Home Truyện Ma Hay Đạo sĩ tản mạn kì – Ám ảnh mỗi khi về quê

Đạo sĩ tản mạn kì – Ám ảnh mỗi khi về quê

Chuyện thứ năm: Quá khứ của một người vô danh

Mải type mãi không để ý thời gian, em đi ăn cơm chút xíu xong lại nhào về ngay để kể tiếp cho các thím yêu vấu

Ông K vốn gốc là người Tàu, nhưng ông quê ở tỉnh nào bên đó thì cả làng chẳng ai biết, chỉ biết rằng ông đến làng từ năm 50, năm năm sau khi cái kì hạn kia bắt đầu. Là người nước khác nhưng ông K lại nói tiếng Việt rất sõi, lại còn nói được cả tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Hà Lan, tiếng Anh nên dân làng ai cũng ngưỡng mộ ông vì cái vốn chữ. Tuy giỏi nhiều ngoại ngữ như vậy, lại rất nhiều lần có cán bộ về mời ông đi làm phiên dịch, lương tháng mấy trăm đồng bạc, là cả một giấc mơ xa vời với nhiều người thời bấy giờ. Nhưng ông khước từ tất cả, chỉ ở lại miền quê nghèo này làm nghề cắt tóc, đắp đổi qua ngày, khắp cả tỉnh, người mời ông đến cắt tóc rất đông, nhưng cắt tóc chỉ là cái phụ mà cái chính là họ muốn có một người uyên thâm, hiểu thời thế để nói chuyện, và những người mời ông đến nhà cắt tóc đều là những con người không ” tầm thường”. Dân quê ngày đó thấy ông ngày ngày vẫn cứ đạp cái xe đạp lọc cọc đi cắt tóc khắp nơi thay vì nhận làm việc bàn giấy, sống đủ đầy cả đời thì ai cũng cho là lạ, nhưng họ không thể hiểu tại sao lại thế, thôi thì cho rằng đó là cái tính kì dị của những người “học giỏi:”, mà dân làng còn ngạc nhiên khi thấy một ông lão cắt tóc nghèo mà lúc nào nào cũng có thịt cá ăn luôn, lại toàn quen thân với mấy ông “tai to”, có lúc thấy cả một đoàn xe của tướng Trung Quốc về tận làng để thỉnh an ông K, ông tướng người Trung Quốc nọ hách dịch vô cùng quát mắng lính lác xa xả. Nhưng khi gần đến nhà ông K thì ông tướng trẻ kia liền xuống xe, lội bộ gần cây số đất đỏ nhão nhoét chỉ để lên nhà ông K, đến lúc lên rồi thì ông K chỉ thẳng mắng mà mắng một tràng toàn tiếng tây tiếng tàu, ông kia sợ tái cả mắt, cứ quỳ rạp xuống đất bùn mà nghe ông K mắng, lúc ông K mắng xong thì phất tay ào vào thẳng nhà, khóa của lại. Chỉ còn mình ông tướng ở ngoài, ông tướng còn quỳ lạy thêm chín lạy nữa rồi vừa khóc vừa giật lùi mà đi về. Người làng ai trông thấy cũng khiếp, lại càng tò mò về lai lịch của ông K, nhiều người gặng hỏi nhưng ông đều tìm cách tránh nói đến, lâu dần thì dân làng biết ý ông không muốn gợi lại chuyện cũ nên cũng chẳng hỏi nữa.

