôi còn biết bệnh của vợ chú không phải loại bệnh thông thường, có phải chú đã đưa vợ đi viện, nhưng các bác sĩ đều nói vợ chú hoàn toàn bình thường đúng không.”
” dạ đúng… đúng … tôi xin ông, ông biết vợ tôi bị làm sao thì ông cứu bà ấy với. Tôi đã mất đi đứa con gái, tôi không muốn mất thêm ai nữa…tôi xin ông.”
Vì quá kích động, ông Trung không để ý rằng mình đã vô thức bấu chặt vào tay ông Văn. Cũng phải thôi, ông Trung đã đưa vợ mình đi nhiều bệnh viện, nhưng ở đâu người ta cũng nói vợ ông hoàn toàn bình thường, nhưng với ông thì không, không phải ông không tin tưởng bác sĩ, nhưng vợ ông không thể không có bệnh gì mà trở nên như vậy được vậy. Nay ông lão này chỉ mới đứng ở công, còn chưa cả biết vợ mình là ai, thế mà đã biết vợ ông mắc bệnh gì, bảo ông không kích động làm sao cho được.
-” chú cứ bình tĩnh, tôi đã ở đây thì nhất định sẽ giúp vợ chồng chú, nhưng ta không giúp không, mà có một điều kiện.”
-” điều kiện gì long cứ nói, nhất định tôi sẽ đáp ứng, có phải tiền đúng không, ông yên tâm chỉ cần ông cứu được bà nhà tôi, nhất định tôi sẽ trả công ông đầy đủ.”
-” không… tôi không cần tiền của nhà chú.”
Ông Văn ngán ngẩm trước cách cư xử của ông Trung . mà đâu riêng gì ông Trung, rất nhiều con người khác ngoài kia cũng vậy, họ luôn dùng tiền để làm thước đo cho mọi thứ. Mỗi khi xảy ra vấn đề nào đó, hướng giải quết đầu tiên mà họ nghĩ đến chính là dùng tiền. Đồng ý là ai cũng cần tiền và tiền có thể làm được rất nhiều thứ, nhưng họ không hiểu, hay cố tình không hiểu rằng trên đời này còn rất nhiều thứ mà có tiền cũng chưa chắc đã mua được. Ông Văn khéo léo gỡ cánh tay của ông Trung đang bấu chặt lấy tay mình, đoạn từ tốn.
-” chú cứ để chúng tôi vào xem cho vợ chú trước đã, về điều kiện kia một lát ta nói sau, cứu người quan trọng hơn, chú cũng đừng lo lắng quá, tôi cam đoan không có tổn hại gì đến gia đình chú đâu.”
-” dạ vâng… thế mời bác cùng với các cháu vào nhà ạ.”
Ông Trung nhanh chóng thay đổi cách xưng hô, thái độ đối đãi cũng khác hẳn, tôi tròn mắt, đúng là nhanh như lật bánh rán.
-” đi… vào thôi Tuấn, còn đứng ngây ra đấy làm gì?”
Thằng Hoàng kéo tay tôi đi theo ông Văn vào bên trong. Vào đến trong nhà, tôi đánh gia qua căn phòng một lượt, mọi thứ vẫn vậy, chẳng khác gì nhiều so với hôm tôi đến dự đám tang của Yến, có chăng thì bầu không khí trong nhà đã lạnh đi mấy phần do căn nhà giờ cung neo người hơn. Thực ra hôm đó tôi cùng thằng Hoàng đến để phụ gia đình nước nôi cùng vài việc vặt, ngày hôm sau tôi cũng có đưa tang Yến, nhưng không biết khi ấy gia đình đang trong cảnh tang tóc bận nhiều việc,hay vì lí do gì khác nhưng hiện tại ông Trung không nhận ra mặt tôi. Ông Trung nói mấy người đợi, ông đi đun nước pha chà nhưng ông Văn ngăn lại, bảo không cần, sau đó yêu cầu ông Trung dẫn ngay vào phòng bà Nga, ông Trung gật đầu làm theo. Tôi với thằng Hoàng thì không vào ngay mà tiến lại trước ban thờ của Yến, thắp cho bạn nén nhang. Dẫu biết bây giờ có thắp thì Yến cũng chả nhận được, thế nhưng thứ nhất nó là cái thủ tục thông thường, nữa thì nó cũng là cách thể hiện tấm lòng của tôi dành cho Yến, của một người còn sống, dành cho người đã khuất, dưới góc nhìn của người thường. Trong căn phòng ngủ của vợ chồng ông Trung, bà nga đang quỳ trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, miệng bà mím chặt, răng nghiến vào nhau trèo trẹo, nhểu cả nước dãi, đôi mắt thì long lên sòng sọc, trợn lòi cả ra như muốn rụng luôn con ngươi khỏi cái hốc mắt, cổ họng không ngừng phát ra những tiếng gầm gừ. Tôi kéo vai thằng Hoàng thì thầm.
