– 178 -: Tiểu Tạ (Tiểu Tạ)

Nhà quan Bộ lang họ Khương ở Vị Nam (tỉnh Thiểm Tây) có nhiều ma quỷ hay dọa người nên phải dọn đi, để lại một  người tớ già trông coi. Người ấy chết, thay mấy người khác cũng đều chết, nhà đành bỏ hoang. Trong làng có Đào sinh tên Vọng Tam, tính phong…

– 179 – 180 -: Huệ Phương (Huệ Phương)

Mã Nhị Hỗn ở trong cửa đông phủ thành Thanh Châu (tỉnh Sơn Đông) làm nghề bán mì, nhà nghèo không có vợ, cùng mẹ vất vả làm ăn. Một hôm bà già ở nhà một mình, chợt có cô gái đẹp tới, tuổi khoảng mười bảy, mười tám, quần áo mộc mạc nhưng dung…

– 181 – 184 -: Cố Sinh (Cố Sinh)

Cố sinh người Giang Nam, làm khách ở huyện Tắc Hạ (tỉnh Sơn Đông) bị đau mắt, ngày đêm rên rỉ, không thuốc men nào chữa được. Hơn mười hôm thì đỡ đau, nhưng cứ nhắm mắt lại là thấy một tòa phủ đệ lớn, bốn năm lần tới chỉ thấy cổng khép hờ, sâu…

– 185 – 190 -: Mắt Dương Sẹo (Dương Ba Nhãn)

Một người thợ săn đêm vào trong núi, thấy một người lùn cao khoảng hai thước nhảy nhót đi dưới khe. Lúc sau lại một người nữa tới, cũng cao như thế, gặp nhau cùng trò chuyện, hỏi nhau đi đâu. Người tới trước nói “Ta định đi xem mắt Dương sẹo, lần trước gặp…

Quyển XI – 191 – 193-: Lăng Giác (Lăng Giác)

Hồ Đại Thành là người đất Sở (tỉnh Hồ Nam). Mẹ vốn thờ Phật, trên đường Thành đi học tới trường có miếu thờ Quan âm, mẹ dặn đi qua là phải vào làm lễ. Một hôm vào miếu, thấy có cô gái dắt theo đứa nhỏ đùa giỡn bên trong, tóc xõa che hết…

– 194 -: Trần Tích Cửu (Trần Tích Củu)

Trần Tích Cửu là người huyện Phì (thuộc tỉnh Giang Tô). Cha là Tử Ngôn, là bậc danh sĩ trong huyện, có nhà giàu họ Chu thấy có tiếng tăm bèn đính ước làm thông gia. Trần thi mấy lần không đỗ mà nhà lại nghèo, bèn du học tới đất Tần (tỉnh Thiểm Tây)…

– 195 -: Vu Khử Ác (Vu Khử Ác)

Đào Thánh Dụ ở huyện Bắc Bình (tỉnh Hà Bắc) là kẻ sĩ có tài Trong niên hiệu Thuận Trị (1644-1661) lên kinh ứng thí, ở trọ ngoài thành. Tình cờ ra ngoài thấy một người mang tráp sách cứ quanh quẩn như chưa tìm được chỗ ở, hỏi han thì cũng là học trò,…

– 196 -: Phượng Tiên (Phượng Tiên)

Lưu Xích Thủy người huyện Bình Lạc (tỉnh Quảng Tây), còn nhỏ đã thông minh đẹp trai, mười lăm tuổi đã vào học trường huyện. Cha mẹ mất sớm đâm ra chơi bời bỏ học. Nhà không dư dật mà ưa chải chuốt, quần áo chăn nệm đều là thứ tốt đẹp. Một tối được…

– 197 – 198 -: Người Khách Họ Đồng (Đồng Khách)

Đổng sinh là người Từ Châu (tỉnh Giang Tô), thích kiếm thuật, hay khoe khoang tự phụ. Tình cờ đi đường gặp một người khách, sinh trò chuyện, toàn thở ra giọng anh hùng. Hỏi tên họ, khách nói là họ Đồng người huyện Liêu Dương (tỉnh Liêu Ninh), lại hỏi đi đâu, đáp “Ta…

– 199 – 200 -: Tiểu Mai (Tiểu Mai)

Vương Mộng Trinh ở huyện Mông Âm (tỉnh Sơn Đông) là con nhà thế gia, tình cờ đi chơi Chiết Giang thấy một bà già ngồi khóc trên đường. Hỏi han, bà đáp “Chồng ta đã chết chỉ để lại có một đứa con trai, nay nó phạm tội tử hình, ai mà cứu được?”…

– 201 -: Trương Hồng Tiệm (Trương Hồng Tiệm)