Người biết về quá khứ của ông K chỉ có vài người, trong đó có bố em. Thuở nhỏ, bố em rất thích đọc sách cổ của Trung Quốc, cuốn nào có chữ quốc ngữ dịch ra thì đọc, còn cuốn nào viết bằng chữ Tàu thì đem về nhờ cụ dịch cho nghe. Bố em lại rất thích sang chơi bên nhà ông K vì nhà ông ở trên một quả đồi cao sau xóm, lại không nuôi trâu bò lợn gà gì nên rất sạch sẽ, tuyệt không có ruồi muỗi. Ông K thấy bố em nhỏ nhỏ mà lại thích đọc sách nên quý bố em lắm, mỗi lần đi lên tỉnh cắt tóc là lại tìm mua sách truyện của Nguyên Hồng về cho bố em đọc, ông lại còn rất hợp tính với bố, tính lại hiền lành dễ gần, toàn gọi bố em là chú, xưng anh, mặc dù ông còn già hơn ông nội em cả chục tuổi. Ông K và bố em thân với nhau như bạn vong niên vậy, có chuyện gì ấm ức bố em cũng kể cho ông K nghe, còn ông K thì rất cởi mở với bố em, nhờ vậy mà bố em cũng biết được nhiều điều về quá khứ của ông, một quá khứ chẳng hề bình lặng như con người hiền lành của ông. Một tối, bố em vừa đi câu về, bố câu được khá là nhiều cá, trong đó có một con chép đỏ , bố định đem con này lên cho ông K, còn mấy con khác thì quẳng vào bể nước để bà nội về làm mắm. Tối hôm đó, bố em xách con cá lên nhà ông K thì thấy ông đang bắc bếp nướng ngô, vừa thấy bố em lên thì ông vui hẳn, hồ hợi gọi bố em vào ngồi chung chờ ngô chín thì anh em gặm cho đã. Nhưng vừa thấy con cá chép bố em xách trên tay thì ông K xám mặt lại, ông vội giật ngay khỏi tay bố em rồi ném thẳng vào lò than, rồi lật đật chạy vào nhà trong, đem ra một đạo bùa màu vàng ném luôn vào lửa, kì dị làm sao khi con cá chép đỏ đã chết từ hồi chiều giờ lại nhảy lên tanh tách trong lò, phát ra nhưng tiếng kêu rít đến buốt óc. Ông K liền bịt tai bố em lại rồi hô một tràng toàn tiếng Miên, ngay lập tức con cá ngừng nhảy rồi cháy thành than ngay lập tức. Bố em chưa hiểu chuyện gì xảy ra liền hỏi ông K sao phải làm vậy, ông K chậm rãi trả lời :

-Con cá này là một trong năm cái oán linh xổng mất trong cái năm mà sau ông thầy làng chú làm phép đó. Bây giờ kì hạn đã hết, mà chú lại hợp vía với nó nên nó định hút hồn chú, nhưng mà cụ tổ nhà chú pháp lực cao cường, trấn giữ cho người trong họ rất nghiêm cẩn nên nó không làm gì được. Đêm nay lại là đêm tà nguyệt tụ hội, ma quỷ đắc lợi mà cụ tổ nhà chú lại đến kỳ vào chầu thánh đế nên nó mới chớp cơ hội, giả làm con chép đỏ kia để đêm nay dụ chú ra hồ rồi dìm chết đấy! Nhưng mà số chú còn dài nên trời xui đất khiến thế nào lại để chú mang nó lên chỗ tôi, giờ tôi diêtj được nó rồi nên không lo gì nữa, chỉ ngại mấy cái oán lình kia nó thoăt ẩn thoắt hiện, tôi không biết đâu mà lần nên chưa trừ được.

Bố em nghe xong thì sợ lắm, nhưng ông K trấn an bảo thế là xong rồi, từ rày họ nhà em không sao nữa thì bố em mới bớt sọ. Lúc bình tĩnh lại, bố em mới hỏi sao ông K lại biết phép phù thủy giỏi đến vậy. Sau một hồi trầm ngâm, ông K từ từ kể lại câu chuyện đời mình cho bố em nghe:

“….Trước đây, ông K vốn là dòng dõi danh gia thế phiệt ở bên Tàu, đời đời nối nhau làm nghề phù thủy, lại buôn bán cả ngọc quý, đồ gốm nên giàu có vô cùng. Tiền từ nghề phù thủy và buôn bán đem lại không biết bao nhiêu mà kể. Nhưng họ nhà ông không giữ cho riêng mình, năm nào cũng đem tiền, gạo đi cứu tế dân lũ lụt ở Hoàng Hà, Trường Giang nên được lòng người dân lắm, đi đâu dân cũng bái vọng, lập bàn thờ sống. Thế rồi, cuối đời nhà Thanh, triều đình vu cho họ nhà ông tội dung yêu pháp mê hoặc dân chúng, có ý phản lại triều đình. Chỉ trong một đêm, già trẻ lớn bé hơn 3000 mạng trong họ nhà ông bị giết sạch, còn duy nhất chi họ nhà ông ở trên Thiểm Tây là thoát nạn. Vậy nên ngay từ khi sinh ra, ông K đã bị nhồi vào đầu ý chí phục thù, tìm con cháu của những quan lại ngày xưa đã vu khống họ nhà ông và con cháu dòng họ Ái Tân Giác La để giết hết không chừa ai. Và ông K đúng thực là niềm hi vọng của cả chi họ, từ bé ông đã bộc lộ trí thông minh siêu việt, cái gi cũng chỉ xem qua một lần là nhớ ngay. Chẳng mấy chốc mà ông K đã nổi tiếng tinh thông vô số loại bùa chú, ấn pháp, từ Nam tông Bắc tông đến cả bùa chú Mật tông, Tây Tạng, Mông Cổ, Cao Ly,…khi đó ông mới 19 tuổi. Nhưng thực sự thì ông lại không muốn trả thù chút nào vì ông cho rằng thù hận là thứ thế hệ trước gây ra, sao cứ phải để thế hệ sau như ông gánh chịu.

