Những phong tục lạ đến khó tin
Mỗi vùng miền xa xôi trên trái đất lại có những phong tục, lễ hội vô cùng kỳ lạ mà xuất xứ của nó chắc chắn không thể hấp dẫn bằng hoạt động hiện tại.
Cộng hoà Honduras là một quốc gia tại Trung Mỹ còn lưu giữ nhiều hủ tục lạc hậu; trong đó, phiên chợ “thay vợ” được nhiều khách du lịch chú ý nhất. Trong quá khứ, phiên chợ này diễn ra thường nhật và người phụ nữ luôn ở trong trạng thái ‘nơm nớp’ lo sợ làm điều phật ý chồng sẽ lập tức bị đem ra rao bán.
Tuy nhiên, hiện tại pháp luật nước này đã quy định tần suất ‘thay vợ’ hạn chế trong khoảng thời gian 3 tháng/lần theo đúng ‘phiên’ và hoạt động trên hình thức công khai. Những người đàn ông bản địa có quyền mang vợ đến bán đấu giá hoặc trao đổi ‘sòng phẳng’ với người khác bằng tiền mặt, đồ vật hoặc đổi lấy chính người vợ của đối phương.
Campuchia: Thiếu nữ trước khi kết hôn phải biết hút thuốc
Tuổi kết hôn lập gia đình của những người dân sống tại nông thôn Campuchia thông thường là nữ 15, 16 tuổi còn nam khoảng 19,20 tuổi. Về tục lễ hôn lễ của họ cũng có nhiều nét đặc biệt khác hẳn với những nước láng giềng. Đó là quy ước ngầm: tất cả thiếu nữ trước khi lập gia đình bắt buộc phải trang bị khả năng… hút thuốc.
Dựa theo phong tục truyền thống này, ngay từ khi bé gái mới 6, 7 tuổi đã được gia đình chuẩn bị cho tiếp cận với thuốc lá, dậy cách hút thuốc. Phụ huynh cho rằng hút thuốc là cách khiến những đứa trẻ hiểu được mùi vị ‘cay đắng ngọt bùi’ của cuộc sống; đặc biệt là những loại thuốc cuốn cực nặng giúp tỉnh táo tinh thần sẽ mang đến khả năng lao động tuyệt vời cho những thiếu nữ tuổi trăng rằm.
Trái lại, những cô gái không hút thuốc sẽ bị coi là ‘tụt hậu’ so với bạn bè cùng trang lứa; không xinh đẹp đáng yêu và thậm chí là còn mang tội phản lại phong tục.
Lễ hội truyền thống Ấn Độ: Đánh nam giới
Dựa trên câu chuyện truyền thuyết từ xa xưa tại Ấn Độ, khi vua Nandgaon thường lui tới vùng Barsana. Đây là 1 ông vua hống hách có sở thích thể hiện sự uy nghiêm của bản thân bằng cách hành hạ vợ, những phụ nữ tháp tùng cũng như lăng mạ tất thẩy phụ nữ mà ông cho rằng ‘chướng tai gai mắt’. Điều này đã khiến người dân bản địa hết sức phẫn nộ và tìm cách hợp lực đuổi đánh ông vua Nandgaon này khỏi địa phận Barsana. Lễ hội đánh đàn ông từ đó hình thành và qua từng giai đoạn lịch sử lại càng thêm hưng thịnh do nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của những người đàn ông thích chính nghĩa, ghét sự phân biệt đẳng cấp.
Trong lễ hội này, phụ nữ có quyền tìm đến ‘hỏi tội’ những đắng mày râu chưa hoàn thành trách nhiệm, tư cách nghĩa vụ của người chồng, người bằng hữu với sự giúp đỡ của đông đảo chị em bạn bè và thậm chí là cả những người đàn ông nhiệt huyết xung quanh.
Tiểu bang Nebraska (Hoa Kỳ): Lễ hội gà Wayen
Diễn ra từ ngày 9 đến 11 tháng 7 hàng năm, lễ hội gà Wayen tại tiểu bang Nebraska (Hoa Kỳ) dành cho những "fan hâm mộ" của… gà. Những người tham dự sẽ hóa thân thành những chú gà và tham gia 3 ngày lễ hội với nhiều trò chơi thú vị như: thi nhẩy theo điệu của gà, bắt chước tiếng gà trống gáy hay tiếng gà mái gọi con…
Lấy phụ nữ làm phần thưởng
Mỗi năm 1 lần tại lễ hội Grameen tại Nigeria, hàng loạt thanh niên trai tráng chưa có gia đình sẽ ăn vận thật trau truốt, mặc áo dài nhẩy múa điệu vũ truyền thống mang tên Yaake. Màn trình diễn này có mục đích thu hút sự chú ý của ‘ban giám khảo’ là tất cả phụ nữ trong vùng tới theo dõi đánh giá.
Sau khi lễ hội kết thúc người may mắn thắng lợi sẽ có quyền tự lựa chọn 1 hoặc nhiều người phụ nữ bất kỳ làm vợ, làm người tình.
Lễ hội ăn chay tại Thái Lan
Bắt đầu diễn ra từ năm 1825 nhưng hình thức tổ chức của lễ hội này hiện tại đã có khá nhiều thay đổi. Ngoài việc tuyên truyền quảng bá mục đích của việc ăn chay bảo vệ động vật, tránh những căn bệnh không đáng có của cuộc sống hiện đại thì những người tham gia lễ hội còn thường xuyên có những màn biểu diễn khiến du khách ‘toát mồ hôi hột’ như: xuyên kim, đóng đinh qua phần mềm cơ thể; diễn khí công cho xe cán qua người…
Buonchuyen.info – Theo 24h