[Truyện ] Vùng Đất Tây Bắc – Ký Ức Kinh Hoàng – Tác Giả Rách Hoa Min Thám
Phần 4 Lò Tính Sử giải nguy
4A
Đôi lời giới thiệu về hắn
Nếu như mới gặp lần đầu, tôi dám chắc sẽ chẳng ai nhận ra Lò Tính Sử là một cao thủ săn rắn ở cuối vùng trời Tây Bắc này.
Nhờ cái nghề đã chọn mà lão hiểu từng tập tính, hành động… của các loài độc xà.Nhờ cái duyên đó mà lão đã cứu sống cả đoàn chúng tôi hôm ấy và sau này nữa.
Chuyện dài sẽ để phía sau,cho tôi lan man về nhân vật này chút, vì lão là nhân vật kì lạ bí ẩn, bảo dị nhân thì chẳng phải nhưng bảo người thường thì không .
Sau chuyện xảy ra với My ở quán cơm thì tôi mới biết tin đồn về hắn.
Người mà không loại độc rắn nào trên thế giới này giết được hắn.
Thế nhưng, không vì thế mà lão có thể tránh được “tai nạn” trong những lần đối mặt với chúng. Hơn nữa cũng vì lối sống biệt lập của mình mà những người dân ở xã Tia Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã gọi lão với cái tên Dị “rắn”.
Trở lại câu chuyện tối hôm đó, khi tôi và kẻ lạ mặt tốt bụng đó chạy qua sau nhà vì nghe tiếng kêu thất thanh của My là đập vào mắt tôi là cảnh tượng kinh hoàng, chưa bao giờ tôi thấy được hay tưởng tượng được.
Một con rắn với một cái mào hình tam giác màu vàng thì phải đang ưỡn người nhấp nhô banh hai cái mang ra, lưỡi nó lè ra thụt lại kêu từng tiếng một :
“Phè phè “
Chưa bao giờ tôi thấy con rắn nào dị thường và đặc biệt như vậy, dưới ánh điện le lói từng những lỗ hở đằng sau bếp của quán cơm, những đám cây đằng sau rì rào mang theo màu đen huyền bí âm u , nó nằm đó nhổm đầu như muốn xem động tĩnh của 2 kẻ lạ mặt là tôi và người lúc nãy.
Không gian trợt yên tĩnh lạ thường, 2 bên như đang rò xét nhau, thời gian từ lúc tôi chạy vào đến đó như chậm lại chậm lại , bất chợt nó được phá vỡ bởi tiếng bước chân chạy lại huỳnh huỳnh của a lý và ông Bắc.
Hai người họ chạy vào thấy chúng tôi đứng im rồi chợt quanh ra thấy My nằm ngất sửu , bà Hoàng anh thì không nói nên lời, tay bịt chặt mồm, hình như bà nghĩ rằng chỉ cần làm thế sẽ không ra phát ra tiếng động, và nó sẽ không sao cả.
Giáo sư Bắc thấy vậy , ông vẫn chưa nhận ra con rắn kì dị cách chỗ 2 người đó tầm 5 bước chân đang nhăm nhe cặp mặt về chúng tôi:
– My, sao vậy con ?
Ông hốt hoảng đang toan tính lại gần xem cô conthì có 1 bàn tay ngăn ông lại:
– Đừng
Rồi đưa mắt đánh hiệu nhìn về phía con rắn
Ông Bắc và A lí mới nhận ra sự xuất hiện của nó.
Bất chợt người lạ lên tiếng:
– Phải cực kì cẩn thận, con này cắn phát bước 3 bước thì ngất , 5 bước máu chảy , thất khước tụ mạch, 7 bước thì chỉ có Lục bản mộc nhị lạng đinh hoa linh tinh đa nhân khốc bát nhân khiêng hạ thổ thôi.
4B
Rồi bất chợt ông ta vớ lấy rẻ lau hay chăn rách của quán ăn phơi cạnh đó, nhưng do trời tối tôi không phân biệt đó là chăn hay rẻ nhưng thấy trong đêm tối hành động ông nhanh nhẹn , quyết đoạn.