Trương Hồng Tiệm người huyện Vĩnh Bình (tỉnh Hà Bắc) năm mười tám tuổi đã là danh sĩ trong quận. Lúc ấy quan Tri huyện Lư Long (tỉnh Hà Bắc) họ Triệu là kẻ tham bạo, nhân dân đều ta thán. Có Phạm sinh bị đánh đòn mà chết, các bạn đồng học phẫn oán…

– 202 -: Thường Nga (Thường Nga)

Tông Tử Mỹ ở Thái Nguyên (tỉnh thành Sơn Tây) theo cha du học, lưu ngụ ở huyện Quảng Lăng. Cha Tông có quen với bà họ Lâm ở Hồng Kiều, một hôm cha con đi ngang Hồng Kiều gặp nhau trên đường, bà mời vào nhà pha trà tiếp đãi chuyện trò, bên cạnh…

– 203 -: Chử Sinh (Chử Sinh)

Cử nhân họ Trần ở phủ Thuận Thiên, năm mười sáu mười bảy tuổi thường theo thầy học tới đọc sách ở chùa. Ở chùa có rất nhiều người, trong đó có Chử sinh, tự nói là người Đông Sơn (tỉnh Chiết Giang), học hành rất chăm chỉ, không hề nghỉ ngơi, lại ngủ nhờ…

– 204 -: Cô Gái Họ Hoắc (Hoắc Nữ)

Chu Đại Hưng là người huyện Chương Đức (tỉnh Hà Nam), nhà giàu có nhưng rất keo kiệt bủn xỉn, ngoài lễ cưới hỏi cho con thì trên bàn không có khách, dưới bếp không có thịt. Nhưng tính tình lại bợm bãi thích nữ sắc, có gái bên cạnh thì tiêu bao nhiêu cũng…

– 205 -: Khách Buôn Vải (Bố Thương)

Có người khách buôn vải là Mỗ tới đất Thanh Châu (tỉnh Sơn Đông), tình cờ ghé thăm ngôi chùa bỏ hoang, thấy chùa thiền đổ nát than thở không thôi. Sư đứng bên cạnh nóì “Nếu thí chủ có lòng thiện tín, xây lại sơn môn thì mặt Phật cũng được rạng rỡ”. Khách…

Quyển XII – 212 -: Tư Văn Lang (Tư Văn Lang)

Vương Bình Tử người huyện Bình Dương (tỉnh Sơn Tây) lên kinh ứng thí, trọ ở chùa Báo Quốc. Trong chùa có thư sinh người Dư Hàng (tỉnh Chiết Giang) tới ở trước, Vương vì là ở liền nhà đưa danh thiếp qua làm quen, sinh không đáp lễ, mà sớm tối gặp nhau còn…

– 213 -: Lữ Vô Bệnh (Lữ Vô Bệnh)

Công tử họ Tôn ở huyện Lạc Dương (tỉnh Hà Nam) tên Kỳ, cưới con gái quan Thái sử họ Tưởng, vợ chồng rất tương đắc. Năm hai mươi tuổi nàng chết, Tôn đau buồn khôn xiết, rời nhà vào ở một sơn trang trong núi. Một hôm mưa dầm nằm ngủ trưa, trong phòng…

– 214 -: Thôi Mãnh (Thôi Mãnh)

Thôi Mãnh tự Vật Mãnh là con nhà thế gia ở huyện Kiến Xương (tỉnh Liêu Ninh), tính cương nghị. Lúc nhỏ đi học ở trường, bọn trẻ có đụng chạm gì tới là nắm tay đánh liền, thầy nhiều lần răn dạy vẫn không bỏ, nên tên và tự đều do thầy đặt cho*….

– 215 – 216 -: Đảo An Kỳ (An Kỳ Đảo)

Quan Tể tướng Lưu Hồng Huấn người huyện Trường Sơn (tỉnh Liêu Ninh) cùng viên tướng Mỗ đi sứ Triều Tiên. Nghe nói đảo An Kỳ là nơi thần tiên ở, muốn sai thuyền chở tới đó chơi, nhưng các quan nước ấy đều nói là không được, bảo đợi Tiểu Trương. Đại khái đảo…

– 217 -: Điền Tử Thành (Điền Tử Thành)

Điền Tử Thành ở huyện Giang Ninh (tỉnh Giang Tô) qua hồ Động Đình, bị đắm thuyền chết. Con là Tiến sĩ Lương Tự cuối thời Minh, lúc ấy còn ẳm ngữa, vợ là Đỗ thị nghe tin uống thuốc độc tự tử. Lương Tự được bà nội thứ nuôi nấng nên người. Sau đi…