-” này… này… trông bộ dáng bác Nga lúc này còn ghê hơn mày mấy hôm trước. Mà tao nói thật, không phải tao mất dạy đâu nhưng trông mẹ vợ tương lai hụt của mày bây giờ không khác chó là mấy.”
Nghe tôi nói thế, thằng Hoàng liếc sang ông Trung rồi quay lại nhìn tôi trợn mắt.
-” chó… chó cái anh già nhà mày, mày cứ ăm nói liên thiên không cẩn thận bác Trung nghe thấy bác ấy đấm cho bỏ mẹ.”
xong, nó vung tay gõ đánh cộc lên đầu tôi một cái.
-” nhưng tao nói thật, mày nhìn kia kìa.”
bị ăn đòn, nhưng tôi vẫn già mồm, giống thì tôi bảo là giống, chứ tôi có chửi bác ấy đâu…? Thấy hai thằng tôi lộn xộn, ông Văn quay lại nhắc hai thằng cẩn thận ý tứ. Xong, ông tiến lại chiếc giường chỗ bà Nga đang quỳ. Bà Nga nhìn ông Văn lại gần thì vẻ mặt tỏ ra sợ hãi, bà dùng cả tứ chi bò lùi về đằng sau, cho đến khi sát mép tường thì dừng lại, miệng bà vẫn hướng ông Văn gầm gừ. Ông Văn nhanh như cắt, bàn tay bắt quyết chụp thẳng lên đầu bà nga , lắc mạnh, miệng ông cũng lầm rầm pháp chú. Bà Nga bị bàn tay của ông Văn chụp lên đầu thì rú lên, vật ngửa ra giường, tứ chi giờ lên trời quẫy đạp, âm thanh phát ra từ cổ họng bà Vân lúc này thì đúng không lệch đi đâu được, chính xác là âm thanh của một con chó. Ông Văn nhìn bà Nga trừng mắt.
-” im … im ngay, mày có nghe chưa, im nghe tao nói không tao bóp nát hồn phách bây giờ, mày chỉ là con ma chó, đừng có nhờn với tao.”
Cảm nhận được khí tức nguy hiểm từ người trước mắt toát ra, con ma chó nhập trong người bà Nga biết điều ngoan ngoãn, nó run giọng. Kì lạ là con này lại nói được tiếng người, có lẽ khi chết đã khai mở thiên tri.
-” thầy ơi… con nghe rồi… con nghe rồi, thầy bỏ tay trên đầu con ra, con đau lắm thầy ơi.”
-” muốn tao tha thì tốt nhất mày lên thành thật trả lời những gì tao hỏi, đừng có dối trá… nếu không…!”
tay ông Văn xiết mạnh làm con ma chó rít lên đau đớn.
-” bây giờ thì vểnh tai nghe tao hỏi đây. mày chết từ bao giờ? tại sao không tiến nhập cõi âm mà ở lại dương gian nhập xác, hại người….nói…”
-” Dạ… không phải tự nhiên con giết nó đâu thầy ơi…, là nó giết mẹ con con trước… là nó giết mẹ con con trước, con chỉ trả thù thôi thầy ơi, con chưa có làm hại ai đâu thầy… mong thầy suy xét..”