Chưa đến một giây sau, ông cầm hai góc 2 bên đầu rẻ giống như những hiệp sĩ cầm vải đỏ trong sân thi đấu với những chú bò tót ở bên Tây Ban Nha mà tôi hay xem trên mấy chương trình giải trí vtv vậy
Nhưng con rắn đó hình như thành tinh vậy,linh tính hành động của ông, bất chợt nó cong người lấy đà phì ra đống lọc độc đi sau là khói về phía chúng tôi, quả này chúng tôi chết chắc rồi, vì tôi biết rằng nếu dính những thứ nước kinh dị từ con rắn kì dị kia, khả năng sống của chúng tôi vẫn còn, nhưng mà còn 0,1% vì ai mà biết được trong thứ nước kia không có thành phần axit hay hoại tử da gì đó cũng khiến tôi cảm thấy hối hận khi tham gia chuyến này rồi.
Suy nghĩ thì dài nhưng hoàn cảnh lúc đó chỉ diễn ra tích tắc mấy giây thôi.
Nhanh như cắt, ông lão đi cùng chúng tôi vội tung ra như cái màn đề đỡ bãi nước bọt của nó vậy,
Phải miêu tả cảnh tượng đó như thế nào nhỉ, hình dung như là ta cầm cốc nước hắt vào ai đó thì bị cản lại bằng một tấm vải vậy, chứ nó mà phun ra như xịt bằng vòi bơm nước thì tất cả chúng tôi không ai là không dính thiếu giọt nào , kể cả tấm vải đó có to cũng không che hết đươc những hạt nhỏ li ti và nếu tấm vải rẻ lau đó là vải quần áo hay cotton cũng chỉ cản lại vài giọt nhưng khi tôi nhìn kĩ thì mới hú hồn đó là tấm vải dệt từ người dân tộc mông ở đây thì phải ( ” vì có những họa tiết biểu tượng của sấm, chớp mà tôi từng được thằng bạn cùng phòng ngày xưa khi đi học đại học giải thích về họa tiết dân tộc nó. Những hình đó được thể hiện hoa văn hình rau dớn ở dưới gấu váy, đó là hai hình tròn có chung nếp tuyến chéo, đó là tín ngưỡng sùng bái, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi, hoặc trênnền vải, rồng là đường zích zắc ở giữa là các chấm biểu thị con mắt và có các xoắn ốc.
Các biểu tượng hoa văn gắn liền với cuộc sống như hình ảnh hoa đào tây bắc , hình tượng thuộc lĩnh vực âm dương ở trên các mô típ hoa văn là các bông cúc, phổ biến nhất vẫn là các hình chữ thập + , chữ X. Theo truyện cổ của người HMông ở Bắc Hà, Lào Cai các hình tượng này là sừng trâu-con vật gắn với nhà nông, dùng trong hiến tế người chết. Con trâu là biểu tượng gắn với sự vận hành của mặt trăng, biểu hiện cho sự âm dương đối đãi, cho sự phát sinh và phát triển. Dạng mô típ này thường thấy trên y phục và trên mũ trẻ em người HMông…” )
Quay trở lại với câu chuyện hiện giờ, đứng trước sự sống và cái chết lúc đó , chúng tôi ai cũng bàng hoàng với sự phản xạ của ông lão lại mặt đấy, khi hoàn hồn lại tôi thấy tay mình nắm chặt vai a lý lúc nào cũng không hay, trong bóng tối lấp đó ánh điện từ sau bếp hắt lại , đôi mắt này cả đời này tôi cũng không bao giờ quên được cho đến sau này, ánh mắt sắc lẻm, dưới ánh sáng mập mờ và ánh trăng heo hút từ trên rọi xuống, đôi mắt đó như đang theo dõi mọi hoạt động của con rắn từ xa, hình như ai trong hoàn cảnh đó cũng đều run sợ hoặc toát mồ hôi khi đối diện với tử thần với hiện thân là con rắn kì dị đó nhưng A lý không hề nao núng hay tỏ ra sợ sệt, tại sao tôi lại chắc chắn điều đó như vậy vì một tay từ lúc nào a lý đã cầm sẵn con dao đeo hông như chực chỉ chờ rút ra khi con vật gớm giếc kia lao lại.
Nhưng điều đó có lẽ không xảy ra nữa, vì con rắn đã biến mất sau màn tấn công đó lúc nào không ai hay, nó kịp lẩn trốn đánh lạc hướng bởi màn khói độc, hoặc cũng có thề nó đã thành tinh vì hiểu rõ sẽ chẳng có biết như thế nào là cả vì có quá nhiều người ở đó.
Chỉ ba giây sau đó, khi đã ngó quanh và chắc chắn là nó đã rời đi, tôi và ông Bắc chạy đến xem My và bà Hoàng Anh thế nào , A lý thì vẫn vậy vẫn quan sát động tĩnh như đề phòng con rắn đó có thể quay trở lại. Khoan đã có gì không đúng, vẫn có một người nữa, tôi chợt quay hẳn người lại thì thấy ông lão lạ mặt đang cầm tấm vải nãy cứu chúng tôi 1 mạng đang nghiên cứu cái gì vậy .
Tôi lúc đó đầu óc quay cuồng cũng chả nghĩ ngợi gì nhiều, không biết làm gì khi đó vậy, không nhớ chính xác lúc đó như thế nào nữa nhưng đại loại là My bị con rắn đó cắn nguy hiểm đến tính mạng chỉ cần di chuyển hay đứng thẳng người là độc sẽ lưu thông mạnh hơn, những chỗ cắn ở chân My mưng mủ úa vàng , không phải màu vàng tươi mà là vàng nghệ thâm đỏ, nhưng trong cái rủi có cái may, đó chỉ là con rắn đực nhỏ bằng cổ tay thôi nên độc chưa phải là mạnh nhất.
Trên đời này chỉ có 1 người cứu được My mà theo lời ông lão lạ mặt mà tôi chưa kịp biết tên thì chỉ có Lão Lò Tính Sử – khắc tinh của mọi loài rắn
Ông lão lạ mặt và ông bắc và bà Hoàng Anh ở lại trông My vì My vẫn ngất và may mắn thay ở nơi rừng núi trùng trùng điệp điệp này , chống trọi với thiên nhiên và thú rừng cũng có những loài cây thảo dược hóa giải độc rắn trồng quanh nhà vừa giải độc lại xua đuổi rắn, nhưng với độc loại rắn chúng tôi gặp phải chỉ cầm cự được 7 canh giờ mà thôi, qua canh thứ 7 thì dù có hoa đà cái thế cũng quỳ gối bó tay.
Còn tôi và A lý phụ trách xin thuốc ở gần cửa khẩu Lóng Sập .
Những màn sương giăng trắng trời trên con đường chúng tôi tìm đến nhà lão Lò Tính Sử, đứng dưới chân núi nhìn lên chỉ thấy một màu mờ ảo màu đen kịt . Tuy nhiên, vì chặng đường xa, nhiều đồi dốc nên chẳng mấy tôi và A lý đã đói cồn cào vì chuyện xảy ra nhanh quá chưa ai được cái gì vào mồm cả. Đi được tầm 2 tiếng lúc đó, bà chủ quán cơm nhiệt tình hướng dẫn đường đã dẫn chúng tôi đi bộ không thể đi xe lên núi dốc được nữa, đi được tầm 10p đã phải cởi dần những chiếc áo dày cộp mà trước đó đã cẩn trọng mặc vào để tránh cái lạnh tê dại nơi núi rừng khắc nghiệt khi về đêm.
Ánh đèn pin le lói của tôi và A lý le lói trong đêm, quang cảnh thật hãi hùng, thỉnh thoảng nghe thấy mấy âm thanh mà tôi chả biết đó là gì cả. A lý đằng trước, bà chủ quán cơm ở giữa, tôi đi sau cùng nối đuôi nhau
tôi thì luôn mồm hỏi ” sắp tới chưa mà đi lâu vậy cô ”
bà lắc lắc đầu vùa đi bà vừa kể :
Các cậu thời nay đi đến chỗ này ngày xưa phải đi bộ hàng chục ký lô mét đường rừng mới vào được “địa phận” của lão Sử. Mấy năm nay, lão đã lên núi ở hẳn. Bà còn dặn dò thêm, khi gặp lão Sử, nếu lão có ý tốt mời rượu thì không nên uống nhiều. Bởi các loại rắn lão ngâm rượu toàn loại mang nọc cực độc, nếu uống không quen rất dễ dẫn đến “tẩu hỏa nhập ma”. Có khi nằm hằng tháng trời vẫn không ngồi dậy được.
Sau gần 40 phút đồng hồ gian khổ đi bộ ,tôi đoán vây vì con Ip 6 của tôi đã hết pin từ tối không xem được giờ nhưng bản năng tôi đoán tầm chỉ 40p thôi , cuối cùng chúng tôi cũng có mặt ở túp lều tranh của người đàn ông được mệnh danh là khắc tinh của rắn. Có lẽ do thời gian đã muộn gần 11h 12h đêm hoặc thời tiết hôm nay khắc nghiệt mà “phu rắn” không đi săn. Lão ngồi trước nhà, đang lúi húi nhặt nhạnh những loại rau rừng dại chuẩn bị cho bữa ăn đêm thì phải, tại tôi thấy bên bếp củi có mấy bắp ngô, không giống miền xuôi trồng gạo ở vùng tây bắc này ngoài điện biên có cánh đồng ra thì dân ở đây ngô là loài lương thực trồng chủ yếu.
Thấy lão tôi và A lý và bà chủ quán cơm đều trình bày câu chuyện quanh bếp lửa trong lều não.
Túp lều của lão khá tuềnh toàng, ngoài chiếc giường làm bằng những loại cây rừng, chăn, màn cũ kỹ, vài ba cái chén, bát sứt mẻ nằm chỏng chơ thì chẳng còn vật gì đáng giá. Vật phòng thân duy nhất, cũng là thứ làm bạn với lão hàng chục năm qua chính là con dao “quắm” lưỡi còn sáng loáng và cái tay nải cũ nát treo trên tường.
rồi lão tôi miêu tả loài rắn thì tôi mới kể có mào tam giác màu vàng trên đầu.
Mắt lão đột nhiên sáng lên, mép môi hình như nhoẻn miệng cười, tôi chợt khựng lại, thì lão dục kể tiếp đi.Sau khi trình bày xong, tôi và A lý giục lão đi nhanh luôn, cứu người như cứu hỏa. Lão xua tay, vẫn chưa được , lão đi ra đám cây rồi vào chuồng gà ở dưới sàn nhà bắt lấy 1 con gà trống đưa tôi và bảo tôi cầm lấy, rồi lão chạy vào cái nhà, à đúng hơn là cái lều to to gần bằng cái nhà chút cầm theo tay nải rồi đi cùng chúng tôi
Vừa đi tôi cũng trò chuyện thì được biết thêm về lão.
Lão Lò Tính Sử là người dân tộc Thái nhưng từ nhỏ đã theo gia đình lên vùng đất này. Dù sống cô độc một mình giữa núi rừng với hàng trăm lời đồn đại về lời nguyền của rừng thẳm nhưng lão vẫn không tỏ gì sợ hãi. Nhắc đến cái duyên với nghề săn rắn, lão Sử cho rằng, người đời gọi lão là “phu rắn” có lẽ là hơi quá.
Bởi lão không phải săn rắn để làm nghề mưu sinh mà muốn sống cùng để tìm hiểu về nọc độc của chúng rồi tìm cách chế thuốc chữa bệnh. Từ trước đến nay, lão luôn lùng tìm những con rắn lớn đã hoán thành tinh. Loại rắn này rất nguy hiểm, chúng không chỉ có nọc cực độc mà còn chủ động vào làng để tấn công con người và súc vật. Đã có nhiều người trong bản bị loài rắn tinh làm hại, thậm chí còn bị chúng “cướp” nhà làm nơi trú ẩn trong mùa sinh sản. Nhiều gia đình vì sợ hãi mà bỏ cả bản đi nơi khác sống.
Vì cuộc sống mưu sinh, lão Sử bất chấp nguy hiểm một mình vào rừng sâu chặt củi về bán. Có 1 lần đó lão không đụng độ rắn “tinh” nhưng trúng phải nọc độc chết người của một con rắn lục lớn. Là người có kinh nghiệm đi rừng, lão biết nếu sợ hãi bỏ chạy về làng thì nọc độc sẽ chạy thẳng vào tim.
Vì vậy, thay vì đứng dậy chạy, lão nằm bệt xuống đất bò lết từng đoạn để tìm lá cây thuốc. May mắn trong lúc nọc độc phát tác, lão gặp được một “phu rắn” người dân tộc. Sau khi cứu chữa cho lão, người đàn ông dân tộc đã truyền cho lão Sử một số bài thuốc chữa nọc độc rắn. Cũng từ đó lão bén duyên với nghề bắt rắn độc, chế thuốc nam trị nọc độc của rắn rừng.
Sau khi bén duyên với “nghề” săn rắn, lão Sử bỏ bản vào rừng sâu dựng lều ở ẩn. Lão bảo: “Vào rừng sâu ở, sống giữa bầy rắn độc, để nó cắn vào da thịt mình thì mới dễ tìm ra thuốc trị nọc độc. Bởi rắn có nhiều loại, mỗi loại có nọc độc khác nhau, nếu không tự mình bị trúng độc thì rất khó để tìm được loại lá thích hợp.
Vì thế mà trên khắp bắp tay, bắp chân của lão có hàng trăm vết răng nanh rắn cắn đã để lại sẹo. Thật khó hình dung được, người đàn ông nhỏ bé đó đã có hàng trăm lần chết hụt, một mình giữa rừng hoang đối diện với tử thần. Mỗi khi được dân bản báo tin có rắn tinh xuất hiện, lão lại lặn lội vượt hàng chục ký lô mét đường rừng về đặt bẫy. Có lần do sơ sẩy, lão bị rắn “tinh” khổng lồ “vật” cho nằm liệt giường hàng tháng trời. Nhưng khi khỏe lại, lão tiếp tục trở lại rừng để sống với bầy rắn độc như một duyên nợ ở đời.
Nói về kỷ niệm làm phu “rắn”, lão kể: Cả cuộc đời, lão nhớ nhất hai lần đi săn rắn “tinh”, loại rắn khổng lồ và có nọc cực độc. Lần đó vì sơ sẩy, hai thanh niên bản đã phải bỏ mạng vì bị rắn cắn, nọc độc ngấm vào máu không kịp chạy chữa. Rắn tinh rất khôn, nó có thể đánh hơi được nguy hiểm, khi phát hiện con mồi, rắn “tinh” không lao vào săn ngay, nó quan sát kỹ sau đó bất thình lình trườn nhanh vào cướp con mồi trước khi những chiếc bẫy sập xuống.
Muốn săn được rắn tinh, cách hiệu quả nhất là bắt một con rắn cái, dẫn dụ nó trườn vào, sau đó đặt bẫy xung quanh chỗ con rắn cái làm tổ. Rắn tinh đánh hơi thấy mùi của đồng loại thì mất cảnh giác, nó không ngần ngại trườn theo con rắn cái vào trong, lúc đó chỉ cần cất “lưới” là bắt được ngay. Nói thì đơn giản nhưng không phải lần nào thực hiện cũng đều thành công.
Có lần tấm lưới quá mỏng, con rắn “tinh” điên cuồng phá rách lưới thoát ra. Sau mỗi lẫn bắt rắn “tinh” thành công, lão Sử được nhiều tay săn rắn đến xin nhận học nghề nhưng lão không dạy, bởi lão không săn rắn để mưu sinh mà chỉ hành nghề bốc thuốc cứu người.
Đó là lần một còn lần hai là loại rắn chúng tôi gặp phải cách đây có 3 -4 tiếng thôi.
Phần 5. Thảm cảnh trốn rừng hoàng
( Các bác nhờ like Fanpage giúp em nha )
5A. Khu Mộ
Còn lần hai của lão là gặp con rắn kì bí đó ở vùng đất Hạ Lang, Cao Bằng năm đó lão 24-25 tuôỉ , khi đó lão cũng có chút ít kinh nghiệm làm ” phu rắn” từ lần thoát chết đó rồi.
Lão cùng mấy anh em dân tộc Tày kết giao rủ về Cao Bằng chơi, sau mấy vụ lão giúp họ chỉ đường vào bản chuyên trồng cần xa ở Điện Biên để mang về Hạ Lang, Cao Bằng.
Nếu ai đó từng biết tới Thác Bản Giốc thuộc huyện Trùng Khánh nổi tiếng ở Tây Bắc thì Hạ Lang ngay kề sát cạnh, nó không nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh mà là nổi tiếng bởi nạn buôn lậu, buôn bán ma túy sang phía bên kia biên giới.
Thế nên những năm cuối thế kỉ 20 , nổi lên vụ Thập Bát Bản Huyết nói về một số hộ gia đình người Tày ở mười tám bản liên kết với nhau tạo nên thế gọng kìm quanh vùng đất búi trùng trùng điệp điệp đó.
Mãi mới sau này, nhà nước đẩy mạnh tuyên truyền , tăng cường bộ đội biên phòng và để chống tệ nạn này tràn nan ra thì mới dần hạn chế được.
Quay trở lại câu chuyện đó, lão hồi đó là một thanh niên trai tráng lực lưỡng, lại trải qua sinh tử, nên cũng không sợ trời, không sợ đất.
Nhưng trải qua chuyện xảy ra ở Hạ Lang bản tính đó giảm đi mấy phần và thay vào đó là sợ sệt và cẩn thận, tính toán âu cũng là tốt cho Lão.
Lại nói rằng sau khi trải qua gần hai ngày đường thì lão cũng đặt chân được đến vùng đất Hạ Lang này.
Lão kể hồi đó cái nghèo nó vẫn còn len lói khắp miền núi Tây Bắc, Đông Bắc nhưng chưa bao giờ lão thấy đâu lại thấy địa thế hiểm trở đường xá khó đi lại như vậy nhưng đất đá cằn cỗi, thời đó chưa có phổ biến xe máy, oto bán tải như hiện giờ đâu, thời đó đi từ bản này đến bản kia có khi mất cả ngày trời ý.
Lão cũng không quan tâm lắm, vì lão thích thú khi nghĩ tới cảnh được uống rượu cần phê tê mê ngất ngây đến sáng thôi.
Ba người bạn của lão gồm Hà văn Chính, Nông Văn Công, Lý Văn Mã và Lò Tính Sử là lão là bốn người, ngồi quanh bếp lửa trông nhà người thanh niên Chính.
Bốn thanh niên sàn sàn tuổi nhau, nên ăn uống nói chuyện thoải mái mặc dù lão là người Thái, ba người bạn lại là người Tày nên giao tiếp chủ yếu toàn bập bẹ bằng tiếng Kinh nên còn lớ ngớ lớ ngớ vậy.
Sau khi và vội mấy sợi bún và ăn nốt chiếc bánh khảo trên đĩa A Chính mới nói với mấy thằng bạn bằng giọng ngọng líu ngọng lô tiếng Kinh là:
– Nì, tao bảo chúng mày nghe nì, dạo gần đây tao nghe nói chỗ xã Quang Long có khu mộ sâu trong rừng, hình như là mộ của tướng gì bên sứ Hoa đó, có đứa nào biết khôn, hay bọn mình làm vụ này dẹp “Cẩn Gừi” đi. ( Tiếng lóng nghĩa là Gửi cần sa nguyên chất, cây nguyên có đủ cả quả lẫn cây )
– Thôi tao sợ lắm, bên đó có Đồn của mấy cán bộ biên phòng đó. Chúng nó đang tìm tao về trồng vườn kìa.
A Mã vừa nói xong lại hút rượu từ trong bình một hơi dài.
Lão Sử thì là ngượi lạ lại không hiểu rõ ý của A chính và A Mã nên Công là người giải thích cho Lão ý của A chính và câu chuyên của A Mã.
Số là A Mã là người của bản xóm Khiểng Pặc, mà gần đây mấy tay bộ đội biên phòng ở đồn đó động viên người dân trồng cây trái và dạy trồng lúa nhưng A mã cùng mấy thanh niên bản lại lười lại trốn.
Sau này lão mới biết mấy bản làng quanh đấy thì nằm lưng chừng núi Sa Lê, xung quanh xã là ngờm ngợp hoa trạng nguyên đỏ bừng và dã quỳ vàng rực. Lãng mạn và nên thơ là thế, nhưng ít ai biết Quang Long được ví như “Trường Sa trên cạn” nên cuộc sống của dân trên đó khó khăn đủ đường.Nên bộ đội biên phòng giúp dân e cũng là cái quý,vận động mấy thanh niên trong bản giúp sức bỏ đi thói quen trồng Cần sa.
Câu chuyện nhẽ ra không dài tới vậy nhưng vì sự tò mò hiếu thắng của lão mà lão lại khởi xướng đi.
Vì cả nể người bạn tận Điện Biên Sơn La sang chơi nên ba người bạn cũng đồng hành với lão mà không hề biết tử thần đã đứng chờ ở cửa từ bao giờ.
Tở mờ sáng, khi nghe thấy tiếng gáy to nhất của con gà Trống ở Thanh Nhật, cả đoàn bốn người lên đường.
Vùng đất cách Quang Long vẫn còn hoang sơ, tinh khiết hoa tam giác mạch trắng, trạng nguyên đỏ rực, dã quỳ vàng tươi… không ai tìm đến, mà có đến rồi, cũng chỉ dám chạy ngang qua.
( Rách Hoa Min Thám )