Chính vì lẽ đó mà ông bị cả họ hắt hủi, cha ông từ con, mẹ ông thì chỉ muốn treo cổ tự tử, ông bị trục xuất ra khỏi dòng họ. Thế là ông đi lang bạt khắp Trung Hoa từ năm 20 tuổi. Và ông đã gặp và yêu một người con gái, (một chuyên tình đẹp như trong phim phải không các thím), bất chấp gia đình cô Liên Liên kia ngăn cản, ông và cô vẫn làm đám cưới. Ngày ông làm dám cưới, người nhà bên kia thuê một thầy pháp về định làm phép cho ông sợ mà bỏ. Nhưng đúng là múa rìu qua mắt thợ, ông thầy pháp kia vừa làm phép định đánh ông thì ông cầm kiếm gỗ đánh bật lại, và thanh kiếm gỗ của ông lúc bay ra đã cắm thẳng vào cổ cô Liên Liên, trước lúc chết, cô vẫn nói là dù sao cô vẫn mãi yêu ông. Như một người điên dại, ông cứ ôm xác người yêu gào khóc, nhà kia thấy con gái chết thì không thèm đến xem sao mà còn nhổ bãi nước bọt, mắng cô là thứ gái lăng loàn bỏ nhà theo trai. Còn ông K lúc này thì đã bị hận thù che mắt, ông thi triển hết mọi thứ mình học được, từ gọi âm binh, thổ thần đến gọi ma quỷ lên giúp sức,…. Ông muốn cả nhà kia phải chết vì chính họ đã gây nên tất cả. Sáng sớm của một tuần sau, cả ngôi làng nhỏ vùng Cam Túc náo động lên bởi tin nhà họ Kha trong làng đã bị cướp giết sạch, treo xác lên rừng táo đầu làng. Những tưởng sau khi trả thù xong ông sẽ thanh thản, nhưng ông lại càng thêm dằn vặt, đau khổ, tự giận chính mình vì nếu mình không yêu Liên Liên thì mọi chuyện đâu có xảy ra. Và rồi ông bị chính quyền địa phương truy bắt vì tội dùng xảo thuật để giết người cướp của, ông lại trốn chạy tiếp. Vài năm sau, sự việc lắng xuống, ông K lại trở về cuộc đời lang bạt, kiếm sống bằng nghề phù thủy. Gần hai chục năm sau, Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiến hành cách mạng văn hóa, những người như ông đều bị quy vào tội tuyên truyền mê tín dị đoan, không bị xử tử hình thì cũng bị giam chung thân nên rất nhiều người đã trốn sang Việt Nam, và ông K cũng là một trong số đó….”

———————————————————–

Đó là quá khứ đầy bi thương của ông K, còn hình săm trên bàn tay ông, đó là biểu tượng của phù thủy hàng Thiên đẳng trong gia tộc họ Vương, người trong nghề phù thủy ai cũng biết cả. Vậy nên hai ông A và N mới kính cẩn với ông như vậy.