-” nói… người phụ nữ mày giết ngươi khi nào, vì sao lại giết, khai ra mau.”
Ông Văn vừa dứt câu, ánh mắt bà Nga hiện lên vẻ căm phẫn, đỏ ngàu như cá chết , bà đưa tay tự vả bôm bôm bốp lên mặt mình như muốn tự hành hạ thân xác, bà vả đến nỗi phọt cả máu mồm máu mũi, chảy thề lề nhuộm đỏ cả khuôn mặt. Ông Trung đứng bên cạnh chiếc tủ quần áo, kê ở chân giường, nhìn vợ thế thì xót lắm, ông cũng muốn tiến lên ngăn vợ lại, nhưng khổ nỗi từ nãy giờ chứng kiến một màn trước mắt ông hãi đến mức hồn vía đã lên mây, đầu gối va vào nhau cầm cập, chân nhũn cả ra, làm gì còn sức đâu mà ngăn với chả cản, ông chỉ ú a ú ớ, nói chả thành tiếng. Tôi với thằng Hoàng đứng ở cửa phòng miệng cũng há hốc. Duy chỉ có ông Văn giờ phút này vẫn giữ được sự điềm tĩnh. Ông móc từ trong túi đồ nghề ra một là phù, giơ lên trước mặt bà Nga, ông nắm chặt đầu bà Nga, ấn sát vào lá phù, đoạn quát.
-” mày im ngay, mày nhìn thấy gì đây chưa, tao nói cho mày biết, mày mà để tao dùng đến là phù này thì mày chỉ có nước mà tan hồn. Biết thân, biết phận thì câm cái mõm lại.”
Con ma chó thấy ông Văn doạ đánh tan hồn, cả người nó rún ró, thôi không điều khiển thân xác của ba Nga tự đưa tay vả lên mặt mình nữa, ánh mắt nó đảo sang như xem sắc mặt của ông Văn, đoạn mới từ từ kể lại mối ân oán giữa mình và bà Nga
-” thầy ơi… con này giết mẹ con con không phải ở kiếp này đâu, ở kiếp trước cơ thầy ơi. Kiếp trước nó là thằng mổ chó , đời nó giết không biết bao nhiêu là chó, con khi ấy là con chó mẹ, lại đang mang trong mình bảy đứa con, nó biết, thế nhưng nó vẫn cứ mang con ra mà phanh thây. Do con gặp được cơ duyên, con khai mở được chút linh trí, trước khi bị nó giết, con đã cầu xin, khóc lóc, còn vái lạy nó, thế nhưng cái quân ác nhân nó đâu có tha, con chết thì thôi cũng đành, nhưng con con nó còn chửa ra đời thầy ơi… con này nó ác lắm, con phải giết nó, giết nó thầy ơi…”
-” nào… bình tĩnh nghe ta nói, việc đâu khắc có đó. ”
Ông Văn. thu lại lá phù , tay ấn mạnh lên đỉnh đầu giữ bà Vân không cho cử động. Giọng ông nhẹ đi đôi chút.
-“tao hiểu những gì mày nói, nhưng mày nên biết, trên đời này luôn tồn tại thứ được gọi là luật nhân quả, ai gieo nghiệp, ắt sẽ phải trả nghiệp, không ai được quyền can dự vào việc này, may làm như vậy là mày cũng đang gieo nghiệp có biết không. Thôi tao tính như này, bây giờ tao đưa mày xuống cõi dưới cho các vị định đoạt, còn phần người phụ nữ này thì cứ để bà ta tự gánh chịu nhân quả của mình,có mà chạy đằng giời. Ngươi thấy thế nào.”
-” dạ con xin nghe… con xin nghe…”
-” được … ngay từ đầu như thế có phải nhẹ nhàng bao nhiêu không. haiz.. nể tình ngươi cũng khổ, tu được chút thành quả thì bị người ta giết, ta sẽ viết cho ngươi một tấm phù để giảm nhẹ hình phạt, xem như một phần bù đắp cho ngươi vậy.”
Con ma cho trong người bà Nga nghe thầy viết phù cho mình thì vui lắm, nó dập đầu bồm bộp bồm bộp xuống giường cảm tạ thầy, ông Văn thấy vậy phải khoát tay cho nó dừng lại, chứ mà để nó dập thêm lúc nữa, khéo bà Nga cũng ra người thiên cổ, chỉ khổ ông Trung, tối về ngủ lại thiếu cái gối ôm. Lấy từ trong người ra một cây bút chu sa , hoạ vài nét loằng ngoằng lên đó, ông Văm tay bắt quyết, niệm chú, một cái bóng đen từ trong người bà Nga thoát ra, bám vào lá phù, lá phù chao lượn một vòng quanh ông Văn sau đó bay ra cửa, đần dần biến mất. Bà Nga đang quỳ trên giường, đổ uỵch xuống, bất tỉnh nhân sự.
-” này…này… mày có nhìn thấy gì không.”
Thằng Hoàng ghé tai tôi hỏi.
-” có… tao thấy có đám khói đen bốc lên từ đầu bác Nga, xong bác ấy đổ kềnh ra thế thôi.”
-” không phải khói đen đâu, tao nhìn rõ hình con chó, là con cho lông đem, mắt nó to lắm, đỏ ngàu, hãi bỏ mẹ, mà trước tao tưởng mày thấy cơ mà. ”
Nghe thằng Hoàng nói, tôi ngơ nhẩn, thằng Hoàng không phảo người thường việc nó thấy những thứ đó không có gì là kì lạ, nhưng tôi thì khác, tôi nghĩ mình thừa hưởng dòng máu pháp sư từ ông nội, mên cũng có khả năng nhìn được những thứ đó, mà rõ ràng là tôi thấy thật, tôi thấy cả vong hồn của Yến khi bà Vân không thấy, nhưng sao tôi lại không thể thấy quỷ sai tối qua, cùng với con ma chó lúc nãy, điều này quả thật khó hiểu. Trong lúc tôi còn đang nhơ ngẩn, bà Nga được mọi người đặt ngay ngắn lại trên giường, ông Văn làm một số phép đơm giản khu trừ đi âm khí trong người bà Nga sau đó mọi người cũng kéo nhau ra ngoài.
-” Bác Văn… bác nói vợ em phải trả nghiệp là thế nào? nhà em… rốt cục bà ấy bị làm sao hả bác?”
Sau khi được Hoàng giới thiệu qua tên tuổi của mọi người, ông Trung bấy giờ mới hỏi.
-” haiz… việc này tôi có nói chú cũng không hiểu, chú chỉ cần biết từ bây giờ chú bảo vợ chú siêng đi thắp hương, lễ phật, đến những đền , chùa thành tâm cúng bái để tiêu bớt một phần nghiệp lực vậy là được. Nếu nghe, hay là niệm kinh phật thì càng tốt.”
-” dạ… tôi nhớ rồi… vậy còn điều kiện mà bác nói…”
Ông Văn hướng ánh mắt nhìn sang Hoàng, ở đây có lẽ Hoàng là người thích hợp nhất để nói ra chuyện này. Thấy ánh mắt của mọi người đổ dồn về mình, Hoàng bình tĩnh, sắp xếp lại câu từ, đoạn nói:
-” Bác Trung, để tránh mất thời gian thì cháu sẽ không vòng vo mà vào thẳng vấn đề. Cháu muốn hỏi bác về sự uẩn khúc trong cái chết của Yến. Bác đừng ngạc nhiên, cháu đã biết chuyện này, nguyên nhân tại sao thì tạm thời cháu không nói, nhân chứng và vật chứng để tố cáo cháu đều đã có đủ, và cháu còn biết luôn người gây ra việc này là thằng Côn con trai lão Du, nhưng duy chỉ có điều cháu không hiểu, nguyên nhân tại sao khiến nó có thể dã man như vậy với Yến.”
Như để dò xét thái độ của ông Trung, Hoàng ngưng một lát rồi tiếp.
-” Như bác đã biết, cháu với Yến là thương nhau thật lòng, chuyện gì cô ấy cũng nói với cháu, nhưng chuyện về thằng Côn thì cô ấy chưa từng hé răng nửa lời, vì vậy cháu cũng không biết mối quan hệ giữa cô ấy với thằng Côn là như thế nào, từ đó cũng không thể truy ra nguyên nhân, nên cháu mong bác, biết gì về cái chết của Yến thì hãy cứ nói hết. Chỉ khi nguyên nhân cái chết của mình được làm sáng tỏ, vong hồn của Yến mới có thể thanh thản được.”
Ông Trung trầm mặc, khuôn mặt ông tỏ rõ vẻ lưỡng lự xen lẫn khổ tâm khi nghe Hoàng nói. Điều này làm Hoàng càng chắc chắn ông Trung biết mọi việc, nhưng sợ điều gì nên không dám nói. Ông Văn ngồi bên cạnh, thấy ông Trung như vậy thì xen vào.
-” tôi nghĩ chú nên nói ra tất cả mọi việc, chú đừng sợ gì cả, cứ yên tâm là chúng tôi sẽ bảo vệ gia đình chú. Hơn nữa , nếu nói ra thì đồng nghĩa với việc là chú giúp chính vong hồn của đứa con gái mình đấy..!.”
-” giúp cho vong hồn con gái tôi? bác nói vậy là sao ? tôi chưa hiểu.”
-” bác Trung… chuyện là …”
Còn mải mê với mấy bức tranh treo tường nhà bác Trung, nghe ông ấy hỏi đến vấn đề này, bấy giờ tôi mới quay lại lên tiếng. Mất độ hai mươi phút , tôi bã bọt mép đem toàn bộ sự tình kể lại một lần, quả không ngoài dự đoán, ông Trung ngỡ ngàng, ngơ ngác đến bật ngửa. Phải độ mươi phút sau ông mới ổn định lại tâm trạng. Ông Nói:
-” thôi… mọi chuyện đã vậy, tôi cũng chẳng cần gì giấu giếm nữa, mọi người uống nước đi, tôi kể cho.”
-” haiz…chuyện này nó bắt nguồn cách đây phải độ …”
Một năm trước… Khi ấy ông Trung không thể tiếp tục công việc do mới trải qua một vụ tai nạn, khiến sức khoẻ của ông tụt dốc một cách không phanh. Lang thang ở nhà, ông Trung cả ngày chỉ biết quanh quẩn bên những công việc đồng áng nhưng cũng chả đổi được gì để gọi là có đồng thu nhập. Không việc, không tiền, sức khoẻ lại không có , tiếng nói của một người từng là trụ cột gia đình như ông Trung dần dần bị mất đi. Thày vì những lời ngọt ngào như trước, bây giờ đây bà Nga chỉ rót vào tai ông Trung những lời mắng nhiếc thậm tệ, thậm chí không ít lần còn là những lời chửi rủa cay độc. Biết vợ mình đổi tính đổi nết, nhưng vì muốn cho nhà cửa được yên ổn , ông Trung không ít lần đã cắn răng chịu đựng. Cứ mỗi lần như thế, ông Trung trách vợ thì ít, mà tự trách bản thân thì nhiều. Ông trách mình là người đàn ông trong gia đình mà không thể lo cho con cái một cuộc sống sung túc, ông trách mình là một người chồng mà suốt bao năm vẫn để vợ chịu khổ, chưa bù đắp được gì như lời mình từng hứa. Một người đàn ông cho dù bị cả thế giới phủ nhận, nhưng chỉ cần có niềm tin từ người phụ nữ của mình, người đàn ông ấy vẫn có thể cố gắng. Thế nhưng bây giờ, ngay cả người vợ đã đầu gối tay ấp với mình suốt bao năm cũng đã quay lưng, coi mình là gánh nặng, vậy thì ông Trung còn bấu víu vào điều gì để mà cố gắng. Cứ như vậy, ông bỏ bê đồng áng sa chân vào rượu chè. Tuy trong lòng vẫn rất thương vợ thương con, nhưng những điều ông Trung làm thì ngược lại hoàn toàn. Những tưởng cuộc đời ông trung sẽ mãi như vậy, nhưng không. Trong cái rủi nó có cái xui, à không, nó có cái may. Trong một lần đi nhậu, tất nhiên là được người ta mời… Tình cờ ông Trung được một thằng bạn nhậu giới thiệu cho công việc làm thuê cho nhà lão Du. Làm thuê, nghe thì hơi chật vật, nhưng công việc duy nhất ông Trung được giao là chăm bẵm tốt cho cái ao cá trong căn biệt phủ nhà lão Du. Lão Du này thì là một lão lắm tiền , nhiều của, cũng chả ai biết chính xác lão làm gì nhưng chỉ biết là lão giầu, giàu lắm, giàu nứt đố đổ vách. Lão Du có một sở thích là câu cá, vì vậy lão cho người xây nguyên một căn biệt phủ, cùng với cái hồ cá lớn để mỗi khi rảnh rỗi, lão sẽ tụ tập đám bạn, hay đại khái là những người làm ăn chung với lão về đây để nghỉ ngơi, đi câu, sau đó thưởng thức luôn tại chỗ. Ai có hỏi : tại sao nhiều tiền như vậy, lão không tận hưởng những thú vui xa hoa lại chỉ thích đi câu vài ba con cá thì lão trả lời : lão già rồi, lão không thích ồn ào, lão thích sự thanh cảnh, cây nhà lá vườn thế thôi. Đang trong cảnh túng quẫn, vô công rồi nghề, ở nhà thì suốt ngày bị con vợ nó rủa sả, coi khinh, nên khi nghe được lời đề nghị từ mồm thằng bạn , ông Trung như bắt được vàng, ông đồng ý ngay. Từ ngày vào làm thuê cho nhà lão Du, vì phải công việc phải trông coi ao cá ông Trung được chuyển vào trong đó ở hẳn, nhưng đương nhiên ông không được sống trong căn biệt phủ, mà chỉ được cất cho căn nhà nhỏ , gần hồ cá để tiện cho việc trông nom, ông Trung gần như sống tách biệt với những người khác trong nhà. Từ ngày vào đây, tuy đồng lương có hơi ít ỏi, nhưng ông Trung vẫn cảm thấy vui, ông vui vì chí ít giờ đây ông cũng phải trở thành gánh nặng cho gia đình, cho vợ con. Thế nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, ông trung thoát được vỏ dưa là bà vợ thì vào đây ông gặp ngay kiếp nạn thứ 82 đạp trúng cái vỏ dừa không ai khác chính là thằng Côn giời đánh, thằng con trai quý tử của nhà lão Du. Thằng này tính nó trước giờ ngang ngước, nó ỷ có bố chống lưng nên coi trời đúng bằng cái nắp chai bia Hà Nội. Đối với người ngoài, thằng này không thèm nhìn mặt mũi, đối với những người làm công trong nhà nó cũng chẳng nể nang. Hễ ai cứ làm gì không vừa ý nó thì dù có đáng tuổi cha tuổi chú , nó cũng đem ra chửi tất, chửi ráo, chửi không bằng con chó nó nuôi. Thậm chí lâu lâu mó vui, nó mang luôn người ta ra mà tẩm quất. Đã không ít lần có vài người làm vì không chịu được thói côn đồ của thằng Côn mà muốn xin nghỉ, nhưng mỗi lần như vậy bọn họ đều bị gọi vào trong phòng của lão quản gia VƯơng để nói chuyên. Một khi bước vào trong đấy thì họ chỉ có hai kết cục. Một là cầm theo một cọc tiền, tiếp tục ngậm mồm và vui vẻ làm việc. Hai là bước vào mà không bao giờ thấy quay trở ra nữa. Thế nhưng những trường hợp ấy rất ít, bởi lẽ khi nhận người vào làm, lão Vương thường nhắm đến những người có hoàn cảnh khó khăn, những người này thì họ rất cần tiền, mức lương ở đây lại cao, ít nhất là đối với họ, vì thế cho nên có khổ cực, hay ấm ức thì họ cũng phải cắn răng mà làm. Từ ngày vào đây, cách ông Trung bị thằng Côn đối sử cũng không khác gì so với những người làm trước đó. Hết quát mắng, chửi bới, rồi đánh đập. Ông Trung cũng cay uất lên tận cổ, nhưng uất thì làm được gì, vì đông tiền, thôi ông đành cắn răng mà chịu đựng, chứ giờ mà bỏ thì đời ông rồi lại chẳng biết trôi về đâu. Mọi chuyện tồi tệ cứ diễn ra như vậy cho đến một ngày nọ, thằng Côn thay đổi thái độ với ông Trung một cách chóng mặt khi biết ông có đứa con gái tên là Yến. Yến thì xinh đẹp khỏi cần bàn , chỉ sau đôi ba lần chạm mặt khi Yến lên đưa đồ cho ông Trung thì con thú trong người thằng Côn dường như đã bị sắc đẹp của Yến làm cho trỗi dậy, nó quyết kiểu gì cũng phải nắm được em Yến trong tay. Thằng Côn tìm đủ mọi cách lấy lòng em Yến chỉ mong sao nhanh nhanh để nó còn đưa em vào việc, thế nhưng điều nó không ngờ đến là Yến đâu có những đứa con gái mà trước đây nó từng quen, bao nhiêu món quà thằng Côn tặng, Yến đều đem trả, thậm chí em còn nói sẽ không bao giờ quen một người như hắn. Thằng Côn nghe được câu nói ấy thì tức lắm, từ trước đến giờ chưa một thứ gì nó muốn mà lại không có được. Thằng Côn bất giác nghĩ đến một câu nói mà nó cũng chẳng nhớ là mình đã nghe được ở đâu.
-” không có được trái tim em … vậy thì …anh nhất định phải có được thân xác của em…Yến…đợi anh nhớ Yến ơi…!”
Những tưởng ấy chỉ là câu nói thuận miệng, ngờ đâu thằng Côn làm thật. Vào buổi tối nọ, cách đây một khoảng thời gian không lâu, ước chừng ba tháng đổ về trước, khi ông Trung vừa nghỉ tay, kết thúc công việc thì thằng Côn đúng lúc đi đâu về. Nhác thấy bóng ông Trung từ xa, thằng Côn đang cưỡi trên con xì- po mặt nó vênh lên, miệng ngậm điếu ba số vểnh ngược, lệch qua khoé mép, tay nó đưa ra pip còi inh ỏi. Ông giời con vít ga cho chiếc xe hú lên mấy tiếng, lượn vài vòng quanh sân sau đó hướng thẳng phía ông Trung đang đứng như con bò điên ầm ầm lao tới. Ông Trung thấy thế thì tái mặt, tay chân ông luống cuống. Khi chiếc xe còn cách ông Trung một khoảng, thằng Côn bất ngờ phanh xe đánh ket…con xe đang đà lao đi thì khựng lại, cả hai bánh trước và sau đồng thời bị kéo lê trên mặt sâm tạo ra lực ma sát để lại phía đuôi xe hai vệt đen kìn kịt, phải dài đến cả met. cho đến khi con xe lao tới trước mặt ông Trung thì đít nó vẹo qua một bên rồi dừng hẳn. Ông Trung bấy giờ mới thở phào nhẹ nhõm. Bước xuống từ con ngựa sắt, thằng Côn tay xách theo vài túi đồ lỉnh kỉnh, nó nhướng nhướng chân mày nhìn về phía ông Trung rồi miệng nó ngoác ra cười toe toát
-” bác Trung… xong việc chưa ? vào đây làm vài chén… bác cháu mình lai rai tí. nhanh cháu còn thưa chuyện.”
Thấy thằng giời đánh này mấy hôm nay nó như uống nhầm thuốc, ông Trung trong lòng cảnh giác. Đéo mẹ mấy hôm nọ nó còn chửi mình như chó, thế mà mấy ngày này nào thì bác bác cháu cháu nghe ngọt sớt. Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng trước tiếng thúc giục của thằng Côn, ông Trung vẫn tiến lại, đặt đít ngồi xuống chiếc ghế gỗ.
-” thế cậu có việc gì ? cậu nói nhanh cho tôi còn đi làm việc khác.”