Sau khi nghe xong câu chuyện bố em cũng bùi ngùi về số phận ông, cả hai người cùng lăng đi một lúc. Ông K lên tiếng phá tan sự im lặng : ” Chú chờ tôi tý, tôi lấy cho chú cái này” Nói đoạn, ông đi vào nhà trong, rồi ông lấy ra hai quyển sách, một quyển đã ngả vàng một quyển xem chừng còn mới. Ông đưa cho bố em, bảo giở ra xem, bố em giở ra thì thấy trong mỗi quyển toàn là hình vẽ loằng ngoằng ngang dọc, nhưng một quyển thì viết bằng chữ Trung Quốc, còn một quyển mới thì viết bằng chữ quốc ngữ, trong đó ghi toàn là các câu khẩu quyết, chiến ý, cách làm bùa phép, xem tướng, đoán vận số,…. Bố em đọc xong thì mới hiểu ra đây là “cuốn sách giáo khoa” của thầy phù thủy. Sau đó thì ông K hỏi bố em nhớ được bao nhiêu, bố liền đọc lại cho ông nghe những chỗ mình nhớ, cả quyển thì bố nhớ được ba phần. Ông K nghe xong gật gù khen: “Vậy là chú giỏi! Người thường học quyển này phải mất hơn hai chục năm mới tinh thông. Nhưng tôi xem tướng chú không phải là người có duyên với nghề này, nói thật với chú, cái nghề này nó bạc lắm chú ạ, đời tôi khốn nạn cũng vì nó đó chứ!”. Nhưng ông K vẫn dạy cho bố em cách xem tướng, cách coi chân gà, cách giải chết trùng, cách tính ngày giờ chết của một người đang bệnh nặng,… ông nói là để tiện đường giao thiệp về sau, tự khắc sẽ có ích. Sau đó, ông K bỗng nâng quyển sách cũ viết bằng tiếng Trung lên rồi bảo bố em:” Chú nhớ cái thằng tướng dởm lần trước đến tìm tôi chứ! Cái thằng đó trước là học trò của tôi đấy! Lúc còn học tôi, nó ngoan lắm, nhưng một hôm tôi về nhà thì bắt gặp nó đang ăn trộm quyển sách này, tôi liền đuổi theo giật lại được, nhưng mà nó thì chạy mất, lấy được phần ba quyển sách từ trang đầu….Nhờ có mấy trang sách đó mà nó dần dân leo lên cái ghế tư lệnh quân đoàn, nhưng số trời khó cái, nó đã dùng nghề này để cầu lấy tiền tài thì giờ tai họa đổ xuống đầu nó! Lần trước nó tìm về đây là muốn xin tôi cứu mạng, nhưng ai dám cãi lại mệnh trời? Nó làm thì nó chịu thôi!” – Ông K lại thở dài nhìn xa xăm ra ngoài phía cánh đồng, rồi ông vứt luôn hai quyển sách vào trong lò lửa, tất cả tài nghệ của ông đều sẽ theo ông xuống mồ hết.

Thấy ông buồn nên bố em liền đổi chủ đề, làm cho không khí vui hơn. Thời đó, người sát mạn biên giới về đều đồn là ở Sơn Tây bên Tàu có phái biết thuật dẫn thi, có thể bảo quản xác chết từ chiến trường dẫn về quê quán( Cái nì là Cương Thi trong phim của Lâm Chánh Anh đấy các thím ợ!). Bố em liền đem chuyện này ra hỏi ông K thì ông cười ngặt nghẽo, ông bảo:

-Cái đó hồi tôi còn ở trong nước cũng nghe nhiều, nhưng chưa thấy hoặc biết ai có thể làm như vậy cả, có mấy lần nghe tiếng có người biết làm, tôi đều đến xem, hóa ra toàn là lũ bịp bợm. Còn phái Sơn Tây đó thì đúng là có thật, nhưng họ ít giao tiếp với người trong nghề, bùa chú của họ tôi cũng có biết chút ít, nó là loại bùa rất kì dị, là loại pha trộn giữa nhiều loại bùa chú với nhau, thuật dẫn xác thì tôi biết, đơn giản chỉ là dẫn một cái xác chết đi đi lai lại, sai nó nấu cơm quét nhà, chẻ củi gánh nước hay tát ao thì được chứ nói làm phép để bảo quản xác chết thì tôi không tin. Vì chỉ cần ngưng làm phép lên xác là nó rữa ra ngay lập tức, mà cái trò dẫn xác này tổn âm đức lắm, chỉ có mấy ông mới vào nghề, ngựa non háu đá thì làm để kiếm người phụ việc thôi

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận